7 thg 2, 2019

Heo - Lợn: Con thuốc - Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính

Tất cả những khả năng của con heo và sự kỳ diệu của thịt heo đều được tổ tiên ta đúc kết, hiện còn ghi đầy đủ trong sách “Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính”, là bộ sách y dược gia truyền của cung đình Nhà Nguyễn (sách hiện được lưu giữ tại gia đình ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, cháu gọi vua Minh Mệnh bằng ông cố).Thời Pháp thuộc, bác sĩ Deniel, tổng giám đốc Đông Dương Y viện đã có nhiều khảo nghiệm chứng thực.
“Con thuốc”




Xung quanh con heo và thịt heo có vô số những điều kỳ thú mà những người ăn thịt heo suốt đời suốt kiếp như chúng ta không hề biết, nhiều điều có thể biết nhưng do nghĩ heo quéo là thứ quá tầm thường nên không để ý.
Con vật không tầm thường
Trước hết hãy nói về con heo. “Ngu như heo”, “bẩn như heo”, “đồ con lợn”, v.v… là những cụm từ mà người ta thường dùng để chửi bới. Chửi bới như vậy thật là hồ đồ, vì con heo không hề ngu, không hề bẩn, không hề xấu xa và tổ tiên ta cũng không chửi bới kiểu đó. Đây là ngôn từ của “Tây”, người Việt mới học đòi từ thời thực dân Pháp.
Không phải ngẫu nhiên mà trong văn hóa truyền thống của người Việt ta, con heo ít nhất chiếm hai vị trí trang trọng : Heo là 1 trong 12 con giáp gắn với số mệnh của khoảng 1/12 dân số; heo chiếm hẳn một dòng tranh dân gian độc đáo – tranh lợn. Tổ tiên ta có lý do để không coi heo là con vật tầm thường.
Những tài liệu cổ xưa nhất cho thấy người Việt đã có mặt trên mảnh đất này từ gần 5000 năm trước và con vật đầu tiên được thuần hóa ở đây là con heo. Giống heo nguyên thủy đó hiện vẫn đang tồn tại, là giống heo cỏ ngày nay, còn được gọi là heo Móng Cái. Gọi như vậy là do Móng Cái là vùng đất đầu tiên mà tổ tiên ta đặt chân đến và là nơi đầu tiên những con heo được thuần hóa.
Tổ tiên ta đã sớm phát hiện con heo có những khả năng và đức tính quý giá ít có con vật nào có được, nên người xưa không chỉ thuần dưỡng heo để làm thực phẩm mà còn thuần hóa heo làm vật nuôi trong nhà, thân thiện như con chó.
Heo là vật nuôi duy nhất biết cách đi qua đầm lầy mà không rơi vào những chỗ sụt lún. Tổ tiên ta đi khai phá những vùng đất hoang vu, đã lấy heo làm “hướng đạo”. Đi theo chân heo là tuyệt đối an toàn.
Heo là “khắc tinh” của các loài rắn độc, các loài chồn cáo. Chỗ nào có heo rắn không dám tới, chồn cáo không bén mãng lại gần. Heo là một trong những con vật có khả năng phát hiện động đất giỏi nhất, 10 con heo thì có tới 9 con có khả năng đó trong khi tỷ lệ này ở chó ít hơn.
Heo còn có khả năng phát hiện sớm một số bệnh tật tiềm ẩn ở con người, như bệnh bối nhọt hoặc các bệnh phụ khoa. Khi chủ mang các bệnh trên, con heo sẽ khịt mũi hoặc rung hai chân, vểnh hai tai lên để báo hiệu.
Đặc biệt, heo còn có khả năng phát hiện tính hung hãn đi đến cuồng sát của con người. Mỗi khi người lạ đến, nếu ai có tính đó heo sẽ xông vào cào cấu, cản trở để bảo vệ chủ.
Với những khả năng đó, heo là một “vệ sĩ” tốt cho con người.
Tất cả những khả năng của con heo và sự kỳ diệu của thịt heo đều được tổ tiên ta đúc kết, hiện còn ghi đầy đủ trong sách “Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính”, là bộ sách y dược gia truyền của cung đình Nhà Nguyễn (sách hiện được lưu giữ tại gia đình ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, cháu gọi vua Minh Mệnh bằng ông cố).Thời Pháp thuộc, bác sĩ Deniel, tổng giám đốc Đông Dương Y viện đã có nhiều khảo nghiệm chứng thực.
“Con thuốc”
.
Cùng với lúa gạo, thịt heo là thức ăn của người Việt từ thời thượng cổ. Có lẽ không có thức ăn gì hài hòa tương thích với cơ thể của dân ta như thịt heo. Y học hiện đại chứng minh rằng giữa cơ thể người với cơ thể heo giống nhau về cơ chế dung nạp và chắt lọc dinh dưỡng, về hô hấp, về tuần hoàn, bài tiết… Bởi vậy mà y học hiện đại sử dụng rất nhiều bộ phận của cơ thể heo để rắp nối, thay thế các bộ phận bị hư hỏng của cơ thể con người, nhất là màng ruột non, van trong động mạch chủ của tim, v.v… So với các con vật khác, các bộ phận của heo được sử dụng nhiều nhất trong phẫu thuật.
Người Việt ta khi khỏe mạnh, thịt heo là món ăn hoàn hảo, ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Khi đau ốm, thịt heo chính là thuốc.
Một số sách báo Đông y gọi thịt heo là “Trư nhục”, các bộ phận của con heo cũng bắt đầu từ chữ “Trư” là không đúng. Đầu tiên, người Việt cũng như người Trung Quốc cổ đại, gọi heo là “Thạc thử”, nghĩa là con chuột lớn (nguyên nghĩa là con chuột già), sau đó gọi là “Thịnh thử”. Thịt heo gọi là “Thịnh nhục”. Đến thời Chiến Quốc mới gọi heo là “Trư”. Do vậy không thể nào tìm ra cái tên “Trư nhục” trong sách y dược cổ.
Sách thuốc cổ cũng không gọi các bộ phận của con heo bắt đầu bằng “Thịnh”. Chẳng hạn, gan heo gọi là “vĩ dược”, bao tử heo gọi “Kinh dược”, thận heo gọi “Sinh vĩ dược”, da heo gọi “vệ dược”, phổi heo gọi “Tế vĩ dược”… Riêng phân heo gọi là “Thạc trung bạch” hoặc “Thịnh trung bạch”. (Cần lưu ý : Nếu nuôi heo theo phương pháp truyền thống thì phân heo không những không bẩn mà còn là chất liệu dùng để khử uế môi trường và chữa được chứng ngộ độc thức ăn, còn nuôi heo theo phương pháp công nghiệp thì phân heo không có tác dụng gì).
Những tên gọi trên tuy chỉ ra dược lý của mỗi bộ phận con heo, song đây không phải là những vị thuốc riêng lẻ và tuyệt nhiên không có chuyện “ăn gì bổ nấy”. Ăn bộ phận nào của heo cũng tốt, nhưng tốt nhất là ăn “toàn tính”, trước hết ăn lòng, kế đến ăn thịt, giò, sườn … (riêng đối với thịt đầu, người ốm không nên ăn).
Toàn thân con heo là một “con thuốc”, là “toa thuốc”, là nền tảng dinh dưỡng và kháng bệnh cho cơ thể con người.
Dùng thịt heo (ở đây chỉ nói heo cỏ) làm thức ăn bình thường sẽ khiến cho sức khỏe bền vững, ngừa được bệnh trĩ (cả nội và ngoại), các bệnh về gan, thận, dạ dày, trực tràng… Ăn thịt heo thường xuyên cơ thể sẽ thăng hoa, khả năng tình dục được duy trì lâu bền, thậm chí đến 80 – 90 tuổi mà không cần đến bất cứ thứ thuốc nào.
Đối với những người bị rối loạn sinh lý dẫn đến thiểu năng tình dục (cả nam lẫn nữ), việc đơn giản nhất là lấy thịt heo nấu với hạt bắp cùng câu kỷ, nhục thung dung, phục thần, viễn chí, thạch xương bồ. Tất cả bỏ vào ninh nhừ lên, ăn vào rất hữu hiệu.
Nhiều người sợ tăng cân nên kiêng ăn thịt heo, nhất là thịt mỡ, đó là một sai lầm. Ngược lại, thịt heo cộng với hoài sơn, viễn chí, thạch xương bồ, bạch truật, sơn tra, hầm lên ăn sẽ làm cho thể trạng cân bằng, chống được béo phì.
Cần lưu ý là chỉ có heo cỏ, nuôi theo cách của tổ tiên ta ngày xưa mới có những tác dụng nói trên (xem cách nuôi heo cỏ tại đây). Heo công nghiệp do lai tạo trái tự nhiên cộng với ảnh hưởng của hóa chất trong thức ăn và dư lượng các thứ thuốc kháng sinh, tăng trọng… nên những tác dụng tốt cho sức khỏe còn rất ít.
Một số món heo ngon và dễ làm
atv_thit heo
Món heo khoái khẩu đầu tiên mà tổ tiên ta ăn là 3 món nướng: Trong nhà (hoặc trong hang động) là món nướng bằng lửa than. Ở ngoài trời thì nướng than – khói (nướng bằng cây lá). Khi có thời gian thì nướng lùi (nướng trong tro). Cách nướng thứ nhất để ăn bình thường. Cách thứ hai, ăn vào có thể ngừa được cách bệnh về thời khí, truyền nhiễm… Cách nướng thứ ba làm thịt lên men trong nhiệt, ăn bồi dưỡng sức khỏe.
Dần dần, heo được người Việt chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, phong phú, kết hợp với các gia vị, rau lá. Thịt heo dễ chế biến với nhiều loại rau lá. Tuy nhiên không nên chế biến thịt heo với các loại rau màu thanh thiên (rau muống, xà lách) và cà chua, vì những loại rau quả này sẽ làm cho thịt heo không ngon và giảm tác dụng dinh dưỡng.
Sau đây là 3 món heo dễ làm, có thể nhâm nhi trong ngày tết.
HEO HẦM
Khoai sọ (gọt vỏ), khoai lang (không gọt), đậu xanh, nếp, hạnh nhân đập dập, tất cả bỏ vào nồi nấu nhừ.
Thit tươi (ở bất cứ bộ phận nào, tốt nhất có chân giò) chặt miếng to cho vào ninh chung.
Ớt chín nguyên trái (khoảng 5 – 10 trái ớt xiêm cho 1 kg thịt) ngâm vào nước sôi cho trái ớt mềm, đổ bỏ nước, lấy muỗng chà trái ớt cho dập nát, cho nước vào lọc bỏ xác và hạt, chỉ lấy nước ớt cho vào nồi cùng với thịt.
Khi thịt chín mềm, vớt ra ngâm trong rượu nếp nguyên chất. Ngâm khoảng từ 30 – 60 phút lấy ra cho lại vào nồi.
Sau đó cho thêm : hành một bó (lấy cả lá, củ và rễ), tỏi một nắm (để nguyên củ) hoa đinh hương, hảo nhục quế (loại vỏ quế dày) vào, hầm tiếp. Trường hợp không có hoa đinh hương và hảo nhục quế thì có thể thay bằng một củ gừng to nướng chín, bóc vỏ rồi đập dập.
Khi thịt mềm nhừ, nêm nước mắm và muối hột cho vừa ăn (không cho các thứ gia vị khác).
HEO LUỘC KHỬ MỠ
Thực ra thịt heo mà lấy mỡ đi thì ăn không tốt. Vì vậy, “khử mỡ” ở đây là làm vô hiệu hóa những “thặng dư” để khi ăn vào không thấy ngán hoặc không gây óc ách. Có nhiều cách luộc khử mỡ, từ thượng lưu nhất đến dân dã nhất. Ở đây xin giới thiệu một cách dễ thực hiện nhất nhưng ngon thì chẳng kém cách thượng lưu.
Cách làm : 
Thịt heo ( bất cứ bộ phận nào, nhưng thịt luộc ngon nhất là thịt ba chỉ ở bụng) rửa sạch (rửa ngay sau khi mua về, không rửa trước khi luộc), cho vào nồi nước lã.
Nước ớt (làm theo cách nói ở phần heo hầm).
É ta, nhổ cả cây, rửa sạch.
Vài trái chuối chát để nguyên trái, một ít nước vo gạo nếp.
Tất cả cho vào nồi thịt, đun lửa luộc chín. Lưu ý thịt luộc vớt ra không nhúng vào nước lạnh mà để ráo trên lá chuối (lá chuối phải hơ nóng rồi mới rửa hoặc lau khô). Thịt xắt xong cũng để vào lá chuối trước khi cho vào đĩa. Luộc thịt kiểu này khử được 90% chất béo gây ngán. Lá chuối khiến thịt thơm ngon hơn.
Nước chấm : Ngò rí (nguyên cây, cả rễ), tỏi, hơ trên lửa cho thật nóng, giã nhuyễn cho vào nước mắm ngon, thêm một ít nước ớt và nước cam giấy.
LÒNG THẢ 
Trước khi mổ heo, cho một ít gạo vào nước nấu sẵn một nồi, gạo nở lúp búp. Một củ gừng lùi dưới tro lấy ra rửa sạch, đập dập bỏ vào nồi. Heo vừa mổ xong, lấy huyết ứ dọc theo xương sống đổ vào nồi.
Lòng heo mỗi thứ lấy một ít, xắt ra, trộn chung, ướp hành tiêu nước mắm. Thơm ngon ấn tượng nhất là món phèo. Người làm heo phải biết bắt phèo đúng điệu. Bắt phèo đúng điệu không chỉ là lấy đúng giới hạn của ruột non mà còn giữ không làm vỡ những mạch máu nhỏ gấp trong thành ruột, những mạch máu này mà bị vỡ thì phèo không còn thơm ngon nữa.
Tất cả phèo và lòng “thả” vào nồi, khoảng 5 phút sau là nhấc nồi cháo xuống, vớt bộ phèo ra xắt thành từng đoạn cho vào đĩa. Cháo lòng thả ăn thêm với rau hung lũi, hành ta và ngò rí. Nước chấm cho món phèo làm giống như nước chấm thịt luộc nói ở trên
(St)
...
 ============================
  đăng bởi: hohyhung:
  http://hohyhung.blogspot.com/
 ============================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét