10 thg 9, 2024

VIỆT NHÂN CA

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Phiên bản tiếng Trung
Văn bảnTạm dịch nghĩa tiếng ViệtBản dịch tiếng Anh của Trịnh Trương Thượng Phương
今夕何夕兮,Đêm nay là đêm nào,Oh! What night is tonight,
搴舟中流。[a]kéo thuyền trôi giữa dòng.we are rowing on the river.
今日何日兮,Hôm nay là hôm nào,Oh! What day is today,
得與王子同舟。được cùng vương tử trên thuyền.that I get to share a boat with a prince
蒙羞被好兮,Thật mắc cỡ quá,The prince's kindness makes me shy,
不訾詬恥。chẳng mắng nhiếc hổ thẹn.I take no notice of people's mocking cries
心幾頑而不絕兮,Trái tim há ương nhưng bất tuyệt,Ignorant but not uncared for,
得知王子。được biết vương tử.I made acquaintance with a prince.
山有木兮木有枝,Núi có cây và cây có cành,There are trees on the mountains and there are branches on the tree
心悅君兮君不知。trái tim rộn rã vì ngài mà ngài chẳng hay.I adore you, oh! you do not know.

12 thg 7, 2023

Bản Đồ, Ảnh Các Cổng Thành Hà Nội Thời Nhà Nguyễn

Bản Đồ, Ảnh Các Cổng Thành Hà Nội Thời Nhà Nguyễn

Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi vua, ấy là vua Gia Long, vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn. Gia Long chọn đóng đô ở Huế. Thăng Long sau đó được đổi thành tổng trấn Bắc Thành với 11 trấn trực thuộc. Nhà Nguyễn bấy giờ đặt quan tổng trấn Bắc Thành và trao quyền hành rất lớn, lại đặt ra các Tào, gần như cơ quan đại diện của các Bộ tại Thăng Long. Quan tổng trấn Bắc Thành được quyền tự quyết cắt đặt quan lại, bãi quan miễn chức, xét xử kiện tụng, sau khi tiến hành xong rồi mới tâu trình. Bởi vậy, quan phủ ở Thăng Long – Bắc thành bấy giờ gần như một triều đình thu nhỏ. Điều đó cho thấy, nhà Nguyễn vẫn đề cao tầm quan trọng của Thăng Long đến mức nào.

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà NguyễnBản đồ Hà Nội 1873

9 thg 2, 2022

5 bí ẩn cổ đại vẫn mãi là bí ẩn của Trung Quốc

TTO - Ngoài Vạn Lý Trường Thành, Cố Cung cùng nhiều công trình nổi tiếng đứng sừng sững tới tận ngày nay, Trung Quốc cũng sở hữu không ít những địa điểm thú vị nhưng vẫn mãi là bí ẩn.

5 bí ẩn cổ đại vẫn mãi là bí ẩn của Trung Quốc - Ảnh 1.

Một đoạn của Vạn Lý Trường Thành - biểu tượng và là niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa - Ảnh: SOHU

ĐẠI TUỆ - NGÔI CHÙA THIÊNG TRÊN ĐẤT ĐỊA LINH NAM ĐÀN


16 thg 1, 2022

5 thg 12, 2021

Tại sao nói 'Một, Chạp, Giêng, Hai'?

Tại sao nói 'Một, Chạp, Giêng, Hai'?

(Thethaovanhoa.vn) - Để ý sẽ thấy những người Việt Nam lớn tuổi không bao giờ nói “tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2…” mà họ chỉ nói “[tháng] Một, Chạp, Giêng, Hai”.


6 thg 10, 2020

ABC abc - Biết rồi - khổ lắm - nói mãi...


CÒ : “cờ o co huyền cò” chứ không thể “xê o xo huyền xò”
CÁ : xê a xa sắc xá

A-Tờ-Mờ
...

(*)
Hai cách đọc cùng tồn tại cả trăm năm

Tôi xin cung cấp một thông tin: cách nay hơn 100 năm, năm 1909, ở Sài Gòn có xuất bản quyển Syllabaire quốc - ngữ (Sách vần quốc ngữ) của Diệp Văn Cương. Về tên và cách đọc các chữ cái, sách đó dạy thế này:

... B (thì đọc là bê - bờ), C (thì đọc là xê - cờ), D (thì đọc là dê - dờ), Đ (thì đọc là đê - đờ)...

Như vậy (theo sách này thì):

1) Cả trăm năm nay ở ta đã có hai cách đọc tên các chữ cái.

2) Bảng chữ cái đọc là a bê xê... không phải là “nét văn hóa của một miền Nam ôn hòa” như ý kiến của bạn Đ.T.L. (TT, 25-4-2010).

3) Chỉ cần bỏ đi cách đọc “Anh hóa” các chữ tắt tiếng Việt là mọi chuyện lại vẫn như cũ. Cố thống nhất chỉ có một cách đọc tên các chữ cái sẽ làm rối thêm tiếng Việt.

Nguyễn Đức Dân

Đọc chữ cái khác với đánh vần

Tôi đề nghị cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt a, b, c, d, đ là “a, bê, xê, dê, đê...” theo cách đọc chữ quốc ngữ ban đầu của Việt Nam.

Về phát âm, khi học sinh học ghép vần tiếng Việt, bắt buộc phải phát âm (pronounce) các chữ a, b, c... là /a/, /bờ/, /cờ/... để dễ đọc chữ. Cách phát âm này được áp dụng từ phong trào Bình dân học vụ (1945) đến nay. Đây là cách phát âm rất hợp lý và rất đúng về ngôn ngữ học.

Chẳng hạn khi phát âm chữ “cá”, chúng ta phải đọc là “cờ-a-ca- sắc-cá”. Không thể đọc “xê-a-ca-sắc-cá”, vừa khó đọc và sai về phương diện phát âm (phonology), vì đang đọc “xê-a“ đáng lẽ phải đọc là “xê-a-xa”, không thể chuyển sang “xê-a-ca“ được.

Cũng xin nói thêm ngôn ngữ nói (spoken language) có trước ngôn ngữ viết (written language). Vì vậy phải ưu tiên cho phát âm, ghép vần tiếng Việt để học sinh đọc được dễ dàng. Tiếng Việt là một ngôn ngữ học rất nhanh. Chỉ sau vài tháng là học sinh lớp 1 đã ghép vần đúng các sự vật xung quanh mà các em nhìn thấy.

NGỌC MINH


(**)
Bản thân tôi đã được nghe cháu ngoại đọc báo và không thể hiểu nổi “Bộ Lờ Đờ Tờ Bờ Xờ Hờ” là cái gì. Mãi cho đến lúc nhìn vào mặt chữ in trên tờ báo mới giật mình vì đó là những chữ viết tắt: Bộ LĐ-TB-XH (Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội)! Các bậc ông bà, cha mẹ không dám sửa vì con cháu luôn có điệp khúc: “Cô giáo bảo thế!”.

Xem quảng cáo trên TV về việc cài đặt GPRS trên điện thoại di động thì phát thanh viên miền Bắc đọc là “Gờ Pờ Rờ Sờ” còn trong Nam lại phát âm là “Giê Pê Rờ Ét”… (Nếu trung thành với cách phát âm cũ ABC thì phải là “Giê Pê E Rờ Ét” chứ). Xem đá bóng thì có đội “Mờ U” ở miền Bắc và “Em U” ở trong Nam… dù đó chỉ là một đội Manchester United (MU) tận bên Anh!
...


https://youtu.be/R2frjzrC5Jg

 ============================
  đăng bởi: hohyhung:
  http://hohyhung.blogspot.com/
 ============================