Từ điển miền Tây - Nam bộ


Từ Điển Miền Tây

Sự khác nhau giữa con LỢN và con HEO:
Con Lợn sinh ở ngoài Bắc - Con Heo đẻ ở trong Nam. bởi vì: Con Lợn ăn Ngô - Con Heo ăn Bắp.
Da con Lợn làm bánh da Lợn - Da con Heo không làm bánh được. Con Lợn đóng phim thiếu nhi " Hiệp sĩ lợn" - Con Heo đóng phim người lớn " Phim con Heo"
Da con Heo không làm bánh được, nhưng BÁNH Lỗ TAI HEO thì ngon ơi là ngon
cháo nấu thịt vịt thì gọi là cháo vịt; nấu với Gà thì gọi cháo Gà, người ta khóai ăn nhưng cháo nấu thịt heo thì sao? <smiley>
+++++++++++++++++++++++++++
ghi chú:
. Dzui là Chính (đùa chút cho nói hơi lãng sẹc)
. ở đây phân biệt cách phát âm và chữ chỉ mang tính tương đối, có thể mình nói tiếng Miền Tây (Miền Nam) & nhiều tiếng Triều Châu (tiếng Tiều), Quảng,... (vì có ảnh hưởng nhiều tới tiềng Miền Tây)
. các cao nhơn góp ý thêm nhé
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM CHI TIẾT:
Từ điển miền Tây.htm

====================================
GHI CHÚ: 
* [B'], [N] : Bắc, Nam
* [H], [V] : Hoa (Tiều, Quảng,...), Việt
* [Ngọng] : nói ngọng, nói nhịu/ngịu 
* đôi khi người miền Tây lười phát âm, giống như chữ letter, centre/center phát theo kiểu Anh - Mỹ
* nhiều từ xuất phát từ cách phát âm của Triều Châu, Quảng Đông, …
* nhiều từ có lẽ là dùng tiếng Nôm (cái này đang tìm hiểu thêm, nếu đúng vậy thì ý thức của người miền Nam về xài chữ Nôm cao hơn người miền Bắc ???)
* có bạn nào gành tiếng Tiều, Quảng,... thì giúp giùm nha
* bà con tui hay lộn dấu hõi và dấu ngả, chữ D(dê) & Gi, chữ S(Xờ nặng) & X(Sờ nhẹ) ;-))
* tụi tui còn hay bị lộn cái đuôi T & C (ví như: gạo lức (lứt), Bến Lức (cỏ Lứt), rạch chiếc (chiết),...)
* có một điều rất hay là những từ kép tiếng Việt được chia ra mỗi miền một nửa, ở đây nói lên dân tộc ta là một
* ... miền lục tỉnh, nước phèn cứng lưỡi, quen nói trại bẹ, thuở nay


.: chuyện dzui 3 miền :.

có một Bác Cả Hoa ghé quán rượu của Chị Hai Bông, ông ấy chỉ tay vào bình rượu rồi nói "bán cho tôi cút diệu" bà Hai trợn tròn mắt bả lắp bắp chỉ dzô bình rượu rồi nói "xị gượu hả", bác Cả vênh mặt lên gật gù "đúng dồi..." bà Hai đế thêm "phải gồi...". (...) Bác Cả Hoa đút dziệu vào túi, bà Hai Bông nhét tiền dzô bịch rồi lẫm bẩm: "đéo má nó, lớn gồi mà nói tiếng Dziệc hông gành"

Thằng Tém và thằng Be đứng kế bên đéc chí nói: phỡ, phỡ đó, ổng nói neng leng nheng. không bèng bà Hưa chút mô.
??? ... !!!
<hohyhung: chuyện biên tập lại>

++++++++++++++++++++++++++++++++
@ có 1 Bác Cả Hà Thành lơ ngơ ngoài Dinh Thống Nhất ngoắc anh Hai xe ôm Sài Thành đang đậu xe cạnh Dinh Thống Nhứt(Dinh Độc Lập) lại bảo: đèo tôi đến phố Lê Văn Hiu, anh Hai Sài Thành trố mắt lắc đầu... Bác Cả bực tức mắng sao Bác dốt thế?: là nó ở gần Sứ Quán Mỹ & Bệnh Viện Nhi Đồng. Đến lúc đó Anh Hai mới bực bội quát lại sao ông ngu dzậy? ở đây chỉ có đường Lê Dzăn Hưu thôi, có đi thì đi, tui đéo có đèo, Bác cả cũng không vừa: thế thì ông cũng đếch cần đèo.
??!!
<hohyhung>

+++
Trái đậu bắp # Quả đỗ ngô
Trái đậu rồng # Quã đỗ long

+++++++++++++++++++++++++++++++++++
SỰ KHÁC NHAU GIỮA CON LỢN & CON HEO

Con Lợn sinh ở ngoài Bắc - Con Heo sanh (đẻ) ở trong Nam.
hai con này khác nhau bởi vì:
Con Lợn ăn Ngô - Con Heo ăn Bắp. 


Da con Lợn làm bánh da Lợn - Da con Heo không làm bánh được. Con Lợn đóng phim thiếu nhi " Hiệp sĩ lợn" - Con Heo đóng phim người lớn " Phim con Heo"

Da con Heo không làm bánh được, nhưng BÁNH Lỗ TAI HEO thì ngon ơi là ngon

cháo nấu thịt vịt thì gọi là cháo vịt; nấu với Gà thì gọi cháo Gà, người ta khóai ăn nhưng cháo nấu thịt heo thì sao?
<st>

+++++++++++++++++++++++++++
hôm nay mình muốn chia sẻ với Xóm ta 1 kinh nghiệm 
về con chữ: XƠI
miền Bắc họ thường dùng:
1. XƠI = ĂN (Xơi Cơm = Ăn Cơm)
2. XƠI XƠI = XA XẢ (mắng xơi xơi = mắng xa xả)

***
có một kỳ thằng e.who về thăm lại "nơi chôn Nhau cắt Rốn" ngoài Nam Hà 
khi đó khu tập thể của trường (nơi mẹ e.who dạy khi đi sơ tán) ở vùng này chỉ có 1 wc 
sáng sớm bị chột giạ (bụng) e.who dzọt ra wc thì đã có người đặt gạch trước rồi, 
thế là đành bồn chồn ngồi đợi, mà đợi mãi không thấy người ngồi trong đó ra 
tức qua e.who quát, nhanh nhanh đi đến lượt tui nữa bác nào đó ơi!
...ở trong wc phát ra một tiếng lạnh lùng: "CÒN XƠI" 
***
nghe dzậy thằng e.who tắt đài luôn, 

hồi nhỏ đến lớn mẹ dạy rằng: ngoài Bắc nói XƠI = ĂN 

mấy chục năm sau e.who mới biết cũng có vùng người ta nói Còn Xơi = Còn Lâu 
đúng là các cụ bảo "biết 1 mà hổng biết 2" 
<hohyhung: chuyện biên tập lại>

+++++
GIẶT LÀ TẨY

có anh Hai trong Nam ra Bắc tìm tiệm giặt
anh ta lơ ngơ 1 lúc thì thấy có 1 cái bảng đề như sau: GIẶT LÀ TẨY
anh Hai bước vô tiệm thấy bà chị Cả thì hỏi liền: 
"ủa chị Hai! sao kỳ dzậy? GIẶT là GIẶT mà TẨY là TẨY, chứ GIẶT sao là TẨY được"
chị Cả nhanh nhảu đáp:
"cái chú này cóc biết zì hết,  là "LÀ" chứ không phải  là "là"
ặck, anh Hai ngọng như con nhộng lun...!!!???

(đến khi lấy vợ bắc thì ảnh mới hiểu "LÀ" là "ỦI" ;-)))
<hohyhung: st, biên tập lại>

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
để đây rảnh nghiên cứu:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t

hohyhung sưu tầm:
____________________________________
còn cái từ này mình cũng không rõ nguyên do
trước đây có từ Hùn Hiệp
sau này thường thấy dùng từ Hùn Hạp
mình đoán theo kiểu bắc cầu như sau:
Hiệp = Hợp
Hợp = Hạp
=> Hùn Hạp
chắc do Hợp có hai nghĩa:
__1. hợp sức, hợp tác
__2. phù hợp, giống nhau
______________________________________________
TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI NHẬT:

Một người Nhật đi tìm tổ tiên của mình. Anh đi khắp thế giới tìm nhưng vô vọng. Cuối cùng anh đến ga Vinh ở Việt Nam. Anh nghe người ta nói chuyện:
- Mi đi ga mô?
- Tau đi ga ni.
- Ga ni ga chi?
- Ga chi như ri?
(nghe thấy tiếng còi hụ)
- Đi ga ni, mi lo ra đi.
- Tau đi nghe mi!
Anh mừng rỡ reo lên "Đây chính là tổ tiên của người Nhật" rồi quỳ xuống lạy 2 vị tổ tiên kia
<st>
TB: có giả thuyết nói rằng người Nhật có gốc từ Tung Của, nhưng theo nghiên kíu, người Nhật cũng như người Đài Loan không bao giờ chấp nhận lý thuyết đó (Nhật & Đài nhận mình là một trong dòng Bách Việt - U Việt/Mân Việt [?])
___________________________________________________________
TIẾNG VIỆT CỔ

Tụi bây đừng bọ lợ cơ hội đọc nọ nhẹ ;PPP
http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Ro-trao-luu-hoc-Nghe-ngu-tren-cong-dong-mang/20114/142669.datviet

mình thấy có một số từ (phần lớn là động từ) trùng với cách phát âm của người Nam Bộ

vd:
Bứt = Bẻ
Dắc = Dắt
Hun = Hôn
Mần = Làm
Vô = Vào
Túi = Tối
Nhứt = Nhất
Rành = Rất
(Bọn)bây = Các bạn

TB: các bạn nên tìm hiểu thêm coi nguồn gốc ngôn ngữ của người Nam Bộ, sẽ thấy có điều hay đó

(mình cảm giác nhưng chưa có sư phụ để sưu tìm về việc người Nam Bộ sử dụng tiếng Nôm nhiều hơn người Bắc đó)

TỪ ĐIỂN MIỀN TÂY

Bắc kỳ
Miền Tây
(Nam kỳ)
từ gép (từ kép) 2 miền
nhóm từ ?!?



TỪ KÉP (TỪ GHÉP)



bát
chén
chén bát
cánh đồng bát ngát # cánh đồng chén ngát ???
bát (lại bát ?)
???
[B'] Bát tô: là bát ôtô
cốc
ly
ly cốc
ngũ cốc # ngũ ly ??? (zống mới)
nóng
nực
nóng nực
nóng bức # nực nội/nóng nực
bức
nóng
nóng bức

phố
đường
đường phố
đường Lê Văn Hiu # phố Lê Dzăn Hưu
đường
lộ

lộ trình: chương trình đường đi
bao
bọc
bao bọc

hàng
quán
hàng quán
phố hàng chiếu # đường quán chiếu ???
kỳ
ngộ
kỳ ngộ ???
anh này kỳ ghê # anh này ngộ ghê
hiếu kỳ # hiếu ngộ ???
to
lớn
to-lớn
ăn to nói lớn
lớn
bự

to ơi là to # bự tổ chảng
chậm
trễ
chậm trễ
đến chậm # đến trễ
chậm chân # trễ chưng ???
đau
nhức
đau-nhức
đau khổ #  ??? khổ 
ảnh
hình
hình ảnh
ảo ảnh # ảo hình
bếp
bếp-lò

đồng
ruộng
đồng-ruộng

bùn
sình
bùn-sình
gần sình mà chẳng hôi tanh mùi bùn
ươn
sình

???
chăn
mền
chăn-mền
chăn nuôi # ???
hát
ca
ca-hát
hát 1 bài ca # ca 1 bài hát
mắng
quát
quát mắng

mắng
la
la mắng

ngõ/ngách
hẽm
ngõ hẽm

thuê
mướn
thuê mướn
thuê nhà # mướn nhà
gầy
ốm
gầy-ốm

ốm/bệnh
bịnh


mãi
riết/miết
mãi-miết

thối
hôi
hôi-thối

vở
tập
tập-vở

thừa
dư-thừa

đùa
giỡn
đùa-giỡn

chút
tý-chút
đợi một tý # chờ một chút
làng
xóm
làng-xóm

nhỏ
nhỏ-bé
bé xíu # nhỏ xíu
chớp
nháy
chớp-nháy
chớp mắt # nháy mắt ???
nhìn
ngó
nhìn-ngó
nhìn đi chổ khác # ngó lơ
bổ
nhào
bổ-nhào

lộn
nhào
nhào-lộn

nhầm
lộn

Hột vịt lộn : trứng vịt nhầm
mau
lẹ
mau-lẹ
đi mau về lẹ
bơi
lội
bơi-lội
bơi qua sông # lội qua sông
tàu
xe
tàu-xe
tàu hỏa # xe lữa
thuyền
ghe
ghe-thuyền

kiêng
kỵ
kiêng-kỵ

không hợp
kỵ

kỵ rơ
buồn
rầu
buồn-rầu

bút
viết
bút-viết
cây bút để viết : cây viết để bút ?
kênh
rạch
kênh-rạch
kinh rạch
kênh
kinh

con kênh # con kinh
tầng
lầu
tầng-lầu
từng lầu
xuyên
thấu
xuyên-thấu

đợi
chờ
chờ-đợi
đợi một tý # chờ một chút




TỪ ĐỌC NGỌNG : LƯỜI PHÁT ÂM : NÓI NGỊU (NHỊU)
vào
dzô

đi ra đi vào # đi ga đi dzô
ra
ga (gia)


quý hóa
wý wá

quý hóa quá # wý wá wá ???
đánh/uýnh
wuánh/wuýnh

Ông ấy đánh bà ấy # Ổng wuánh Bả
đánh phấn # wuýnh phấn ???
với
dzới

Chư Bát Giới => Chư Chén Dzới? (ngộ à ha)
không
hông/hổng

không thèm # hổng thèm
tay
tai

chân tay # chưng tai
(số) sáu
(số) sáo

con số sáu # con số sáo
con Sáo # con Sáu ??? (con này mới)
đáy
đái

đáy quần # đái quần
diệu
gượu
rượu
cả 2 cùng ngọng
chạy mất/vọt
dzọt

dzọt lẹ
KỴ HÚY : KIÊNG HUÝ
hoa
bông
bông hoa
bông lúa # hoa lúa ???
bông tràm trỗ hoa # hoa tràm ra bông
hoa
huê

huê viên, huê kỳ
nhất
nhứt


cả
hai

anh Hai # anh Cả
cảnh
kiểng

cảnh đẹp # ??? đẹp




CÁC TỪ KHÁC (CHƯA PHÂN LOẠI)
chén
tách

chén chè # tách trà
muôi (môi)
dzá

ở giá # ở môi ???
xẻng
dzá (lại dzá ?)


đĩa
dĩa


chè
trà

trà đạo # chè đạo ???
thìa
muỗng

thìa là/thì là # muỗng là ???
túi
bịch

túi nilon # bịch nilon,
chuột túi # chuột bịch ???
đầy ắp
khẳm

chở bao nhiêu đạo thuyển không khẳm
chở bao nhiêu đạo thuyền không ắp ???
ngựa

chỗ mã # chỗ ngựa ???
đẹp mã # đẹp ngựa ???
tôi
tui

tôi không thèm # tui hông thèm
anh ấy
ảnh

anh ấy và chị ấy # ảnh dzới chỉ
chị ấy
chỉ


ông ấy
ổng


bà ấy
bả


ông ấy
ổng


cậu ấy
cẩu ???

cái này hổng ổn ???
thằng ấy
thẳng ???

cái này hổng ổn ???
hôm ấy
hổm

hổm rày, hôm hổm
này

đây này # đây nè
này nhé # nè nhá ???
mẹ

má hồng # mẹ hồng ???
bố
ba/cha

con Ba Ba # con Cha Cha ??? (con này mới)
chân
chưng

đau chân # nhức chưng
mắm chưng # mắm chân (món mới)
lỡ/nhỡ
hụt

nhỡ tàu hỏa # hụt xe lữa ???
lỡ tay # hụt tai ???
đái
tiểu

đái đường # tiểu đường
tiểu nhị # đái nhị (đái 2 lần à)
lon

bò lạc # lon đậu phộng
rán
chiên

cá chiên xù # cá rán xù (món mới)
thích
khoái


nhang
hương

bông Quỳnh hương # hoa Quỳnh nhang???
nến
đèn cầy


làm
mần

làm ăn # mần ăn
một mình
mình ên


lợn
heo

má heo # mẹ lợn ???
tiết
huyết

tiết lợn # huyết heo
trinh tiết # ??? (không giám dịch ;-))
ngan
vịt Xiêm


buốt
giá

lạnh buốt # lạnh giá
màn
mùng

giăng màn # mắc mùng
mùng
mồng

mùng một # mồng một
mùng tơi # mồng tơi
mào
mồng

mào gà # mồng gà # mùng gà ???
cân
ký<>cân

[N]: cân = 600gr (1cân=0.6ký)
ao
đìa


bể
hồ

bể nước # hồ nước
hồ con Rùa # bể con rùa
tóm
bắt


xơi
xực

trong ăn uống
bợp
bụp

bợp tai - bụp vô mặt
đút
nhét


váy
củng


giạ dày
bao tử


chính
chánh

hành chính # hành chánh
ông chánh án => ông Chính Án ;-)
ủi

giặt là tẩy (tại sao Giặt lại là Tẩy)???
nghìn
ngàn


abc (a bờ cờ)
abc (a bê xê)

bắc: K => Kờ ??? # Cờ
đỗ
đậu

đỗ đen # đậu đen
đỗ xe # đậu xe
chim đậu trên đọt cây # chim đỗ trên ngọn cây ???
tàu hỏa
xe lửa


xe ôtô
xe hơi


máy bay
phi cơ


công an
cảnh sát

Trưởng công an # cảnh sát trưởng # kiểng sát???
mép (bên)

bên sông # mé sông
ngọn
đọt

ngọn cây # đọt cây
béo
mập

mập ú : béo ụ
thối
thúi

mùi thối # mùi thúi
thối
thồi

thối tiền # thồi tiền
chứ hổng fải: Thúi Tiền nhé
bao nhiêu
bi nhiêu

bao nhiêu thì bao # bi nhiêu thì bi
thẳng tắp
thẳng băng


xe khách ()
xe đò


ngon (ăn/uống)
bắt

nhậu bắt quá
chiêm bao


mớ


(nguyên)
rặt

nói rặt giọng miền Tây
thái
xắt

thái rau lợn # xắt rau heo
(rất) nhiều
bộn

[N] kéo lưới được bộn cá
đầy/nhiều
nhóc

dưới kinh nhóc cá # dưới kênh đầy cá
mém

tý chết # mém chết
chộp giật
chụp giựt


chứ
chớ

nói dzậy chớ (chứ) hổng fải dzậy
đấy
đó

ở đây ở đấy # ở đây ở đó
thế giới đấy đây ;-P
(như in)
mài mại

nhớ mài mại
xả
xổ

xả nước # xổ nước
bận rộn
mắc kẹt

mắc kẹt công chuyện : bị bận việc
mất công
mắc công

(từ này hình như ít xài)
bị sao
mắc chứng

mày mắc chứng zì mà …
đắt
mắc

bán đắt # bán mắc (≠ đắt hàng)
giăng
mắc

giăng màn # mắc mùng
kiếm/lấy
dớt

[N] tui mới dớt được con nhỏ đó
[B'] tôi mới cưa được con bé đó
kính
kiếng


gương
kiếng

kiếng là KÍNH, mà kiếng cũng là GƯƠNG ???
cái vụ này giống BÁT là CHÉN mà BÁT cũng là TÔ
quý
qưới

quý nhân # qưới nhơn
nhân
nhơn

nhân nghĩa # nhơn nghĩa
huyện Nhơn Trạch => h. Nhân Trạch (;-P)
nhân
nhưng

nhân duyên # nhưng duyên
nhân bánh chưng # nhưng bánh téc
(sao hổng là nhơn bánh Téc)
chân
chơn

chân thành # chơn thành
huyện Chơn Thành => h. Chân Thành (:-P)
chân
chưng

chân thành # chưng thành
bánh chưng => bánh chân => bánh chơn ;-P
im lặng
thing

nín thing, làm thinh, im thinh
tính
tánh

tính cách # tánh cách
mão

mũ-áo # áo mão xông xênh
sinh
sanh

sinh thành # sanh thành
ầm ầm
rần rần

kéo nhau đi rần rần
lệnh
lịnh

quân lệnh # quân lịnh
nhạt nhẻo
lảng

[N] lảng xẹc, lảng nhách, lảng quẻ
trộn
ngào/nhào

[N] me ngào đường
to lớn
tổ chảng


to lớn
cành xì nái


kực kỳ/tuyệt
bá cháy

bá cháy => cháy nhiều
lung tung
tầm xàm-bá láp

tầm xàm bá láp # linh tinh lang tang
(giống) như đúc
y chang


xích
sên / xên?


lốp xe
vỏ xe


xăm
ruột


hợp
hạp

hợp rơ # hạp rơ
thư
thơ

làm thơ => làm thư ;-P
xoay mặt
xây mặt/day mặt

xây mặt ra đường lộ
trốn
núp

anh hùng Núp => anh hùng trốn ;-))
đọc chệch
nói trại bẹ


(lềnh bềnh)
lềnh khên

Lăn lóc, lềnh bềnh, lủng khủng
dưới thời
dưới trào


tiếc
uổng



võ tánh => vũ tính ???
chiều
bề

bề sâu, bề dài # chiều sâu, chiều dài
bệnh viện
nhà thương


cấp cứu
cứu thương

xe cứu thương
thảo cầm viên
sở thú

Bách Thảo, bách thú
sâu hoắm
sau hóm


nổi da gà
rởn gai ốc

rợn gai ốc
bóng
banh

đá banh
đoạn
khúc

đoạn quanh # khúc cua
rẽ
cua

rẽ bên trái : cua bên trái
bên phải
bên mặt

tay phải # tay mặt
ngắn
vắn

vắn số
thu
thâu

thu phục # thâu phục, thu tiền#thâu tiền
mồ
mả
mồ-mả

nghêng
nghing

nghêng ngang, nghêng chiến
nghing ngang, nghing chiến
kế
kề

kề bên, nằm kề
may mắn
hên

hên xui may rủi
không may
xui






HOA LÁ CÀNH
ngô
bắp


lạc (đậu)
đậu phộng
đậu phộng-lạc
đi lạc đường # đi đậu phồng đường
bò lạc # bò đậu phộng

đậu bắp

trái Đậu Bắp => quả Đỗ Ngô

đậu rồng

trái Đậu Rồng => quả Đỗ Long
đỗ
đậu


củ đậu
củ sắn

đậu # đỗ : củ đậu => củ đỗ
củ sắn
củ khoai mì


mướp đắng
khổ qua

hủ qua, ổ qua, hủ hoa
quất
tắc/hạnh

(giống nhau nhưng thực tế vẫn khác)
Quả Quất thường to hơn trái Tắc
quả trứng gà
lê-ki-ma






ĐỘNG VẬT, MUÔN THÚ
ngan
vịt Xiêm

(giống nhau nhưng thực tế vẫn khác)
vịt Xiêm thì thường bự hơn Ngan
lợn
heo


trứng vịt/gà
hột vịt/gà

trứng chim # hột ???
trứng le le # hột ???
trứng ngan/ngỗng # hột Vịt Xiêm/hột Ngỗng ???
vịt trời
le le










TIẾNG LAI TỪ NƯỚC NGOÀI
nạp
sạc
charge
sạc pin, sạc bình
lần ra/tìm ra
phăng
phăng-tơ-zi
phăng ra sự thật

banh-ta-lông










TIẾNG HOA : TIẾNG TIỀU (TRIỀU CHÂU) : TIẾNG QUẢNG
anh, chị
hia, chế


dì, cậu
ý, củ


đậu
đậu hủ/tàu hủ


đợi/chờ chút
xin tỳ


quá nhiều
quá xá pấu











GHI CHÚ:

*
[B'], [N] : Bắc, Nam
*
[H], [V] : Hoa (Tiều, Quảng,...), Việt
*
[Ngọng] : nói ngọng, nói nhịu/ngịu 
*
đôi khi người miền Tây lười phát âm, giống như chữ letter, centre/center phát theo kiểu Anh - Mỹ
*
nhiều từ xuất phát từ cách phát âm của Triều Châu, Quảng Đông, …
*
nhiều từ có lẽ là dùng tiếng Nôm (cái này đang tìm hiểu thêm, nếu đúng vậy thì ý thức của người miền Nam về xài chữ Nôm cao hơn người miền Bắc ???)
*
có bạn nào gành tiếng Tiều, Quảng,... thì giúp giùm nha
*
bà con tui hay lộn dấu hõi và dấu ngả, chữ D(dê) & Gi, chữ S(Xờ nặng) & X(Sờ nhẹ) ;-))
*
tụi tui còn hay bị lộn cái đuôi T & C (vì như: gạo lức (lứt), cỏ lức, rạch chiếc (chiết),...)

<hohyhung: sưu tầm & biên soạn>

6 nhận xét:

hohyhung nói...

Có một nhà nghiên cứu nhân chủng học người Nhật đi tìm nguồn gốc tổ tiên của dân tộc mình. Ông ta đã đi khắp thế giới để tìm kiếm nhưng vô vọng. Cuối cùng, ông trở về Châu Á và đặt chân đến Việt Nam. Ông đi tàu lửa từ ga Hà Nội. Vào đến ga Huế, tình cờ ông nghe được 2 người dân địa phương trò chuyện với nhau:
– Mi đi ga ni?
– Ừ, tau đi ga ni. Mi đi ga mô?
– Ga tê. Tau đi ga tê.
– Ga tê ga chi?
– Ga Lăng Cô tề.
– Răng đông như ri?
– Ri mà đông chi!
– Mi ra ga mô?
– Ra ga Nam Ô.
– Khi mô mi đi?
– Chừ chứ khi mô.
– Mi lo đi đi.
– Ừ, tau đi nghe mi!
Nhận ra cách phát âm ngôn ngữ của người dân địa phương ở đây không khác gì tiếng Nhật ngày nay, nhà nghiên cứu người Nhật đã mừng rỡ reo lên: “A! Đây chính là tổ tiên của người Nhật!”

Unknown nói...

Rất là hữa ích
Nó giúp cho mình hiểu hơn về ngôn ngữ ở miề Tâyy

Nặc danh nói...

Trong miền tây chữ "cậu ấy" không có dùng tới, chữ "cậu" dùng gọi 1 người nào đó lớn tuổi hơn là nam hoặc là 1 người có vai vế lớn hơn trong họ hàng
Còn "thằng ấy" thì tiếng miền tây gọi là "thằng đó" chứ không có gọi là "thẳng"

Mẹovatcuocsong7 nói...

Hay gúa bạng, bạng chỉ giúp mừng các phát âm dấu hỏi giọng miềng nam zới!!

Nặc danh nói...

Giọng miền Bắc dấu hỏi sẽ phát âm theo chiều hướng đi xuống của dấu(hạ tông).Bắt đầu bằng dấu hỏi kéo dài rồi. kết thúc bằng dấu nặng.Giống như luyến từ âm hỏi sang âm nặng. VÍ DỤ hỏi hỏi hỏi hỏi..họi.
Còn giọng miền Nam sẽ phát âm dấu hỏi ngang với tông giọng ban đầu của dấu hỏi mà k hạ tông như phát âm của miền Bắc. Kiểu : hỏi hỏi hỏi hỏi...hỏi

Nặc danh nói...

Xàm vãi

Đăng nhận xét