18 thg 11, 2010

胡志明: 'Cổ Nguyệt Sĩ tâm Minh minh tại', một cái tên

cái tên Hồ Chí Minh : 胡志明


Trong chữ Hán: 
Cổ 古 + Nguyệt 月 : Hồ 胡
Sĩ 士 + Tâm 心 : Chí 志
Nhật 日 + Nguyệt 月 : Minh 明


và một câu thơ liên quan:

"Cổ Nguyệt Sĩ tâm Minh minh tại" : 古 月 士 心 明 明 在


dịch nôm: cái tâm của người chí sĩ sáng như vầng trăng xưa

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
còn dưới đây là 1 bài viết dài dòng hơn, mới sưu tìm được
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
cho đến bây zờ vẫn chưa tìm được cái câu mình tâm đắc: "Cổ Nguyệt Sĩ tâm Minh minh tại"

Phát hiện mới trong tên Bác – Hồ Chí Minh (19/05/2010 12:59 PM)

Trong cuộc đời hoạt động của Bác, những cái tên: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện truyền thống văn hóa, tư tưởng đạo đức và hoài bão khát khao của Người trước nhiệm vụ trọng đại và sứ mệnh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho đất nước. Nguồn gốc và giá trị tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và cả thế giới phân tích, tìm tòi, phát hiện ra bao điều bổ ích và khẳng định giá trị trường tồn trong kho tàng văn hóa của nhân loại. Gần đây, ông Nguyễn Tất Hiển (77 tuổi ) ở Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và công bố một phát hiện mới về ý nghĩa trong tên gọi của Bác - Hồ Chí Minh. Theo ông, đó chính là thông điệp mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta gửi cho các thế hệ mai sau. Những phát hiện đó đã được ông công bố trong cuốn sách "Trăng sáng trong thơ Bác, trong tên Bác" xuất bản gần đây.

Bằng phương pháp triết tự từ chữ Hán. tác giả phân tích từng chữ trong tên gọi Hồ Chí Minh. Trong đó, chữ "Hồ" do hai chữ "cổ" và "nguyệt" ghép lại, tạo thành hai câu thơ đối nhau bao hàm nhiều ý nghĩa:

Cổ nhân bất thực kim thời nguyệt
Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân.

Dịch nghĩa là:

Người xưa không biết mặt trăng ngày nay
Mặt trăng ngày nay từng chiếu sáng người xưa.

Câu thơ phản ánh quy luật tự nhiên nhưng nói lên một chân lý vĩnh cửu tựa như: Vạn vật vẫn xoay và định sẵn/ Hết mưa là nắng hửng lên thôi.


Tên Bác - Hồ Chí Minh trong mỗi chữ đều mang nhiều ý nghĩa. Từ Chí" do hai chữ "sỹ" và "tâm" đặt chồng nhau tạo thành, nghĩa là "sỹ" ở trong ' tâm", đã là người thì ai cũng phải có chữ "Tâm", tâm vừa là thước đo vừa là động lực giúp cho con người có chí sỹ. Còn chữ "Minh" do hai chữ "nhật" và "nguyệt" ghép lại mà thành. Nhật, nguyệt là mặt trời, mặt trăng: nghĩa là người lãnh đạo dù cao hay thấp phải luôn luôn sáng suốt: Về bối cảnh xuất hiện tên Bác - Hồ Chí Minh, trong biên niên tiểu sử Hồ Chí Minh có ghi lần đầu tiên vào năm 1942, một thời điểm lịch sử đặc biệt, Bác từ Cao Bằng đi Trung Quốc để bàn việc hợp tác chống phát xít, bị quân Tưởng Giới Thạch bắt giam. Trong khi cách mạng Việt Nam đang rất cần có sự lãnh đạo sáng suốt, đủ khả năng tập hợp, đoàn kết các tầng lớp sỹ - nông - công - thương - binh...; tên Bác - Hồ Chí Minh xuất hiện vào thời điểm này là sự khẳng định một đức tin, một phẩm giá của lãnh tụ cách mạng, đồng thời là một lời hiệu triệu có tính thuyết phục, nhất là đối với những người ở tầng lớp trên, có học thức, là nhân sỹ, sỹ phu yêu nước... Bác hay làm thơ và ánh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác, trở thành hình ảnh đẹp, gây nhiều ấn tượng, nhiều cảm xúc và chứa đựng nội tâm sâu sắc. Từ những câu thơ như: "Trăng vào cửa sổ đòi thơ" đến "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ", "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền" hay "Nguyệt chiếu khuê tâm, tâm chiếu nguyệt".... trăng đã trở thành biểu tượng trong thơ Bác, từ sự phân tích này ta càng thấy có lý khi tên Bác cũng mang biểu tượng "trăng" bởi sự kết hợp từ "cổ - nguyệt" thành chữ "Hồ" và "nhật" - "nguyệt" thành chữ Minh" trong tên Bác - Hồ Chí Minh. Tác phẩm: "Trăng sáng trong thơ Bác, trong tên Bác" được công bố trên báo Nhân dân và một số phương tiện thông tin đại chúng. Phát hiện của ông Nguyễn Tất Hiển về ý nghĩa trong tên Bác đã trở thành đề tài tham luận tại một số hội thảo khoa học, được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà nghiên cứu đánh giá cao. Nguyên Tống Bí thư Lê Khả Phiêu nhận xét:"Phát hiện của ông là một sự suy nghĩ rất mới, rất độc đáo rất khoa học, khiến người đọc càng xúc động càng hiểu thêm về Bác..." Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết:" Phân tích triết từ tên của Bác bằng chữ Hán để có một phát hiện lý thú sâu sắc về nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong tên Bác, đã góp phần làm cho mỗi người Việt Nam chúng ta càng thêm kính trọng Bác Hồ". Cùng với việc nghiên cứu và phát hiện những ý nghĩa mới trong thơ Bác, trong tên Bác, ông Hiển còn say mê sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật khắc họa chân dung của Bác, khảm bằng vỏ trai, vỏ ốc, vừa đẹp vừa trang nghiêm và giàu tính văn hóa nghệ thuật, vừa sống động như Bác vẫn đang hiện hữu với chúng ta, đang dõi theo và hướng cho chúng ta con đường đi tới... Tự hào cho dân tộc ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một di sản vô giá, như vầng trăng sáng trên bầu trời... Quả đúng là "Người xưa không biết trăng ngày nay" nhưng "Trăng ngày nay từng chiếu sáng người xưa". Quy luật tất yếu đó sẽ đẩy lùi bóng tối, đem lại ánh sáng cho vạn vật muôn loài. Trăng ngày nay soi sáng cả ngàn xưa và mãi mãi mai sau.

(Theo BCB)

Nguồn: www.caobang.gov.vn

+++++++++++++++++++
THẮC MẮC CHÚT:

(còn câu này: “Cổ nhân bất kiến kim thời nguyệt, kim nguyệt tằng kinh chiếu cố nhân” không biết phiên bản nào chính xác???)

còn đây nữa: http://vanvn.net/Details/nha-van-ta-dang-lam-gi/do-trung-lai-chi-lam-nhung-gi-minh-thich/32/0/2315.star

còn trong bài thơ của Lý Bạch:

Kim nhân bất kiến cổ thì nguyệt,
Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân
+++
今人不見古時月,
今月曾經照古人.
http://www.saimonthidan.com/?c=article&p=875 sao mà nhức cái đầu

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Cổ Nguyệt Đường 古 月 堂 -
胡 堂

Đăng nhận xét