21 thg 10, 2011

Chuyện anh chàng bán táo và phân khúc thị trường


hôm nay tập tành môn Marketing căn bản, học thì nói hoành tráng chứ cứ ra ngoài mà tò te kinh doanh coi, khốn khổ lắm...
 
Banhbeo’s blog –  Có chuyện ngụ ngôn như thế này: Có một anh chàng nọ bán táo. Một phụ nữ đi qua hỏi mua: “Táo có ngon không vậy?” Anh chàng xởi lởi: “Táo ngon, ngọt lắm chị à” . Người phụ nữ lắc đầu bỏ đi: “Rất tiếc tôi lại thích ăn táo chua kia”. Một lúc sau một cô gái khác đi đến. Rút kinh nghiệm lần trước, lần này anh nói táo chua nhưng cô gái bỏ đi vì cô ta chỉ thích táo ngọt. Cứ như vậy khi anh nói táo ngọt thì người ta lại thích táo chua, ngược lại những người thích táo ngọt bỏ đi khi anh quảng cáo là táo chua. Cả buổi chợ anh ta chẳng bán được trái táo nào.

5 thg 10, 2011


hôm nay tình cớ nhớ lại câu chuyện "Lòng Mẹ" câu chuyện rất cảm động về con cá Lóc Mẹ, chuyện rất hay về miềng sông nước miền Tây, định kiếm lại cuốn chuyện đó đọc cho đỡ thèm miền Tui Đây mà ;)
"
Rồi ông kể về nỗ lực của Lóc Mẹ trong việc đưa đàn con trở về dòng suối quê hương (Lòng mẹ)... Không dừng lại ở chủ đề thiện, ác, truyện Viễn Phương còn mở rộng ra nhiều nội dung có ý nghĩa khác. Đáng chú ý có vấn đề ý nghĩa quê hương trong cuộc đời mỗi con người. Ở truyện Lòng mẹ, ông nói về những chú tôm cá cạn lòng non dạ đã “theo dòng nước đổ ra đi không luyến tiếc”, để rồi “qua một năm dài đằng đẵng họ đã có đủ thời gian để cảm nhận nỗi buồn xa xứ, để cảm nhận nỗi xót xa của những tháng ngày cách biệt quê hương”. Như một đối ảnh, hình tượng Lóc Mẹ là hiện thân của một tình yêu quê hương sâu nặng. Với Lóc Mẹ, “quê hương là nơi đẹp nhất trên đời (...), là máu của tim ta, là hạnh phúc của đời ta, là niềm vui, là hi vọng, là lẽ sống, là tương lai của chính ta...”.
...
- “Cố Rùa hiền từ chậm chạp, suốt ngày không nói nửa câu, khi đói chỉ gậm vài cọng rau muống, rau trai rồi rúc đầu vào mai lim dim đôi mắt như một triết gia đang nghiền ngẫm sự đời. Bác Tôm càng hay rên rỉ cho tấm thân đơn chiếc và cái chứng đau lưng bất trị, khiến bác phải lom khom như một ông lão gần đất xa trời”
...
(Lòng Mẹ)

tình cờ search ra được là nhà văn viết bài Lòng Mẹ đã ra đi từ năm 2005

2 thg 10, 2011

bất ngờ lý thú trong khi tìm hiểu tiếng Việt và nguồn gốc Nam-Á


Những khám phá mới của ông Benedict đã đảo ngược vấn đề ai mượn của ai và làm sáng tỏ thêm về sự đóng góp đáng kể cho tiếng Tàu từ những tiếng khác của các dân tộc trong vùng Đông nam Á

Có một nhà ngôn ngữ học rất đặc biệt là ông Paul K. Benedict. Ông này, có lần đến Saigòn chỉ một ngày mà tìm ra bao nhiêu là tiếng Việt dính líu với các tiếng khác ở Đông nam Á, và ông này đã viết nhiều về những gì mà tiếng Tàu đã vay mượn của các tiếng nói khác ở Đông nam Á, giải tỏa cái huyền thoại sai lầm là ai cũng phải mượn tiếng và chữ Tàu mà dùng, trong khi tiếng Tàu chẳng cần mượn tiếng của ai cả.

Những khám phá mới của ông Benedict đã đảo ngược vấn đề ai mượn của ai và làm sáng tỏ thêm về sự đóng góp đáng kể cho tiếng Tàu từ những tiếng khác của các dân tộc trong vùng Đông nam Á [South East Asian linguistic influence upon the Chinese].

Tìm được lăng mộ Triệu Văn Đế (Cháu nội Triệu Đà)


LĂNG MỘ TRIỆU VĂN ĐẾ Ở QUẢNG CHÂU
(Nguyễn Duy Chính)


MỘT KHÁM PHÁ BẤT NGỜ

Nếu ai đọc qua Tam Quốc Chí đều biết đến cái tên Tôn Quyền ( 孫權 ), con thứ của Tôn

Kiên, em của Tôn Sách, người được mệnh danh là mắt biếc, râu tía, trong thế tam phân
thiên hạ kế vị anh làm chúa tể đất Giang Đông. Khi làm chủ nước Ngô (bao gồm cả
miền nam Trung Hoa và miền bắc nước ta ngày nay), Tôn Quyền nghe nói trong các
ngôi mộ của họ Triệu – tức Triệu Đà và con cháu – có nhiều bảo vật nên sai tướng là
Lã Du ( 呂瑜 ) đem quân xuống Quảng Đông tìm kiếm, tất cả những nơi nghi là lăng mộ
họ Triệu đều được đào sâu ít nhất 3 thước (Tàu). Công cuộc khai quật để lấy châu báu
đó chỉ thành công một phần và quân Ngô chỉ tìm ra mộ của Anh Tề ( 嬰齊 ), cháu gọi
Triệu Đà bằng ông cố 2, lấy được rất nhiều vật quí. Thế nhưng trong suốt hai ngàn năm
qua, mộ của Triệu Đà và cháu là Triệu Muội ở đâu vẫn không ai tìm được.

* Triệu Muội (Triệu Văn Đế) là cháu nội của Triệu Đà (Nam Việt Vũ Đế)

Hịch Khoa học Công nghệ.


Hịch Khoa học Công nghệ.

Tác giả: “Khoa học Đại vương” Trần Công Nghệ


Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường