5 thg 11, 2016

Alexandre de Rhodes không phải là “cha đẻ” chữ quốc ngữ?


Alexandre de Rhodes không phải là “cha đẻ” chữ quốc ngữ?
Nhà sử học Dương Trung Quốc trò chuyện tại hội thảo - Ảnh: Lê Trung
“Nhiều ý kiến tham luận tại hội thảo không cho rằng giáo sĩ de Rhodes là “cha đẻ” của chữ quốc ngữ như quan điểm của nhiều học giả kỳ cựu trước đây
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt


Tác giả: Trần Gia Ninh


4 thg 11, 2016

<iframe src="https://myhub.autodesk360.com/ue285e0cf/shares/public/SHabee1QT1a327cf2b7af717e137f92ad9d0?mode=embed" width="640" height="480" allowfullscreen="true" webkitallowfullscreen="true" mozallowfullscreen="true"  frameborder="0"></iframe>


<embeded>




...
 ============================
  đăng bởi: hohyhung:
  http://hohyhung.blogspot.com/
 ============================

4 thg 9, 2016

Câu chuyện chưa kể trong lịch sử: Lão Tử, Khổng Tử và Phật Thích Ca Mâu Ni

Sau khi thời Xuân Thu đã đi qua được 2500 năm, ngoại trừ Phật gia không có học phái nào có thể ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Trung Hoa bằng Nho gia và Đạo gia. Bởi vậy, ông tổ của 3 gia phái này là Phật Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử và Lão Tử được người đời sau ngưỡng mộ và sùng bái.
Thật trùng hợp ở chỗ, ngày tháng 3 vị ấy ra đời chênh nhau không quá 20 năm. Theo góc nhìn lịch sử, thì 3 vị ấy là người của cùng một thời đại. Năm 571 Trước công nguyên, ngày 15 tháng 2 Lão Tử giáng sinh tại nước Sở, huyện Khổ (nay là huyện Lộc Ấp, Hà Nam). 5 năm sau, ngày 8 tháng 4 năm 566 Trước công nguyên Phật Thích Ca Mâu Ni giáng sinh ở Kim Ni Bạc Nhĩ. 15 năm sau, vào ngày 27 tháng 8 năm 551 Trước công nguyên, Khổng Tử ra đời tại Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.
3 vị Thánh giả giáng sinh vào cùng một thời đại, ấy là sự trùng hợp của lịch sử hay là Ý Trời đã an bài như vậy?

5 thg 4, 2016

Vùng đất Bách Việt xưa như thế nào?

Trong hành trình tìm lại cội nguồn văn hóa các Việt tộc, đã có nhiều nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước, ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Từ truyền thuyết đến các Thần tích, Tộc phả được phối kiểm bởi ngành Khảo cổ học, Khảo Tiền sử, Nhân chủng học, Cổ nhân học, Dân tộc và Ngôn ngữ học được phối hợp kiểm chứng bởi kết quả phân tích cấu trúc phân tử di truyền DNA của các tộc người trong khu vực đủ rộng tại châu Ấ cho phép các nghiên cứu xác định tính hiện thực của cộng đồng Bách Việt (Người Việt hiện nay là sự kết hợp của tộc Âu Việt và Lạc Việt).

Khái niệm Bách Việt cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Thí dụ, Theo Từ Hải, danh xưng này là tiếng để chỉ “chỗ hỗn tạp gồm bảy tám ngàn dặm của trăm giống Việt từ Giao Chỉ đến Cối Khê, mỗi xứ đều có giòng họ riêng”. 

Hoặc Ngô Thì Sỹ: “Xét theo thiên Vũ Cống, nước Việt ở về phía nam đất Dương Châu. Theo sách Thiên Quan, từ sao Đẩu mười một độ qua sao Khiên Ngưu đến sao Chức Nữ bảy độ là tinh kỷ. Kể về sao thì ở về ngôi sửu, cùng một tinh phận với nước Ngô. Cõi nam là Việt môn, có rất nhiều nước như Âu Việt, Mân Việt, Lạc Việt, cho nên gọi là Bách Việt. Bởi vì miền này ở phía nam Dương Châu, nên lại gọi là Nam Việt. Vùng đất từ núi Ngũ Lĩnh xuống phía nam thuộc về Nam Việt”.

 

Hoặc Đào Duy Anh thêm một số địa điểm “U Việt ở Chiết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Lạc Việt ở An Nam”. 

Gần đây, Lăng Thuần Thanh (Ling Shun Sheng), giáo sư đại học Đài Loan, còn ghi thêm một vùng nữa cho dân Bách Việt, đó là tỉnh Hồ Nam, nơi trước kia vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, Tam Lư Đại Phu nước Sở là Khuất Nguyên đã bị đầy tới. Trong khi bị đầy, Khuất Nguyên đã phóng tác ra Cửu Ca (trong bộ Sở từ). Và theo họ Lăng, nếu xét kỹ Cửu ca thì người ta sẽ nhận ra những hình ảnh mô tả các cuộc tế lễ tại địa phương này giống hệt hình ảnh đã được vẽ trên trống đồng Đông Sơn của dân Lạc Việt. 

Ông Lăng cũng chủ trương rằng “trước kia trung tâm đồng bằng Dương Tử là nơi cư ngụ của giống người Indonesia mà sử sách Trung Hoa gọi là Bách Việt hay Lạc Việt”.

Như vậy khái niệm Bách Việt được quan niệm khá mù mờ qua các giai đoạn và các nhà nghiên cứu khác nhau. Khái niệm Bách Việt được dùng ở đây để chỉ các cộng đồng người có địa bàn cư trú rất rộng lớn, gồm toàn bộ lưu vực phía Nam sông Hoàng Hà, tới sông Dương Tử, trải dài hết khu vực Đông Dương đến các quần đảo trên Thái Bình Dương.

Những năm gần các nghiên cứu về Việt tộc và Hán tộc của các nghà nghiên cứu trên thế giới đem lại những kết quả bất ngờ. Kết quả của khoa Phân tích Di truyền hoàn toàn phù hợp với thư tịch cổ Trung Hoa, Khoa Khảo cổ học, Nhân chủng học, Khảo tiền sử. Luận chứng khoa học mới nhất có tính thuyết phục nhất, một lần nữa khẳng định tộc Việt và Hán tộc là 2 tộc người khác nhau. Việt tộc có yếu tố đột biến di truyền đặc biệt của châu Á trong khi Hán tộc không có yếu tố này.

Đồng thời xác định địa bàn cư trú của tộc người Malaynesian tức Malayo-Viets (Bách Việt) trải dài từ rặng Tần Lĩnh, hạ lưu sông Hoàng Hà ở Trung nguyên trải dài xuống tận vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Địa bàn cư trú của Việt tộc phía Bắc tới lưu vực phía Nam sông Hoàng Hà, phía Tây giáp Tây Tạng, Đông giáp Nam Hải, Nam xuống tận Bắc Trung Việt, chính là cương giới của nước Văn Lang xưa của tộc Việt.

Các nhà khoa học của Viện Pháp Á gồm bác sĩ Trần Đại Sỹ, giáo sư Tarentino người Ý và giáo sư sinh vật học người Pháp Varcilla Pascale đã ứng dụng hệ thống DNA là hệ thống sinh học mới nhất cho chúng ta kết quả có tính thuyết phục nhất. 

Các nhà khoa học đã khảo sát y phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ cổ qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất. Sau đó dùng hệ thống DNA kiểm những bộ xương, đồng thời kiểm máu của 35 dòng họ tại Hoa Nam và Việt Nam rồi so sánh với những dòng họ khác tại Hoa Bắc đã kết luận:

1. Cư dân Hoa Nam, từ miền Nam Trường Giang xuống tới miền Trung Việt Nam, Lào,Thái đều có cùng một huyết thống, một chủng tộc. 

2. Cư dân này hoàn toàn khác biệt với cư dân Hán ở Hoa Bắc. Kết quả của những công trình khoa học có ý nghĩa lịch sử đã xác định vùng Đông Nam Á trải dài từ lưu vực song Dương Tử xuống tới lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long mà đồng bằng châu thổ song Hồng là trung tâm nơi phát tích của nền văn minh Hòa Bình của cư dân Malaysian.

Năm 1998, giáo sư J.Y. Chu và 13 đồng nghiệp ở Đại học Texas đã phân tích 15-30 mẫu “Vi vệ tinh” DNA (microsatelltes) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Đông Nam Á gồm 2 nhóm thổ dân châu Mỹ, một nhóm thổ dân châu Úc và một thuộc thổ dân Tân Guinea, 4 nhóm dân da trắng Caucasian và 3 nhóm dân Phi Châu. 

Kết qủa của công trình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích thống kê có tên là “Phân tích chủng loại” (Phylogetic Analysis). Nhà bác học Chu và 13 đồng nghiệp khác tại đại học Texas Hoa Kỳ và các trường đại học và viện nghiên cứu lớn nhất ở Trung Quốc đã công bố một công trình thành công về di truyền học mang tên “Genetic Relationship of Population in China” được đăng trong Tạp chí Hàn lâm viện Khoa học Quốc gia của Hoa Kỳ (The Nation Academy of Sciences, USA, Vol.95 issue 20, ngày 29 tháng 7 năm 1998) như sau:

1. Hai nhóm dân có sự khác biệt rõ ràng nhất là Phi Châu và các dân khác không thuộc Phi Châu”.

2. Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Người Trung Quốc ở phía Bắc TQ có cấu trúc di truyền khác với người Trung Quốc ở phía Nam TQ”.

theo VTC.vn
http://vtc.vn/vung-dat-bach-viet-xua-nhu-the-nao.394.351192.htm
...
 ============================
  đăng bởi: hohyhung:
  http://hohyhung.blogspot.com/
 ============================

4 thg 4, 2016

Loạn phiên âm tiếng nước ngoài


Loạn phiên âm tiếng nước ngoài



Khi dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt thì tên người, địa danh có phiên âm không? Nếu phiên âm thì như thế nào? Không phiên âm thì lấy theo gốc nào? Vấn đề này cho đến nay vẫn chưa thống nhất và thực trạng đã trở nên rất tệ.

16 thg 3, 2016

Đặt Lại Vấn Đề Nguồn Gốc Dân Tộc Và Văn Minh Việt Nam

Đặt Lại Vấn Đề Nguồn Gốc Dân Tộc Và Văn Minh Việt Nam


Hỏi một người Việt bình thường về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, câu trả lời mà người ta thường nghe là tổ tiên của chúng ta xuất phát từ Trung Quốc.  Ngay cả người có kiến thức rộng, có quan tâm đến dân tộc và văn hóa Việt cũng có những ý kiến tương tự.  Đào Duy Anh, trong Việt Nam Văn hóa Sử cương;  và Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược, cũng từng cho rằng người Việt có nguồn gốc hoặc từ Trung Quốc[1] hay từ Tây Tạng [2], dù họ có chút dè dặt và thận trọng trong phát biểu.  Gần đây, một người làm chính trị nhưng có quan tâm đến văn hóa Việt Nam, Nguyễn Gia Kiểng, trong Tổ quốc ăn năn, cũng cho rằng nước Văn Lang xưa kia là do người Trung Quốc sáng lập [3] ra. 

Khám Phá Mới Di Truyền Học Về Lịch Sử Con Người Ở Đông Á


Lời nói đầu: Trong bài “Nguồn gốc dân tộc Việt Nam” của Cung Đình Thanh, đăng trong Tập san Tư Tưởng số 2 đã cho thấy, từ các tư liệu nhân chủng học, khảo cổ học, một bộ phận của con người thời tiền sử ở Việt Nam (hiện nay) đã đi lên hướng Bắc vào địa phận Trung Quốc và đã cống hiến vào nền văn hoá cổ đại Trung Hoa. Xưa kia, giáo sư Joseph Needham, tác giả bộ sách “Science and Civilization in China” đã khẳng định điều đó. Nhưng có rất ít người Việt, ngay cả các nhà sử gia và khảo cổ học trong và ngoài nước, biết và tìm hiểu nghiên cứu xung quanh sự kiện đáng kể trên. Có thể, người Việt đã bao nhiêu thế kỷ chịu ảnh hưởng của văn minh Hán Hoa, ăn sâu vào cá tính và có thái độ cho rằng mình thua kém nên chỉ thu thập văn minh và văn hoá phương Bắc và không tin rằng văn hoá Trung quốc thật sự đã được đóng góp đáng kể từ các dân tộc Bách Việt ở phương Nam.

Người Tàu Là Tổ Tiên Của Người Việt Đúng Hay Sai?

Người Tàu Là Tổ Tiên Của Người Việt Đúng Hay Sai?

Nghiên cứu mới nhất công bố trên Science và lời Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi còn là một lời nhắc nhở cho những ai còn ảo tưởng rằng tổ tiên của chúng ta là người Tàu.

Giới Thiệu Sách Địa Đàng Ở Phương Đông


Giới Thiệu Sách Địa Đàng Ở Phương Đông


Lời giới thiệu
Tìm hiểu cội nguồn văn minh và văn hóa dân tộc hiện đang là một đề tài thời sự nóng trên thế giới, bởi vì trong xã hội hiện đại và thế kỉ 21, văn hóa sẽ là một yếu tố nhận dạng của một dân tộc. ở nước ta, sách vở và các công trình nghiên cứu khoa học về văn hóa dù đã và đang phát triển,nhưng nói chung vẫn còn khiêm tốn. Trong bối cảnh đó, bạn đọc đang cầm trên tay một cuốn sách rất quan trọng về lịch sử văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Cuốn sách thực chất là một công trình nghiên cứu văn minh và văn hóa thời tiền sử, và có liên quan mật thiết đến Việt Nam. Cuốn sách này đã làm cho Tây phương, và sẽ làm cho bạn đọc, thay đổi cái nhìn cố hữu về văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Để làm sáng tỏ hơn câu phát biểu trên, tôi muốn có vài hàng thưa chuyện cùng bạn đọc về những diễn biến dẫn đến sự ra đời và ý nghĩa của tác phẩm này.

15 thg 2, 2016

Truy tìm gốc tích người Kinh

  Truy tìm gốc tích người Kinh



Là sắc tộc đa số, giữ vị trí trung tâm của cộng dồng dân cư Việt Nam nên từ cuối thế kỷ XIX, nguồn gốc, văn hóa, lịch sử người Kinh được các học giả nổi tiếng phương Tây bỏ nhiều công sức tìm hiểu. Sau khi giành được độc lập, các học giả người Việt trên cơ bản tiếp tục đường hướng nghiên cứu này. Hơn thế kỷ khảo cứu của nhiều lớp nhà Việt học đem lại kết quả nhất định, tạo nên cái nhìn như hôm nay. Tuy nhiên, với những khám phá mới về nguồn gốc dân tộc Việt, nhiều vấn đề về người Kinh cần được xem xét lại. Bài viết này trình bày một lý giải mới về nguồn gốc người Kinh.

14 thg 2, 2016

Chữ biểu ý Lạc Việt niên đại hơn 4000 năm !

Nguồn: http://fanzung.com/?p=483
Mạng Trung Quốc vừa đưa tin ngày 26/12/2011:
news.cntv.cn

Đại ý :
Tại huyện Bình Quả, tỉnh Quảng Tây vừa khai quật được hơn chục mảnh đá có khắc hơn ngàn ký tự biểu ý cổ Lạc Việt.
Các chuyên gia TQ nhận định niên đại của các mảnh đá này là vào thời đại đồ đá mới, cách nay 4000-6000 năm tức là vượt xa niên đại của chữ giáp cốt Hoa Hạ (cách nay khoảng 3000 năm, xem [vi.wikipedia.org]) !
Bản đồ phân bố xẻng đá lớn

13 thg 1, 2016

Người Việt Nam sáng tạo ra Thành Bắc Kinh

"Nước Đức phát giác một công trình do người Việt làm ra mà Tàu giấu nhẹm để nhận là của Tàu"Thực ra không phải là phát giác, tàu ém là chuyện đương nhiên, ai cũng biết do Nguyễn An làm, nhưng do Việt ta kém quảng bá hoặc không dám(?) nói thôi

12 thg 1, 2016

sưu tầm: chỉ là 1 giả thuyết


Ngàn năm khố

Published on November 23, 2014   ·   No Comments
Gần đây có bài báo phủ định tục đóng khố thời Hùng Vương, đồng thời nói rằng “đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ văn hóa đóng khố ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương“. Tuy nhiên, trong chuyên khảo trang phục Ngàn năm áo mũ tôi đã nhiều lần đề cập đến việc cư dân vùng đồng bằng sông Hồng đóng khố từ rất sớm, muộn nhất là thời Đông Sơn. Có thể ấn chứng điều này qua hình tượng vũ công trên trống đồng và hình tượng người lính, dũng sĩ trên cán dao găm Đông Sơn…
Việt Nam 1914-17 - Tập đấu vật