4 thg 1, 2018

Tết, Tiết, Nguyên Đán


Đông chí

Tiết Đông chí, theo lịch Trung Quốc cổ đại, là tiết khí khởi đầu bằng điểm giữa của mùa đông, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch. Theo định nghĩa này, điểm bắt đầu của nó trùng với điểm đông chí (tiếng Anh: Winter solstice) tại Bắc Bán cầu theo quan điểm của khoa học phương Tây. Tuy nhiên, theo khoa học phương Tây thì nó là điểm bắt đầu của mùa đông tại Bắc Bán cầu và tương ứng là bắt đầu mùa hèNam bán cầu, thời điểm mà Mặt Trời xuống tới điểm thấp nhất về phía nam trên bầu trời để sau đó bắt đầu quay trở lại phía bắc.
Theo quy ước, tiết đông chí là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 21 hay 22 tháng 12 khi kết thúc tiết đại tuyết và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng một trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết tiểu hàn bắt đầu.

1. Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả,[1] Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như "Tết Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và "Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch)
Vì Tết tính theo Âm lịch nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

2. Từ tết trong tiếng Việt

Từ tết trong tiếng Việt là âm Hán Việt cổ của chữ “節”. Chữ này có âm Hán Việt là tiết. Tết và tiết đều bắt nguồn từ âm đọc trong tiếng Hán trung cổ của chữ “節”. “Tết” xuất hiện trước “tiết”, vào giai đoạn chữ "tiết" 節 có âm đọc trong tiếng Hán trung cổ là /tset/. “Tiết” xuất hiện sau “tết”, vào giai đoạn âm đọc trong tiếng Hán trung cổ của chữ "tiết" 節 đã biến đổi thành /tsiet/. Ban đầu cả "tết" và "tiết" đều được phát âm giống như âm đọc của chữ "tiết" 節 trong tiếng Hán ở thời điểm chúng được tiếng Việt vay mượn, về sau do sự biến đổi của ngữ âm tiếng Việt cách phát âm của chúng đã thay đổi thành "tết" và "tiết" như hiện nay.[2] Quá trình biến đổi ngữ âm của "tết" và "tiết" đã diễn ra như sau:[2] /tset/ > /set/ > tết /tsiet/ > /siet > tiết
"Tết Nguyên Đán" vốn không phải là "Tiết Nguyên Đán" trong 24 bốn "Tiết khí" (chữ Hán: 節氣 pinyin: jiéqì) của Thời tiết phân chia theo lịch Mặt trăng (Nông lịch). Từ “nguyên” 元 trong “Nguyên Đán” 元旦 có nghĩa là đầu, đầu tiên, còn “đán” 旦 có nghĩa là ngày. Nghĩa gốc của từ “Nguyên Đán” 元旦 là chỉ "Ngày đầu tiên (tức ngày mồng một) của một năm Nông lịch"

3. "Tết Nguyên Đán" vốn không phải là "Tiết Nguyên Đán"

trong 24 bốn "Tiết khí" (chữ Hán: 節氣 pinyin: jiéqì) của Thời tiết phân chia theo lịch Mặt trăng (Nông lịch). Từ “nguyên” 元 trong “Nguyên Đán” 元旦 có nghĩa là đầu, đầu tiên, còn “đán” 旦 có nghĩa là ngày. Nghĩa gốc của từ “Nguyên Đán” 元旦 là chỉ "Ngày đầu tiên (tức ngày mồng một) của một năm Nông lịch"

4. Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ năm Tam Hoàng Ngũ Đế 2879 TCN thay đổi theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, Tam Hoàng Ngũ Đế cũng chỉ là những nhân vật truyền thuyết. Một vài nhà nghiên cứu Việt Nam và phương Tây hiện đại cho rằng trên lãnh thổ Trung Quốc (ngày nay) thời cổ đại có hai chủng tộc sinh sống là người Hán (Mongloid phương Bắc) ở lưu vực Hoàng Hà, người Bách Việt (Mongloid phương Nam) ở nam Dương Tử. Do đặc điểm thời tiết và địa hình, nên kinh tế sơ khai của người Hán là chăn nuôi du mục còn người Bách Việt trồng lúa nước.[11] Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng Tết là lễ hội nông nghiệp nên xuất xứ từ các dân tộc Bách Việt phương Nam còn người Hán chỉ tiếp nhận sau này.

5. Khai hạ:

Ngày mồng 7 tháng Giêng (cũng có thể là mồng 6 tháng Giêng) là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết. Trong ngày này, người Việt làm lễ hạ Cây nêu, gọi là lễ Khai hạ, kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu bước vào việc làm ăn trong năm mới từ ngày mồng 8 hoặc mồng 9 tháng Giêng.

6. Tại sao ở nhật mọi người lại ko chúc mừng tết nguyên đán (旧正月)?

Nhờ việc thay đổi lịch này mà chính phủ đã tiết kiệm được tiền trả lương tháng 13 cho công chức (vì nếu tính theo lịch cũ thì năm Minh Trị thứ 6 có tháng 6 là tháng nhuận) và giảm bớt ngày nghỉ, tăng sản lượng quốc gia. Thật ra, lý do chính muốn dùng lịch phương Tây là vì giới lãnh đạo Nhật đương thời muốn thoát khỏi vòng ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc

7. Bánh TếT:

Đời VI: Hùng Huy vương (雄暉王) : khoảng 1713 – 1632 TCN
có công tử thứ 18 là Lang Liêu làm Bánh Chưng - Bánh Dày
ngang với đời nhà Hạ (2205-1766 TCN) bên Tàu (chọn tháng Dần)
...
nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết
...Đời nhà Đông Chu, Khổng Phu Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Cho đến khi nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa

8. Gọi là "năm mới" vì sao? CON NĂM/con Niên

Theo dân gian kể lại khi xưa, sau một thời gian băng tuyết lạnh giá phải nhịn đói, khi tuyết tan trời ấm chim muông bay về thì cũng có một con quỷ xuất hiện. Con quỷ này chuyên bắt chim, bắt cá ăn thịt. Nhưng cũng có khi bắt chim cá ăn không đủ con quỷ này lại vào các xóm để bắt cả người. Khi đã no nê thì con quỷ này bay đi và không trở lại nữa. Lần sau khi chim cá về thì lại có một con quỷ khác cùng giống bay đến, ăn xong nó lại bay đi. Giống quỷ này có tên gọi là “Năm”

9. Vì sao có chữ “Tết”?

“Tết” là âm “đọc trạnh” theo lối dân gian của chữ “Tiết” Hán Việt
Tết Nguyên đán là gì?
Một cách chặt chẽ, Tết bắt đầu từ ngày mồng một tháng Giêng đầu năm mới theo lịch cổ truyền mà ta quen gọi là Âm lịch – Thật ra là Âm – Dương hợp lịch, và “Tháng” được tính theo Trăng (từ, “mồng một lá trai, mồng hai lá lúa – đến ba mươi không trăng”) còn “24 tiết” trong năm được định theo mặt trời; ấy là không kể lịch còm được điều chỉnh theo sao, “nhật – nguyệt – tinh” đều được tham chiếu để làm lịch, đó không phải là lịch thuần âm hay thuần dương (như chúng ta vẫn nghĩ - PV).
Tết Cả hay Tến Nguyên Đán là lương theo cái tiết Lập Xuân. Có điều là giữa cái Văn hóa và cái tự nhiên có một độ dung sai nhất định, không hoàn toàn trùng khít với nhau.
Theo văn hóa và lễ hội học, Tết Nguyên đán có thể được xếp loại vào Hội mùa (Fête saisonnière), là một lễ lạt, sinh hoạt văn hóa theo mùa. Vậy Tết Nguyên đán là một Hội lễ nông nghiệp (Fête agricole) một nghi thức nông nghiệp (Rite agraire).

10. Nguồn gốc Tết Nguyên Đán Việt Nam.

Từng triều đại, từng đời vua kế vị đều chọn cho mình những thời điểm khác nhau làm ngày Tết Nguyên Đán. Mãi đến khi Hán Vũ Đế (140 TCN) quyết định đặt lại tháng Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng, thời điểm Tết Nguyên Đán được giữ nguyên đến tận bây giờ.
Song lịch sử Việt Nam lại cho thấy một khía cạnh khác của ngày Tết Việt Nam. Năm 2879 TCN, trong quá trình họ Hồng Bàng xây dựng nước Văn Lang, Kinh Dương Vương đã sinh ra Lạc Long Quân, người sau này nối ngôi vua, kết duyên cùng quốc mẫu Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Thời điểm đó, dân ta đã biết sinh hoạt trong một cộng đồng và ăn Tết.
Sang thế kỉ thứ nhất, trong quá trình đô hộ, các quan người Tàu mới bắt đầu truyền bá các sinh hoạt văn hóa khác, trong đó có cả văn hóa ăn Tết của người Trung Quốc.
Mặt khác, nước Việt Nam từ lâu đã hình thành một nền văn minh nông nghiệp, gắn liền với cây lúa. Do đó, gạo được coi là thứ quý giá nhất, là “hạt ngọc của trời”. Vì lẽ đó mà hằng năm, gạo được chọn làm nguyên liệu để làm bánh dùng trong việc thờ cúng tổ tiên hằng năm. Việc bánh chưng, bánh giầy ra đời từ thời Hùng Vương và trở thành món ăn truyền thống vào dịp Tết Nguyên Đán cũng là một minh chứng cho thấy văn hóa Tết của người Việt đã sớm được hình thành.

* Ý nghĩa tên gọi của Tết Nguyên Đán.

Về mặt chữ, tên gọi Tết Nguyên Đán được bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong tiếng Hán, chữ “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu, “Đán” là buổi sáng sớm, tức là buổi sáng khởi đầu của năm mới. Còn “Tết” lại được đọc chệch đi theo âm chữ Hán “tiết”, vì theo lịch Trung Hoa xưa chia một năm thành 24 tiết, và Nguyên Đán là tiết đầu tiên trong năm. Về sau, do sự phát triển của ngôn ngữ, từ “tiết” được Việt hóa thành “Tết”, và được gọi là Tết Nguyên Đán như bây giờ.
Tuy nhiên, xét về ngữ nghĩa, Tết Nguyên Đán Việt Nam không phải là Tết Nguyên Đán của Trung Quốc. Viện ngôn ngữ học Hà Nội đã chứng minh rằng: Tết Nguyên Đán Việt Nam được tính theo chu kì quay của mặt trăng (tức âm lịch), trong khi “Nguyên Đán tiết” của Trung Quốc lại được tính theo mặt trời (tức dương lịch). Vì vậy, thực chất ngày Tết của người Việt sẽ gần giống với Xuân Tiết của người Trung Hoa hơn.

11. Vì sao lại có sự khác biệt trong âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc?

Lê Thành Lân là người có công tìm ra các cuốn lịch cổ Bách Trúng Kinh, Khâm định vạn niên thư, Lịch đại niên kỳ bách trúng kinh.
“Trước tiên phải nói là theo nghiên cứu của giáo sư Hoàng Xuân Hãn thì từ thời Lý 1080 thì lịch Việt Nam đã khác Trung Quốc. Theo nghiên cứu của tôi thì lịch ta khác lịch Trung Quốc là từ năm 1544. Như vậy trước đây ta đã có lịch khác Trung Quốc, đặc biệt vào thời Lê có 11 lần ăn tết khác Trung Quốc.

12. Tết truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc khác và giống nhau thế nào?

Thời gian ăn mừng Tết có lẽ là điểm khác nhau rõ ràng nhất trong phong tục đón tết ở Việt Nam và Trung Quốc. Ở Việt Nam, không khí đón Tết đã bắt đầu tràn ngập từ sau lễ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời ngày 23 tháng Chạp. Thông thường, tết sẽ kéo dài đến hết mùng 7 tháng giêng.
Còn ở Trung Quốc, truyền thống đón Tết đến khá sớm, bắt đầu từ 8 tháng Chạp, sau đó kéo dài đến tận 15 tháng giêng.
Từ nguồn gốc ngày Tết của mỗi quốc gia, có thể nhận thấy mỗi nước vẫn giữ được những bản sắc văn hóa rất riêng. Tết truyền thống Việt Nam xuất phát từ nền văn minh lúa nước, coi trọng tiết khởi đầu của chu kỳ canh tác trong một năm, gọi là tiết Nguyên Đán, sau này được gọi thành Tết Nguyên Đán.
Còn nguồn gốc tết cổ truyền Trung Quốc xuất phát từ truyền thuyết chống lại con Niên (quái vật chuyên quấy phá người dân mỗi dịp đầu năm). Sau này, vào dịp Tết, người ta treo đèn lồng đỏ, đốt pháo nổ, dán chữ đỏ để xua đuổi quái vật.
Nếu người Việt thích lấy quất, đào, mai (mang ý nghĩa thịnh vượng, may mắn) trưng chơi ngày Tết thì người Trung Quốc lại thích chơi hoa mơ, thủy tiên, cây cà tím.
Đồ ăn ngày Tết là điểm khác biệt lớn trong văn hóa ngày tết cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc. Ở Việt Nam, bánh chưng và bánh tét, dưa hành, thịt gà… là món ăn đặc trưng truyền thống. Còn ở Trung Quốc, những món mang biểu tượng như cá (ngư- đồng âm với dư thừa của cải), bánh cảo, bánh Du Giác (há cảo năm mới), mì Trung Hoa (mang ý nghĩa trường thọ)… sẽ là những món xuất hiện trên bàn trong năm mới.

13. Âm lịch dùng tại Việt Nam là lịch nào?

Dựa vào kết quả của một công trình nghiên cứu công phu về lịch và lịch Việt Nam của giáo sư Hoàng Xuân Hãn [2], chúng ta biết được trước năm 1945 tại Việt Nam dùng lịch nào và lịch đó khác với lịch Trung Quốc ở những giai đoạn nào.
Thời Bắc thuộc: Lịch Trung Quốc được sử dụng tại Việt Nam.
Từ nhà Ngô đến đầu nhà Lý (khoảng 939-1078): Có lẽ các vương triều đầu tiên của nước Việt Nam độc lập vẫn dùng lịch Tàu.
Nhà Lý và nhà Trần (1080-1300): Việt Nam tự tính lịch riêng (theo một phép lịch thời nhà Tống bên Trung Quốc). Có nhiều điểm khác biệt giữa lịch ta và lịch Trung Quốc trong giai đoạn này. Đáng tiếc là không có đủ tài liệu lịch sử để phục hồi lịch này.
Nhà Trần, Hồ và Lê (1306-1644): Thời kỳ này Việt Nam sử dụng lịch giống như lịch nhà Nguyên và Minh dùng tại Trung Quốc (có thể người Việt đã học được phép lịch Thụ Thời khi đi sứ nhà Nguyên khoảng 1300 và sau đó có thể tự tính lịch). Ngay cả trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627 trở đi), các chúa Nguyễn ở miền Nam vẫn dùng lịch giống nhà Lê-Trịnh. Năn 1384 nhà Minh ở Trung Quốc đổi tên lịch Thụ Thời thành Đại Thống nhưng vẫn giữ nguyên cách tính. Cho đến hết đời Minh (1644) lịch ta và lịch Tàu không khác nhau.
Từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh đến đầu nhà Nguyễn (1645-1812): Việt Nam dùng lịch riêng, tính theo phép lịch Đại thống. Tại Trung Quốc, năm 1644 nhà Thanh lên đã dùng phép lịch mới (lịch Thời Hiến). Lịch ta và lịch Tàu khác nhau nhiều.
Thời Tây Sơn (1789-1801): Không rõ nhà Tây Sơn dùng lịch gì vì các văn kiện thời Tây Sơn sau bị phá hủy hết. Có lẽ Tây Sơn đã chuyển sang dùng lịch giống lịch nhà Thanh bên Trung Quốc (theo [2], tr. 949). Tại vùng chúa Nguyễn kiểm soát trong giai đoạn này vẫn sử dụng lịch của nhà Lê (tính theo phép lịch Đại Thống). Sau khi Gia Long lên ngôi vẫn duy trì lịch cũ (tên là lịch Vạn Toàn) đến 1812.
Thời nhà Nguyễn và thuộc Pháp (1813-1945): Dùng lịch Hiệp Kỷ (tính theo phép lịch Thời Hiến của nhà Thanh). Không có sự khác biệt giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc.
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954): Có lẽ Việt Nam không còn cơ quan tính lịch riêng nên làm lịch theo sách Vạn niên thư của Trung Quốc. Như thế lịch ta và lịch Tàu không khác nhau.
Thời kỳ hai miền chia cắt (1955-1975): Âm lịch tại hai miền Bắc Nam có chỗ khác nhau (và khác với lịch Trung Quốc) do sử dụng các múi giờ khác nhau cho việc tính toán. Ở miền Bắc dùng múi giờ thứ 8 tới năm 1967 và múi giờ thứ 7 từ 1968 trở đi. Tại miền Nam sử dụng múi giờ thứ 8.
Từ 1976 trở đi: Cả nước Việt Nam tính lịch âm theo múi giờ thứ 7. Do khác múi giờ nên có nhiều điểm lịch ta và lịch Tàu khác nhau.
Ghi chú: Từ 1943 đến 1967 có vài lần thay đổi múi giờ chính thức, tuy nhiên có lẽ việc thay đổi múi giờ chỉ liên quan tới việc tính giờ chứ không làm ảnh hưởng tới việc tính ngày tháng âm lịch. Từ 01/01/1943 theo múi giờ thứ 8 (GMT+8, sớm hơn 1h so với giờ chuẩn). Từ 1/4/1945 theo giờ Nhật Bản dùng múi giờ thứ 9. Từ 1/4/1947 quay trở lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Nam từ 1/7/1955 sử dụng múi giờ thứ 7, sau đó từ 1/1/1960 quay lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Bắc thì từ 8/8/1967 trở đi dùng múi giờ thứ 7 (trước đó theo múi giờ thứ 8). Phải từ 1968 trở đi âm lịch tại miền Bắc và từ 1976 trong cả nước mới được tính dựa theo múi giờ chuẩn của Việt Nam.

14. Tại sao Tết Âm lịch Việt Nam và Trung Quốc chênh nhau 1 ngày?

Trên thế giới có 3 loại lịch cơ bản: lịch Thuần Dương, lịch Thuần Âm và lịch Âm Dương (được các cư dân Nam Á tính toán, kết hợp được cả chu kỳ mặt trời lẫn mặt trăng). Dương lịch đã được người phương Tây chuẩn xác và ổn định từ năm 1583, Âm lịch Trung Quốc cũng đã ổn định từ hàng ngàn năm trước. Và suốt một thời gian dài người Việt dùng chung Âm lịch của Trung Quốc. Đến năm 1544 người ta mới phát hiện một số năm có ngày, tháng, tháng nhuận và các tiết ở nước ta khác với Trung Quốc. Và lịch thời Lê Trung Hưng (Lê – Trịnh 1544 – 1788) soạn từ Khâm định vạn niên thư cũng dùng phép Đại Thống như lịch nhà Minh, và về sau lấy thêm Bách trúng kinh để soạn. Rồi lịch chúa Nguyễn – Đàng Trong (1631 – 1801), lịch Tây Sơn (1789 – 1801), lịch nhà Nguyễn (1802 – 1903) đều có những điểm khác với lịch Trung Quốc về ngày tháng nhuận, ngày Tết và các tiết... Đến năm 1967, nhà nước ta (Việt Nam dân chủ cộng hòa) mới chính thức lấy múi giờ 7 để soạn Âm lịch Việt Nam – khác với Trung Quốc lấy múi giờ 8, mặc dù hai nước dùng cùng một phép tính như nhau. Tuy vậy, hiện nay nhiều người Việt Nam cũng không hiểu và hoang mang về một số tháng đủ, thiếu khác nhau kể cả ngày Tết Nguyên đán giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Qua cuốn sách 556 năm đối chiếu Âm lịch – Dương lịch Việt Nam và Trung Quốc, tác giả Lê Quý Ngưu đã tỉ mỉ phân tích sự khác nhau giữa Âm lịch Việt Nam và Trung Quốc từ 1544 đến hết thế kỷ 21 (2100) đối chiếu với Dương lịch và lý giải khá rõ ràng tuy vẫn dựa theo cách sắp xếp truyền thống của Trung Quốc, nghĩa là lấy niên biểu Trung Quốc làm chính và một số sự kiện lịch sử liên quan đến Việt Nam để độc giả tham khảo. Lê Quý Ngưu là tác giả các bộ sách lịch đồ sộ đã in như: Lịch và lịch Vạn Niên, lịch Vạn Niên 0001 – 2060.
Chu Sa.
556 Năm Đối Chiếu Âm Lịch - Dương Lịch Việt Nam Và Trung Quốc - 1544 (Giáp Thìn) - 2100 (Canh Thân) (theo Báo Thanh Niên)
Ví dụ cuốn Đại Nam thực lục ghi ngày Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích và Nguyễn Gia Phan bị đóng gông giải đến phủ Phụng Thiên ở Bắc Thành để kết tội và đánh gậy là nhằm ngày Canh Thìn tháng 2 năm Quý Hợi, tương ứng với ngày 6.4.1803 dương lịch: "Ở năm này (Quý Hợi), có sự khác biệt giữa lịch Trung Quốc (nhà Thanh) với lịch Việt Nam (nhà Nguyễn)". Lịch Việt Nam năm ấy nhuận vào tháng giêng, còn Trung Quốc thì không nhuận. Vì thế tháng giêng nhuận nói trên của lịch nhà Nguyễn lại ứng với tháng hai của lịch nhà Thanh. Nếu người nghiên cứu sử học chỉ dựa vào lịch Trung Quốc để tìm ngày dương lịch của sự kiện trên sẽ không chính xác.
việc áp dụng múi giờ Hà Nội (múi giờ 7) khác với múi giờ Bắc Kinh (múi giờ 8). Tuy khác nhau có 1 giờ nhưng có khi dẫn đến sai biệt đến... 1 ngày.

15. Tại sao lịch Việt Nam khác với lịch Trung Quốc?

Lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc được tính theo cùng một quy tắc và chỉ khác nhau ở múi giờ tham chiếu, cụ thể quy tắc đó được phát biểu như sau:
1. Ngày đầu tháng là ngày Sóc (Không Trăng).
2. Năm bình thường có 12 tháng, năm nhuận có 13 tháng.
3. Ngày Đông chí luôn rơi vào tháng 11.
4. Trong năm nhuận tháng không có Trung khí là tháng nhuận. Nếu trong năm nhuận có 2 tháng không có Trung khí thì tháng đầu tiên sau Đông chí được coi là tháng nhuận.
5. Tính toán dựa trên kinh tuyến pháp định (ở Việt Nam là 105 độ đông và ở Trung Quốc là 120 độ đông).

16. Tên gọi CÁC THÁNG theo Âm lịch

Tuy có hiện đại đến đâu, trong đời sống tâm linh người Việt vẫn dùng đến Âm lịch. Khác với Dương lịch, việc gọi tên tháng Âm lịch không phải mấy ai cũng rành và mỗi người giải thích một kiểu. Tại sao tháng cuối năm lại gọi là tháng Chạp và người ghi tháng “12”, người bảo phải ghi “Mười Hai”?
1. Khái lược về tên từng tháng của Âm lịch:
1.1. Âm lịch (H: 陰曆. A: The lunar calendar, P: Le calendrier lunaire) mà thực chất lịch đang dùng là Âm Dương lịch 陰陽曆, còn gọi là Hạ lịch 夏曆, nông lịch (農曆 nónglì) còn gọi nó là "cựu lịch" 舊曆 sau khi "tân lịch" 新曆, tức lịch Gregory được sử dụng là lịch chính thức. Âm lịch tính thời gian dựa theo sự vận chuyển của mặt trăng quanh trái đất còn Dương lịch (H: 陽曆, A: The sun calendar, P: Le calendrier solaire) thì tính thời gian dựa theo sự vận chuyển của trái đất quanh mặt trời. Nhưng giống Dương lịch, Âm lịch hiện tại cũng chia mỗi năm ra thành 12 tháng, ngày đầu tháng của âm lịch (Nguyệt cát月吉) là ngày Sóc (朔, không trăng); ngày giữa tháng trăng tròn là ngày Vọng 望, ngày cuối tháng là Nguyệt tận月盡. Trong đó, tháng 30 ngày (đại tận 大盡) gọi là Nguyệt đại 月大 hay tháng đủ, tháng 29 ngày (tiểu tận 小盡) gọi là Nguyệt tiểu 月小 hay tháng thiếu.
1.2. Âm lịch mà ta đang dùng có nguồn gốc từ Trung Quốc mà theo truyền thuyết là do Hoàng Đế (黃帝, 2698 tCn-2599 tCn) phát minh ra và có cơ sở vững chắc từ năm 841 tCn. Nhưng từ đó đến nay đã từng nhiều lần thay đổi mốc định ngày, tháng đầu tiên:
- Nhà Hạ (夏, 2205-1766 tCn) chọn tháng Dần (tháng thứ nhất hiện nay) làm tháng Giêng. Quẻ Thái 泰 (小 往 大 來 , 吉, 亨: Tiểu vãn đại lai, cát, hanh tức: là cái nhỏ, đi, cái lớn lại, tốt, hanh thông) ở Dần cung, khí hậu ấm áp trở lại, tiện cho việc nông, nên ngày Tết Nguyên Đán vừa là ngày lễ mừng mùa Xuân trở lại, vừa là ngày lễ bắt đầu năm mới. Đây là Lịch kiến Dần.
- Nhà Thương (商, 1766–1122 tCn), chọn tháng Sửu (tháng thứ 12) làm tháng Giêng. Quẻ Lâm 臨 (Nội quái là ☱ Đoài 兌 hay Đầm, Ngoại quái là ☷ Khôn 坤 hay Đất 地; 元亨, 利貞-至于八月有凶: lớn lên và tới, rất hanh thông, chính đính thì lợi.) ở Sửu, Sửu là trâu, trâu thuộc Thổ là Đất, Đất có thể ngăn nước, chống rét nên trong lễ Lập Xuân người ta làm trâu bằng đất để tống khí lạnh đi.
- Nhà Chu (周, Zhou, 1122–256 tCn) chọn tháng Tý (tháng thứ 11) làm tháng Giêng. Quẻ Phục 復 (Nội quái là ☳ Chấn 震 hay Sấm 雷, Ngoại quái là ☷ Khôn 坤 Đất 地; tượng ngoài núi lại còn có núi nữa) ở Tý cung, tháng 11 thuộc tiết Đông chí, dương bắt đầu sinh, khôi phục lại nguyên khí. Đấy là Lịch kiến Tý.
- Nhà Tần (秦, 221 tCn-206 tCn) chọn tháng Hợi (tháng thứ 10) làm tháng Giêng. Theo Kinh Dịch thì quẻ Khôn 坤 (Nội quái là ☷ Khôn 坤 Đất 地, Nội quái là ☷ Khôn 坤 Đất 地; Đất mẹ, nhu thuận, sinh sản và nâng đỡ muôn vật) ở Hợi cung ( bởi Khôn và Đất, là đầu mối mọi cuộc biến thiên) và tháng 10 thì khí dương đã hàm chứa ở dưới. Đấy là Lịch kiến Hợi.
- Đến đời Hán Vũ đế (漢禹帝, 144 tCn) quay lại lấy tháng Giêng là Dần, Lịch kiến Dần và sử dụng từ thời đó đến ngày nay không thay đổi nữa.
1.3. Có nhiều cách gọi tên tháng:
- Hồi đó, cổ nhân ghi tên các tháng bằng chữ Hán, hay sang Việt ghi cả bằng chữ Nôm chứ không phải bằng các chữ số Ả Rập (1, 2, 3,…12) hay số La Mã (I, II, III,…XII). Tên các tháng được gọi là: Một, Chạp, Giêng Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bẩy, Tám, Chín, Mười. Đây là cách gọi theo lịch kiến Tý từ thời nhà Chu với tháng Tý là tháng đầu năm (tháng thứ 11 nay).
- Ban đầu, tháng Âm lịch không tính theo số mà dùng tên ghép gồm hai chữ dựa trên hệ thống can chi (10 thiên can 天干 và 12 địa chi 地支). Theo đó, chữ đầu là một trong 10 thiên can 天干 gồm: Giáp 甲, Ất 乙, Bính 丙, Đinh 丁, Mậu 戊, Kỷ 己, Canh 庚, Tân 辛, Nhâm 壬, Quý 癸; chữ thứ hai là một trong 12 địa chi 地支 là: Tý 子, Sửu 丑, Dần 寅, Mão 卯, Thìn 辰, Tỵ 巳, Ngọ 午, Mùi 未, Thân 申, Dậu 酉, Tuất 戌, Hợi 亥. Mỗi Địa chi được gán cho 1 trong 12 con vật tương ứng với các chi 干支紀月法 . Trong đó có 6 thuộc dương, 6 thuộc âm theo luật "tiêu trưởng": âm tiêu thì dương trưởng, âm trưởng thì dương tiêu ...Bắt đầu từ can Giáp và chi Tý tạo ra Giáp Tý, sau đó đến can Ất và chi Sửu tạo ra Ất Sửu và cứ như vậy cho đến hết (Bính,..., Quý) và (Dần,...., Hợi).
Theo đó, lịch kiến Dần: tháng Giêng là Dần, tháng Hai là Mão…tiếp theo thứ tự của 12 Địa chi đến tháng Chạp (tháng thứ 12) là Hợi. Ðiều này thích hợp với quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người Ðông phương là: “Thiên khai ư Tý, Ðịa tịch ư Sửu, Nhân sinh ư Dần” 天开於子地夕於丑人生於寅. Do vậy lấy tháng khởi đầu một năm là Dần là hợp lý. Còn việc xác định chữ đầu của tên tháng (hàng Can) theo Luật Ngũ Dần tính ra Can tháng Giêng, từ đó suy ra Can các tháng khác.
- Mười hai tháng âm lịch là khá gần với các sự kiện trong sự phát triển của thực vật và trong nông nghiệp, vì thế chúng còn có tên gọi theo các loài cây.
Do có những quan niệm ấu trĩ về “phong kiến” mà có thời ta ít dùng lịch Âm, nay mới chú ý dùng lại nên nhiều người không biết đến cách gọi của cổ nhân do đó ghi tên tháng âm bằng các con số: 1, 2, 3 và có cả tháng 11, tháng 12!. Song điều này đa phần dân gian không biết nên vẫn dùng cũng như cách

17. Về tên gọi các tháng âm lịch trên lịch

Theo cố GS Hoàng Xuân Hãn, gọi tháng 11 là Một xuất phát từ phiên âm (Một, Mmột, Mười một) hay tháng 12 là Chạp có từ (Trap, Tlap, Lap)… Hiện nay các từ Một hay Mười Một, Chạp hoặc Mười Hai đều được sử dụng song song. Nhiều người chỉ dùng Một, Chạp cho các tháng âm lịch và hiện chưa có văn bản nào quy định việc thống nhất một tên gọi. GS Trần Quốc Vượng viết: Tôi chưa thấy ai là người Việt cổ truyền lại gọi sau tháng mười là tháng mười một - mà phải gọi là tháng Một. Còn Tháng Chạp tức tháng 12 là tháng đi chạp mả, thăm sửa mộ phần, làm cỗ cúng tập thể tổ tiên (giỗ cho từng cụ, chạp cho mọi thế thứ tổ tiên)

18. Vì sao lại gọi là "tháng Chạp"

Người Trung Quốc xưa gọi tháng 12 âm lịch là tháng Quý đông (tháng cuối mùa đông), nhưng còn một cái tên khác là "Lạp nguyệt".
Chữ "lạp" có xuất xứ từ thịt, vì từ thời xưa người Trung Quốc đã thích ướp thịt khô vào dịp mùa đông để dành ăn quanh năm. Việc ướp thịt rộ lên vào tháng 12, và đó là lý do vì sao người Trung Quốc gọi đây là Lạp nguyệt.
Lạp cũng là lễ tế cuối năm của người Trung Quốc. Từ thời nhà Chu, tháng 12 là dịp nhà vua nghỉ ngơi săn bắn, còn đặt lệ: lễ tế tất niên gọi là "đại lạp".
Trong Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt do Nguyễn Tài Cẩn biên soạn, chính từ 2 chữ "Lạp nguyệt" này, người Việt đã đọc chệch từ Lạp thành Chạp. Tương tự là tháng Giêng, bắt nguồn từ hai chữ "Chinh nguyệt".

19. Tìm hiểu về âm lịch

Truyền thuyết kể rằng, các Hoàng đế của Trung hoa đã lập nên âm lịch từ thế kỷ 26 trước Công nguyên, tức là cách đây hơn 4.600 năm. Dựa trên những di tích khảo cổ tìm được, các nhà khoa học thậm chí còn cho rằng âm lịch đã được khắc trên xương, trên các khúc gỗ từ 27.000 năm trước Công nguyên (nghĩa là 29 ngàn năm trước đây)
12 con giáp Năm âm lịch thường có 12 tháng (trừ năm nhuận), mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày. Một năm âm lịch thường, có từ 353 đến 355 ngày. Trái đất quay quanh mặt trời và quay trọn một vòng trong 365 ngày (chính xác là 365, 242199 ngày). Tùy theo vị trí tương ứng giữa trái đất và mặt trời mà thời tiết trên trái đất thay đổi và sinh ra các mùa trong năm. Để mùa màng vẫn xảy ra đúng với ngày tháng âm lịch, nên cứ hai hoặc ba năm lại có một năm nhuận. Trong 19 năm sẽ có 7 năm nhuận. Năm nhuận có 13 tháng, có hai tháng trùng tên, tháng thứ nhì là tháng nhuận.
Cứ 19 năm thì nhuận 7 lần, mỗi lần nhuận một tháng. Tháng đầu năm là tháng giêng và tháng cuối năm là tháng chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận. Ngày đầu năm, ngày mùng một Tết, là ngày đầu tuần trăng thứ nhì sau ngày tiết Đông chí thường xem như là ngày mà đêm dài nhất trong năm. Ngày mùng một Tết chỉ có thể nằm trong khoảng 20 tháng 1 đến 21 tháng 2 dương lịch.
Mười hai địa chi là tên của 12 con vật. Âm lịch Việt nam khác âm lịch Trung quốc ở chỗ, nếu như năm Sữu theo lịch Việt nam là năm con trâu, thì ở Trung quốc lại là con bò, còn năm Mão hay Mẹo ở Việt nam là năm con mèo, thì trong lịch Trung quốc lại là năm con thỏ.
Cứ mười hai năm âm lịch được gọi là một giáp, 60 năm làm một vận niên lục giáp và 3600 năm làm một kỷ nguyên. Vì các năm dương lịch được đánh số theo hệ đếm thập phân, từ 0 đến 9, nên số hàng đơn vị mỗi năm dương lịch luôn tương ứng chính xác với một thiên can, không thay đổi. Ví dụ, năm có can Canh luôn luôn ứng với năm dương lịch có số cuối là 0 (như Canh Thìn là 1940, 2000; Canh Ngọ là 1990, Canh Thân là 1980 ...), Tân ứng với số cuối là 1 (Tân Tỵ là 1941, 2001; Tân Mùi là 1991, Tân Dậu là 1981 ...), Nhâm ứng với số cuối là 2 (Nhâm Ngọ là 1942, 2002, Nhâm Thân là 1992, Nhâm Tuất là 1982 ...), Quý, với số cuối là 3 (Quý Mùi là 1943, 2003; Quý Hợi là 1983, Quý Dậu là 1993 ...), Giáp ứng với số cuối là 4 (Giáp Thân là 1944, 2004; Giáp Tuất là 1994, Giáp Dần là 1974 ...). Còn những năm dương lịch có số cuối là 6 luôn ứng với các năm âm lịch có can là Bính, (như năm Bính Dần là 1986, Bính Tý là 1996, năm Bính Tuất năm nay là 2006, năm Bính Thân tới là 2016…)

20. Cách gọi dân gian các tháng lịch Âm, lịch Dương

Ở phương Tây họ gọi theo tên riêng của chúng. Thường các tên gọi này có nguồn gốc Hy Lạp - La Mã, một số tháng được gọi theo tên các vị thần, một số tháng theo số thứ tự của thuở xa xưa khi mà một năm chỉ có 10 tháng. Sáu tháng cuối, theo chữ Latin là Quintilis - tháng thứ 5, Sextilis - tháng thứ 6, September - tháng thứ 7, October - tháng thứ 8, November - tháng thứ 9, December - tháng thứ 10.
Khi cải lịch, để một năm có 12 tháng, người ta đưa hai tháng “mới” vào đầu năm. Tháng thứ nhất theo tên thần Janus - vị thần gác cổng thời gian, vị thần có hai mặt: một mặt quay về quá khứ, một mặt quay về tương lai nên gọi là tháng Januarius. Tháng thứ hai theo tên Tử thần là Februo mà gọi là Februarius, người ta còn gọi là tháng Cầu siêu và coi là một tháng xấu vì thường đem tử tù giết vào tháng này. Cũng vì thế đây là một tháng đặc biệt chỉ có ít ngày nhất, chỉ có 28 ngày ở năm thường và 29 ngày ở năm nhuận. Các tháng khác được đẩy lùi về sau thành ra trong nhiều ngôn ngữ phương Tây ta còn thấy nhiều tháng có nguồn gốc là con số trước đó. Chẳng hạn trong Pháp ngữ, “thứ 7” = Septième thành tháng Septembre - tháng thứ 9; “thứ 9” = Neuvième thành tháng Novembre - tháng thứ 11; “thứ 10” = Dixième thành tháng Decembre - tháng thứ 12. Điều này tương tự như ở lịch Âm: tháng Giêng là tháng thứ nhất, tháng Chạp là tháng thứ 12, tháng Một là tháng thứ 11. Đó cũng là một nét chung trong ngôn ngữ học: các từ ngữ có thể rời khá xa nguồn gốc của chúng...

21. Vì sao tháng 1 Âm lịch được gọi là tháng Giêng?

Trao đổi với PV, Giáo sư Kiều Thu Hoạch – Nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian cho biết, xét về ngữ âm lịch sử, chữ Giêng bắt nguồn từ chữ Chính trong tiếng Hán.
“Người Trung Quốc gọi tháng 1 Âm lịch là Chính nguyệt. Chữ Chính trong tiếng Hán khi chuyển sang chữ Nôm đều có vần “iêng”. Vì thế, người Việt gọi tháng 1 Âm lịch là tháng Giêng”, Giáo sư Hoạch nói.
Giáo sư Hoạch lấy ví dụ thêm: “tứ chính chấn” trong tiếng Hán, sang Nôm đọc thành “tứ chiếng” trong câu nói “trai tứ chiếng, gái giang hồ”.
“Tháng 1 Âm lịch người Trung Quốc gọi là Chính nguyệt. Nguyệt nghĩa là trăng nhưng cũng có nghĩa là tháng. Chính nguyệt là tháng chính, tháng đầu tiên của năm. Chính tương đồng với chiếng, qua thời gian, người ta đọc chệch âm thành Giêng”, giáo sư Biền giải thích.

Căn cứ cổ Lịch mà vn dùng?

VỀ VĂN BẢN CUỐN
LỊCH ĐẠI NIÊN KỶ BÁCH TRÚNG KINH

...
 ============================
  đăng bởi: hohyhung:
  http://hohyhung.blogspot.com/
 ============================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét