6 thg 12, 2012

UNESCO chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương


(VOV) - Lúc 18h09 (giờ VN, 6/12), UNESCO đã công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

  • Đền thờ Hùng Vương tại Phú Thọ

3 thg 12, 2012

Hải quân Việt - Trung từng phối hợp tác chiến thời Nguyễn - Thanh


Thuyền bọc đồng thời Minh Mệnh được chạm trên Cao đỉnh - Nguồn: Covathue.com


Lịch sử ghi nhận đã từng có cuộc phối hợp hành quân giữa hải quân hai nước Việt - Trung từ thế kỷ XIX. Lúc bấy giờ bọn cướp biển Trung Quốc, Việt Nam cấu kết với nhau, thường cướp phá tại vùng biển tỉnh Quảng Ðông, Trung Quốc và duyên hài miền bắc Việt Nam. Vua Ðạo Quang nhà Thanh sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Lô Khôn chuẩn bị cuộc hành quân ; cùng thông báo cho vua Minh Mệnh nước ta, đề nghị một cuộc hành quân hợp đồng hai nước.


Với những tư liệu lịch sử còn chép lại trình bày dưới đây, có thể đánh đổ lập luận của nhà biên khảo Hàn Chấn Hoa (Trung Quốc), cho rằng thuyền của nhà Nguyễn sai đi hàng năm không thể đến được đảo Hoàng Sa (Paracel). Nói một cách rõ hơn, với tốc độ 1 ngày 1 đêm chạy được 300 km, vậy qua thời gian 3 ngày 3 đêm như Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Ðôn chép, thuyền của Việt Nam thừa sức đến được quần đảo Hoàng Sa.


Kết quả của cuộc hành quân phối hợp cho thấy, hải quân nhà Nguyễn (Việt Nam) khi đó hiệu quả và lợi hại hơn nhiều so với các chiến thuyền của nhà Thanh.


Hồ Bạch Thảo


Mục đích bài viết này không chỉ đơn thuần so sánh hơn thua về hải quân hai nước, đây là một công trình khoa học nhắm vạch ra điều sai trái của nhà biên khào Trung Quốc Hàn Chấn Hoa, trong tác phẩm Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hối biên (1). Qua tác phẩm này họ Hàn đã phủ nhận việc nhà Nguyễn nước ta từng cho quân lính hàng năm đến quần đảo Hoàng Sa tức Paracel, với lý do là thuyền của nước ta không có khả năng đến đó, và cái mà sử nước ta gọi là Hoàng Sa chỉ là đảo gần bờ như Lý Sơn mà thôi. Ông viết (2) :