10 thg 12, 2013

Hoang mang về tổ tiên loài người

 
Khai quật tại hang động Sima de los Huesos - Ảnh: Madrid Scientific Films

15 thg 10, 2013

Sử gia Mỹ và cuộc phỏng vấn Tướng Giáp năm 1990

Đại tướng nói 'Hãy nhớ rằng, tôi là một vị tướng chiến đấu cho hòa bình. Tôi muốn hòa bình, nhưng không phải hòa bình bằng bất cứ giá nào'. Nói rồi ông bước đi nhanh, để lại tôi trầm ngâm với những nghĩa trang và tượng đài", sử gia Mỹ Stanley Karnow viết.


Nhà báo Mỹ kiêm sử gia về chiến tranh Việt Nam, Stanley Karnow. Ảnh: formiche
Nhà báo Mỹ kiêm sử gia về chiến tranh Việt Nam, Stanley Karnow. Ảnh: Formiche

31 thg 8, 2013

câu chuyện về BỐ ĐẠI TƯỚNG

(3 năm sau : 04.10.2013)
TẠM CHIA TAY NGƯỜI ANH CẢ

Trong số ra ngày 9/2/1968, tạp chí Time của Mỹ đã đăng bài viết dài, kèm theo bức ảnh vẽ trang bìa chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp với bài viết với tít lớn nổi bật, nguyên văn tiếng Anh  North VietNam: The Red Napoleon, tác giả bài viết đã dành một lượng lớn thông tin nói về Tướng Võ Nguyên Giáp, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà quân sự kiệt suất kèm theo câu nói nổi tiếng của ông những năm chiến tranh: "Skike to win, Skike Only when Success is Certain, if it is not, then dont' strike". (Tạm dịch: Đánh là thắng, chỉ đánh khi chắc thắng, nếu không thắng thì không đánh).

5 thg 8, 2013

Phát hiện gien Adam và Eva

Trong cuộc nghiên cứu quy mô nhất từ trước đến nay, các chuyên gia Mỹ cho hay đã tìm được tổ tiên của mọi đàn ông trên trái đất, cùng với mẹ chung của mọi phụ nữ.

 Phát hiện gien Adam và Eva
Cuộc truy tìm nhiễm sắc thể Adam và Eva vẫn chưa thể kết thúc - Ảnh: Shutterstock

9 thg 7, 2013

SÚC VẬT TRONG KINH THI

Biên Khảo của Tôn Kàn


Kinh Thi, một trong Ngũ kinh của  Nho giáo, là  một bộ tổng hợp thơ ca do dân gian sáng tác trong vòng 500 năm, từ thời Tây Chu đến đời Xuân Thu (1046 TCN –403 TCN).

Quan thư 1

關雎一
...
關關雎鳩、 

在河之洲。 
窈宨淑女、 
君子好逑。

Quan thư 1
Quan quan thư cưu 
Tại hà chi châu 
Yểu điệu thục nữ 
Quân tử hảo cầu.
Quan thư 1 (Người dịch: Tản Đà)
Quan quan cái con thư cưu, 

Con sống con mái cùng nhau bãi ngoài. 
Dịu dàng thục nữ như ai, 
Sánh cùng quân tử tốt đôi vợ chồng.



Lịch sử ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau là một trong những ngày Tết truyền thống tại Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc.

Tết Đoan Ngọ, ngày của sự tri ân
Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng Năm là một trong những ngày lễ tưởng nhớ tới tổ tiên do đó trong số các vật phẩm dâng cúng không thể thiếu bánh tổ (tổ tiên). Đặc biệt, đây còn là ngày lễ thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam, đó là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ.
Ăn rượu nếp và các loại quả có vị chua, chát để cho bệnh tật tiêu trừ, trùng độc, sâu bọ sẽ chết…

5 thg 7, 2013

tộc người giống người Việt cổ trên đảo Borneo

(Kienthuc.net.vn) - Dân tộc này cũng dùng mũ lông chim, xăm mình, ở nhà sàn, thờ rồng và chim thần… như các cư dân Việt cổ thời Hùng Vương.


Đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất Đông Nam Á thuộc lãnh thổ các quốc gia Brunei, Malaysia và Indonesia là nơi sinh sống của dân tộc Dayak – một cộng đồng người có nền văn hóa cổ xưa và độc đáo.

19 thg 4, 2013

Vụ án Lịch sử 'Việt Nam' - 'Yiệc Nam' - 'Byiệt Nam'


Trần Thị Vĩnh Tường
Bài viết này đựoc gợi ý từ khoảng 3 năm trước, khi nghe thắc mắc của một nam thính giả người Nam gửi đài phát thanh địa phương: Tại sao các xướng ngôn viên phát âm giọng Nam chữ Việt Nam thành Yiệt Nam, giống như Việt Nam bị tiêu diệt, nghe hổng khá”. 
“Khôn Ngăn Châu Lụy Sụt Sùi”
Thầy cô giáo tình nguyện dậy tiếng Việt khi học trò hỏi cũng bí lù chuyện đúng/sai đến nỗi sém có đề nghị bỏ môn… chánh tả. Có lẽ rất ít cộng đồng nào giới có học vẫn “viết sai” chính tả như người miền Nam.  Thật ra giọng Hà Nội ở giới có học hay bình dân cũng “nói sai” linh đình một số âm đầu như s/x, ch/tr, n/l, r/d/gi… dù giọng Hà Nội được vài học giả mặc nhiên cho là giọng tiêu chuẩn đến nỗi không đính kèm chứng minh.
Điều ngộ nghĩnh, tất cả những điều sai trên chiếm đa số tuyệt tuyệt đối, vậy mà vẫn chịu tiếng “sai”. Điểm lạ nhất là hết học giả này đến hội nghị kia - ở vùng tôi - tranh cãi “khôn ngăn châu lụy sụt sùi” (1) như ông Phan Khôi vì nỗi “tôi đúng/anh sai” nhưng vẫn… e lệ nép vào dưới hoa không hề cho biết nguyên nhân cũng như cách sửa sao cho đúng.
Âm [v] truớc thời quốc ngữ abc

7 thg 3, 2013

10 “kiệt tác” quân sự của người Việt khiến thế giới khâm phục

(Kienthuc.net.vn) - Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt đã sáng tạo ra nhiều loại vũ khí, công trình quân sự có một không hai… khiến thế giới đầy ngưỡng mộ.

Được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 TCN, Cổ Loa là tòa thành cổ có cấu trúc thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt. Thành được xây theo hình trôn ốc 9 vòng, chu vi lên tới 9 dặm. Ngoài mỗi vòng thành đều có hào nước thông với sông Hoàng Giang, trở thành hào nước tự nhiên rất lợi hại. Tướng Triệu Đà của phương Bắc đã nhiều lần đánh Cổ Loa nhưng đều thất bại. Cuối cùng, Cổ Loa đã sụp đổ vì kế phản gián thâm độc của Triệu Đà.


6 thg 3, 2013

Kiến tạo võ địa cầu qua các thời kỳ

Các bạn thân mến, dưới đây là một số tài liệu về Kỷ băng hà lần cuối. Địa mạo, địa khí hậu và sinh quyển thân thiện,... dĩ nhiên phải có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình "xây dựng và phát triển khả dĩ " của các nền văn minh xuyên suốt kỷ băng hà cho đến hiện tại.

Posted Image

Kim tự tháp là trạm quan trắc toàn cầu?

http://home.hiwaay.net/~jalison/index.html
nguồn: http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=10678

SỰ PHÂN BỐ KIM TỰ THÁP, LÀ NGẪU NHIÊN???



XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC CHO HỌC THUYẾT KIM ĐỊNH

XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC 
CHO HỌC THUYẾT KIM ĐỊNH
Hà Văn Thuỳ

27 thg 2, 2013

Tên riêng nước ngoài nên viết nguyên dạng hay phiên âm?


Tên riêng nước ngoài nên viết nguyên dạng hay phiên âm?
Giáo sư Hoàng Phê

Cách đây hơn 20 năm, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ" do Viện Ngôn ngữ học tổ chức, năm 1979, cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã từng lưu ý: "Trong công việc này chúng ta phải kiên trì. Nếu cần tranh luận thì nên tranh luận rộng rãi và đến nơi đến chốn... Phải tranh luận đến lúc đúng sai thật rõ rệt. Nếu chưa được thì ta còn chờ, không vội. Cuối cùng, cuộc sống, nhân dân sẽ quyết định. Không nên vội, chớ vội, việc gì phải vội!... Có những cái, những hiện tượng mà cuộc sống có cái lý của nó để quyết định và khi mà cuộc sống, thời gian, nhân dân đã quyết định, thì đó là sự phán quyết cuối cùng". Những lời trên đến bây giờ vẫn giữ nguyên tính thời sự khi vận dụng vào vấn đề viết tên riêng nước ngoài.

Không có lý nào chúng ta lại làm khác thiên hạ

Quy luật âm dương trong tính cách 12 con giáp


Những con giáp Dương như Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thường rất mạnh mẽ và sốt sắng.

Là nền móng của Chiêm tinh học Đông phương, Âm Dương được thể hiện đặc biệt rõ nét trong 12 con giáp. Có thể dựa trên đặc tính này để phán đoán tính cách, sự hòa hợp khi chọn bạn làm ăn hay trong chuyện tình cảm.

Âm Dương và sự hòa hợp hoặc xung khắc của các con giáp

Âm dương thể hiện sự thống nhất của hai mặt đối lập, nhưng bổ sung cho nhau. 12 con giáp sắp xếp xen kẽ theo nguyên tắc âm dương: số lẻ là Dương, số chẵn là Âm.

16 thg 2, 2013

Thưa lại vị GS-TS đáng kính Võ Tòng Xuân


hình này do chính thằng Tây đưa lên nhân dịp TếT cổ truyền
vậy mà vị Gà Sống Thiến Sót (GS TS) lại... 


Thưa vị GS-TS đáng kính,

*** về nội dung:
"tôi viết rất rõ: “Đã đến lúc chúng ta định nghĩa lại "bản sắc dân tộc" của sự ăn Tết theo lịch Trung Quốc" vị giáo sư này không hiểu lắm về lịch ta hay bị Hán hoá mà phát biểu: "ăn Tết theo lịch TQ"??? lịch ta có mặt ở khu vực rộng lớn phù hợp với nông nghiệp trong đó có TQ

tự GS khả kính đã nói là: "Cổ Truyền" mà lại đi so sánh với Tây Lịch ??? (người Tây họ đâu có ăn "TẾT" thà nói là đóng gói TếT cổ truyền vào thư viện rồi dùng "TếT" Tây cho nó hội nhập thì còn dễ nghe chứ ai lại đi cưỡng bức cổ truyền (lịch âm, lịch ta, tất cả những cái liên quan tới "mùa xuân"..., con nước, con trăng,..., món ăm dân tộc phù hợp với âm lịch) ép qua làm theo anh Tây vào mùa Đông thì không ổn!!!

một vị "Gà Sống" chuyên về nông nghiệp mà lại không hiểu cái nôi nông nghiệp của thế giới dùng lịch gì để làm nông???


*** ý kiến riêng:
tóm lại là vị GS có thể giỏi, rất giỏi nhưng vấn đề này ngoài tầm của một cá nhân,...
thà GS nói bỏ TếT đón năm mới y lịnh mà làm, chứ đừng phân tích lòng vòng cho rắc rối vì đây là vấn đề "bản sắc - văn hoá - dân tộc"

16 thg 1, 2013

Bí mật về 'Nỏ thần Liên Châu'

 Để tạo nên sức thần của nỏ Liên Châu, tướng quân Cao Lỗ đã dùng kỹ thuật chế ra lẫy nỏ có chốt giữ liên hoàn, một lần bóp cò bắn ra nhiều mũi tên, khiến quân địch khiếp sợ. 


3 thg 1, 2013

Văn minh lúa nước - Xin còn gọi tên


(Dân Việt) - Tất cả các trường phái khảo cổ, sử học của Nga, Mỹ đều thừa nhận: “Ðông Nam Á, trong đó có Việt Nam đã sở hữu một nền văn hóa tiền sử phát triển rất sớm sủa, tiên tiến và sáng tạo và sống động chưa từng thấy ở đâu trên thế giới. Đông Nam Á chính là cái nôi của nền nông nghiệp xưa nhất”.

Theo dấu văn minh cổ
Trong quyển “Agricultural Orgins and Dispersals” xuất bản tại New York năm 1952, tác giả cuốn sách, ông C.O. Sauer đã viết: “Tôi đã chứng minh Ðông Nam Á là cái nôi của nền nông nghiệp xưa nhất. Và tôi cũng chứng minh rằng văn hóa nông nghiệp có nguồn gốc gắn liền với đánh cá bằng lưới ở xứ này. Tôi cũng chứng minh rằng những động vật gia súc xưa nhất bắt nguồn từ Ðông Nam Á, và đây là trung tâm quan trọng của thế giới về kỹ thuật trồng trọt và cải biến cây cối bằng cách tái sinh sản thực vật.”
Sân kho hợp tác thập niên 70 thế kỷ trước.

Người Việt với văn minh lúa nước


Trong lịch sử ăn uống dân tộc, người Việt đã hình thành một nghệ thuật ẩm thực riêng, như một phép ứng xử văn hóa trong sự tận dụng môi trường tự nhiên Việt Nam, nhằm phục vụ cho cuộc sống về thể chất của mình.

Là một dân tộc nông dân chuyên nghề trồng lúa, đã hàng nghìn năm chuyên cần, chăm chỉ cày sâu cuốc bẫm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, người Việt có một quan niệm về ăn uống rất thiết thực, bởi người Việt cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”. “Trời đánh còn tránh miếng ăn”. “Ăn lấy chắc, mặc lấy bền”…Đây là quan niệm ăn uống thuần Việt, và rất phương Đông, khác với phương Tây coi việc ăn như điều kiện cần, như phương tiện để có sức làm việc: “Ăn để sống chứ không sống để ăn”.
người Việt lấy lúa gạo làm nguồn lương thực cơ bản.
Người Việt lấy lúa gạo làm nguồn lương thực cơ bản.