31 thg 1, 2012

Cái hệ lụy Tàu Việt

"Tình cờ hôm nay đọc đoạn nghiên kíu này, chưa xem kỹ nhưng cứ lưu lại để đó ngâm cú thêm, đọc lướt thấy vài chỗ hay, nhưng có những chỗ còn ngô nghê quá! chưa đủ thuyết phục...

Tôi muốn nói đến cái nợ ba đời ta gánh chịu khi Tàu đô hộ mình suốt ngàn năm. Phải hiểu là, dân Tàu có đến sáu tiếng nói khác nhau mà đến nay vẫn còn khác nhau !

Mà nếu không có cái chữ viết nó ràng buộc lại thì kể như đi đong. Mỗi tiếng một ngã.. vì vậy mà tiếng nói nào trong thế giới cũng có chữ đánh vần kiểu a b c trừ ra tiếng Tàu duy nhất hiện nay phải vừa vẽ vừa viết [sic] chấp nhận khoảng 7500 cái hình vẽ là 7500 cái âm [sic] nếu không thế thì nước Tàu sẽ tan rã rất nhanh không phải là một nước nữa, đó là lý do tại sao Tàu không dám viết theo a b c . Cái chữ Tàu thật ra là cái nợ ba đời cho chúng nó «a mill stone around their neck » theo lời của các học giả Tây phương nhận xét !
Thật ra chỉ có 214 bộ [hình vẽ dễ viết] mà họ ghép lại thành ra khoảng 7500 hình vẻ [tự] rồi ghép qua ghép lại nhiều lần nữa thành ra khoảng 40000 chữ mà chỉ chừng 4000 / 8000 hay dùng mà thôi ! Cũng như tiếng Việt có 26 chữ cái ghép thành khoảng 10000 chữ, khoảng 10000 từ [âm có nghĩa] rồi ghép qua lại thành ra chừng 40000 từ cả đơn lẫn kép [riêng tiếng / lòng/ đã có 256 cách nói (xem một trang đính kèm của cuốn Tự Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt sắp ra mắt); và ông Đỗ Thông Minh bên Nhật tìm ra được 360 tiếng ghép với /cười.
Trở lại tiếng Tàu , vì vẽ để mà viết, nên có những cái vớ vẩn sau đây :
Con ngựa cái, họ vẻ hình chữ/ mẹ. Trời đất ! (馬)
Còn hình ba người đàn bà nằm chồng lên nhau thì họ bắt phải hiểu là /Gian/ hiếp dâm ! (姦 )
Chữ Nữ 女 [đàn bà] được dùng cho những hình / chữ gợi ý dâm dục hay những tính xấu của con người, chưa hề có tiếng nói nào kỳ thị đàn bà con gái cho bằng tiếng Tàu! thí dụ như :
Gian 奸 [có người đàn bà đứng một bên(sic), làm như thể chỉ có đàn bà làgian dối mà thôi !
Yêu 妖 có nghĩa là quái gở , lại cũng người đàn bà đứng bên trái ! vậy chứ đàn ông không có ai quái gở cả sao ?
Đố 妒 là ghen ghét, ganh tị với ai, Tàu nó cũng để người con gái đứng ngay bên cạnh, vậy trên đời này đàn ông cao thượng cả sao, không biết ghen ghét ai hà ?
Nỗ 努 là gắng sức thì các chú con trời lại bắt đàn bà con gái có mặt trong chữ này luôn , ý là muốn để riêng cho đàn ông tha hồ chạy rong chơi sao?
Phanh 姘 là dan díu, là cái hình đàn bà con gái đứng đó mà chịu trận.
Nộ 怒 là nổi giận, đâu phải chỉ có đàn bà nổi giận ? vậy mà cũng bắt một người đàn bà đứng đó mà chịu trận thêm cái nữa !
Vĩ Vĩ 娓娓 là nói chẹt chẹt , nói cho đúng ra người Tàu nào mà chả nói chẹt chẹt, mà lại nói to mồm nữa [ hồi xưa tôi có mê một cô Tàu cũng khá đẹp mà lại buôn bán đảm đang, chỉ có cái là nói chuyện chơi mà cũng quá to mồm nên đành phải “ de” !]
Xướng 娼 là con hát/ con đĩ ! nên nhớ là đĩ đực thiếu gì, đâu chả có !
Nhứ 絮 là nói lãi nhãi, lại đổ hô cho đàn bà.
Mị 媚 là nịnh hót cũng đỗ hô cho đàn bà độc quyền.
Hiềm 嫌 là nghi ngờ a,i lại cũng đàn bà lãnh đủ.
Tật 嫉 là ghen ghét ! đàn ông cũng ghen chứ bộ !
Lãn 嬾 là lười biếng oan cho các bà quá, từ thuở có loài người, đàn bà mà lười biếng thì bây giờ làm gì còn nhân loại !
Viết đến đây tôi muốn lộn máu, đành tạm ngưng.
Tôi thách mấy ông Hán Việt nô lệ chữ Tàu cho quá năm 2002 , hãy công khai tranh luận với tôi về điểm này, độc giả sẽ là người làm trọng tài.
Ngoài ra có cả một đống homonymes [ phát ra một âm mà có cả 15, 16 nghĩa khác nhau là chuyện thường ] ! Đó là cái nợ ba đời của ba Tàu; kể cũng tội, vì cái lưỡi của Tàu nó ngắn ngủn nên chỉ nói và phát âm ra chưa tới 4000 âm thôi , biết làm sao được ! Trong khi người Việt phát ra được 27000 âm khác nhau và người Thái Lào cũng nhiều bằng ấy, còn người Miên thì vô địch luôn ! Khoảng 40000 cách phát âm ! [ chả thế mà mấy ông ngôn ngữ học Pháp phải tấm tắt khen :
l’oreille cambodgienne est tellement sensitive aux moindres nuances de prononctiation et d’intonation que la moindre différence ne saurait être tolérée”....]
Trong khi đó thì Tàu nó đọc sáu cách cho nhân là người: lên, nên, diên, nyin, yên mà chỉ viết 1 cách nếu viết theo a b c thì sẽ loạn cào cào ngay lập tức.
Hồi còn mồ mả ông Nghiêu ông Thuấn thì chỉ là những hình vẽ rất dễ biết , như
Khẩu 口 miệng/ Ao 凹 [lõm xuống] / Đột 凸 [lồi/trồi lên] /  馬 ngựa /Ngư 魚 cá
Sau này khá hơn, các hình vẽ ấy có thêm chút máu mặt, /nhàn 閒 / relaxation là nhìn trăng dưới khung cửa , nhưng, bạn hỡi, nếu trong lúc đó ta bị đau bụng thì không biết cái nhàn của ta kéo dài được bao lâu ! cho nêm tóm lại , cách viết chữ lạ lùng đó ảnh hưởng đến cái nhân tính của Tàu suốt chiều dài của tiền sử và lịch sử là áp đặt, chuyên chế, độc tài/ mình nghĩ sao, viết sao bắt người ta phải theo như vậy !
Cao- ly và Việt nam ta không bị vậy , họ có chữ viết đánh vần từ thế kỷ 15 và ta có chữ a b c đánh vần từ 1651.
Còn Nhật bản vẫn mang 60% gánh nặng chữ Tàu , nhưng đã trả nợ sòng phẳng và trả lời xứng đáng cho Tàu ; vì trong 150 năm qua, họ văn minh hớn Tàu nhiều nên đã đặt ra rất nhiều tiếng mới về kỹ thuật cho họ rồi các cụ Lương khải Siêu và Khang hữu Vi, trong khi lao đao bên Nhật, cùng sau này cụ Hồ Thích chỉ việc khuân về Tàu xài bằng thích, ai cũng tưởng là các cụ ấy đặt ra, mà các cụ Việt mình cũng tưởng thế nên vẫn lẩm cẩm vọng ngoại một cách đáng buồn cười.
Thật là bé cái lầm / hay là cầm lầm, cũng không sao, vì của thiên thì trả địa, đâu có mất đi đâu, bốn bể một nhà mà lị ! Tuy nhiên mấy ông ba Tàu không mấy khi chịu nhận là họ có mượn những dân xung quanh họ khá nhiều về ngôn ngữ và văn hóa, họ khi nào cũng tự cao tự đại là chỉ có chomà không có mượn của ai cả theo kiểu quân tử Tàu.
Sự thật là họ mượn như điên, sau đây chỉ là vài thí dụ [ lúa, trà ], xin chứng tỏ ngay là chính Khổng tử, ông sư tổ của họ cũng nói như sau :
“Ta không biết Tế sạ * là gì, nghe đâu là tên gọi ngày lễ giao mùa đầu năm của dân Man, họ nhảy múa, dựng nêu, đánh đu, uống rượu say mèm ! chú ý: đọc theo âm TẾT / Ta không biết trà là gì, nghe đâu là một thứ lá trong rừng mà bọn người Man nấu mà uống cho giải nhiệt / Ta không biết lúa là gì, nghe đâu là một thứ cốc loại [sic] mà bọn người Man trồng trên những cánh đồng ngập nước gọi là ló* ta chỉ biết ăn kê và lõa mạch thôi !
chú ý* là tên lúc đầu của lúa, Tàu bắt chước gọi theo y hệt là  , nhưng Hán Việt đọc là lạc ! [lạc điền].
Và nhà Đông phương học nổi tiếng khắp Âu châu là ông Shafer đã nói như sau:
much of the spiritual and imaginative part of their civilization, much of what the world now think of as typically “chinese”, was originated among the proto Thái people south of the Yang tse kiang, among the proto Tibetan people of the west, and, among the proto Mongolian people of their Northern region/ but it was less easy for the Chinese to acknowledge, or even to realize that they do borrow ideas and things made and life style of the foreigners, yes, in fact they did and at length.
Bác sĩ Nguyễn hy Vọng M.D

Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng sanh năm 1932, tại Huế. Tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Sài-Gòn năm 1958. Đã hành nghề bác sĩ tại Miền Nam Việt-Nam và tại Hoa Kỳ từ ngày ra trường cho đến năm 1997.Cộng tác với cố học giả Đào Đăng Vĩ soạn Pháp Việt Đại Từ Điển (1952), Pháp Việt Tiểu Từ Điển (1954), Bách Khoa Từ Điển (phần danh từ khoa học, Volume A,B,C.) (1960). Bắt đầu nghiên cứu và soạn thảo Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt gồm khoảng 27 500 chữ (Vietnamese Cognatic Dictionary) từ năm 1981. Đang sửa soạn xuất bản đĩa CD và sách giấy. Hiện tác giả đang cư ngụ tại Tustin, California, USA.
 
 
 

LÒNG   [cái -, bộ -, - ruột, - heo / - đỏ, - trắng trứng gà / - chão, - sông, - núi, - đất, - trời, - bàn tay, - bàn chân / - súng]. [ - dạ, - ngay, - thành, - thương, - tốt - xấu, - riêng, - thật, - chung thủy, - tự nhủ -]. [tấm -, mảnh -, chút -, chuyện -, đáy -, một -, hai -, có -, hết -, yên -, đành -, hài -, chịu -, vừa -, vui -, xiêu -, động -, đau -, phật -, trào -, nẻo -, nỗi -, tiếng -, tơ -, tấc -, nén hương -].Một vài thành ngữ :-          được lời như cởi tấm lòng,-          lòng son dạ sắt,-          thay lòng đổi dạ,-          một lòng một dạ,-          trời cũng chiều lòng,-          lòng chim dạ cá,-          lòng gang dạ sắt,-          một dạ hai lòng,-          năm con chưa hết lòng chồng.Lòng : -         bộ phận tiêu hóa gồm có ruột non và ruột già [bộ lòng, cháo lòng, lòng ruột]-          bụng dạ, tình cảm, cảm xúc, cảm giác, cảm nghĩ, cảm nhận / tâm địa, tâm hồn, tâm tính, tâm tình, tâm linh, tâm trí, tâm thức / chí khí, ý chí, ý thức, nghị lực, tinh thần [lòng người, lòng dạ...]  
-          cái để chứa đựng hay bao bọc [lòng sông, lòng súng, lòng đất, lòng trời]
Eng : bowels, intestines / abdomen, belly, the inside, interior, internal part, internal space, middle part, the hollow part, the bottom, content / canal, channel // heart, heart of,    feeling, sentiment, sense, sensibility, sensitivity, emotion, passion, devotion, inclination, dedication, spirit
(classifer word for most notions of feeling and sentiments…)
Fr : intestins, tripes, boyau, entrailles / l’intérieur, le dedans, partie interne, espace interne, creux de, bas-fonds, milieu, contenu, ventre // coulée, couloir, canal, canalisation // sein / cœur / sentiment, affection, [les] sens, sensibilité, sensitivité, émotion, passion, dévotion, inclinaison, envie, penchant, tendance, dédication, esprit
(mot classificateur pour exprimer divers sentiments, émotions humaines)
Mường :lòng / lằng                        lòng lòng không lòng sông lòng khủng lòng súnglòng khon lòng sonlòng ngăl lòng ngaylòng thốt lòng tốtlòng tỏ lòng đỏlòng dầm lòng đenlòng tlẳng tlửng lòng trắng trứng(A. de Rhodes 1651)         tlòng tlắng tlứng pất lằng mất lòngHmong : 
k-lòng lòng / bụng / ruột
Thái :
a-lòng tình bạn
k-lòng hộp đựng
k-lóng hộp đựng
k-long hộp đựng
kh-lòng hố sâu
p-lòng chỗ sâu
p-lóng chỗ đáy
p-lóng cái đũng
chr-lòng dòng chảy
Mon :
ơ-long cái phía trong
p-long cái nòng, cái tròng
p-long snat nòng súng
h-lòng bằng lòng
Khm :
kh-lòng thuộc lòng
chàm lòng học, nhớ, nghe thuộc lòng
pr-lòng tròng, ống, nòng, lòng
Chàm :
gh-long lòng
Malay :
palung lòng
Indonesia :
palung lòng, đáy [sông]
Saora :
a-long lòng, ruột
chú ý : cũng như “lòng”, các tiếng đồng nguyên với nó cũng có nghĩa đen và nghĩa bóng.
Sau đây là bảng kê những tiếng ghép với lòng sẽ cho bạn thấy cái dồi dào của tấm lòng người Việt chúng ta [sic]…
Trang 151, 152 TĐNGTV.
Comparisons of traditional Chinese characters, simplified Chinese characters, and simplified Japanese characters in their modern standardized forms [1]

Traditional ChineseSimplified ChineseJapanese Kanjimeaning
Simplified in mainland China, not Japanelectricity
buy
open
east
car, vehicle
red (crimson in Japanese)
nothing
bird
hot
time
language
Simplified in Japan, not Mainland China
(In some cases this represents the adoption
of different variants as standard)
Buddha
favour
moral, virtue
kowtow, pray to, worship
black
ice
rabbit
jealousy
Simplified in Mainland China
and Japan, but differently
listen
certificate, proof
dragon
sell
turtle, tortoise
age, year
art, arts
fight, war
to close, relationship
iron, metal
picture, diagram
group, regiment
turn
广wide, broad
bad, evil
abundant
brain
miscellaneous
pressure, compression
chicken
price
fun
air
hall, office
Simplified in Mainland China
and Japan in the same way
sound, voice
learn
body
dot, point
cat
insect
old
can (verb); meeting
ten-thousand
thief
treasure
country
medicine
[1] This table is merely a brief sample, not a complete listing.



============================
                                                                 
Cái nôi của tiếng Việt

Cái gì linh thiêng lắm hoặc làm cho người ta phải sững sờ kinh ngạc vì cái tốt đẹp của nó mới là phép lạ. Cái gì xảy ra hằng ngày thì dù có tốt đẹp cách mấy, người ta cũng xem thường. 
Vậy mà các bạn thử nghĩ coi, một em bé Cao-mên 3 tuổi nói tiếng Cao-mên lẻo-lẻo trong khi 78 triệu người Việt lại không nói được, còn em bé Việt 3 tuổi nói tiếng Việt được khá rành trong khi cả 6 ngàn triệu người trên thế giới lại không biết tiếng Việt là cái gì; nghĩ có lạ không? Vậy là phép lạ chứ gì!  Phép lạ của tiếng nói loài người chỉ cần tình thương và vòng tay ấp ủ của người mẹ chịu khó bập bẹ cho con tiếng nói của mình.  Từ cái bập bẹ thôi nôi vào đời đó mà sinh ra sau này cả mấy ngàn thứ tiếng nói khác nhau của nhân loại. 
     Xin mời các bạn nhìn qua bản đồ vùng Đông nam Á. Theo những hiểu biết mới mẻ nhất cuả khoa ngôn ngữ học hiện nay, con người xưa sống trên vùng đất này nói một thứ tiếng xưa gọi là tiếng nói của giòng họ Mon-Khmer.  Tiếng nói này là một trong những cái nôi đầu đời của tiếng Việt.
     Môn ( phải đọc là MÒN) là tên của một sắc dân sống bên Miến-điện phía đông nam Rangoon chừng một trăm cây số, gần bờ biển. Tiếng Mòn (còn phát âm là Môn hoặc Rman)  là tiếng nói của họ. Độ chừng 1 triệu người Mòn sống ở đó và chừng gần một trăm ngàn sống ở một vùng nhỏ phía tây Bangkok khi họ chạy loạn qua đó trong vòng mấy trăm năm gần đây. 
     Tiếng Mòn đã có chữ viết từ năm 900 A.D. và hiện còn 800 bia đá bên Miến Địên khắc chữ Mòn và các thứ chữ xưa khác của Miến (xem hình một mẫu chữ Mòn). Chữ Mòn viết cũng như nói (viết theo mẫu tự a b c), có điều là họ viết theo cái cách riêng của họ mà thôi. So sánh sư phát âm của các từ Việt với Mòn (xem bảng đính kèm), ta thấy chúng giống nhau đến chừng nào! Vậy mà họ với ta không ai biết nhau cả và văn hóa họ không giống gì với văn hóa của ta!
     Nhưng riêng người Miến và Thái thì không ngớt ca tụng cái gia tài văn hóa và ngôn ngữ mà người Mòn đã đem lại cho họ, luôn cả cái đất đai mênh mông của người Mòn mà người Thái và Miến đã chiếm lấy mà ở rồi xem thường những đòi hỏi của người Mòn về đất đai và quyền tự trị như là những quyền lợi không chính đáng!
     Người Mòn cũng đã đắp nên không biết bao nhiêu là đền đài từ 1,500 năm nay, trên đất Miến và đất Thái mà xưa là của họ.  Hiện nay người Miến và người Thái tu bổ giữ gìn rồi đắp cho lớn thêm và nhận là của họ! 
     Bước đường nam tiến của hai dân tộc Miến và Thái đã lấn át dân tộc Mòn suốt cả 1500 năm nay rồi rốt cuộc đã gần như tiêu diệt dân Mòn nhưng lại nhìn lạm luôn cái gia tài văn hóa,ø ngôn ngữ và văn tự của người Mòn! Lẽ tất nhiên là đã có hàng trăêm thế hệ Mòn/Miến/Thái lấy lẫn nhau, lai nhau và pha trộn máu và tiếng nói của nhau (mixing bloods and languages) để sinh ra tiếng Miến và tiếng Thái hiện nay. 
      Còn Việt nam ta thì sao? Giưã Việt và Mòn xa lạ quá thì tại sao lại có chung tiếng nói?  Đo ùlà vì từ lâu người ta cứ tưởng là cái nôi văn hóa của một dân tộc cũng là cái nôi ngôn ngữ của nó luôn! Tưởng vậy mà không phải vậy.  Ngôn ngữ của một sắc dân nào cũng rất là đa dạng ngay từ lúc đầu, nó do sự đóng góp của nhiều ngôn ngữ của các bộ lạc đã tạo nên sắc dân đó qua thời gian dài dằng dặc.
      Một thí dụ rõ ràng là tiếng Pháp và người Pháp. Hồi xưa người Gaulois nói tiếng Gaulois, nhưng bây giờ con cháu họ là người Pháp đâu còn nói tiếng Gaulois nữa, dù là một tiếng cũng không còn, mặc dầu họ vẫn tự hào (sic) là con cháu người Gaulois! Thật ra, người Pháp đâu phải chỉ là con cháu của người Gaulois xưa mà thôi, họ còn là con cháu của biết bao sắc dân khác nữa, nào là người Ibérian, người Visigoths, người Franks (ở vùng Đức bây giờ qua), người Vandals, người Burgundy, người Lombards. Những tiếng nói xưa của các bộ lạc đò đã chết đi để trở thành tiếng Pháp (xưa) rồi tiếng Pháp xưa đã bị bứng mất gốc bởi tiếng Latinum, vì người Pháp xưa đã bỏ rơi tiếng nói của ông bà họ mà hè nhau đi nói tiếng nói của người La-mã là giống người đã chinh phục họ 2000 năm về trước!
      Cũng may, chúng ta không thế, chúng ta vẫn còn nói tiếng nói xưa của ông bà ta từ hồi nào đến giờ, lẽ tất nhiên là với nhiều thay đổi qua sự chung đụng với nhiều sắc dân khác như Thái, Lào, Khmer, Mòn, và n Chàm và luôn cả với các sắc dân khác trên dãy Trường-Sơn hùng vỹ (mà ta gọi bằng nhiều cách khác nhau: người Thượng, người Mọi, dân tộc ít người, bộ lạc thiểu số v..v...)       
     Chú-ý: Mọi chỉ là đọc trẹ theo Mwoi, tiếng Mon-Khmer, có nghĩa là một nhóm người, tương đương với “ bộ-lạc”. Người Thượng thường nói là họ chia ra thành từng mwoi khác nhau[groupe d’hommes/ tribe]
      Bây giờ xin nói về tiếng Khmer, mà trong giới ngôn ngữ học hiện nay ai cũng công nhận là tiếng nói thôi nôi thứ hai cho tiếng Việt, ngoài tiếng Mòn ra; vì vậymà họ cho là tiếng Việt ta thuộc giòng Mon-Khmer.  Có người cho là tiếng Khmer không thể thôi nôi cho tiếng Việt được vì nó không có dấu giọng.  Thật ra tiếng Việt xưa cũng không có dấu luôn và đã lần lần có dấu qua 2000 năm.  Lúc đầu là có hai dấu (đúng ra là hai âm-vực cao và thấp) rồi mỗi âm vực phát triển ra ba dấu giọng (huyền ngã nặng và hỏi sắc không /theo ông Haudricourt, một nhà ngôn ngữ học người Pháp). 
       Sự thực phức tạp hơn thế nhiều, vì trong khi tiếng Việt miền Bắc chịu ảnh hưởng của tiếng Quảng Đông và tiếng Miao nằm phía trên Bắc Việt mà có thêm dấu ngã thì tiếng Việt miền Trung, nhất là miền Bắc Trung Việt, đang còn chậm chân vì bị ảnh hưởng nặng nề hơn của tiếng Lào Thái nên không phát âm ra dấu giọng ngã được (người Lào Thái cũng chỉ có năm dấu giọng, không có dấu ngã) vì vậy mà tiếng Việt miền Trung bị hiểu lầm là không chịu phân biệt (sic) hỏi ngã, làm như thể người miền Trung cố tình biết mà không chịu nói ra! 
       Cũng thế, tiếng miền Trung không phân biệt  /c/ với /t / ở cuối một từ không phải vì họ muốn vậy, mà vì tiếng Lào và tiếng Thái đã ảnh hưởng nặng nề về phát âm và nhấn giọng đến tiếng miền Trung), nên cũng đã không phân biệt được ( thí dụ tiếng Thái và Lào đều viết và phát âm là “đặêk”            (øto put) y hệt như phát âm miền Trung “Đặc”(trừ ra phát âm Quảng-trị)  Tiếng Miên cũng vậy, phát âm và viết đều là đăk                      (to put ).
       Chúng ta đang ở một địa hạt tế nhị mà chữ viết, theo ông Leonard Bloomfield, thay vì giúp cho ta tìm hiểu rõ hơn về cái tiếng, lại làm trở ngại cho sự tìm hiểu, vì cái chữ đã gò bó cái từ và gây ra ngộ nhận như trong trường hợp trên. Cũng như có nhiều hiểu lầm về ý nghĩa giưã Hán-Việt và Việt,  do sự phát âm giống nhau như Lang bạt trong tiếng Việt thì có một ông học giả Hán Việt cho rằng đó là do mấy chữ lang bạt kỳ hồ trong tiếng Tàu mà ra (sic). Nếu có ai hỏi tại sao lại có mấy chữ  kỳ hồ xen vào đó làm gì thì họ lờ đi, cũng như nôm na thì có người bảo là do chữ nam của Tàu,(sic) có nghĩa là thuộc miền nam, phương nam; vậy thì na là gì? họ bí nên họ cũng lờ luôn.! Sự khác biệt râùt nhiều giữa giọng nói, phát âm, ngữ vững cùng là những khác nhau trong cách viết chữ Việt của ba miền là một hiện tượng phản ảnh sự biến chuyển “không đồng bộ” (asynchronic) của ba miền tiếng Việt, vẫn là một bí mật ngôn ngữ rất lớn, không dễ gì giải thích một cách quá sơ sài như ta thường được nghe. Phải có một sự nghiên cứu sâu rộng vào mọi khía cạnh của ngôn ngữ ba miền và so sánh với tất cả những ngôn ngữ anh em khác ở khắp Đông Nam Á, họa may ra mới có sự giải thích hợp lý.
      Thật ra, tiếng Khmer và tiếng Việt giống nhau đến mức kinh ngạc, chỉ cần so sánh bảng từ ngữ Khmer-Việt sau đây (xem bảng). Theo thống kê, có cả 30 phần trăm từ ngữ Việt giống với từ ngữ Khmer chứ không riêng gì vài chục từ trong bảng đó.  (Quyển Từ điển nguyên ngữ tiếng Việt sắp xuất bản sẽ đem lại sự hiểu biết thích thú cho bạn đọc về nguồn gốc cuả chừng 27,000 từ đơn và kép trong tiếng Việt của chúng ta.)
      Vùng đất sống hiện nay của người Khmer  đã bị thu hẹp lại rất nhiều nếu chúng ta biết rằng khi xưa, khoảng 2000 năm về trước, vùng đất của họ bao gồm một phần lớnù Thái và Lào hiện nay thì ta dễ hiểu hơn tại sao ngôn ngữ học quốc tế lại ghép tiếng Việt vào cái nôi Khmer!
      Thật ra không phải chỉ có tiếng Mòn và tiếng Khmer mới thôi nôi cho tiếng Việt mà các thứ ngôn ngữ khác ở Đông nam Á cũng theo giòng thời gian mà ảnh hưởng và dính líu đến nhau đểõ hình thành và đào tạo ra tiếng Việt hiện nay.  

Nguyễn Hy Vọng, MD.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét