15 thg 10, 2012

chữ Việt cổ


Tìm hiểu chữ Việt 


1. Đôi điều về chữ Việt :
Cho tới tận bây giờ nhiều người Việt Nam vẫn tưởng rằng nước ta không có chữ viết. Đó là điều đáng buồn của nhân dân, đất nước ta.
     Thứ chữ chúng ta đang phải dùng, như mọi người đều biết đó là vay mượn kí tự Lating . Thật phi lí nếu đất nước bốn ngàn năm tuổi như Việt Nam lại không có kí tự riêng. Ngay cả các dân tộc thiểu số trong tộc Bách Việt còn có chữ, vậy hẳn dân tộc Kinh cũng tồn tại một thứ chữ của mình.
Khi tôi được nghe bài hát “Tiếng Việt”(Năm 2010), tôi đã rất tự hào về chữ viết của dân tộc mình. Nhưng giai điệu bài hát lại đượm buồn. Tôi cũng buồn khi nghe đến đoạn:
“ Chưa thành chữ viết í a đã í a tròn vành trên môi”
Và đoạn kết:
“ Ai í a lỡ đường quên giống nòi gốc nguồn, trong í a Tiếng Việt quay về cùng tôi”.
Vậy tại sao người Việt lại không có chữ viết ?

2. Chữ Quốc Ngữ:
Chữ viết của người Việt ra đời từ bao giờ là một câu hỏi chưa dễ dàng có được câu trả lời rõ ràng.  Chỉ biết rằng, trên các đồ vật bằng đá và bằng đồng của thời kì văn minh Đông Sơn của dân tộc Lạc Việt, có những dấu hiệu cho phép ta đặt giả thuyết về dạng chữ viết cổ xưa của dân tộc trước khi bị bọn xâm lược nhà Hán thủ tiêu trong mưu đồ đồng hoá dân tộc Lạc Việt.  Hệ thống chữ viết của người Việt nay đã qua nhiều phen thay đổi do những đẩy đưa của lịch sử.  Khi bị Hán tộc thống trị hơn nghìn năm, người Việt đã trải qua một cuộc giao lưu văn hoá lớn, mà một trong số những thành tựu văn hoá mới chính là bộ chữ viết mới được hình thành: chữ nôm.  Chữ nôm là một thể hiện ý chí sống còn của tinh thần dân tộc về mặt ngôn ngữ văn tự; dùng chính những nét viết của chữ Hán để ghi lại tiếng nói của dân tộc, nhà nho Đại Việt đã dõng dạc nói lên ý chí  của giống nòi, quyết đạp bằng những nghiệt ngã của số phận nô lệ để vươn lên độc lập.  Những tấm bia cổ xưa từ đời các vua nhà Lí còn cho thấy những tên gọi các làng xóm hoặc tên người rất “nôm na”, không thể không có nhu cầu ghi lại bằng một kiểu chữ viết riêng trong khi mà chữ viết xưa cũ đã tiêu trầm sau hơn nghìn năm ngoại thuộc. 
Đến khi người Pháp sang xâm chiếm nước ta, việc làm đầu tiên của nhà nước thuộc địa là huỷ bỏ vị thế của hệ thống giáo dục bằng chữ hán, để thay thế bằng "chữ quốc ngữ", một hệ thống chữ viết mượn của bộ chữ cái tiếng Latin.  "Chữ quốc ngữ" cũng như "chữ nôm" trước đó, chỉ là những hệ thống chữ viết vay mượn của kẻ mạnh để làm thành công cụ văn hoá dân tộc của một thời kì mà ý thức độc lập tự chủ đã bị trói chặt.  Dù là mượn nét viết của chữ Hán hay của bộ chữ cái Latin, các hệ thống chữ viết của ta đều có một điểm giống nhau là: Chữ Nôm hay Chữ Quốc Ngữ đều là hệ thống chữ viết ghi âm, tức là dạng chữ viết ở mức phát triển cao nhất trong lịch sử chữ viết loài người.  Nguyên tắc của loại chữ viết kí âm là “mỗi âm một kí hiệu”, “nói sao viết vậy”.  Tiếng Việt thời Nguyễn Trãi có những phụ âm đôi mà hiện nay một số dân tộc thuộc chủng Nam Á cư ngụ trên tây nguyên hãy còn nói, như bl, tl, kl, thì chữ nôm cũng đã ghi lại trung thực những âm đó:
Chiến tranh đã làm mất đi nhiều nền văn hóa, nhưng dù không giữ được chữ viết người Việt vẫn còn kho báu là tiếng nói.
3. Chữ Việt và Alexandre de Rhôde:
Nhiều người cho rằng cần tôn vinh người đã sáng tạo kí tự lating cho tiếng Việt.
     Nhiều người thường căn cứ vào việc xuất bản cuốn tự điển Việt-Bồ-La tại Rome năm 1651 để xác quyết Alexandre de Rhôde là tác giả đã phát minh ra chữ quốc ngữ. Sự thật Alexandre de Rhôde không phải là tác giả của cuốn tự điển này. Ông chỉ là người viết thêm vào tự điển phần la-tinh mà thôi. Hai phần quan trọng liên quan đến chữ quốc ngữ là tự điển Việt-Bồ thuộc công lao của linh mục Bồ Đào Nha Gaspar de Amaral và tự điển Bồ-Việt của linh mục Bồ Đào Nha Antonio de Barbose. Alexandre de Rhôde chỉ là một biên tập viên chứ không phải là tác giả của cuốn tự điển quan trọng này, nhất là vể phần Việt ngữ, nên ông ta không thể được coi là cha đẻ của chữ quốc ngữ được.
Một mình Alexandre de Rodes of course không đủ khả năng để làm toàn bộ việc này trong thời gian ngắn, ông ta chỉ là người khởi xướng, và sau đó là sự đóng góp của nhiều học giả phương Tây cũng như nhiều thế hệ người Việt Nam. Thậm chí đến trước năm 1945, cách đánh vần tiếng Việt vẫn rất khó như là từ "nhanh" được đánh vần: "a-ennờ-hát--->anh, ennờ-hát-anh-->nhanh".
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn và một số giáo sư khác đã phát minh ra cách đánh vần "a-nhờ--->anh,nhờ-anh-->nhanh" rất dễ đối với người Việt Nam, phát minh này đã góp phần làm nên kì tích diệt giặc dốt trong một thời gian rất ngắn năm 1945. Còn ở thế kỷ 17 của Alexandre de Rodes, ông ta đã bắt đầu sử dụng những ký tự sẵn có trong các ngôn ngữ hệ Latinh, ê, ế, ề đã có sẵn, dấu ngã đã có sẵn(tiếng Tây Ban Nha) tuy chưa đủ để ghi âm toàn bộ tiếng Việt nhưng cũng ghi lại được phần nào trong các tác phẩm đầu tiên như "Phép giảng tám ngày".
Tất nhiên ông ta đã trải qua một thời gian dài nghiên cứu, nhưng chưa hề có thông tin gì thời đó cho thấy có liên hệ với những nghiên cứu về chữ Việt cổ đã thất truyền. Chữ Quốc Ngữ được chuyển thể từ chữ Việt cổ.
4. Chữ Việt Cổ:
Người Việt lập nước từ rất sớm, nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương đã có thầy giáo và học trò, điều đó chứng tỏ dân tộc Việt Nam đã có chữ, nhưng đó là thứ chữ gì?
Theo cổ sử Trung Quốc "vào thời Vua Nghiêu (năm 2357 TCN) có sứ giả Việt Thường đến kinh đô tại Bình Dương (phía bắc sông Hoàng Hà - tỉnh Sơn Tây ngày nay) để dâng một con thần quy, vuông hơn ba thước, trên lưng có khắc chữ Khoa Đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau". Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch.
Chữ Việt cổ trên thân trống đồng Lũng Cú Sang thế kỷ XX, nhờ khảo cổ học và các môn khoa học khác phát triển, cung cấp nhiều bằng chứng khoa học mới về sự tồn tại của chữ Việt cổ. Năm 1979, Giáo sư Hà Văn Tấn phát hiện trên một công cụ bằng đồng - mà các nhà khảo cổ học quen gọi là lưỡi cày hình cánh bướm, đặc trưng cho vùng sông Mã - có hai kí hiệu ở hai bên họng tra cán. Những chữ việt cổ còn được phát hiện trên nhiều hiện vật khảo cổ khác như trên bốn chiếc qua đồng Đông Sơn có chạm khắc 28 ký tự. Đó là những ký tự Việt cổ mà cho đến nay chưa giải mã được.
Chữ cổ trên bãi đá cổ Sapa Ngược dòng thời gian, năm 1930 một hiện vật gốm quý hiếm được M-CoLan phát hiện dưới chân vách đá Lan Gan ở Hoà Bình. Ban đầu người ta chỉ coi chúng là vật trang sức, nhưng thực chất đây là những chữ cổ có tuổi khảo cổ học một vạn năm, thuộc nền văn hoá đồ đá giữa Hòa Bình, và trong đó có chữ thứ hai giống chữ "Sĩ" của Hán tự ngày nay. Thực ra đây là chữ "S hay X" trong bảng chữ Việt Cổ.
Bảng so sánh chữ Việt cổ với chữ các nước khác Gần đây Nhóm nghiên cứu Chữ Việt cổ và giáo dục thời Hùng Vương, do nhà văn Khánh Hoài- Đỗ Văn Xuyền lãnh đạo đã có những khám phá rất quan trọng. Một trong những kết quả nghiên cứu của Nhóm là phát hiện ra một bộ chữ Việt cổ được lưu giữ ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Các nhà khoa học cho rằng văn tự này có thể là một biến thể của chữ "Khoa đẩu" hay "Hoả tự" đã ghi trong cổ sử. Thứ chữ đã tồn tại trong nền văn hoá tiền Việt - Mường. Do không được sử dụng phổ biến, bộ chữ này bị đóng băng, không phát triển theo kịp những biến âm trong tiếng nói người Việt hiện đại. Đến thế kỷ XVI, khi đạo Thiên chúa truyền vào Việt Nam, một nhóm trí thức người Việt đã cùng các giáo sĩ phương tây La Tinh hoá bộ chữ này thành chữ Quốc ngữ mà người Việt đang dùng ngày nay. 
Hệ thống giáo dục thời Hùng Vương
Cách đây chưa lâu, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta thường được nghe thầy cô giảng về lịch sử 4000 năm của dân tộc. Nhiều sách viết về lịch sử, hầu hết đều cho rằng Việt Nam có nền văn hiến 4000 năm.Thực ra cách đây 5.000-6.000 năm, cộng đồng các cư dân Việt cổ đã sinh tụ và phát triển trên một lãnh thổ rộng lớn (Xem thêm bản đồ Migration patterns of early Humans và M175 từ Genographic project). Sử sách nước ta và nước ngoài từ xưa và hiện nay đều xác định rõ niên đại của triều đại Hồng Bàng, với Quốc hiệu Văn Lang là từ năm 2.879 trước Công nguyên (nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương – Hùng Vương 1) đến năm 258 trước Công nguyên (kết thúc triều đại của chi thứ 18), cũng được gọi là Kỷ Hồng Bàng, thời đại các Vua Hùng.Thời kỳ này, nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, lúa nước đã khá phát triển với kỹ thuật đồ đồng, những trống đồng nổi tiếng mà hơn trăm năm qua đã tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước ta hiện nay và lãnh thổ nước Văn Lang xa xưa. Theo Khảo cổ học thì ở Việt Nam lúa nước đã có từ 10.000 năm về trước (Xem thêm bài 7: Văn hoá Hoà Bình – Hoabinhian) và đồ đồng đã phát triển khoảng cách đây 5.000 năm (Xem thêm bài 15 : Đồ đồng cổ Đông Sơn) .Thành tựu khảo cổ học, chủng tộc học, v.v…về cư dân Việt cổ và vùng Đông Nam Á, tuy đến nay vẫn còn là bước đầu, mới mẻ nhưng cũng đã chứng minh được phần nào những điều trên. Đặc biệt vui mừng là trong vài thập niên gần đây, nhiều chuyên gia trên thế giới và trong nước, đã có những thành tựu quan trọng chứng minh và khẳng định nền văn hoá tiền sử của cư dân Việt, văn hoá Văn Lang, tồn tại nhiều năm trước công nguyên.
Một trong những thành tựu rực rỡ nhất mà ông ta xây dựng nên từ thời tiền sử là thành tựu giáo dục. Thời Hùng Vương chúng ta đã có một hệ thống giáo dục với các trường học, các thầy cô giáo và các em học sinh. Cha ông ta đã phát minh ra giấy viết (Xem thêm về “Giấy Mật Hương, giấy Gân Nghiêng tại phần 3 của bài 14) và đặc biệt đã phát minh ra hệ thống chữ viết riêng.
Gần đây chữ Việt thời Hùng Vương đã được khôi phục lại. Việc có phổ cập hay không còn nhiều ý kiến trái chiều.
(VTC News) - Thứ chữ Việt cổ mà ông Xuyền giải mã, thực sự là một thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ, loại chữ của một dân tộc mà trí tuệ đã đạt đến một đỉnh cao nhất định.
Quá trình tìm hiểu lịch sử tổ tiên, ông Xuyền nhận thấy rằng, thời kỳ Hùng Vương là thời kỳ phát triển rực rỡ, đỉnh cao của người Việt cổ. Trước đó rất xa là nền văn hóa Hòa Bình, nền văn hóa mà học giả Colani (người Pháp) đã phát hiện, tuyên bố là “cái nôi của văn minh nhân loại”. Nền văn hóa này xuất hiện trước Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ tới cả ngàn năm.

Học Chữ Việt Cổ

23_500
Các chữ phụ âm bên trái là âm trắc, tương ứng thanh ngang, sắc, hỏi. Còn bên phải là âm bằng, ứng thanh ngã, huyền, nặng.
Ua trùng với uô, ưa trùng với ươ.
Các phụ âm chèn vào vị trí : của nguyên âm. Nên e, ô, ưa viết trước phụ âm đầu. ă, â, ia, i, ư,ay,aư viết trên phụ âm đầu hoặc phụ âm cuối. Riêng u viết dưới phụ âm đầu hoặc cuối. Phụ âm cuối xài chữ thanh bằng.
Chữ v bằng nếu ở vị trí âm cuối là có vai trò chữ u. VD:âu, ưu,... Riêng av thì đọc là ao.
(o, ô,ơ, zero)Chữ zero dùng tương ứng với chữ quốc ngữ không có phụ âm đầu. VD: ưng, áo, én,...
Các tổ hợp nguyên âm: Cách viết tổng quát: Các cặp:
ư..a=au ư..ia=ê ư..ă=ơ
Vần ay hợp với phụ âm cuối n, ng, nh có thể ra vần anh, với c, th ,ch có thể ra vần ach.
Tiếng Việt Cổ không có chữ p vì vậy muốn viết "tiếp" ta sẽ viết là "tiếb"; cũng không có chữ th ở cuối nên viết chữ "binh" là "bing"
href="https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http%3A%2F%2Fwebs.com%2F" />

nguồn: http://www.chuvietco.webs.com

1 nhận xét:

Giấc mộng Thiên Thai nói...

bạn vui lòng ghi thêm tên tác giả trang http://chuvietco.webs.com là Vũ Văn Tựu được không.Tại cuối trang bạn để tríc dẫn cỡ nhỏ quá!!!.Các tài liệu bạn sưu tầm về trang riêng rất thú vị. Xin cảm ơn
Thân
Wu Woan Tiao.

Đăng nhận xét