23 thg 11, 2010

Giải mã một số địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh

...Có lẽ không ít lần người dân thành phố cũng như các nhà nghiên cứu lên tiếng bàn bạc quanh việc viết đúng viết sai một số địa danh và tên đường hiện nay tại TP.HCM. Chẳng hạn viết Hàng Xanh hay Hàng Sanh, Gò Vấp hay Gò Vắp, Rạch Ông hay Rạch Ong (con ong) mới đúng?...

Dia danh va ten duong Sai Gon dang bi viet sai

Sương Nguyệt Anh hay Sương Nguyệt Ánh?
Thật ra, đề Sương Nguyệt Anh là đúng. Nguyên ban đầu chỉ có hai chữ Nguyệt Anh (con gái thứ 5 của cụ Nguyễn Đình Chiểu có sắc đẹp và tài làm thơ) đến sau ngày chồng qua đời bà thêm chữ Sương tức "người đàn bà góa chồng" đứng trước để thành biệt hiệu Sương Nguyệt Anh. Bà làm chủ bút tờ báo phụ nữ đầu tiên xuất bản ở Sài Gòn năm 1918 là tờ Nữ giới chung (tiếng chuông của giới nữ). Cũng có bạn viện lẽ lâu nay người dân quen gọi rồi thì Anh với Ánh cũng không sao. Nói thế chưa ổn, vì tên cha mẹ đặt cho, hoặc bút hiệu của chính các tác giả chọn lấy, người sau cần phải tôn trọng không được sửa đổi tùy ý, dầu là theo "thói quen" lâu ngày.

Một số trường hợp viết sai như trên cũng được các nhà văn, nhà nghiên cứu như Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Nguyễn Đình Đầu, Lê Trung Hoa đề cập đến, hoặc đã được nêu lên trong những công trình biên soạn về Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh mấy chục năm qua.

Gần đây nhất, trong bộ sách nhiều tác giả: Hỏi đáp về Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh do NXB Trẻ in quý II/2006 gồm 6 tập, TS Quách Thu Nguyệt chủ biên, có nêu rõ một số tên đường bị viết sai: Kha Vạn Cân (Thủ Đức), Trần Khắc Chân (Phú Nhuận), Trương Quốc Dung (Phú Nhuận), Hồ Huấn Nghiệp (Q.1) và cho rằng: "viết đúng phải là: Kha Vạng Cân, Trần Khát Chân, Trương Quốc Dụng, Hồ Huân Nghiệp".

Hàng Xanh hay Hàng Sanh?
Bây giờ đến các địa danh như ngã ba Hàng Xanh, chợ Hàng Xanh, gốc tích tên gọi này từ đâu có? Nhiều người giải thích do ngày trước dân cư chưa đông đúc, nhà cửa đường sá chưa mọc lên dày đặc, vùng này vốn trồng nhiều cây xanh sát nhau, lên xanh um kéo dài từ nút giao thông Hàng Xanh hiện nay đến tận chợ Bà Chiểu nên được gọi nôm na là "hàng xanh", sau thành địa danh chính thức.

Nhưng theo các nhà nghiên cứu địa danh học và sách đã dẫn trên phải viết Hàng Sanh mới đúng. Là vì, ngày trước vùng này trồng rất nhiều cây có tên Sanh, mà Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của cho biết Sanh là "một loại cây da, lá nhỏ" trồng dọc hai bên đường ở khu vực trên nên gọi Hàng Sanh.

Gò Vấp hay Gò Vắp?
Còn Gò Vấp thật ra là Gò Vắp nguyên là vùng đất cao có trồng nhiều cây vắp. Loại cây này thân gỗ rất cứng thuộc họ măng cụt, hiện vẫn trồng nhiều nơi tại TP.HCM như khuôn viên vườn Tao Đàn, khu vực đường Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương gần đó.

Rạch Ông hay Rạch Ong?
Rạch Ông (Q.8) với tên gọi Rạch Ông lớn và Rạch Ông nhỏ, thật ra là Rạch Ong (rạch có nhiều ong đến làm tổ). Địa danh này trong các cuốn sách cổ như Gia Định thành thông chí và Đại nam nhất thống chí đều dịch sang chữ Hán là Đại Phong Giang và Tiểu Phong Giang (phong nghĩa là con ong).

Chí Hòa hay Kỳ Hòa?
Chí Hòa được người Pháp viết là Kihoa, đến khi người Việt xem tài liệu của người Pháp lại đọc thành... Kỳ Hòa!

Cát Lái hay Các Lái?
Hiện có một số nơi gắn liền với tên gọi Cát Lái như: ngã ba Cát Lái, bến phà Cát Lái, phường Cát Lái (Q.2) hoặc sông Cát Lái, rạch Cát Lái lớn, rạch Cát Lái bé (Cần Giờ).
Theo các nhà nghiên cứu viết như thế là vô nghĩa. Nguyên các vùng kể trên ngày xưa các lái buôn tụ về buôn bán nên dân gian gọi là vùng của các lái. Vì vậy đúng ra viết Các Lái mới có nghĩa.

Rạch Chiếc hay Rạch Chiết?
Qua khỏi cầu Sài Gòn có Rạch Chiếc, sách đã dẫn cho viết như thế không đúng, mà phải viết là Chiết (t thay vì c), vì xưa rạch này có nhiều cây chiết là "thứ cây mọc hoang, thấp nhỏ, lá lớn, hay mọc hai bên mé sông, thường ra lá non, mùi chát chát có thể ăn như rau". Trường hợp viết và đọc sai về Rạch Chiếc cũng tương tự như địa danh Cát Lái trên.

Một số địa danh khác...
Hóc Môn:
Theo PGS.TS Lê Trung Hoa, trong địa danh Hóc Môn, chữ hóc là âm cổ của hói, chỉ dòng nước nhỏ, môn là cây môn nước, hàm nghĩa là dòng nước nhỏ có nhiều cây môn mọc quanh.

Văn Thánh:
Địa danh Văn Thánh (Bình Thạnh) là do khu ấy Tổng trấn Gia Định thành là Lê Văn Duyệt cho xây miếu Văn Thánh (là miếu thờ ông Thánh về văn hóa tức Khổng Tử) để khuyến khích việc học hành.

Ký Thủ Ôn:
Địa danh Ký Thủ Ôn (Q.8) lấy tên một người Hoa thường gọi: Ký Thông. Ông tham gia kháng chiến, hoạt động bí mật trong chính quyền Sài Gòn, giả vờ hợp tác với Ngô Đình Diệm và tử trận trong khi giao chiến với quân Bình Xuyên.

Bến Dược:
Địa danh Bến Dược có hai giả thuyết. Thuyết thứ nhất cho rằng xuất phát từ cái bến của quân giải phóng dùng vượt qua sông Sài Gòn thời chống Mỹ. Thuyết thứ hai cho là vùng này chuyên trồng cây thuốc Nam nên dùng từ dược để gọi. Sau này người ta tìm được địa danh xóm Bà Dược. Dược là tên một người phụ nữ, nên cái bến tại xóm này chắc ban đầu mang tên bến Bà Dược, sau rút gọn: Bến Dược, và thành tên vùng Bến Dược.
(Nguồn báo Thanh Niên)

Địa danh và tên đường Sài Gòn đang bị viết sai

Có lẽ không ít lần người dân thành phố cũng như các nhà nghiên cứu lên tiếng bàn bạc quanh việc viết đúng viết sai một số địa danh và tên đường hiện nay tại TP.HCM. Chẳng hạn viết Hàng Xanh hay Hàng Sanh, Gò Vấp hay Gò Vắp, Rạch Ông hay Rạch Ong (con ong) mới đúng?

Chúng ta thử bắt đầu bằng dấu hỏi về một con đường khá quen thuộc ở quận 1: Sương Nguyệt Anh hay Sương Nguyệt Ánh? Tấm bảng đặt kiên cố ở đầu đường ghi rõ rành rành: "đường Sương Nguyệt Anh". Nhưng trên bảng hiệu treo trước cửa các công ty, nhà hàng, quán ăn, thẩm mỹ viện cũng như văn phòng đại diện Hội Mỹ thuật Việt Nam mở trên đường này đều có đề thêm dấu sắc trên chữ Anh thành: Sương Nguyệt Ánh.

Thật ra, đề Sương Nguyệt Anh là đúng. Nguyên ban đầu chỉ có hai chữ Nguyệt Anh (con gái thứ 5 của cụ Nguyễn Đình Chiểu có sắc đẹp và tài làm thơ) đến sau ngày chồng qua đời bà thêm chữ Sương tức "người đàn bà góa chồng" đứng trước để thành biệt hiệu Sương Nguyệt Anh. Bà làm chủ bút tờ báo phụ nữ đầu tiên xuất bản ở Sài Gòn năm 1918 là tờ Nữ giới chung (tiếng chuông của giới nữ). Cũng có bạn viện lẽ lâu nay người dân quen gọi rồi thì Anh với Ánh cũng không sao. Nói thế chưa ổn, vì tên cha mẹ đặt cho, hoặc bút hiệu của chính các tác giả chọn lấy, người sau cần phải tôn trọng không được sửa đổi tùy ý, dầu là theo "thói quen" lâu ngày.
Dia danh va ten duong Sai Gon dang bi viet sai

Tên đường viết sai trên nhiều bảng hiệu vẫn treo đầy...

Một số trường hợp viết sai như trên cũng được các nhà văn, nhà nghiên cứu như Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Nguyễn Đình Đầu, Lê Trung Hoa đề cập đến, hoặc đã được nêu lên trong những công trình biên soạn về Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh mấy chục năm qua.

Gần đây nhất, trong bộ sách nhiều tác giả: Hỏi đáp về Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh do NXB Trẻ in quý II/2006 gồm 6 tập, TS Quách Thu Nguyệt chủ biên, có nêu rõ một số tên đường bị viết sai: Kha Vạn Cân (Thủ Đức), Trần Khắc Chân (Phú Nhuận), Trương Quốc Dung (Phú Nhuận), Hồ Huấn Nghiệp (Q.1) và cho rằng: "viết đúng phải là: Kha Vạng Cân, Trần Khát Chân, Trương Quốc Dụng, Hồ Huân Nghiệp". Bây giờ đến các địa danh như ngã ba Hàng Xanh, chợ Hàng Xanh, gốc tích tên gọi này từ đâu có? Nhiều người giải thích do ngày trước dân cư chưa đông đúc, nhà cửa đường sá chưa mọc lên dày đặc, vùng này vốn trồng nhiều cây xanh sát nhau, lên xanh um kéo dài từ nút giao thông Hàng Xanh hiện nay đến tận chợ Bà Chiểu nên được gọi nôm na là "hàng xanh", sau thành địa danh chính thức. Nhưng theo các nhà nghiên cứu địa danh học và sách đã dẫn trên phải viết Hàng Sanh mới đúng. Là vì, ngày trước vùng này trồng rất nhiều cây có tên Sanh, mà Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của cho biết Sanh là "một loại cây da, lá nhỏ" trồng dọc hai bên đường ở khu vực trên nên gọi Hàng Sanh.

Còn Gò Vấp thật ra là Gò Vắp nguyên là vùng đất cao có trồng nhiều cây vắp. Loại cây này thân gỗ rất cứng thuộc họ măng cụt, hiện vẫn trồng nhiều nơi tại TP.HCM như khuôn viên vườn Tao Đàn, khu vực đường Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương gần đó. Rạch Ông (Q.8) với tên gọi Rạch Ông lớn và Rạch Ông nhỏ, thật ra là Rạch Ong (rạch có nhiều ong đến làm tổ). Địa danh này trong các cuốn sách cổ như Gia Định thành thông chí và Đại nam nhất thống chí đều dịch sang chữ Hán là Đại Phong Giang và Tiểu Phong Giang (phong nghĩa là con ong). Chí Hòa được người Pháp viết là Kihoa, đến khi người Việt xem tài liệu của người Pháp lại đọc thành... Kỳ Hòa!

Hiện có một số nơi gắn liền với tên gọi Cát Lái như: ngã ba Cát Lái, bến phà Cát Lái, phường Cát Lái (Q.2) hoặc sông Cát Lái, rạch Cát Lái lớn, rạch Cát Lái bé (Cần Giờ). Theo các nhà nghiên cứu viết như thế là vô nghĩa. Nguyên các vùng kể trên ngày xưa các lái buôn tụ về buôn bán nên dân gian gọi là vùng của các lái. Vì vậy đúng ra viết Các Lái mới có nghĩa. Qua khỏi cầu Sài Gòn có Rạch Chiếc, sách đã dẫn cho viết như thế không đúng, mà phải viết là Chiết (t thay vì c), vì xưa rạch này có nhiều cây chiết là "thứ cây mọc hoang, thấp nhỏ, lá lớn, hay mọc hai bên mé sông, thường ra lá non, mùi chát chát có thể ăn như rau". Trường hợp viết và đọc sai về Rạch Chiếc cũng tương tự như địa danh Cát Lái trên.

Gốc tích và ý nghĩa một số địa danh

Theo PGS.TS Lê Trung Hoa,
+ trong địa danh Hóc Môn, chữ hóc là âm cổ của hói, chỉ dòng nước nhỏ, môn là cây môn nước, hàm nghĩa là dòng nước nhỏ có nhiều cây môn mọc quanh.
+ Địa danh Văn Thánh (Bình Thạnh) là do khu ấy Tổng trấn Gia Định thành là Lê Văn Duyệt cho xây miếu Văn Thánh (là miếu thờ ông Thánh về văn hóa tức Khổng Tử) để khuyến khích việc học hành.
+ Địa danh Ký Thủ Ôn (Q.8) lấy tên một người Hoa thường gọi: Ký Thông. Ông tham gia kháng chiến, hoạt động bí mật trong chính quyền Sài Gòn, giả vờ hợp tác với Ngô Đình Diệm và tử trận trong khi giao chiến với quân Bình Xuyên.

Địa danh Bến Dược có hai giả thuyết. Thuyết thứ nhất cho rằng xuất phát từ cái bến của quân giải phóng dùng vượt qua sông Sài Gòn thời chống Mỹ. Thuyết thứ hai cho là vùng này chuyên trồng cây thuốc Nam nên dùng từ dược để gọi. Sau này người ta tìm được địa danh xóm Bà Dược. Dược là tên một người phụ nữ, nên cái bến tại xóm này chắc ban đầu mang tên bến Bà Dược, sau rút gọn: Bến Dược, và thành tên vùng Bến Dược.

Hồng Hạc
(lược ghi)

Giao Hưởng
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

Những Địa Danh Mang Tên 'Ông', 'Bà' Ở Sài Gòn

Nguyễn Trí Đức

Đầu tiên được nói đến Bà Nghè, tên gọi hồi trước của con rạch Thị Nghè quận 1 sát bên Sở thú Sài Gòn. Trong Gia Định phú do Phan Văn Thị sáng tác có câu ví ngộ nghĩnh.

Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải,
Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt, lá chàm rai.

Tôi chịu thua, tìm cả trong tự điển cây "chàm rai" là cây gì, mà lá nó xanh dữ vậy.

Nội ô Sài Gòn - còn có một bà cũng nổi tiếng đó là Bà Chiểu, nằm trên địa bàn phường 1, 2 và 14 thuộc quận Bình Thạnh. Khu vực này có cái chợ cùng tên Bà Chiểu tấp nập ngày đêm, chủ yếu là bán lẻ. Có câu ca dao, nghe cũng vui tai:
Xe mui chiều thả chung quanh
Đôi vòng Bà Chiểu thích tình dạo chơi.

Có lẽ nổi tiếng nhất trong các bà là Bà Điểm. Tương truyền bà Điểm là một chủ quán nước chè vùng Tân Thới Nhứt, Hóc Môn, có 18 thôn vườn trầu, nơi một thời Trung ương Đảng ta và Xứ ủy Nam Kỳ đóng trụ sở. Giở sử trước nữa, nơi đây Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định từng hoạt động (khoảng năm 1861).

Nói cho ngay, người Sài Gòn xưa hay đặt cho con rạch, chiếc cầu, một địa danh, một con đường, con hẻm một cái tên (hoặc bà hoặc ông) trước là dễ nhớ, sau là ghi lại công tích của người đó góp cho dân trong vùng; thứ nữa nhìn hình vóc của khu vực đó mà đặt.

Thí dụ: Bà Quẹo, là khu vực gồm các phường 13, 14 quận Tân Bình. Ai đi trên đường Cách mạng Tháng Tám nối liền đường Trường-Chinh lên Tây Ninh, vọt thẳng biên giới với Cam-pu-chia, có một ngã ba, nếu nhà ở hướng lộ 14 thì quẹo trái (rẽ) vào.

Hay Bà Đô, là con rạch ở phường 1, quận 5, thông từ các ao, đầm ra rạch Bến Nghé, nay bị lấp rồi. Bà Đô còn là tên chiếc cầu ở đầu đường Hàm Tử bắc qua rạch Bà Đô (còn gọi là Thị Đô). Dân chèo ghe ở Sài Gòn hồi trước, qua đây hay hát:

Kể từ chợ Sỏi trở vô
Xóm Lá là chợ, Thị Đô là cầu.

Hay như Bà Thuông, tên chiếc cầu trên kênh Tàu Hũ, từ đầu đường Tản Đà đến đầu đường Phú Định. Trong Gia Định phú có câu ví rất hay:

Giếng Bà Nhuận rạch cam tuyền, trai gái nhảy thỏa tình khát vọng Cầu Bà Thuông đường quan lộ gần xa đều phỉ chí quy lai.

Tên cầu, tên rạch, tên khu vực nào đó có từ Bà rất nhiều. Như: rạch Bà Bướm có tên từ 1902 ở phường Tân Thuận Đông, quận 7 chảy vào sông Sài Gòn, nay nằm trong khu chế xuất Tân Thuận. Sông Bà Cả Bảy chảy qua hai xã Trung Lập Thượng và Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi dài 15 km từ ranh giới với Tây Ninh đến sông Láng Thé. Bà Hom vừa là khu vực phường 13, 14, quận 6 giáp ranh với Tân Bình và Bình Chánh, vừa là chiếc kênh ở xã Tân Tạo. Bà Tàng, vừa là các rạch ở phường 7, quận 8, cũng là tên chiếc cầu bắc qua rạch Lào trên đường Phạm Thế Hiển. Rồi Bà Tà, Bà Lài, Bà Hồng, Bà Lát, Bà Nghiêm, Bà Chủ, Bà Tàng, Bà Thiên, Bà Tiếng, Bà Xếp... cũng là cầu, là rạch, là tên riêng vùng đất. Như tên Bà Khắc là chiếc cầu xưa ở vùng Cầu Kho quận 1. Khắc trong tiếng Nam Bộ còn gọi là Khấc, để cầu khỏi trơn trợt.

Trong bài Cổ Gia Định phong cảnh vịnh có câu:

Trên cây Da Còm, nỡ để ông già gùi đội
Dưới đường Cầu Khắc, chi cho con trẻ lạc loài.

Chiếc cầu Bà Khắc (hay Khấc) này thời nay không còn nữa.

Nhiều tên đường cũng tên bà, như đường Bà Huyện Thanh Quan trên địa bàn phường 6, 7, 9 quận 3, hồi Pháp có tên là Rue Nouvelle, đến năm 1920 đổi thành Pierre Fladin. Năm 1955 mới có tên Bà Huyện Thanh Quan đến ngày nay.

Bà Ký là đường trên địa bàn phường 9, quận 6. Bà Lài là đường nối từ đường Phạm Văn Chí với Lò Gốm, nay tên đường mới là Đặng Thái Thân. Bà Lê Chân ở Tân Định. Năm 1906 có tên là Frostin. Đến 19-10-1955 đổi lại thành đường Bà Lê Chân. Bà Triệu nằm sau Bệnh viện Chợ Rẫy, thời Pháp có tên là Merlande. Năm 1955 mới đổi thành Bà Triệu... Chắc là còn nhiều "bà" nữa mà người viết chưa có vinh hạnh làm quen xin mọi người tìm thêm nữa.

Cũng lạ, khi đặt tên cho cái rạch, con sông, chiếc cầu, hay địa danh một vùng đất gắn với một bà nào đó, thì có cả ca dao, câu hát, câu ví dí dỏm. Nhưng, với cánh đàn ông thì thiệt là khô khan, chả thơ phú, câu vè, câu đố nào. Dù sao, có bà thì phải có ông, bởi thiếu ông nghe như trống trải trong lòng vậy.

Ở Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, địa danh mang tên năm ông sau đây, cứ nhắc tới thì cả nam, phụ, lão, ấu ai cũng rành.

Đầu sổ là Ông Lãnh. Gắn liền với Ông Lãnh là chiếc cầu. Dạ, Cầu Ông Lãnh, rồi chợ Cầu Ông Lãnh, và phường Cầu Ông Lãnh (Nói nhỏ: chỗ này hồi trước bụi đời dữ lắm nghen, nay thì đỡ nhiều rồi). Đúng là có cầu, có chợ, có phường 100%, nhưng thử hỏi cắc cớ: vậy Ông Lãnh là ai vậy, thưa bà con, thì nghe chừng ngắc ngứ lắm! Có giả thuyết cầu này do ông Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (1798 - 1866) đóng quân ở đồn Cây Mai, Thủ Thiêm và tại đình Nhơn Hòa, quận 1 gần chiếc cầu. Vả lại, năm 1885, Trương Vĩnh Ký có viết rằng chiếc cầu gỗ do ông lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh binh Thăng này, chớ không phải ai khác. Cũng có người bảo, cầu này ở cạnh một ông lãnh sự, nên đặt chết tên luôn. Nghe chừng chuyện này không thuyết phục mấy.

Hai là Ông Thượng. Người Sài Gòn trọng tuổi một chút nghe đến vườn Ông Thượng thì biết ngay là Công viên văn hóa Tao Đàn thuộc quận 1 bây giờ. Chớ hỏi bọn trẻ, chưa chắc hiểu vườn Ông Thượng ở đâu. Vả lại, Ông Thượng là tên dân gian gọi tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt những thập niên 20 và 30 của thế kỷ 19. Nghe nói, vườn Ông Thượng hồi đó hay có gánh hát đến biểu diễn, cả cải lương lẫn hát bội, và Nguyễn Đình Chiểu hồi nhỏ cũng hay đến đây coi tuồng hát bội.

Ba là Ông Tố. Giồng Ông Tố là vùng đất thuộc quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, hồi năm nẳm, ở vùng này còn nhiều cọp beo và nhiều ve lắm, nên có câu:

Coi cọp, xuống Thị Nghè
Ăn ve, lên Ông Tố.

Ve mà nướng lên ăn cũng thơm như cào cào, châu chấu vậy. Không rõ ông Trương Vĩnh Tố có làm quan chức gì, chỉ biết ông ở gần đấy và khu đất cao (gọi là giồng) có lẽ là của ông chăng?

Bốn là Ông Tạ. Là chợ mang tên một thầy thuốc nam nổi tiếng Trần Văn Bỉ (còn gọi là Tạ Thủ). Chợ Ông Tạ còn là vùng đất thuộc các phường 3, 4, 5, 7 của quận Tân Bình. Nói thêm: Dân ghiền thịt chó nghe đến chợ Ông Tạ là gợi ngay đến các hàng thịt chó nằm trên đường Cách mạng Tháng Tám treo lủng lẳng cả chục con thui vàng rực, coi bắt mắt lắm.

Năm là Ông Thìn. Cầu Ông Thìn bắc qua sông Cần Giuộc, nối hai xã Đa Phước và Quy Đức, huyện Bình Chánh trên tỉnh lộ 50. Dân gian truyền rằng Ông Thìn là tên người lái đò đưa khách sang sông. Cầu Ông Thìn được bắc dã chiến năm 1925, nay đã nâng thành cầu đúc dài 162 m.

Có cái tên ông rất nổi tiếng ở Sài Gòn này. Đó là Lăng Ông (dân thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu). Đây là lăng của Tả quân Lê Văn Duyệt, được xây trên khuôn viên khá rộng 18.500 m2. Nghe rằng tác giả công trình này về sau xây lăng Tự Đức ở Huế. Ngày 16-11-1988, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận Lăng Ông là di tích kiến trúc nghệ thuật. ở lăng có bốn cột gỗ chạm rồng rất đẹp ở chánh điện. Cổng tam quan có cây thốt nốt tạo vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch.

Ở Sài Gòn, còn có Chùa Ông là chùa thờ Quan Công (Quan Vân Trường) tại xã Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Đức.

Tên đường chỉ duy nhất có Ông ích Khiêm. Gắn với tên ông còn có rạch, cầu Ông Buông ở quận 6 (dài độ 2.800 m từ ngả ba rạch bến Trâu và Tân Hóa tới rạch Lò Gốm); rạch Ông Cái ở quận 2, rạch Ông Cốm, Ông Đồ ở Tân Túc, Bình Chánh, rạch Ông Điền từ đất Cần Giuộc đổ vào sông Nhà Bè, rạch Ông Đội ở quận 7, rạch Ông Mưu ở Bình Chánh; rạch Ông Nghĩa ở xã An Thới Đông, Cần Giờ từ rừng lá đến sông Lòng Tàu. Có cầu Ông Lớn bắc qua kinh Tàu Hủ; cầu Ông Nhiêu, cầu Ông Thìn, cầu Ông Tiều... Rồi đập Ông Hiền ở xã Bình Hưng dài đến ba cây số.

Quả tình, gắn với tên ông thì còn nhiều lắm, nhưng xin tạm dừng ở đây.
http://www.lien-hoa.net/NhungDiaDanh.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét