"Nước Đức phát giác một công trình do người Việt làm ra mà Tàu giấu nhẹm để nhận là của Tàu"Thực ra không phải là phát giác, tàu ém là chuyện đương nhiên, ai cũng biết do Nguyễn An làm, nhưng do Việt ta kém quảng bá hoặc không dám(?) nói thôi
Nước Đức phát giác một công trình do người Việt làm ra mà Tàu giấu nhẹm để nhận là của Tàu
Nguyễn An, một tù binh chiến tranh người Việt Nam, đã được Vĩnh Lạc, hoàng đế nhà Minh, giao trọng trách thiết kế và tổng chỉ huy việc xây dựng Tử Cấm Thành Bắc Kinh. Ngoài ra, ông còn làm tổng công trình sư nhiều công trình quan trọng khác ở Trung Hoa.Trong một bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam, mà người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới phanh phui.
ÂU CHÂU PHỤ ĐỀ VIỆT NGỮ CHO PHIM ĐỨC CA NGỢI NGƯỜI VIỆT XÂY TỬ CẤM THÀNH BẮC KINH
Nguyen An, a vietnamese prisoner and eunuch in service to the Chinese emperor Yongle, was the chief architect and chief manager-executive who constructed the Forbidden City of Beijing.
http://www.youtube.com/watch?v=m1gAancTixQ
Tiểu sử
http://www.youtube.com/watch?v=m1gAancTixQ
Tiểu sử
Nguyễn An sinh năm Tân Dậu (1381), quê ở vùng Hà Đông (có lẽ là ở một làng nghề nào đó thuộc phía Nam trấn Sơn Tây hay Tây Bắc trấn Sơn Nam lúc đó, sau vào thời nhà Nguyễn thuộc tỉnh Hà Đông, nay thuộc địa phận thành phố Hà Nội. Khi gần 16 tuổi (khoảng năm 1397), thời vua Trần Thuận Tông nhà Trần, ông đã tham gia các hiệp thợ xây dựng cung điện ở kinh thành Thăng Long nhà Trần. Năm 1407, nhà Minh sang đánh bại nhà Hồ, chiếm được Việt Nam. Tướng nhà Minh là Trương Phụ, ngoài việc bắt cha con Hồ Quý Ly cùng toàn bộ triều đình nhà Hồ đem về Trung Quốc (Hồ Nguyên Trừng sau làm quan nhà Minh), còn tiến hành lùng bắt các thanh thiếu niên trai trẻ tuấn tú của Việt Nam mang sang Trung Hoa, chọn để hoạn làm Thái giám phục vụ trong cung vua nhà Minh. Trong số này có nhiều người sau trở nên nổi tiếng vì tài giỏi như: Nguyễn An, Phạm Hoằng, Vương Cấn,... Lúc này là những năm Vĩnh Lạc, thời vua Minh Thành Tổ Chu Đệ (1403 - 1424), ông vua này cho dời đô từ Nam Kinh lên Yên Kinh (của nhà Nguyên của trước đó), đổi tên là thành Bắc Kinh và cho xây dựng lại to đẹp hơn và đúng theo ý muốn của mình. Đầu tiên vua Minh cho xây dựng tử cấm thành tức Cố Cung trước (xây từ năm 1406 đến năm 1420 thì hoàn thành). Trong số thái giám phục vụ ở cung vua, Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An rất giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc xây dựng, lại liêm khiết hiếm thấy nên tin dùng.
Kiến trúc sư trưởng Bắc Kinh
Kiến trúc sư trưởng Bắc Kinh
Năm Vĩnh Lạc 14 (1416) theo lệnh của Minh Thành Tổ, Nguyễn An khi ấy mới ngoài 30, đã được giao trọng trách "tổng công trình sư" xây dựng thành Bắc Kinh mới (Cố Cung). Đến đời vua Minh Anh Tông thành Bắc Kinh lại được trùng tu và xây dựng bổ sung. Năm 1437, vua Minh Anh Tông giao cho bộ Công xây dựng lại kinh thành, viên Thị lang bộ Công là Sái Tín tâu xin trưng dụng 18 vạn dân phu giỏi nghề và chi tiêu tốn kém, thu mua rất nhiều vật liệu song phải đợi 5 năm xây xong; vua Minh thấy vậy liền giao cho Nguyễn An làm tổng đốc công (tổng công trình sư) trùng tu thành Bắc Kinh. Sách Kinh thành ký thắng của Dương Sĩ Kỳ viết:
“ Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng. ”
“ Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng. ”
Minh sử quyển 304 - Liệt truyện 192 - Hoạn quan nhất chép về ông rất ngắn (sau Trịnh Hòa, Hầu Hiển, Kim Anh, Hưng An, Phạm Hoằng, Vương Cấn), nhưng có đề cập tới việc xây dựng thành trì, cung điện, các sở quan tại Bắc Kinh cũng như trị thủy như sau: 阮安有巧思,奉成祖命營北京城池宮殿及百司府廨,目量意營,悉中規制,工部奉行而已。正統時,重建三殿,治楊村河,並有功。景泰中,治張秋河,道卒,囊無十金。 (Nguyễn An hữu xảo tư, phụng Thành Tổ mệnh doanh Bắc Kinh thành trì cung điện cập bách ti phủ giải, mục lượng ý doanh, tất trúng quy chế, Công bộ phụng hành nhi dĩ. Chính Thống thì, trùng kiến tam điện, trì Dương Thôn hà, tịnh hữu công. Cảnh Thái trung, trì Trương Thu hà, đạo tuất, nang vô thập kim).
Như vậy, từ vẽ đồ án thiết kế, đào tạo nhân lực, đến chỉ đạo thi công ông đều tham gia. Công việc của ông làm chính là kết hợp nhiệm vụ của một nhà kiến trúc sư công trình, một nhà quy hoạch, một kỹ sư xây dựng lẫn một nhà quản lý dự án xây dựng, ở thời đại ngày nay. Ông xứng đáng là kiến trúc sư trưởng của thành Bắc Kinh lúc đó. Năm Chính Thống thứ hai (1437), ông xây dựng Thành nội tức là Hoàng thành (thêm hai cung, ba điện, năm phủ, sáu bộ, và dinh thự công sở các ty), Thành ngoại với 9 cửa kinh sư: cửa Chính Dương (có 1 chính lầu và 3 gian Nguyệt thanh lâu), và các cửa: Sùng Văn, Tuyên Vũ, Triệu Dương, Phụ Thành, Đông Trực, Tây Trực, An Dinh, Đức Thắng (mỗi cửa này đều có 1 chính lầu và 1 Nguyệt thanh lâu (lầu ngắm trăng)). Công việc trên được ông chỉ huy thực hiện hoàn thành trong hơn hai năm, rút ngắn tiến độ được gần một năm, mà lại chỉ dùng hết một vạn nhân lực để thi công. Tháng 3 năm Chính Thống thứ 5 (1440), ông lại được nhà vua giao cho 7 vạn thợ và lệnh cho xây dựng và trùng tu ba điện: Phụng Thiên, Hoa Cái, Cẩn Thân, cùng hai cung: Càn Thanh, Khôn Ninh (hai cung, ba điện này được xây xong năm 1420, nhưng năm 1421 lại bị sét đánh hư hại). Đến tháng 10 năm sau (1441) thì công việc này xong, vua nhà Minh thưởng cho Nguyễn An: 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 tấn thóc và 1 vạn quan tiền. Đến tháng 10 năm Chính Thống 10 (1445), ông lại được giao xây dựng lại tường thành Bắc Kinh, vốn trước bên ngoài xây bằng gạch nhưng ở trong đắp đất nên hễ mưa là sụt.
Nhà xây dựng các công trình trị thủy hệ thống sông Hoàng Hà
Nhà xây dựng các công trình trị thủy hệ thống sông Hoàng Hà
Những trận lụt lớn trên sông Hoàng Hà vào các năm 1444 - 1445, vua nhà Minh đều tín nhiệm cử ông đến hàn khẩu đê điều ở những nơi xung yếu nhất, chỉ đạo xây dựng lại các công trình trị thủy sông Hoàng Hà. Nguyễn An còn trị thủy con sông Tắc Dương ở thôn Dịch, nạo vét sông Trạch Chư ở thôn Dương. Ông đích thân chỉ đạo đào đắp các công trình thủy lợi rất lớn. Năm Chính Thống thứ 14 (1449), Nguyễn An được cử đi tuần tra tuyến kênh đào từ Thông Châu đến Nam Kinh. Năm 1453, niên hiệu Cảnh Thái thứ tư, đời vua Minh Đại Tông (Cảnh Đế) (1450-1456), sông Trương Thu ở Sơn Đông vỡ đê, tu sửa mãi không xong, ông lại được vua nhà Minh cử đến đó để trị thủy rồi mất ở dọc đường.
Nguyễn An là người hết lòng vì công việc, tận tụy, cần mẫn, thanh bạch, liêm khiết, trước khi mất, Nguyễn An trăn trối: đừng xây lăng mộ cho ông như những người có công thời ấy thường làm, mà nên đem toàn bộ của cải của ông góp vào quỹ công, để phát chẩn cho dân bị lụt ở Sơn Đông, những nơi ông đang đi mà chưa tới.
Đánh giá và nghiên cứu của hậu thế về Nguyễn An
Đánh giá và nghiên cứu của hậu thế về Nguyễn An
Nhà sử học Trương Tú Dân từng làm việc tại Thư viện Bắc Kinh, có điều kiện khảo cứu về Nguyễn An và đã từng sang Đài Bắc tập trung tài liệu để viết sách về Nguyễn An, nhận xét: "Từ xưa đến nay, người tốt trong hoạn quan trăm ngàn người không được một. Còn An hết lòng vì công việc, thanh bạch, liêm khiết, khắc khổ, khi lâm chung không có nén vàng nào trong túi, là một con người cao thượng, chỉ để lại công đầu ở Bắc Kinh. Nguyễn An là người kiệt xuất trong hoạn quan, công với quốc gia không thể phai mờ. Ngày nay tên Tam Bảo thái giám, đàn bà trẻ con đều tỏ tường, còn tên nhà đại kiến trúc Nguyễn An - A Lưu thì ngay học giả, chuyên gia ít ai hay biết. Thật bất hạnh thay. Tôi nghĩ, với An không chỉ riêng giới công trình đáng ngưỡng mộ mà thị dân Bắc Kinh cũng nên uống nước nhớ nguồn, kỷ niệm chớ quên."
Từ năm 1953, các nhà sử học Việt Nam như Trần Văn Giáp, Minh Tranh, Đào Duy Anh và Đặng Thai Mai lần lượt sang thăm Trung Quốc, đến Thư viện Bắc Kinh thu thập sử liệu Việt Nam, trong đó có các tài liệu về Nguyễn An.
Các công trình do Nguyễn An thiết kế và xây dựng ở Trung Quốc
Các công trình do Nguyễn An thiết kế và xây dựng ở Trung Quốc
Cửa Chính Dương, còn gọi là Tiền Môn, ở phía Nam quảng trường Thiên An Môn, ngày nay vẫn còn tồn tại, là cửa chính trong 9 cửa của Ngoại thành (thành ngoài) đều do ông xây dựng năm 1437 - 1439.
Ba điện Phụng Thiên, Hoa Cái và Cẩn Thân, được xây năm 1417 - 1420, trùng tu 1440 - 1441, đến triều đại nhà Thanh được đổi tên lần lượt thành Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa.
Hai cung Càn Thanh cung và Khôn Ninh cung, được xây năm 1417 - 1420, trùng tu năm 1440 - 1441.
Dinh thự công sở các cơ quan triều đình: phủ Tôn Nhân, Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công, Hồng Lô Tự, Khâm Thiên Giám, Viện Thái Y, Viện Hàn Lâm và Quốc Học (Quốc Tử Giám)... Trong các công trình này, nay còn lại Quốc Học tức là Thư viện Thủ đô Bắc Kinh ngày nay.
Thành trì Bắc Kinh thời đó có chu vi 68 dặm. Những năm Vĩnh Lạc (Minh Thành Tổ (1403-1424)) và Tuyên Ðức (Minh Tuyên Tông (1426-1435)) được xây phía ngoài bằng gạch, nhưng bên trong tường thành vẫn còn làm bằng đất, nên gặp phải khi mưa dầm lụt lội, tường thành thường hay sụp đổ. Nguyễn An xây dựng, tu sửa lại cả phía trong và phía ngoài, tường thành Bắc Kinh từ đó cao đến 3 trượng 5 thước (dưới triều nhà Minh mỗi thước dài 31,1 cm, nên 3 trượng rưỡi tức là bằng 10,885 m), nền tường thành dày 6 trượng 2 thước (19,280 m), mặt thành rộng 5 trượng (15,550 m).
Ba điện Phụng Thiên, Hoa Cái và Cẩn Thân, được xây năm 1417 - 1420, trùng tu 1440 - 1441, đến triều đại nhà Thanh được đổi tên lần lượt thành Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa.
Hai cung Càn Thanh cung và Khôn Ninh cung, được xây năm 1417 - 1420, trùng tu năm 1440 - 1441.
Dinh thự công sở các cơ quan triều đình: phủ Tôn Nhân, Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công, Hồng Lô Tự, Khâm Thiên Giám, Viện Thái Y, Viện Hàn Lâm và Quốc Học (Quốc Tử Giám)... Trong các công trình này, nay còn lại Quốc Học tức là Thư viện Thủ đô Bắc Kinh ngày nay.
Thành trì Bắc Kinh thời đó có chu vi 68 dặm. Những năm Vĩnh Lạc (Minh Thành Tổ (1403-1424)) và Tuyên Ðức (Minh Tuyên Tông (1426-1435)) được xây phía ngoài bằng gạch, nhưng bên trong tường thành vẫn còn làm bằng đất, nên gặp phải khi mưa dầm lụt lội, tường thành thường hay sụp đổ. Nguyễn An xây dựng, tu sửa lại cả phía trong và phía ngoài, tường thành Bắc Kinh từ đó cao đến 3 trượng 5 thước (dưới triều nhà Minh mỗi thước dài 31,1 cm, nên 3 trượng rưỡi tức là bằng 10,885 m), nền tường thành dày 6 trượng 2 thước (19,280 m), mặt thành rộng 5 trượng (15,550 m).
***
Tử Cấm Thành là niềm tự hào Trung Hoa, nhưng được thiết kế bởi người Việt
Nguyễn An là ai?
Theo nhiều ghi chép khác nhau, Nguyễn An (1381-1453), còn được gọi là A Lưu khi sống ở Trung Quốc, là người vùng Hà Đông, nay là địa phận Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là thần đồng và có biệt tài về kiến trúc. Ông từng tham gia vào công cuộc xây dựng cung điện ở kinh thành Thăng Long dưới thời vua Trần Thuận Tông, nhà Trần. Khi đó, Nguyễn An mới gần 16 tuổi.Năm 1407 (có tài liệu ghi là 1406), nhà Minh đem quân xâm lược nước ta dưới danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”. Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi chép lại thời điểm lịch sử ấy: “Người Minh lùng tìm những người ẩn dật rừng núi, có tài đức, thông minh, giỏi giang xuất chúng… lục tục đưa dần về Kim Lăng…” Nguyễn An cũng như nhiều thanh niên tráng kiệt và những tài năng ưu tú khác bị bắt đưa về Trung Quốc. Sau đó, ông được chọn làm thái giám để phục vụ trong cung điện nhà Minh.
Bén duyên với Tử Cấm Thành
Sống dưới triều Minh, Nguyễn An đã trải qua 5 đời vua khác nhau, bắt đầu từ Minh Thành Tổ Chu Đệ (hiệu Vĩnh Lạc).Chu Đệ vốn là con trai thứ tư của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương – vị hoàng đế khai quốc triều Minh. Chu Đệ đa mưu, túc trí, tài năng xuất chúng, dũng mãnh hơn người nhưng lại không được truyền ngôi báu mà chỉ được phong làm Yên vương, đóng đô ở Bắc Bình (còn gọi là Yên Kinh). Vì nuôi mộng đế vương, ông đã dấy khởi binh đao và cướp ngôi từ Huệ Đế, vốn là cháu trai của mình. Để hợp pháp hóa việc lên ngôi, ông dời đô từ Nam Kinh về Bắc Bình, sau đổi thành Bắc Kinh, và ra lệnh xây dựng một hoàng cung vĩ đại chưa từng có, mang tầm vóc sánh ngang với đất trời. Đó chính là Tử Cấm Thành mà chúng ta đang nói đến.
Không tin tưởng vào văn võ bá quan mà chỉ trọng dụng thái giám cận thần, Chu Đệ đã giao phó trọng trách này cho Nguyễn An – người được ông tin tưởng là có tài năng lại chính trực, liêm khiết, xứng đáng với vị trí của một “tổng đốc công” (tổng công trình sư). Như vậy, cùng với những kiến trúc sư khác như Sái Tín, Trần Khuê, Ngô Trung, Khoái Tường, và Lục Tường, Nguyễn An đã có đóng góp to lớn để tạo nên một trong những kiệt tác vĩ đại nhất của lịch sử 5000 năm Trung Hoa.
Tinh hoa phát tiết…
Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 đến 1420 thì hoàn tất. Từ các tài liệu ghi chép lại, có thể thấy Nguyễn An đã tham gia vào công trình này từ giai đoạn vẽ đồ án thiết kế, đào tạo nhân lực, cho đến chỉ đạo thi công và giám sát hiện trường. Theo cách gọi của thời đại ngày nay thì ông vừa là kiến trúc sư, vừa là nhà quy hoạch, đồng thời là kỹ sư xây dựng lẫn một nhà quản lý dự án.Sách “Kinh thành ký thắng” của Dương Sĩ Kỳ mô tả rằng: “Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng.”
Tài năng của Nguyễn An đã được nhiều sử gia đời Minh và các nhà nghiên cứu sử học trên thế giới hết lời ca ngợi. Thậm chí, các vị vua triều Minh đều xem ông như một bậc “kỳ nhân”, tin tưởng và trọng dụng ông trong mỗi lần trùng tu, sửa chữa, và tái thiết Tử Cấm Thành. Nhiều sử sách Trung Quốc như “Hoàng Minh thông kỷ”, “Anh Tông chính thống thực lục”, hay “Kinh kỳ ký thắng” và “Thủy Động nhật ký”,… đều ghi nhận công lao to lớn của Nguyễn An.
Cho đến nay, người ta vẫn còn kể lại những giai thoại về chuyện Nguyễn An xây Tử Cấm Thành. Một trong số đó là câu chuyện chiếc lồng ve sầu khởi nguồn cho ý tưởng để ông vẽ họa đồ. Ông cũng cho thấy một trí tuệ thông minh hơn người và tài năng xuất chúng khi tự mình nghĩ ra cách vận chuyển khối cẩm thạch nặng trên 600 tấn từ một nơi cách xa Bắc Kinh đến hàng ngàn kilomet mà không phải hao người tốn của. Giải pháp của Nguyễn An khiến ta liên tưởng đến các kiến trúc sư vĩ đại của Ai Cập đang vận chuyển những khối đá khổng lồ để xây dựng kim tự tháp. (Hai câu chuyện trên đều được kể lại chi tiết trong đoạn phim của ZDF Dokukanal cuối bài viết này).
Kỳ tích Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành là niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa, là chứng tích huy hoàng cho một thời phong kiến và là dấu ấn quyền lực của các vị hoàng đế Trung Quốc cuối cùng. Với những tòa điện nguy nga và lối kiến trúc hào nhoáng, diễm lệ, nơi đây quả thực giống như một chốn thiên cảnh giữa trần gian.Mặc dù vậy, Tử Cấm Thành vẫn thấp thoáng lối kiến trúc của người Việt xưa. Theo phân tích của GS. Trần Ngọc Thêm, thì so với cố đô Nam Kinh và các kinh thành trước đó, Tử Cấm Thành có hai điểm mới. Thứ nhất, các kinh thành cũ đều được thiết kế theo hình vuông, nhưng Tử Cấm Thành lại là hình chữ nhật. Thứ hai, Tử Cấm Thành có 3 lớp vòng thành bảo vệ (tam trùng thành quách) trong khi những công trình khác chỉ có 1 hoặc 2 lớp. Hai sự thay đổi này được đánh giá là chịu ảnh hưởng của tư duy kiến trúc Việt, ví dụ như Cổ Loa cũng có 3 vòng thành.
Nếu nhìn vào cách bố trí của Tử Cấm Thành, ta có thể thấy rằng không một chi tiết nào là ngẫu nhiên, bởi tất cả đều dựa trên những chuẩn mực lâu đời và mang một ý nghĩa biểu trưng nào đó.
Từ cách sắp xếp, bố cục, từ tên gọi mỗi điện cung, cho tới từng chi tiết như màu sắc, họa tiết, trang trí, v.v, Tử Cấm Thành quả thực không chỉ là công trình kỳ vĩ bậc nhất, mà còn là tinh hoa của văn hóa Đông phương, như: kính Trời, trọng Đạo, Thiên-Nhân hợp nhất, và Âm-Dương hòa hợp.
Trải qua gần 600 năm với những phong ba bão táp của đời người và biết bao biến động thăng trầm của lịch sử, Tử Cấm Thành vẫn còn đó như một chứng tích của thời gian. Khi trầm trồ chiêm ngưỡng cái uy nghi kỳ vĩ của cố cung xưa, cũng không thể không nhớ tới người đã có công xây dựng nên công trình ấy.
Xin kết thúc bài viết này bằng lời nhận xét của nhà sử học Trương Tú Dân (Trung Quốc):
“Từ xưa đến nay, người tốt trong hoạn quan trăm ngàn người không được một. Còn An hết lòng vì công việc, thanh bạch, liêm khiết, khắc khổ, khi lâm chung không có nén vàng nào trong túi, là một con người cao thượng, chỉ để lại công đầu ở Bắc Kinh. Nguyễn An là người kiệt xuất trong hoạn quan, công với quốc gia không thể phai mờ. Ngày nay tên Tam Bảo thái giám, đàn bà trẻ con đều tỏ tường, còn tên nhà đại kiến trúc Nguyễn An – A Lưu thì ngay học giả, chuyên gia ít ai hay biết. Thật bất hạnh thay. Tôi nghĩ, với An không chỉ riêng giới công trình đáng ngưỡng mộ mà thị dân Bắc Kinh cũng nên uống nước nhớ nguồn, kỷ niệm chớ quên.”
Phim tài liệu “Tử cấm thành – Bản di chúc của một bạo chúa” do đài ZDF Dokukanal (CHLB Đức) thực hiện đã cho thấy những đóng góp lớn lao của Nguyễn An khi xây dựng Tử Cấm Thành
...
============================
đăng bởi: hohyhung:
http://hohyhung.blogspot.com/
============================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét