29 thg 8, 2011

Sự hình thành các dân tộc vùng Đông-Nam-Á

[trích lược trong quyển sách của tác giả Hà Văn thuỳ]

 Homo Sapiens (người khôn ngoan) từ châu Phi thiên di tới Trung Ðông. Từ Trung Ðông một nhóm rẽ sang phía Ðông đi qua Pakistan, Ấn Ðộ rồi men theo bờ biển Nam Á. Nhóm người này đến Ðông Nam Á vào khoảng 60-70.000 năm trước. Họ nghỉ ngơi ở đây khoảng 10.000 năm rồi chia tay nhau: 50.000 năm trước đặt chân tới châu Úc, 40.000 năm trước tới New Guinea... Một bộ phận đi tiếp lên phía Bắc, tới Trung Hoa. Từ đây, họ đi xa hơn nữa tới Siberia, băng qua eo biển Bering tới Alasca vào châu Mỹ, thành người thổ dân châu Mỹ.(14) ) 

 kết luận của Nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa Lý Huỳnh (Li Jin) cùng nhóm của ông ở Ðại học Tổng hợp Texas qua công trình khảo sát nhân tố microsatellites lặp lại liên tục trong chuỗi xoắn DNA của 43 nhóm người Hoa phân bố khắp châu Á...


NGƯỜI VIỆT LÀ AI TRONG SỰ HÌNH THÀNH NÓI TRÊN?

Từ những dữ kiện nghiên cứu mới nhất, có thể nhận định về cội nguồn người Việt như sau: 

* Khoảng 60 đến 70.000 năm trước: Sau khi từ Ðông Phi thiên di tới Trung Ðông, người Homo Sapiens rời Trung Ðông vượt qua Pakistan, Ấn Ðộ rồi theo bờ biển Nam Á đặt chân đến miền Trung và miền Bắc Việt Nam.
* Trong khoảng 10.000 năm dừng chân tại đây, hai đại chủng người tiền sử là Mongoloid và Australoid đã hòa huyết tạo thành hai nhóm loại hình Indonesien và Melanesien cùng một số loại hình chuyển tiếp giữa chúng đồng thời mở rộng địa bàn cư trú ra khắp lục địa Ðông Nam Á . 
* 50.000 năm trước, một số nhóm người di chuyển xuống châu Ðại Dương thành thổ dân Úc hiện nay.
* 40.000 năm trước, một số nhóm di cư đến New Guinea.
* Khoảng 30.000 năm trước người từ lục địa đã tới khắp các đảo lớn ngoài khơi Ðông Nam Á.
* Khoảng 40.000 năm trước, khi băng hà tan, một nhóm người Mongoloid sống biệt lập tại phía Tây Bắc Ðông Nam Á, không có sự hòa huyết với người Australoid, di cư lên phía Bắc theo con đường qua đất Ba đất Thục lên sống ở miền Tây Bắc Trung Quốc thành chủng Mongoloid phương Bắc.

Cùng thời gian đó, nhiều nhóm người Inđonesien, Melanesien di chuyển lên phía Bắc theo con đường duyên hải. Dần dần họ lan tỏa ra khắp lục địa Trung Hoa và một bộ phận lên tới Siberia rồi vượt eo Bering sang châu Mỹ. 
lưu ý: thời kỳ này khi người di cư đến thì mực nước biển thấp hơn hiện nay khoảng 130m (biển thoái) nên dân cư có thể di chuyển bằng đường bộ dễ dàng trong khu vực Đông-Nam-Á như Biển Đông, đến Úc,... ta dễ dàng xem thềm lục địa bằng bản đồ Google


*Cuộc Bắc tiến diễn ra mạnh mẽ nhất vào khoảng 8000 năm TCN khi nước biển dâng cao.
Có thể hình dung kịch bản sau: Người Ðông Nam Á di cư lên phía bắc làm nhiều đợt trong suốt thời gian dài. Những người đi sau thường tìm đến với những người đi trước thuộc dòng tộc gần gũi với mình qua tiếng nói. Họ được người tới trước giúp nơi ăn chốn ở lúc ban đầu cùng những kinh nghiệm sống nơi đất mới. Người mới đến cũng chia sẻ với đồng bào của mình những tiến bộ kỹ thuật mà họ mang theo, như công cụ, các giống cây trồng, vật nuôi từ trung tâm nông nghiệp Hòa Bình... Có một mối liên hệ chặt chẽ như vậy vẫn nối giữa hai vùng.
Tại lưu vực sông Hoàng Hà và Dương Tử, người di cư chuyển dần từ săn bắt hái lượm lúc đầu sang trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc. Những nhóm người gốc Ðông Nam Á này tạo thành một cộng đồng mà sử sách gọi là Bách Việt. Trong hàng vạn năm sống ở đây, người Bách Việt sáng tạo nên nền nông nghiệp lúa nước, chế tác công cụ đá, đồ gốm rồi đồ đồng, sắt. Người Lạc Việt, nhóm chủ đạo trong dòng Bách Việt lấy vùng Thái Sơn tỉnh Sơn Ðông làm trung tâm. Người Bách Việt bắt đầu hình thành quốc gia lỏng lẻo và tôn Thần Nông là ông vua dạy họ trồng ngũ cốc. Tiếp đó con cháu Thần Nông như Ðế Minh, Ðế Nghi dẫn dắt họ tổ chức cuộc sống, lập nước Xich Quỷ chuẩn bị đối đầu với dân du mục phương Bắc.
Cũng thời gian này, những người ở lại Ðông Nam Á sáng tạo tại quê hương mình nền nông nghiệp lúa nước phát triển, kỹ thuật chế tác gốm và đồ đá sau đó là đồ đồng, sắt.

* Vào khoảng năm 2800 TCN, người Hán (gốc Mông cổ???) vượt sông Hoàng Hà xâm chiếm lãnh thổ của người Bách Việt. Trong trận quyết chiến Trác Lộc trên sông Hà, lãnh tụ người Bách Việt Ðế Lai hy sinh. Một bộ phận người Việt chạy về Nam, tới nương náu tại nước Xích Quỷ phía nam Trường Giang, quanh dải Ngũ Lĩnh. Ðây là thời kỳ thứ hai trong lịch sử người Việt sống trên lục địa Trung Hoa: quần tụ tại lưu vực sông Dương Tử. Trong thời gian hàng ngàn năm tiếp xúc, người Bách Việt Indonesien, Melanesien có sự hòa huyết với người Hán Mông cổ tạo ra người Bách Việt mới mà khoa học gọi là nhóm loại hình Ðông Nam Á hay Mông Cổ phương nam.

* Khoảng cuối thiên niên kỷ thứ II TCN, do sự truy đuổi dữ dội của người Hán, một bộ phận lớn người Bách Việt Mông Cổ phương nam di cư ồ ạt trở lại lục địa cũng như vùng hải đảo Ðông Nam Á. Người H’mông-Dao, người Thái-Tày, người Tạng-Mianma... đã trở về như vậy. Người Lạc Việt cũng không ngoài số phận này. Do mối liên hệ sẵn có, nhất là qua tiếng nói mà con cháu của những người di cư hàng vạn năm trước lại tìm về đúng nơi tổ tiên họ đã ra đi. Người Thái tìm về đất Thái gặp lại bà con xa xưa của mình. Người Việt trở về đất Việt với dòng tộc... Những người Mông Cổ phương Nam trở về tạo nên cuộc hòa huyết làm loại hình Indonesien, Melanesien bản địa chuyển nhanh sang loại hình Ðông Nam Á. Sự chuyển hóa đó diễn ra tập trung trên toàn bộ Ðông Nam Á. Chính điều này là nguyên nhân chủ yếu tạo nên bản đồ nhân chủng Ðông Nam Á hiện đại. Các nhà khảo cổ Việt Nam đã tìm ra nhiều địa điểm chứng tỏ có sự cộng cư như vậy mà tiêu biểu là di chỉ mộ táng Mán Bạc Ninh Bình vừa phát hiện đầu năm 2005. Tiến sĩ Marc Oxenham của Ðại học Quốc gia Úc, người tham gia khai quật di chỉ ghi nhận: "Người Việt từ trước thời Ðá mới đã có biểu hiện của giống người Úc châu (Nam Ðảo) hay Ða đảo Melanesian, nhưng người Việt từ thời Ðồng thau đã có biểu hiện đặc trưng của giống người Ðông Nam Á. Sự hiện diện của cả hai nhóm sắc tộc này sát cánh nhau trong khu mộ táng cho thấy đã có sự hỗn hòa giữa hai chủng ở mức độ đáng kể, có thể là đánh dấu những nguồn gốc sớm nhất về dân cư Việt Nam hiện thời, vốn đã từng ổn định khoảng 2000 năm TCN."(18)  

ÐÓNG GÓP CỦA NHÂN CHỦNG HỌC HIỆN ÐẠI 

    Nhân chủng học cổ điển đóng góp vô cùng lớn giúp con người tự nhận thức về mình. Nhưng với phương pháp cùng công cụ hạn chế, nhân chủng học cổ điển đành bất lực trước những câu hỏi bức xúc nhất về tổ tiên loài người và mối quan hệ giữa các tộc người.

    Cuối thế kỷ XX, tại nơi mà nhân chủng học cổ điển dừng lại thì một khoa học nhân chủng mới ra đời, dùng công nghệ genes khảo sát sự hình thành và biến đổi của loài người.

    Ðây là ngành khoa học thực nghiệm đòi hỏi phương tiện nghiên cứu hiện đại và đưa đến kết quả có độ chính xác cao. Khoa học nhân chủng hiện đại dựa trên hai nguyên lý:

    a/ Genes là nhân tố bền vững giúp cho nhận diện sự có mặt của từng loài hay từng chủng sinh vật theo địa bàn phân bố của chúng. Như vậy, nhân tố gene cho ta nhận biết sự phân bố của từng loài, từng chủng sinh vật theo không gian.

    b/ Trong một loài, một chủng, genes tuy bền vững ổn định nhưng lại có những nhân tố biến đổi qua từng thế hệ theo xu hướng càng xa tổ gốc, càng giảm dần. Dựa vào đặc điểm này, dùng thuật toán thống kê, người ta định ra chỉ số biến thiên đa hình thái (polymorphic variation) hay chỉ số đa dạng sinh học (F-value) để nhận biết sự phân bố của sinh vật theo thời gian.

    Dựa vào công nghệ genes, nhiều nhà nghiên cứu đã khám phá chính xác mối quan hệ nhân chủng trong các cộng đồng dân cư và phát hiện genes di truyền những nhân tố gây bệnh.

    Vào thập niên 90 thế kỷ trước, trong khi các nhà khoa học phương Tây đang đi tới hoàn tất việc khám phá bản đổ gene người thì người Trung Quốc cũng rất nhạy bén với thành tựu khoa học mới này. Bằng nguồn kinh phí của Quỹ khoa học tự nhiên, họ đầu tư cho Dự án Ða dạng di truyền người Hán (Chinese Human Genome Diversity Project) với mục đích tìm hiểu nguồn gốc của người Hán và cách chữa trị một vài bệnh di truyền. Nhiều nhà khoa học ở Ðại học Bắc Kinh và Thanh Hoa Thượng Hải hợp tác với đồng bào, đồng nghiệp của họ tại Ðại học Texas bang Huston và Ðại học Cicinnati Hoa Kỳ tham gia Dự án này.

    Ngày 29/9/1998 nhóm nghiên cứu đã công bố bản báo cáo gây chấn động giới khoa học nước Mỹ.

    Những nét chính của báo cáo như sau:

      1/ Gs Chu cùng đồng nghiệp thuộc Ðại học Texas phân tích từ 15-30 mẫu microsatellites (mt DNA) để khảo sát sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm người Hoa, 4 nhóm người Ðông Nam Á, 2 nhóm thổ dân Mỹ, 1 nhóm thổ dân Úc, 1 nhóm thuộc New Guinea và 4 nhóm da trắng Caucase.

    Kết quả phân tích cho thấy:

    a. Các sắc dân Ðông Nam Á tập hợp thành một nhóm di truyền.

    b. Nhóm dân có đặc tính di truyền gần gũi với dân Ðông Nam Á là thổ dân Mỹ sau đó là thổ dân Úc và New Guinea.

    c. Ðặc diểm di truyền của người Hán miền Bắc không giống người Hán phương Nam.

    Nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình: Các dân tộc Bắc Á được tiến hóa từ Ðông Nam Á và đưa tới kết luận:Tổ tiên các nhóm dân Ðông Á ngày nay có nguồn gốc từ Ðông Nam Á.Kết luận này cũng cho rằng, tổ tiên của những người nói tiếng Altaic ở phía Bắc Trung Quốc cũng từ Ðông Nam Á lên chứ không phải từ ngả Trung Á sang như từ trước vẫn hiểu. (10)

    Tuy nhiên, nghiên cứu của nhóm giáo sư Chu có điểm yếu là chỉ dựa vào mtDNA, một nhân tố di truyền rất mẫn cảm nên không bền vững, dễ bị đột biến, có thể dẫn tới kết quả sai lạc. 

    2/ Khắc phục nhược điểm trên, một nhóm nghiên cứu khác dựa trên nhiễm sắc thể Y (Y-chromosome) để khảo sát những đại diện người Hoa ở 22 tỉnh Trung Quốc, 3 nhóm dân Ðông Bắc Á, 5 nhóm Ðông Nam Á (Campuchia, Thái Lan, Mã Lai, Batak, Java) và một số nhóm dân ngoài châu Á.

    Kết quả nghiên cứu ghi nhận: Mức độ biến thiên đa hình thái(polymorphic variation)trong nhóm Ðông Nam Á cao hơn nhóm Ðông Bắc Á.Khi phân tích di truyền quần thể (population genetics) đã đưa đến kết luận: Con người di cư từ châu Phi sang Ðông Nam Á khoảng 60.000 năm trước và sau đó di chuyển lên Bắc Á, Siberia. Các nhóm dân Polynesian (Ða Ðảo) cũng có nguồn gốc từ Ðông Nam Á. (11) 

    3/ Một nghiên cứu của nhóm khoa học Hàn Quốc: Kim&đồng nghiệp dùng 5 genes trong nhiễm sắc thể Y để khảo sát 2 nhóm dân Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ) và Nam Á (Indonesia, Philippine, Thái Lan, Việt Nam) cho thấy người Việt gần với nhóm dân Bắc Á (nhất là Hàn Quốc) hơn là các nhóm dân Nam Á. (12). 

    4/ Trong một nghiên cứu khảo sát tần số biến thiên mtDNA của 153 mẫu vật độc lập từ 7 quần thể châu Á, Ballinger S.W nhận thấy sự đa dạng lớn nhất cũng như tần số cao nhất của mtDNA HpaI/HincII dạng 1 ở người Việt Nam chứng tỏ nguồn gốc Mông Cổ phương Nam của người châu Á. Ðiều này cũng có nghĩa là Người Việt Nam cổ hơn cả trong các sắc dân Ðông Nam Á (13)

    5/ Nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa Lý Huỳnh (Li Jin) cùng nhóm của ông ở Ðại học Tổng hợp Texas qua công trình khảo sát nhân tố microsatellites lặp lại liên tục trong chuỗi xoắn DNA của 43 nhóm người Hoa phân bố khắp châu Á đưa ra kết luận:

    Homo Sapiens (người khôn ngoan) từ châu Phi thiên di tới Trung Ðông. Từ Trung Ðông một nhóm rẽ sang phía Ðông đi qua Pakistan, Ấn Ðộ rồi men theo bờ biển Nam Á. Nhóm người này đến Ðông Nam Á vào khoảng 60-70.000 năm trước. Họ nghỉ ngơi ở đây khoảng 10.000 năm rồi chia tay nhau: 50.000 năm trước đặt chân tới châu Úc, 40.000 năm trước tới New Guinea... Một bộ phận đi tiếp lên phía Bắc, tới Trung Hoa. Từ đây, họ đi xa hơn nữa tới Siberia, băng qua eo biển Bering tới Alasca vào châu Mỹ, thành người thổ dân châu Mỹ.(14) ) 

    6/ Hai công trình của Peter Savolainen và Jenifer A. Leonard cùng đồng nghiệp phân tích xương chó cổ tìm được ở Mexico, Perou, Bolivia... thấy rằng các loài chó được đưa vào châu Mỹ trước thời Columbus đều bắt nguồn từ giống chó Âu-Á. Khi nghiên cứu kỹ, thấy tổ tiên chó nhà là chó sói Ðông Nam Á bởi phân tích DNA cho thấy đa dạng di truyền của các loài chó Ðông Nam Á cao hơn nhiều so với loài chó châu Âu. Ðó có thể là từ con chó sói duy nhất được thuần hóa cách nay ít nhất 15.000 năm (15).

    Kết luận này cũng phù hợp với phát hiện từ giữa thế kỷ XIX của C. Darwin trong cuốn Nguồn gốc các loài (The Origin of the Species ): tất cả các giống gà nuôi trên thế giới đều có nguồn gốc từ gà rừng Ðông Nam Á. Ðiều này cũng phù hợp với thông báo chúng tôi vừa nhận được từ Gs Nguyễn Văn Tuấn (Garvan Institute of Medical research nước Úc): giống gà chọi nổi tiếng Shumo của Nhật cũng có nguồn gốc Ðông Nam Á. 

    7/ Cũng trong thời gian những thông tin trên công bố thì một cuốn sách gây xôn xao dư luận được phát hành. Ðó là cuốn Ðịa đàng ở phương Ðông của Stephen Oppenheimer. Ông là tiến sĩ khoa Nhi người Anh, từng sống 20 năm ở vùng đảo Ðông Nam Á. Từ nghiên cứu lịch sử, truyền thuyết, ngôn ngữ, xã hội và di truyền ở nhiều nước Ðông Nam Á, ông đưa ra nhiều thông tin mới về vùng đất huyền bí này.

    S. Oppenheimer chứng minh rằng, 60.000 năm trước, khi người tiền sử đặt chân tới Ðông Nam Á thì Trái đất đang trong thời biển thoái: mặt nước biển thấp hơn ngày nay 130 met. Khi đó, đồng bằng sông Hồng lan ra tới tận đảo Hải Nam và được đặt tên là lục địa Nanhailand. Cũng thế, vùng Bắc Indonesia lan tới nam đảo Ðài Loan là đồng bằng Sunda, được gọi là lục địa Sundaland. Người tiền sử tới sống ở vùng đất thấp nhiều sông hồ, cây cối rậm rạp kiếm ăn dễ dàng này. Chính từ đây các chủng người gặp nhau, hòa huyết làm nên tổ tiên người Ðông Nam Á. Cũng chính tại đây, công cụ đá, đồ gốm được chế tác, cây lúa và khoai sọ ra đời cùng với những con gà con chó đầu tiên được thuần hóa. Vào khoảng 18.000 năm trước, nước biển bắt đầu dâng mỗi năm 1 cm. Một số nhóm người di cư lên khu vực cao hơn ở phía Tây và làm nên Văn hóa Hòa Bình. Khoảng 8000 năm trước, do nước dâng thật cao, lên tới Việt Trì, lục địa Nanhailand và Sundaland chìm trong nước, đẩy một bộ phận lớn dân Ðông Nam Á di chuyển lên lục địa Trung Hoa tạo nên đồ đá mới ở Trung Quốc.(16)

    Tổng hợp những nghiên cứu trên đưa tới nhận định sau: 

    1/ Con người từ Ðông Phi thiên di tới Trung Ðông. Từ đây một nhánh rẽ hướng đông qua ngả Pakistan, Ấn Ðộ rồi men theo bờ biển Nam Á đến lục địa Ðông Nam Á khoảng 70 đến 60.000 năm trước. Nghỉ lại ở đây 10.000 năm sau đó hậu duệ của họ đi lên phía Bắc, tới Trung Quốc, đến Siberia rồi vượt eo Bering đặt chân sang châu Mỹ khoảng 30.000 năm trước. Cũng từ Ðông Nam Á, một nhánh đến Úc vào 50.000 năm trước và đến New Guinea 40.000 năm trước. 

    2/ Hiện tượng người Việt gần người Bắc Á, nhất là Hàn Quốc (nghiên cứu 3) là lẽ tự nhiên vì cộng đồng Bách Việt sau khi khai phá lục địa Trung Hoa đã bị người Hán chiếm đất, buộc phải tràn ra biển, sang Nhật, Hàn Quốc. Người Nhật, người Hàn hiện đại là hậu duệ của người U Việt trong dòng Bách Việt. Với người Hàn còn có yếu tố lịch sử nữa: vào cuối thời nhà Lý, thế kỷ XIII nhiều nhóm thuyền nhân nhà Lý tỵ nạn vượt biển đến Hàn Quốc trong đó có hoàng thân Lý Long Tường dẫn một đoàn di dân hoàng tộc khoảng 500 người sang cả Bắc và Nam Hàn. Qua hơn 700 năm, những thuyền nhân này bổ sung nguồn genes Việt vào dòng máu Hàn. 

    3/ Kết luận người châu Á có nguồn gốc Mông Cổ phía Nam của Ballinger là có cơ sở: Người tiền sử đến Ðông Nam Á gồm hai đại chủng Mongoloid da vàng và Australoid da đen. Trong thời gian dừng chân tại miền đất này, hai đại chủng đã hòa huyết tạo nên chủng Indonesien, Melanesien cùng những chủng trung gian giữa chúng (Nguyễn Ðình Khoa Sđd). Ðấy là kịch bản chung theo đoán định của các nhà nhân chủng học. Tuy nhiên rất có thể xảy ra khả năng sau: một nhóm Mongoloid vì lý do nào đó không hòa huyết với chủng Australoid, đi theo con mồi lên phía bắc Ðông Nam Á và sống biệt lập.Khi băng hà vừa tan, đoàn người này vội vàng đi lên theo con đường Ba Thục rồi định cư ở tây bắc Trung Quốc thành chủng Mongoloid phương Bắc. Người Hán phương Bắc là một nhánh của chủng tộc Mông Cổ này. Giả thuyết trên được củng cố nhờ công bố của Gs. Ranjan Deka Ðại học Cincinnati, một trong những người tham gia Dự án Ða dạng di truyền người Hán: "Những quần thể từ Ðông Á tới luôn luôn bắt nguồn từ một dòng riêng rẽ, điều này tạo nên nguồn gốc riêng biệt của những quần thể đó." (Populations from East Asia always derived from a single lineage, indicating the single origins of those populations. Los Angeles Times,September. 29.1998). Do một sự ngẫu nhiên nào đó, một dòng riêng rẽ thuần Mongoloid đi lên phương Bắc rồi định cư ở tây bắc Trung Hoa đã làm nên chủng Mongoloid phương bắc. Có thể tìm thấy dẫn chứng trong khảo cổ học: " Ðiều khó khăn nhất là rất ít sọ người được tìm ra ở đấy, dù có di chỉ đồ đá ở Mông Cổ (văn hóa Hetao) và ở bắc Trung Hoa vào hậu kỳ đá cũ. Ngoài ba sọ thuộc lớp khảo cổ trên ở trong hang Zhoukoudian xem như thuộc chủng tiền (proto) Mongoloid, người ta chỉ tìm được sọ Liujiang (Quảng Tây). Sọ này có tuổi định khá trẻ (10.000 năm trước), nhưng di vật trong Bailiandong (Bạch Liên động) gần đó lại có tuổi 30.000 năm trước.(17). Dù rất hiếm hoi nhưng những dấu vết trên cho thấy: người Mongoloid từ Ðông Nam Á theo hành lang phía tây lên tây bắc Trung Quốc. Việc nghèo nàn di vật cũng nói lên một điều: nhóm người này tuy đi làm nhiều đợt nhưng vì số lượng không nhiều nên chỉ tạo được quần thể thiểu số Mongoloid phương Bắc.

    Như vậy, cho dù được gọi là nhóm Mông Cổ phía bắc thì thực chất họ cũng từ Ðông Nam Á đi lên. Ðề xuất của Ballinger S.W hoàn toàn có cơ sở. Rất có thể tổ tiên người Altaic cũng từ Ðông Nam Á đi lên theo cách này?

    Cùng thời gian đó, người Bách Việt thuộc chủng Indonesien, Melanesien-sản phẩm hòa huyết giữa hai đại chủng Mongoloid, Australoid và là chủ nhân của Văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình đi lên khai phá lục địa Trung Hoa, sống tản mác khắp Hoa lục, từ lưu vực sông Dương Tử tới lưu vực sông Hoàng Hà. Khoảng 2800 năm TCN người Hán tràn qua sông Hoàng Hà xâm lấn, dồn người Bách Việt xuống phía Nam. Trong khoảng thời gian nhiều ngàn năm tiếp xúc Hán-Bách Việt đã xảy ra sự hòa huyết giữa hai chủng người khiến yếu tố Mongoloid trong người Bách Việt tăng lên. Trong quá trình này, dân Bách Việt chuyển dần từ Indonesien, Melanesien sang loại hình Ðông Nam Á. Do người Bách Việt đông mà người Hán Mông Cổ phương Bắc ít nên trong thực tế, cuộc hòa huyết với Bách Việt khiến cho người Hán phương Bắc bị đồng hóa thành người Mông Cổ phương Nam. Người thời Ðường Ngu, rồi sau đó là nhà Hạ, mà Hạ Vũ là người Miêu Việt. Tiếp theo là nhà Thương. Thành Thang, ông vua đầu tiên của Trung Quốc là người mang gene châu Phi đen từ Ðông Nam Á đi lên, cả đến Lão tử cũng vậy. (The Shang, for example, China’s first dynasts are described as having "black and oily skin". The famous Chinese sage Lao-Tze was "black in complexim". (Los Angeles Times, September. 29. 1998) (Thang, ông vua đầu tiên của Trung Hoa được mô tả là có nước da đen bóng. Triết gia nổi tiếng Lão tử cũng có màu da đen.) Nhóm chủng tộc thuộc loại hình Ðông Nam Á này theo thời gian trở nên thành phần chủ thể của dân cư Ðông Á. Ðó là lý do dẫn đến Người châu Á có nguồn gốc Mông Cổ phương Nam và genes người Hán phương Bắc không giống người Hán phương Nam. 

    4/ Kết luận của nghiên cứu số 2: Biến thiên đa hình thái(polymorphic variation) của người Nam Á cao hơn Bắc Á và nghiên cứu số 4:Chỉ số đa dạng sinh học (F-value) của người Việt cao nhất trong nhóm dân Ðông Nam Á . Hai kết luận này cho thấy Người Việt là cư dân lâu đời nhất Ðông Nam Á, cũng có nghĩa là lâu đời nhất ở Ðông Á. 

    5/ Nghiên cứu 6 nói về chó cũng là nói về người bởi những vật nuôi đó không thể tự làm những cuộc hành trình vạn dặm. Chúng là tài sản của con người trong bước thiên di. Ðiều này thêm bằng chứng cho việc người Ðông Nam Á nông nghiệp thuần dưỡng chó và đã tới châu Mỹ ít nhất là 15.000 năm trước. 

    Như vậy là nhờ cây đũa thần công nghệ genes, khoa học đã giúp giải được bài toán vẫn là mối bận tâm của nhân loại hàng trăm năm nay. Trái ngược với những lý thuyết được cho là kinh điển trước đây, người Ðông Á không phải từ cao nguyên Tây Tạng đi xuống mà từ Ðông Nam Á đi lên. Cũng không phải nước Tàu là trung tâm của thế giới, người Trung Quốc không phải là con trời mà là cộng đồng được sinh ra muộn hơn trong những sắc dân Á Ðông. Văn minh Trung Hoa dù rực rỡ đến mấy cũng là kế thừa của nền văn minh lúa nước Việt tộc huy hoàng trong quá khứ... Cái gì của Cesa phải được trả lại Cesa! Cuốn lịch sử thời tiền sử Ðông Á phải viết lại từ đầu.   

[trích lược trong quyển sách của tác giả Hà Văn thuỳ]
____________________
xem thêm: Hành trình tìm lại cội nguồn Việt

3 nhận xét:

Ngọc Huỳnh nói...

Rất cảm ơn tác giả đã tóm tắt và post cho nhiều người tham khảo!

Heiyu nói...

HOLY. what are these fake maps created by viets... you have issues LOL

Heiyu nói...

what you mention in this "article". "han of mongol origin". straight up braindead. at the time han formed, "mongol" did not exist, jesus. mongol is a later term of northern tribes banding up to differentiate themselves from other already formed groups, such as the han, and other various (minor) groups. you seriously need to stop posting braindead/ignorant articles and actually fact check and educate yourself. no one with one third a brain takes you seriously.

Đăng nhận xét