6 thg 10, 2020

ABC abc - Biết rồi - khổ lắm - nói mãi...


CÒ : “cờ o co huyền cò” chứ không thể “xê o xo huyền xò”
CÁ : xê a xa sắc xá

A-Tờ-Mờ
...

(*)
Hai cách đọc cùng tồn tại cả trăm năm

Tôi xin cung cấp một thông tin: cách nay hơn 100 năm, năm 1909, ở Sài Gòn có xuất bản quyển Syllabaire quốc - ngữ (Sách vần quốc ngữ) của Diệp Văn Cương. Về tên và cách đọc các chữ cái, sách đó dạy thế này:

... B (thì đọc là bê - bờ), C (thì đọc là xê - cờ), D (thì đọc là dê - dờ), Đ (thì đọc là đê - đờ)...

Như vậy (theo sách này thì):

1) Cả trăm năm nay ở ta đã có hai cách đọc tên các chữ cái.

2) Bảng chữ cái đọc là a bê xê... không phải là “nét văn hóa của một miền Nam ôn hòa” như ý kiến của bạn Đ.T.L. (TT, 25-4-2010).

3) Chỉ cần bỏ đi cách đọc “Anh hóa” các chữ tắt tiếng Việt là mọi chuyện lại vẫn như cũ. Cố thống nhất chỉ có một cách đọc tên các chữ cái sẽ làm rối thêm tiếng Việt.

Nguyễn Đức Dân

Đọc chữ cái khác với đánh vần

Tôi đề nghị cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt a, b, c, d, đ là “a, bê, xê, dê, đê...” theo cách đọc chữ quốc ngữ ban đầu của Việt Nam.

Về phát âm, khi học sinh học ghép vần tiếng Việt, bắt buộc phải phát âm (pronounce) các chữ a, b, c... là /a/, /bờ/, /cờ/... để dễ đọc chữ. Cách phát âm này được áp dụng từ phong trào Bình dân học vụ (1945) đến nay. Đây là cách phát âm rất hợp lý và rất đúng về ngôn ngữ học.

Chẳng hạn khi phát âm chữ “cá”, chúng ta phải đọc là “cờ-a-ca- sắc-cá”. Không thể đọc “xê-a-ca-sắc-cá”, vừa khó đọc và sai về phương diện phát âm (phonology), vì đang đọc “xê-a“ đáng lẽ phải đọc là “xê-a-xa”, không thể chuyển sang “xê-a-ca“ được.

Cũng xin nói thêm ngôn ngữ nói (spoken language) có trước ngôn ngữ viết (written language). Vì vậy phải ưu tiên cho phát âm, ghép vần tiếng Việt để học sinh đọc được dễ dàng. Tiếng Việt là một ngôn ngữ học rất nhanh. Chỉ sau vài tháng là học sinh lớp 1 đã ghép vần đúng các sự vật xung quanh mà các em nhìn thấy.

NGỌC MINH


(**)
Bản thân tôi đã được nghe cháu ngoại đọc báo và không thể hiểu nổi “Bộ Lờ Đờ Tờ Bờ Xờ Hờ” là cái gì. Mãi cho đến lúc nhìn vào mặt chữ in trên tờ báo mới giật mình vì đó là những chữ viết tắt: Bộ LĐ-TB-XH (Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội)! Các bậc ông bà, cha mẹ không dám sửa vì con cháu luôn có điệp khúc: “Cô giáo bảo thế!”.

Xem quảng cáo trên TV về việc cài đặt GPRS trên điện thoại di động thì phát thanh viên miền Bắc đọc là “Gờ Pờ Rờ Sờ” còn trong Nam lại phát âm là “Giê Pê Rờ Ét”… (Nếu trung thành với cách phát âm cũ ABC thì phải là “Giê Pê E Rờ Ét” chứ). Xem đá bóng thì có đội “Mờ U” ở miền Bắc và “Em U” ở trong Nam… dù đó chỉ là một đội Manchester United (MU) tận bên Anh!
...


https://youtu.be/R2frjzrC5Jg

 ============================
  đăng bởi: hohyhung:
  http://hohyhung.blogspot.com/
 ============================