có một điều rất khôi hài là:
"Những năm gần đây, nhờ phát triển của công nghệ gene nên bài toán tìm về cội nguồn của một số tộc người được giải theo phương pháp di truyền học. Có lẽ hăng hái hơn cả trong việc này là người Trung Quốc. Nhiều trường đại học lớn ở Bắc Kinh, Thượng Hải kết hợp với đồng nghiệp người Hán của họ tại những đại học danh tiếng ở Mỹ làm việc trong chương trình nghiên cứu lớn "Chinese Human Genome Diversity Project" (Dự án Đa dạng di truyền người Trung Hoa). Dự án này đưa lại những kết quả khả quan.
"Dự án này đưa lại những kết quả khả quan" nhất là cho người Việt, dân tộc bách Việt ;-P
đúng như Hà Văn Thuỳ từng nói:
“Cái gì của Ceasar phải được trả lại Ceasar!”
Tổng hợp những công trình nghiên cứu trên, đưa ta đến nhận định sau:
1. Khoảng 200.000 trước, Con người khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi thiên di tới Trung Ðông. Từ đây một nhánh rẽ về hướng Ðông qua Pakistan , Ấn Ðộ rồi men theo bờ biển Nam Á đến lục địa Ðông Nam Á vào khoảng 70-60.000 năm trước. Nghỉ lại ở đây khoảng 10.000 năm sau đó hậu duệ của họ đi lên phía bắc, tới Trung Quốc, đến Siberia rồi vượt eo Bering đặt chân sang châu Mỹ khoảng 30.000 năm trước. Cũng từ Ðông Nam Á, một nhánh đến Úc 50.000 năm trước và đến New Guinea 40.000 năm trước.
2. Hiện tượng người Việt gần với dân Bắc Á, nhất là Hàn Quốc (nghiên cứu 3) là lẽ tự nhiên vì rằng cộng đồng Bách Việt sau khi khai phá lục địa Trung Hoa đã tràn ra biển đến Nhật, Hàn Quốc. Người Nhật người Hàn hiện đại là hậu duệ của người U Việt trong dòng Bách Việt. Với người Hàn còn có yếu tố lịch sử nữa: vào thời Lý (thế kỷ XIII) hai hoàng thân Lý Long Xưởng, Lý Long Tường dẫn hai đoàn di dân hoàng tộc khoảng 5.000 – 6.000 người sang tỵ nạn ở Hàn Quốc. Ðoàn di dân này bổ sung nguồn gene Việt vào dòng máu Hàn.
3. Kết luận Người Châu Á có nguồn gốc người Mông Cổ phía Nam của Ballinger là có cơ sở: Người tiền sử đến Ðông Nam Á gồm hai đại chủng: Mongoloid và Australoid. Một nhóm người Mongoloid đi lên phía Bắc theo con đường Ba Thục rồi định cư ở tây bắc Trung Quốc thành chủng Mongoloid phương Bắc. Muộn nhất, khoảng 5.000 năm TCN, có sự tiếp xúc hòa huyết giữa người Mông Cổ và người Bách Việt, sinh ra chủng Mongoloid phương Nam. Là con lai, người Mogoloid phương Nam sống trong cộng đồng Bách Việt và là chủ nhân của văn hóa Ngưỡng Thiều.
Khoảng 2.600 năm TCN, người Mông Cổ tràn xuống xâm lấn. Một bộ phận người Việt di tản khỏi lưu vực Hoàng Hà, trở lại Đông Nam Á. Người Mongoloid phương Nam trong dòng di dân hòa huyết với người Australoid tại chỗ, làm chuyển hóa di truyền đại bộ phận dân cư Đông Nam Á sang chủng Mongoloid phương Nam.
Tại lưu vực Hoàng Hà, phần lớn người Bách Việt không thể di tản nên ở lại sống chung với quân xâm lăng. Tại đây họ hòa huyết với người Mongoloid phương Bắc tạo ra thế hệ mới của chủng Mongoloid phương Nam . Đó là người Hoa Hạ, tổ tiên của người Hán.
4. kết luận của nghiên cứu số 2: biến thiên đa hình thái (polymorphic variation) của người Nam Á cao hơn Bắc Á và nghiên cứu số 4: Chỉ số đa dạng sinh học (F-value) của người Việt cao nhất trong nhóm dân Ðông Nam Á. Hai kết luận này cho thấy người Việt là cư dân lâu đời nhất ở Ðông Nam Á, cũng có nghĩa là lâu đời nhất ở Ðông Á.
5. Nghiên cứu số 6 nói về chó cũng là nói về người bởi những vật nuôi đó không thể tự mình làm những hành trình vạn dặm như vậy. Chúng nằm trong tài sản của con người trong bước thiên di. Ðiều này cũng thêm bằng chứng cho thấy người Ðông Nam Á đã tới châu Mỹ ít nhất là 15.000 năm trước.
.:.
Stephen Oppenheimer: Eden in the East
nghiên cứu khác: S. Oppenheimer trong cuốn Ðịa đàng ở phương Ðông cho rằng:
60-70.000 năm trước, khi người tiền sử đặt chân tới Ðông Nam Á thì lúc này đang trong thời kỳ biển thoái. Mực nước biển thấp hơn hiện nay đến 130 m. Người ta có thể đi bộ tới châu Úc và những hòn đảo ngoài khơi. Ðất liền Việt Nam kéo tới tận đảo Hải Nam . Ông gọi vùng đất ven biển Bắc Bộ cùng đồng bằng sông Hồng là Lục địa Nanhailand. Người tiền sử đã quần tụ ở lục địa này để đánh cá, hái lượm, săn bắt, chế tác gốm. Do khí hậu ấm áp, cây cối cũng như động vật sinh sản nhanh nên nguồn thức ăn dồi dào. Con người dễ dàng thuần hóa thực, động vật và rất sớm sáng tạo nền văn minh nông nghiệp.
Khoảng 30.000 năm trước, từ đây có một bộ phận tiến vào vùng trung du phía Tây trở thành chủ nhân văn hóa Sơn Vi ở Sơ kỳ đồ Đá mới.
Từ 18.000 năm trước, nước biển bắt đầu dâng, mỗi năm 1 cm. Dân cư Nanhailand buộc phải di chuyển lên vùng đất cao phía Tây, làm nên văn hóa Hòa Bình ở thời kỳ Ðồ đá giữa có tuổi từ 18000 đến 7000 năm
Khoảng 7.500 năm TCN, do Ðại hồng thủy, nước dâng tới tận Việt Trì, Lục địa Nanhailand, Sundaland bị nhấn chìm, tạo nên đợt di cư lớn của người Việt cổ lên vùng phía Tây và vùng Nam sông Dương Tử.
Nanhailand có thể là trung tâm phát triển nông nghiệp và đồ gốm sớm nhất thế giới. Nhưng tiếc rằng khi bị nhấn chìm, lục địa này không để lại dấu tích gì mà chỉ còn Sơn Vi, Hòa Bình vừa muộn hơn, vừa không phải là điển hình trung tâm. Chính vì vậy tại Hòa Bình thiếu những bằng chứng khảo cổ cho thấy nền nông nghiệp phát triển sớm như nó phải có là gốm cổ và hạt thóc.
.:.
quay lại với nghiên cứu khoa học:
Trong những nền văn hóa từng có mặt trên đất Việt Nam, văn hóa Hòa Bình có vị trí đặc biệt, được khoa học khảo cổ thế giới xác nhận là trung tâm nông nghiệp và công nghiệp đá cổ nhất thế giới. Trước đây thế giới cho rằng trung tâm nông nghiệp cổ nhất là ở Lưỡng Hà có tuổi C14 là 7.000 năm. Nhưng khi phát hiện ra 10.000 năm tuổi của động thực vật được thuần dưỡng tại Hòa Bình thì thế giới chấn động và tâm phục khẩu phục thừa nhận vai trò mở đầu của văn hóa Hòa Bình. Năm 1932, Hội nghị Quốc tế về Tiền sử Viễn Ðông xác nhận: "Văn hóa Hòa Bình là trung tâm phát minh nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp cùng chăn nuôi gia súc đầu tiên trên thế giới. Trung tâm nông nghiệp Hòa Bình có trước vùng Lưỡng Hà 3000 năm 13."
Một phẩm chất nổi trội của văn hóa Hòa Bình là kỹ thuật chế tác đá cuội. Ðá cuội là loại đá cực rắn, nên việc ghè mài chúng rất khó khăn nhưng lại cần thiết cho việc chế tạo những dụng cụ khác như cầy, cuốc, thuổng... bằng đá, một thứ "máy cái" như thường nói sau này. Người Hòa Bình là cư dân dẫn đầu thế giới phát minh ra kỹ thuật này và sản phẩm của Hòa Bình được xuất khẩu đi nhiều nơi. Hòa Bình còn là nơi sớm nhất trên thế giới biết thuần dưỡng cây trồng và vật nuôi. Từ đây, lần đầu tiên trên thế giới, cây lúa nước và khoai sọ ra đời.
Học giả Hoa Kỳ W.G. Solheim II, Jorhman, Trương Quang Trực (Trung Quốc) và học giả Nga N. Vavilow thừa nhận: "Ðông Nam Á mà chủ đạo là Việt Nam đã có một nền văn hóa tiền sử phát triển rất sớm, tiên tiến và nhanh chóng, sáng tạo và sống động chưa từng thấy ở nơi nào trên thế giới 14."
Học giả Hoa Kỳ C. Sauer viết trong cuốn Ðồng quê: "Ðúng là nông nghiệp đã tiến triển qua hai giai đoạn mà giai đoạn đầu là văn hóa Hòa Bình. Lúa nước đã được trồng cùng lúc với khoai sọ."
Dường như thấy chưa đủ, ông viết tiếp trong cuốn Cội nguồn nông nghiệp và sự phát tán: “Tôi đã chứng minh Ðông Nam Á là cái nôi của nền nông nghiệp cổ nhất. Và tôi cũng chứng minh rằng văn hóa nông nghiệp có nguồn gốc gắn liền với đánh cá bằng lưới ở xứ này. Tôi cũng chứng minh rằng những động vật gia súc xưa nhất bắt nguồn từ Ðông Nam Á, và đây là trung tâm quan trọng của thế giới về kỹ thuật trồng trọt và thuần dưỡng cây trồng bằng cách tái sinh sản thực vật 15."
.:.
Những nghiên cứu trên của các nhà khoa học trung thực mở cho thế giới và chúng ta cách nhìn hoàn toàn mới về tiền sử của dân tộc Việt.
Những địa tầng văn hóa trên đất Việt Nam là liên tục. Chủ nhân của văn hóa Hòa Bình là 4 chủng người Việt: Indonesien, Melanesien, Vedoid và Negriotid. Tiếp theo văn hóa Hòa Bình là văn hóa Bắc Sơn có tuổi từ 8000 đến 6000 năm TCN. Sau cùng là văn hóa Ðông Sơn kéo dài từ khoảng năm 800 đến 111 TCN. Ðây là thời kỳ phát triển rực rỡ của đồ đồng mà tiêu biểu là linh khí của người Việt: trống đồng. Trống đồng tìm thấy trên địa bàn rộng lớn gồm lục địa Ðông Nam Á, từ Tứ Xuyên cho đến Malacca. Theo giáo sư Trung Quốc Lân Thuần Thanh thì "Bắt đầu khởi đúc trống đồng là ở Trung Quốc Bách Việt mà Hoa Trung là địa khu từ xa xưa của dân Bách Việt. Trống đồng nhiều nhất ở huyện Hưng Văn tỉnh Tứ Xuyên, còn ở bán đảo Ðông Dương thì trống đồng Lạc Việt ở miền Bắc và miền Trung là có tiếng hơn cả. F. Heger gọi trống đồng Lạc Việt thuộc hạng thứ nhất18." Theo học giả Trung Quốc này thì khởi đúc trống đồng là ở Trung Quốc Bách Việt. Ðiều đó chỉ đúng một nửa: Trống đồng ở Trung Nguyên do người Việt đúc. Nhưng khởi đúc thì phải từ Ðông Sơn. Trống Ðông Sơn có trước trống Hưng Văn mà phẩm chất vượt trội.
Theo hành trình gene và khảo cổ học, chúng ta đã tìm ra con đường thiên di của tổ tiên:
- Khoảng 40.000 năm trước, người Việt từ Bắc Việt Nam đã lên sống trên lục địa Trung Hoa và tạo thành cư dân Trung Quốc cho đến hôm nay. Ðấy là phát hiện mang tính cách mạng, thay đổi hẳn quan niệm cũ: người Việt phát nguyên từ Tây Bắc Trung Quốc thiên di về phía Ðông Nam .
.:.
Từ thư tịch Trung Hoa:
nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tiền sử người Việt chia làm 3 thời kỳ sau:
1. Thời kỳ Thái Sơn:
còn gọi thời kỳ Tam hoàng gồm: Toại Nhân là vị vua phát minh ra lửa, gọi là Thiên hoàng; Phục Hy là Nhân hoàng dậy cách chăn nuôi và làm ra bát quái, cùng vợ là Nữ Oa coi về thời tiết. Vua cuối cùng là Thần Nông dạy dân trồng lúa, nên gọi Ðịa hoàng. Sử Tàu ghi Thần Nông truyền được 8 đời, kéo dài 530 năm. Thời kỳ này luôn xảy ra chiến tranh với người Mông Cổ phương Bắc. Trong quyển Kỳ môn độn giáp đại toàn thư có câu hát: “Tích nhật Hoàng Đế chiến Si Vưu, Trác Lộc kinh kim vị nhược hưu.” (Ngày xưa Hoàng Đế đánh Si Vưu, cuộc chiến ở Trác Lộc đến nay còn chưa dứt- dẫn theo Kim Ðịnh). Sử Tàu ghi trận Trác Lộc nổ ra vào năm 2600 TCN. Si Vưu là tên xấu mà người Hán đặt cho Ðế Lai. Trong trận này Ðế Lai bị giết, Hiên Viên thắng, được tôn làm Hoàng Đế. Như vậy, dòng họ Thần Nông bắt đầu vào khoảng 3530 năm TCN.
còn gọi thời kỳ Tam hoàng gồm: Toại Nhân là vị vua phát minh ra lửa, gọi là Thiên hoàng; Phục Hy là Nhân hoàng dậy cách chăn nuôi và làm ra bát quái, cùng vợ là Nữ Oa coi về thời tiết. Vua cuối cùng là Thần Nông dạy dân trồng lúa, nên gọi Ðịa hoàng. Sử Tàu ghi Thần Nông truyền được 8 đời, kéo dài 530 năm. Thời kỳ này luôn xảy ra chiến tranh với người Mông Cổ phương Bắc. Trong quyển Kỳ môn độn giáp đại toàn thư có câu hát: “Tích nhật Hoàng Đế chiến Si Vưu, Trác Lộc kinh kim vị nhược hưu.” (Ngày xưa Hoàng Đế đánh Si Vưu, cuộc chiến ở Trác Lộc đến nay còn chưa dứt- dẫn theo Kim Ðịnh). Sử Tàu ghi trận Trác Lộc nổ ra vào năm 2600 TCN. Si Vưu là tên xấu mà người Hán đặt cho Ðế Lai. Trong trận này Ðế Lai bị giết, Hiên Viên thắng, được tôn làm Hoàng Đế. Như vậy, dòng họ Thần Nông bắt đầu vào khoảng 3530 năm TCN.
2. Thời kỳ Ngũ Lĩnh:
Cháu nội của Thần Nông là Ðế Minh, sinh ra Ðế Nghi và Lộc Tục. Ðế Nghi làm vua miền lưu vực sông Hoàng Hà còn Lộc Tục làm vua nước Xích Quỷ phía nam sông Dương Tử, xưng là Kinh Dương Vương. Ðế Nghi sinh Ðế Lai thay cha làm vua phương Bắc. Lộc Tục sinh Sùng Lãm làm vua phương Nam, xưng là Lạc Long Quân. Ðế Lai liên minh với nước Xích Quỷ để chống quân Mông Cổ, gả con gái là Âu Cơ cho Lạc Long Quân. Trong trận Trác Lộc, Ðế Lai tử trận. Bề tôi của ông theo Âu Cơ chạy xuống nước Xích Quỷ. Lạc Long Quân đem quân chạy ra biển. Thời kỳ này người Việt tập trung quanh vùng Ngũ Lĩnh.
3. Thời kỳ Phong Châu:
Lạc Long Quân chạy ra biển, đổ bộ vào vùng Nghệ An. Lúc đầu ở tại rào Rum, ngàn Hống sau đó lên vùng Ao Việt lập nước Văn Lang. (Đại Việt sử ký toàn thư.)
Lạc Long Quân chạy ra biển, đổ bộ vào vùng Nghệ An. Lúc đầu ở tại rào Rum, ngàn Hống sau đó lên vùng Ao Việt lập nước Văn Lang. (Đại Việt sử ký toàn thư.)
Cho đến nay, toàn bộ hiểu biết về cội nguồn dân tộc Việt mới dừng lại ở đó.
Phải thừa nhận, việc chia tiền sử người Việt thành ba thời kỳ như trên là xác đáng. Ðó là công lao của nhiều thế hệ sử gia Việt Nam đã chắt lọc ra từ huyền sử và thư tịch Trung Hoa. Ðiều này giúp cho người Việt phần nào biết được nguồn cội tương đối gần của mình
=====
Theo cuốn sử sớm nhất của Trung Quốc là Sử ký thì chủng tộc Việt Nam bắt nguồn từ nhà Hạ (2205-1770 TCN). Câu Tiễn (505- 465 TCN) vua nước Việt là hậu duệ của vua Hạ Vũ. Nước Sở của Khuất Nguyên cũng là dòng Việt bởi vậy Khuất Nguyên mới ai oán tiếc thương dòng giống Việt trong Sở Từ: Răng đen mình trổ dọc ngang. Xăm mình, cắt tóc ngắn, nhuộm răng đen là đặc điểm của người Việt thời đó.
Trước đây, chúng ta mang mặc cảm là đám Tàu lai bị xua đuổi, liều chết chạy về Nam theo bản năng sinh tồn nên vẫn cho mình là kẻ nhập cư trên đất đai người khác, nhất là khi phát hiện ra trong huyết quản đậm phần máu Mongoloid. Trước những nền văn hóa rực rỡ Hòa Bình, Phùng Nguyên của người tiền sử, chúng ta cũng tự hào nhưng là niềm tự hào vay mượn bởi mặc cảm của kẻ khác chủng tộc, không liên hệ gì đến chủ nhân của những nền văn hóa đó!
.:.
"h: còn bây giờ...kết hợp giữa phát hiện mới và sử cũ chúng ta có thể vá lại mảng khuyết để nhìn rỏ hơn về tổ tiên của chúng ta
- Tổ tiên người Việt phát tích từ miền Trung và miền Bắc Việt Nam , là cháu con những người tiền sử từ châu Phi thiên cư theo bờ biển Nam Á đến Ðông Nam Á.
- Thời gian lịch sử của người Việt đứng chân trên đất Việt từ 60-70.000 năm trước.
Con đường thiên di lên phía Bắc ban đầu rồi sau đó trở về nguồn cho phép ta giải thích vì sao trong máu người Việt yếu tố Mongoloid đậm lên: do hỗn huyết với tộc người Mông Cổ trong thời gian ở lưu vực sông Hoàng Hà.
Từ phát hiện mới cho phép chúng ta khẳng định:
Khoảng 40.000 năm trước, người Việt từ Việt Nam đi lên phía Bắc, tràn qua lục địa Trung Hoa. Thời gian này không được nhắc tới trong huyền sử. Chỉ khoảng 5000 năm TCN tổ tiên người Việt mới xuất hiện trong huyền sử với Toại Nhân, Phục Hy... cùng địa danh Thái Sơn. Thái Sơn là trung tâm quần tụ của người Việt thời kỳ Bắc tiến, trước đây vẫn được coi là đất phát tích của người Việt. Từ 2600 năm TCN, do cuộc đụng độ với người Mông Cổ, tiền sử của người Việt lần đầu tiên được ghi lại bằng văn tự. Ðây cũng là thời kỳ người Việt bỏ chạy khỏi Thái Sơn để lui xuống tụ cư tại vùng Ngũ Lĩnh. Tiếp đó do Hán tộc săn đuổi rốt ráo hơn, người Việt từ Ngũ Lĩnh trở về Phong Châu. Khi Lạc Long Quân đem quân dân Việt đổ bộ vào Nghệ Tĩnh xây dựng nhà nước Văn Lang là tổ tiên ta trở lại nơi phát tích của mình, nhận vai trò người thừa kế hợp pháp cả về huyết thống cả về lãnh thổ của tổ tiên người Việt. Một dòng lịch sử truyền nối liên tục không đứt quãng. Phát hiện này làm thay đổi hoàn toàn quan niệm của chúng ta về cội nguồn và lịch sử dân tộc.
.:.
CỘI NGUỒN VĂN HOÁ
Trong khi trình bày vấn đề cội nguồn tổ tiên, tôi đã phần nào nói tới cội nguồn văn hóa. Ðấy là những nền văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn, Ðông Sơn... tổ tiên ta đã làm ra trên đất Việt Khi tràn xuống Trung Nguyên, người Mông Cổ du mục bắt gặp một cuộc sống mới cùng nền văn hóa mới
... Trong thời gian dằng dặc ấy, chữ Việt ban đầu được viết với bộ Mễ (lúa gạo- chỉ dân trồng lúa nước) bị kẻ chiến thắng đổi thành chữ Việt với bộ Tẩu (vượt- chỉ người Việt chạy vượt qua sông Dương Tử). Trong khi đó người Việt ở lại sống chung với quân xâm lược được gọi là Miêu
... Giai cấp lãnh đạo Mông tộc từ bỏ vật tổ truyền thống là con sói trắng để nhận vật tổ của người Miêu Việt là con rồng làm vật tổ của mình, nhận những ông vua thời Tam hoàng, không chỉ nhân vật chính thống Hoàng Đế mà cả Phục Hy, Thần Nông làm tổ. Tiến một bước nữa, những trí thức Mông tộc kết hợp cùng trí thức Miêu Việt tiến hành ghi chép những điều hay lẽ phải trong cộng đồng nông nghiệp Việt tộc để chế tác kinh điển. Những kinh, thư đã ra đời như vậy.
Trong Luận ngữ, Khổng tử nói: "Ngô thuật nhi bất tác" (ta chỉ ghi lại mà không sáng tác).
"Ðó là lời trung thực, nói lên đúng thực chất những gì ngài đã làm.Kinh thi bắt đầu từ sự sưu tầm ghi chép những câu ca tồn tại từ lâu trong dân gian. Về nguồn gốc kinh Dịch, người ta thường nói truyền thuyết con long mã sông Hà dâng đồ, con rùa sông Lạc dâng thư nhưng thực ra đó là những kinh nghiệm bói toán đã có từ lâu trong cộng đồng Việt miền lúa nước sông Hà sông Lạc mà trí thức Mông tộc thâu lượm, nhuận sắc nâng cao lên... Rồi kinh Lễ cũng là sưu tầm chọn lọc những điều lễ nghĩa trong thiên hạ người Việt...Việc này làm nên nền văn minh cổ Trung Hoa. Như vậy, trong văn hóa Trung Hoa, sự đóng góp của Việt tộc nông nghiệp là phần chủ đạo, phần hồn phần cốt. Nhìn về thực chất, bên trong nền văn minh được đóng gói dán nhãn Trung Quốc chế tạo ấy lại là sản phẩm của Việt tộc.
"Ý tưởng về nhân tố Việt là chủ đạo trong văn hóa Trung Hoa hơn 30 năm trước đã được học giả Kim Ðịnh nhiệt tâm trình bày trong loạt sách Triết lý An Vi như Việt lý tố nguyên, Dịch kinh linh thể, Cơ cấu Việt Nho... của ông
.:.
Những người Việt sống ở Trung Quốc làm nên phần cốt lõi của văn hóa Trung Hoa. Vậy còn người Việt tại miền Ngũ Lĩnh, Giao Chỉ để lại thành tựu riêng gì? Các sách cổ Trung Quốc như Giao Châu ký, Ngô lục địa lý chí, Chúng ta biết, người Mông Cổ du mục nên nhà làm theo hình tròn gọi là lều. Trong khi đó, người Việt làm nhà sàn hình chữ nhật bằng tranh tre, có mái cong mà mô hình còn thấy trong mộ táng thuộc văn hóa Ðông Sơn 2000 năm TCN. Khi định cư ở Trung Nguyên, dân Hán đã theo mô thức nhà của người Việt.
.:.
Đánh giá vai trò người Hán
đối với sự phát triển của khu vực
Vượt sông Hoàng Hà xuống phía Nam, tiếp thu mảnh đất rộng mênh mông, phì nhiêu với cư dân đông đúc, nông nghiệp phát triển, người Mông Cổ trong vai trò lãnh đão đã thực thi một chính sách khôn ngoan. Không diệt chủng người bản địa, cũng không đẩy họ vào tình cảnh nô lệ khốn cùng, kẻ chiến thắng giành cho người mình những đặc quyền về cai trị, làm quan lại, làm công nghiệp, thương mại là những nghề thu lợi nhanh đồng thời cho lê dân (người da đen bản địa) làm công việc trồng trọt, chăn nuôi và đi lính. Tuy người bản địa nhiều lần nổi dậy và bị đàn áp nhưng rồi sau đó cuộc chung sống được thiết lập. Chỉ vài thế hệ sau, hầu hết người Mông Cổ hoà huyết với người Bách Việt trở thành chủng Mongoloid phương Nam mang hai dòng máu cùng hai nền văn hoá. Chủng người này không bao lâu sau chiếm đa số trong dân cư và giữ vai trò lãnh đạo xã hội. Sau này lịch sử gọi họ là người Hán. Trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp phát triển cao, một lớp trí thức mang hai dòng máu ra đời, trở thành những nhân vật lãnh đạo xã hội. Nương theo nền nếp của người Việt, họ tổ chức xã hội cộng đồng dân chủ mà sau này lịch sử gọi là thời hoàng kim. Ðặc điểm cơ bản của thời kỳ này là con người sống thân ái với nhau và hài hòa với thiên nhiên. Chữ viết Hỏa tự, chữ Khoa đẩu của người Việt dần được thay thế và chữ vuông tượng hình ra đời. Từ đây, những kinh nghiệm trong dân gian được tổng kết thành kinh điển, trước hết là kinh Thi rồi kinh Dịch... Sự việc như vậy điễn ra trong vòng 1.500 năm TCN. Trên cở văn hóa Việt bản địa, người Hán đã bổ sung vào đó tinh túy của dân Mông Cổ du mục để đưa văn minh Trung Quốc lên thời kỳ phát triển rực rỡ. Văn hóa Trung Hoa là đứa con lai tốt đẹp giữa văn hóa Việt nông nghiệp và Mông Cổ du mục. Học giả W.G. Solheim II đã nhận xét:
"Ðông Nam Á còn tiếp tục là một khu vực tiên tiến ở Viễn Ðông cho đến khi Trung Quốc thay thế xung lực này vào nửa đầu thiên niên kỷ thứ 2 TCN, tức khoảng 1500 năm TCN."(bđd)
Theo tôi, đấy là nhận xét thỏa đáng.
Chúng ta, người Lạc Việt, chủng người Bách Việt duy nhất do sự may mắn của số phận, thoát khỏi quá trình Hán hóa, có được cương thổ riêng, giữ được tiếng nói và huyết thống riêng. Trong khi tự hào về những thành tựu vĩ đại của tổ tiên trong quá khứ thì chúng ta cũng cảm ơn người Hán biết tôn trọng văn hóa của Bách Việt bản địa đồng thời phát triển lên tầm cao mới. Nhờ đó nhiều yếu tố Việt của văn hóa tiền sử được bảo tồn, nâng cao, là thành quả văn hóa mà hai dân tộc chung hưởng hôm nay.
.:.
1. Chúng ta có quyền tự hào chính đáng về tổ tiên đã làm nên những nền văn hóa rực rỡ trên đất Việt. Tổ tiên ta cũng là chủ nhân ông thứ nhất khai phá đất nước Trung Hoa và sáng tạo nên văn minh Việt tộc trên vùng đất mênh mông này. Người Việt có chủ quyền chính đáng với nền văn minh gốc Việt ấy.
2. Về mặt huyết thống, từ bản đồ gene con người, chúng ta thấy mình càng gần gũi với các tộc người anh em sống trên đất nước. Không chỉ cùng tổ tiên với người Kinh mà các tộc người anh em lại là hậu duệ của tổ tiên bám trụ lâu dài trên đất nước và sáng tạo những nền văn hóa mà hôm nay chúng ta tự hào.
3. Hàng ngàn năm nay người Việt giữ cái nhìn kỳ thị dị chủng, dị văn với những nước láng giềng như Lào, Miên, Thái Lan và nhất là những nước hải đảo Ðông Nam Á. Ðấy là sai lầm mang tính lịch sử vì chúng ta chưa nhận ra được cội nguồn gốc gác của mình. Nay, với những phát hiện mới của khoa học, chúng ta nhận lại các dân tộc Ðông Nam Á là anh em bà con cùng nguồn cội với mình. Ðấy chính là những tộc Việt sau thời kỳ khai phá đất Trung Hoa đã trở lại xứ sở xuất phát của mình xây dựng nên nhà nước ở Ðông Nam Á... Không những thế, người Việt ta cũng đồng bào với người New Guinea, thổ dân châu Úc cùng các tộc người bản địa châu Mỹ. Phải chăng câu tứ hải giai huynh đệ từ xa xưa đã bao hàm nội dung nhân bản này?
4. Hàng ngàn năm bên cạnh một cường quốc khổng lồ với nền văn hóa vĩ đại, cha ông ta luôn mang mặc cảm một quốc gia nhược tiểu, một dân tộc không có văn hóa gốc. Với nhận thức mới về nguồn cội, chúng ta tự giải phóng khỏi sự cầm tù của mặc cảm truyền kiếp đó, lấy lại niềm tự hào chính đáng: tộc Lạc Việt là người duy nhất trong hệ Bách Việt còn tồn tại và kế tục sự nghiệp của một cha ông vĩ đại. Chính cha ông ta là người chủ đạo sáng tạo nên nền móng của văn hóa rực rỡ mang tên văn minh Trung Hoa. Với nhận thức mới về cội nguồn, chúng ta mạnh dạn nhận lại văn minh Trung Hoa là của mình. Ðấy là của chung mà cha ông ta ít nhất có phần hùn 51%. Việc sử dụng văn minh Trung Hoa trước đây vẫn bị coi là vọng ngoại, là vay mượn thì từ nay ta sử dụng với tư cách chủ nhân có tác quyền hợp pháp.
5. Từ nhận thức về cội nguồn tổ tiên, cội nguồn văn hóa, chúng ta xác định bản sắc văn hóa Việt nam: là truyền thống sống hòa đồng với thiên nhiên, tương thân tương ái với đồng loại, là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín... Việt nho là văn hóa Việt khi chưa bị tầng lớp thống trị Hán tộc làm cho tha hóa trở thành Hán nho và Tống nho- công cụ đàn áp nhân dân, thủ tiêu dân chủ... Ðáng tiếc là do nhận thức chưa đúng về nguồn cội nên chúng ta ngộ nhận cho tất cả đều là của Tàu nên chối bỏ. Cần khẳng định đó là văn hóa đặc hữu của người Việt và lấy làm tiêu chí để gạn bỏ yếu tố Hán và Tống nho bị xảm vào văn hóa Việt do chủ trương đồng hóa của kẻ xâm lược phương Bắc.
trích lược từ:
"Hành trình tìm lại cội nguồn Việt"
Hà Văn Thuỳ
notes:
============================
. Sơn vi: 30,000 năm TCN (BC)
. Hoà Bình: 18,000 (BC)
. Trung tâm nông nghiệp Hòa Bình có trước vùng Lưỡng Hà 3000 năm
. Bắc Sơn có tuổi từ 8000 đến 6000 năm TCN.
. văn hóa Phùng Nguyên mở đầu thời Tiền Đông Sơn (khoảng 4000 – 3500 năm trước)
. văn hóa Phùng Nguyên mở đầu thời Tiền Đông Sơn (khoảng 4000 – 3500 năm trước)
Đông sơn
. Sau cùng là văn hóa Ðông Sơn kéo dài từ khoảng năm 800 đến 111 TCN
(bắt đầu từ 1850 năm đến thế kỷ II TCN, mà rực rỡ nhất là văn hóa Đông Sơn kéo dài khoảng 800 năm. Thời kỳ này tương đương với sự xuất hiện cùa nước Sở)
* Vào đỉnh điểm của thời kỳ băng hà gần đây, cách đây khoảng
18.000 năm, mực nước biển toàn cầu hạ thấp từ 120 đến 130 mét (400 ft.) so với ngày nay (wiki)
* Đất Phong Châu thời Thượng cổ có cây Chiên đàn sống hàng ngàn năm, chim hạc thường đến đậu ở đấy nên nơi đó còn gọi là đất Bạch Hạc (nay thuộc tỉnh Phú Thọ),
18.000 năm, mực nước biển toàn cầu hạ thấp từ 120 đến 130 mét (400 ft.) so với ngày nay (wiki)
* Đất Phong Châu thời Thượng cổ có cây Chiên đàn sống hàng ngàn năm, chim hạc thường đến đậu ở đấy nên nơi đó còn gọi là đất Bạch Hạc (nay thuộc tỉnh Phú Thọ),
5 nhận xét:
Phát Hiện Thơ Cổ Thời Bắc Sơn (7000-1000 Tr.C.N)
Tác giả: Tiến Sĩ Nguyễn Thị Thanh
http://thuvien.maivoo.com/Co-Van-Viet-Nam-c13/Phat-Hien-Tho-Co-Thoi-Bac-Son-7000-1000-Tr-C-N-d2515
ở Nhật năm 1998, giáo sư Lâm Mã Lý đã công bố kết quả (3) về sự liên hệ và khoảng cách của các nhóm dân trên sơ đồ cây di truyền. Kết quả cho thấy người Mân Nam và Hakka rất gần với người Việt, Thái và các dân thuộc chủng Mongoloid Nam Á, khác xa với người Hán thuộc chủng Mongoloid Bắc Á. Giáo sư Lâm Mã Lý cho rằng người “Đài Loan” thuộc dân Mân Việt (Min Yeuh) chứ không phải dân tộc Hán, mặc dù đã có sự pha trộn trong lịch sử với người Hán di cư đến từ phương Bắc.
http://doremon360.multiply.com/journal/item/76/Bai_11_Dai_Loan_va_Bach_Viet_P.1
Cái này xin dành tặng riêng Hồ Cẩm Đào và hơn 1,4 tỷ dân Trung Quốc
cho mình hỏi những tài liệu về Chinese Human Genome Diversity Project có được công bố ở đâu không. tg có thể cho mình nguồn được không. mình thích cái này nên muốn tìm hiểu thêm
rất hay, cảm ơn tác giả đã sưu tầm. vậy, đáng ra phải là 粤南 chứ không phải 越南。
Đăng nhận xét