15 thg 10, 2012

Người Minangkabau, hậu duệ của các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng ở Sumatra - Indo

Chúng ta hãy xem hậu duệ của các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng ở Indo

Posted Image


Trong đó có những cuốn sách nói về các bài thuốc cổ truyền và thuật bói toán của người Minangkabau, một trong những tộc người chiếm đa số tại đảo Sumatra và có nguồn gốc từ người Việt.
Cơ quan trên cho biết đã cử người tới nhiều địa phương trong tỉnh Tây Sumatra để thu thập và "cứu" những văn bản cổ quí hiếm khỏi thất lạc hay mục nát theo thời gian, sau đó sẽ "số hóa" các văn bản tìm được để nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia cho rằng người Minangkabau có nguồn gốc từ người Việt và hiện chiếm tới 80% trong tổng số 4,5 triệu dân của tỉnh Tây Sumatra.
Theo các nhà sử học, mùa Xuân năm 43, một số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cùng những người không chịu khuất phục giặc phương Bắc, đã chạy về phương Nam và cuối năm đó họ tiếp tục lên thuyền ra biển.
Những đợt gió mùa Đông Bắc đã đẩy thuyền của họ dạt vào Eo biển Malacca. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.
Dân tộc này hiện còn duy trì chế độ mẫu hệ, trong gia đình, phụ nữ nắm quyền kinh tế. Trong mỗi dòng họ của người Minangkabau, người phụ nữ giữ quyền thừa kế được gọi là Turun Cicik, những người em gái trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Những âm này, sau giai đoạn dài của lịch sử, đọc lên vẫn thấy hơi giống âm gợi hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị.
Người Minangkabau có tục lệ mời khách ăn trầu và những ngôi nhà truyền thống của họ đều có mái cong như hình chiếc sừng trâu, gợi hình ảnh những mái đình, chùa ở Việt Nam. Người Minangkabau còn nổi tiếng buôn bán giỏi và nấu ăn ngon./
Posted Image
Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia cho rằng người Minangkabau có nguồn gốc từ người Việt và hiện chiếm tới 80% trong tổng số 4,5 triệu dân
Nhà sừng trâu của người Minangkabau
Ở xứ sở vạn đảo Indonesia, mỗi hòn đảo là một câu chuyện, một bộ tộc kỳ thú, hấp dẫn từ đời sống văn hoá, ẩm thực, và đặc biệt trong kiến trúc nhà ở. Người Minangkabau ở phía Tây đảo Sumatra sống trong những ngôi nhà độc đáo, có mái là hình sừng trâu cong nhọn vút lên nền trời xanh.

Posted ImageNhà lớn (Rumah Gadang) của người MinangkabauLà vùng đất nông nghiệp, con trâu đã trở nên quen thuộc, gần gũi với đời sống người Minangkabau từ ngàn đời. Người Minangkabau sống theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ chiếm vai trò quan trọng trong từng gia đình, cộng đồng, và là chủ sở hữu đất đai, nhà ở...
Posted ImageKhu vực người Minangkabau sính sốngNgôi nhà lớn của người Minangkabau có lối kiến trúc rất độc đáo, với những mái cong ấn tượng. Thật thú vị, khi tìm hiểu ra xuất xứ của lối kiến trúc ấy lại gắn liền với một tích truyện lịch sử của cộng đồng người Minangkabau.
Tên gọi của người Minangkabau bắt nguồn từ một sự tranh chấp về đất đai giữa người Minangkabau ngày xưa và vị lãnh chúa một bộ tộc láng giềng ở Java. Để tránh xảy ra chiến tranh, người địa phương đề nghị mỗi bên chọn ra một con trâu và tổ chức chọi trâu, trâu bên nào thắng thì bộ tộc đó sẽ là người sở hữu vùng đất tranh chấp. Vị lãnh chúa nọ chọn trong bộ tộc mình con trâu lớn nhất, khoẻ nhất, dữ tợn nhất để đưa ra cuộc thi tài. Người Minangkabau đưa ra con nghé con khát sữa, đầu có cặp sừng mới nhú được mài bén ngót như lưỡi dao. Khi cả hai bên thả trâu ra, con trâu đực không thèm chú ý đến nghé con, vì đang lo mải nhìn quanh tìm đối thủ xứng tầm. Nhưng khi nghé con chạy đến thúc đầu mình vào phần bụng dưới của con trâu đực để tìm bầu sữa, cặp sừng bén đã đâm lủng bụng và giết chết con trâu hung hãn. Người bản địa thắng cuộc, và giải quyết được tranh chấp về đất đai. Cũng từ đó, họ đặt tên cho bộ tộc mình là “trâu thắng trận” (Minangkabau). Và như để nhắc nhớ con cháu đời sau về tên gọi của bộ tộc mình, người Minangkabau mượn hình ảnh cặp sừng trâu để đưa vào kiến trúc nhà ở. Mái nhà cong vút đối xứng có chóp nhọn đều hai bên của người Minangkabau chính là hình ảnh của cặp sừng trâu thắng trận ngày xưa.
Posted ImagePosted Image
Hình dáng tổng thể kiến trúc của nhà sừng trâuHình dáng tổng thể kiến trúc của Rumah Gadang ấn tượng ngoài bộ mái sừng trâu, còn một nét độc đáo khác thể hiện giá trị văn hoá đặc sắc trong xây dựng là những chi tiết trang trí được thể hiện tinh xảo bằng lối chạm khắc, phối màu sặc sỡ phủ kín quanh nhà từ chân cột lên đến nóc mái. Với người Minangkabau, ngôi nhà Rumah Gadang vừa là nơi cư trú, gặp gỡ hội họp trong gia đình, và cả những hoạt động mang tính nghi thức cộng đồng. Ngôi nhà của người Minangkabau thể hiện tính cầu kỳ, tỉ mỉ trong xây dựng, mái nhà là những lớp xếp từ hàng ngàn sợi chỉ được lấy từ thân cây sago – một loại cây thuộc họ cọ, dừa, phần vách được lợp phên tre và gỗ. Do sống ở vùng đồng bằng lúa nước, nên ngôi nhà người Minangkabau thiết kế theo kiểu giống nhà sàn, phần sàn nhà cách mặt đất độ gần hai thước. Nội thất trong nhà được chia làm ba phần thông thoáng nhau không có vách ngăn cách, gian chính ngay giữa nhà là gian tiếp khách, còn lại là khu giường ngủ và bếp. Cửa chính nằm giữa trục ngang của ngôi nhà, cái chóp mái được uốn cong đối xứng theo cửa chính. Những cánh cửa sổ cũng được phân bố đều theo trục đối xứng với cửa chính, và được trang trí bằng những nét chạm khắc chi tiết, được phủ những gam màu mạnh như đỏ, đen, vàng, nâu, trắng, lấy từ những loại cây cỏ và đất đá trong tự nhiên.
Posted ImagePosted Image
Ngoài lớp mái cong độc đáo, ngôi nhà còn được chạm khắc rất tinh xảoTrong mỗi ngôi làng của người Minangkabau ở đảo Sumatra có nhiều nhà lớn nhưng ngôi nhà nào lớn nhất, điêu khắc đẹp nhất, thường là nhà của trưởng làng – một phụ nữ – ngôi nhà vừa thể hiện quyền lực và sự giàu có, và đó cũng được xem là nơi công cộng của làng. Ngôi nhà này sẽ được truyền đời từ mẹ, sang con gái, và cứ thế nối tiếp đời nọ đến đời kia. Tuy nhiên, những ngôi nhà nhỏ hơn cũng có những nét tương đồng về hình dáng, điêu khắc, đem lại cho cộng đồng người Minangkabau một đặc trưng riêng, dễ nhận dạng trong lối kiến trúc nhà ở. Và với khách phương xa, hình ảnh những ngôi nhà mái cong độc đáo cùng những chi tiết điêu khắc phong phú, sự phối hợp màu sắc tuy sặc sỡ nhưng rất hài hoà trong tổng thể từ những chạm trổ quanh ngôi nhà, tạo nên một kiến trúc nhà ở đầy tính nghệ thuật cao. Đem lại một đặc trưng thú vị, hấp dẫn khách lạ ngay từ cái nhìn đầu tiên khi diện kiến những ngôi nhà của người Minangkabau.
Posted ImageĐường cong nếp mái cùng vô vàn chi tiết điêu khắc đem lại một không gian sống thú vị của người Minangkabau / Cửa sổ liền kề tạo không gian thông thoáng cho ngôi nhà
Posted ImagePhần cửa chính của ngôi nhà người Minangkabau / Vách nhà kết hợp từ phên tre và gỗ chạm

===============
Ở In do, Malaysia vẫn còn giữ những nét văn hóa đặc sệt Việt cổ. Những hình ảnh nhà nông và những bao bì sản phẩm nông nghiệp ngày nay ở hai nước này ghi rõ dấu chỉ văn hóa Việt

Posted Image
Nón lá và lúa nước Indo

Posted Image
Nông dân Indo


Posted Image
Nông dân Malaysia

Posted Image
xôi gà Indo

nguồn: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/25848-7-cac-nha-nghien-cuu-trung-hoa-uc-da-nhac-den-bo-chu-khoa-dau-cua-nguoi-viet-tu-tren-4000-nam-truoc/
xem thêm: http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=33317

1 nhận xét:

hohyhung nói...

ý kiến: Hay tuyệt, họ còn giữ được cái âm “Trưng Trắc”, “Trưng Nhị”, cũng như còn giữ được cái âm chỉ tộc người mẫu hệ là “Mệ Nàng”. Minangkabau nghĩa là “trâu thắng trận”, thì chính xác thì nó phải là “Mệ Nàng Cả Clâu”, nghĩa đầy đủ là “Mệ Nàng thắng trâu”. Từ “Cả” trong tiếng Việt nghĩa là “thắng” hay “được”, như trong từ đôi “Được Cả” và trong thành ngữ “được ăn Cả, ngã về không” hay trong câu “gái hay trai đều là con Cả” hoặc “anh cả, anh hai, cả hai đều là anh Cả”. (Mẹ của hai Bà Trưng có tên tục là Mế Mèn, dân gian gọi là mế Mèn Lành vì bà rất nhân hậu, về sau dịch âm và dịch nghĩa của hai chữ Mèn Lành thành ra hai chữ Man Thiện).

Đăng nhận xét