Lê Việt Thường
Tình cờ lên ‘Internet’ ‘đánh’ một vòng khắp các ‘Mạng’ chúng tôi có dịp đọc bài viết của nhà Nghiên Cứu Hà Văn Thùy (1) có đề cập đến bài viết của chúng tôi mà qua đó, chúng tôi có trình bày một vài cảm nghĩ của riêng mình khi được tin có buổi Tưởng Niệm Cố Triết Gia Kim Định tại Văn Miếu Hà Nội vào ngày 14/07/2012.
Xin Cám Ơn ông Hà Văn Thùy đã có một vài nhận xét về bài viết của chúng tôi và luôn tiện cũng xin mạn phép được bàn một chút về nội dung của hai điểm chính trong bài viết của ông Hà Văn Thùy mà chúng tôi thiết nghĩ cần làm sáng tỏ hầu tránh những Ngộ Nhận nếu có.
Thật vậy, ngay ở điểm thứ nhất, hình như đã có sự Hiểu Lầm giữa ông Hà Văn Thùy và chúng tôi về thuật ngữ ‘thuyết Thiên Sơn’. Trong một bài được viết cách đây vài năm đã được đăng trên nhiều ‘Mạng’ mà cách đây vài tháng chúng tôi có cho đăng lại trên mạng ‘minhtrietviet.net’ , có đoạn văn như sau:
“ Trước khi tiếp tục, chúng tôi xin bàn qua về giả thuyết “Thiên Sơn” mà có người đề cập đến. Nếu mới xem qua một cách HỜI HỢT thì chủ trương này của Sử Truyền Viễn Đông có vẻ “mâu thuẫn” với các khám phá gần đây của Di Truyền học với sự hỗ trợ của khoa Khảo Cổ liên quan đến sự thiên di lên phía Bắc của người Đông Nam Á cách đây khoảng 40.000 năm. Nhưng nếu nghiên cứu một cách NGHIÊM TÚC hơn thì có thể KHÔNG CÓ MÂU THUẪN GÌ CẢ!
Lý do thứ nhất là hai Lý Thuyết nói tới HAI LOẠI Dữ Kiện CÁCH NHAU MẤY CHỤC NGÀN NĂM. Lý do thứ hai là các khám phá Khoa Học gần đây có vẻ hỗ trợ cho chủ trương của Sử Truyền”(2)
1)SỬ TRUYỀN
a) Thật ra, khi chúng tôi xử dụng hai thuật ngữ ‘thuyết Thiên Sơn’ và ‘Sử Truyền’, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh cũng như giới hạn ở giai đoạn Tân Thạch trở về sau(tương đương với sung tích kỳ: holocène, lối hơn mười ngàn năm trước đây mà thôi) chứ không có ý bàn xa hơn ( như lên đến 500,000 năm như ông Hà Văn Thùy đã hiểu) . Lý do là vì chúng tôi ý thức được rằng hiện nay phần lớn các nhà nghiên cứu trong các ngành Cổ Sử, Khảo Cổ…..liên quan đến Nguồn Gốc của Con Người Hiện Đại (Homo Sapiens-Sapiens) đang theo chủ trương ‘một trung tâm’ mà trung tâm đó theo họ là Phi Châu. Do đó, chúng tôi TẠM chấp nhận giả thuyết này mà bằng chứng là cũng trong cùng một bài viết nêu trên, trước khi đề cập đến ‘thuyết Thiên Sơn’ và ‘Sử Truyền’ , chúng tôi đã kết luận về Nguồn Gốc Con Người bằng đoạn văn sau đây mà chúng tôi đã trích dẫn từ Cố Ls Cung Đình Thanh:
“Theo kết luận của Cố Ls Cung Đình Thanh nhằm đúc kết công trình của các nhà Di Truyền học ngày nay với sự hỗ trợ của khoa Khảo Cổ thì:
‘Con người Hiện Đại (Homo Sapiens-Sapiens) đã di cư từ Phi Châu đến Đông Nam Á vào khoảng trên 60.000 năm về trước. Từ Đông Nam Á, họ chia ra hai ngả, một ra các hải đảo Thái Bình Dương (khoảng 60.000 trước) và lên Bắc Á, Đông Bắc Á (khoảng 40.000 trước), kể cả qua eo biển Beringa sang tận Châu Mỹ (khoảng 30.000 trước).Và nói chung cả sáu cuộc nghiên cứu trên đều phát biểu rằng người Đông Bắc Á và người Hải Đảo Thái Bình Dương đều là hậu duệ của người Đông Nam Á”.
Và ” Ngay cả những người ở phía Bắc Trung Hoa cũng chỉ là người lai giữa giống từ Đông Nam Á đi lên với giống từ phương Tây (người Âu ?) đi lại. Và việc đó cũng chỉ xẩy ra nhiều lắm từ 15.000 năm trở lại đây mà thôi”. (3)
Và ” Ngay cả những người ở phía Bắc Trung Hoa cũng chỉ là người lai giữa giống từ Đông Nam Á đi lên với giống từ phương Tây (người Âu ?) đi lại. Và việc đó cũng chỉ xẩy ra nhiều lắm từ 15.000 năm trở lại đây mà thôi”. (3)
Sau khi TẠM chấp nhận giả thuyết ‘một trung tâm’ (Phi Châu) về Nguồn Gốc Con Người (và cũng là chủ trương của ông Hà Văn Thùy), chúng tôi mới bắt đầu so sánh nội dung của Sử Truyền (như đã nói ở trên, giới hạn từ thời Tân Thạch trở về sau mà thôi tức khoảng hơn 10 ngàn năm) với các khám phá mới nhất của Bs Stephen Oppenheimer liên quan tới 3 cơn Đại Hồng Thủy. Chúng tôi viết:
“Tới đây chúng ta có thể ước đoán là các sự kiện, bìến cố mà Sử Truyền đề cập ở trên có lẽ nằm trong khoảng thời gian của ba cơn Đại Hồng Thủy gần nhất, ngoài ra nếu căn cứ trên NIÊN ĐẠI của các trận Hồng Thủy, thì các sự kiện, biến cố mà Sử Truyền đề cập có lẽ đã xảy ra với cơn Đại Hồng Thủy thứ NHÌ…..
Theo Bs Stephen Oppenheimer, những cơn động đất do những chấn động địa chấn thời kỳ hậu Băng hà gây ra là những trận động đất dữ dội nhất từng được biết đến, kéo theo những con sóng lớn dữ dội tràn vào Thái Bình Dương nhận chìm tất cả các bờ biển và vùng nội địa bằng phẳng theo một đường thẳng. Những người sống sót phải tìm đường ra đi và một phương thức có thể áp dụng là nương theo các con sông lớn , giống như lộ trình phát tán ngôn ngữ mà Johanna Nichols chủ trương, tức từ miền duyên hải lên miền núi. Do đó, S. Oppenheimer mới đưa ra giả thuyết về “Quê Hương miền Duyên Hải và nơì Lánh Nạn miền Núi Cao” cho cư dân Tiền Sử của Đông Á và Đông Nam Á…..
Trở lại Sử Truyền, sau khi cơn Đại Hồng Thủy thứ NHÌ chấm dứt vào lối hơn 10.000 năm trước đây, hai Chi của dân Da Vàng là Bắc Tam Hệ gồm ba phái Mãn Tộc, Mông Cổ, Đột quyết, và Nam Tam Hệ gồm Miêu, Hoa, Tạng, thiên di về miền đồng bằng và duyên hải. Chuyện này chỉ xảy ra nếu đúng như chủ trương của S. Oppenheimer là TRƯỚC ĐÓ, những người sống sót của cơn Đại Hồng Thủy thứ NHÌ lần theo các con sông lớn để lên “Tỵ Nạn” ở vùng núi. Do đó, các dữ kiện và lý thuyết KHOA HỌC mới mẻ có vẻ rất ĂN KHỚP với chủ trương ‘Thiên Sơn” của SỬ TRUYỀN Viễn Đông!
Mặt khác, việc Sử Truyền đề cập đến các biến cố vào lối hơn 10.000 năm cũng như sự hiện diện của các người gốc BẮC Mongoloid như Hoa, Tạng, Mãn Châu, Mông Cổ cạnh những người gốc NAM Mongoloid như Miêu Việt hay Cổ Việt, Cổ Thái lại cũng có vẻ rất ĂN KHỚP với chủ trương của Di Truyền học là”Ngay cả những người ở phía Bắc Trung Hoa cũng chỉ là người lai giữa giống từ Đông Nam Á đi lên với giống từ phương Tây (người Âu ?) đi lại. Và việc đó cũng chỉ xẩy ra nhiều lắm từ 15.000 năm trở lại đây mà thôi”.(4)
Và lý do khiến chúng tôi phát biểu rằng có thể KHÔNG CÓ MÂU THUẪN GÌ CẢ! là vì theo chủ trương của giả thuyết ‘một trung tâm’ (Phi Châu) thì sau khi từ Phi Châu đến Đông Nam Á, con người Hiện Đại lên Bắc Á, Đông Bắc Á vào khoảng 40.000 trước, trong khi phần Sử Truyền mà chúng tôi đề cập ở trên liên quan đến các dữ kiện xảy ra khoảng 30,000 năm sau tức vào khoảng hơn 10,000 cách ngày nay.
Mặt khác, các dữ kiện của Sử Truyền (từ thời Tân Thạch trở về sau ) có vẻ ĂN KHỚP với các Khám Phá của Bs Stephen Oppenheimer về 3 cơn Đại Hồng Thủy.
b) Ở phần trên chúng tôi có viết rằng vì…..phần lớn các nhà nghiên cứu trong các ngành Cổ Sử, Khảo Cổ…..liên quan đến Nguồn Gốc của Con Người Hiện Đại (Homo Sapiens-Sapiens) đang theo chủ trương ‘một trung tâm’(Phi Châu)…..do đó, chúng tôi TẠM chấp nhận giả thuyết này.
Lý do khiến chúng tôi viết “TẠM chấp nhận” là vì chúng tôi e ngại rằng tình trạng hiện nay về Nguồn Gốc Con Người có thể hơi giống tình trạng trước đây của hai ngành Khảo Cổ và Cổ Sử về Nguồn Gốc Văn Minh.
Thật vậy, về điểm trên, nhà Khảo Cổ học danh tiếng Ts Wilhem G. Solheim II có viết những dòng sau đây đáng cho chúng ta suy gẫm về Nguồn Gốc Văn Minh:
“Các nhà sử học Âu Mỹ thường hay lý luận rằng lối sống mà ta gọi là văn minh thoạt tiên bắt nguồn từ vòng cung phì nhiêu miền Cận Đông, hoặc trong những vùng sườn đồi lân cận. Ta đã tin tưởng từ lâu rằng ở đây con người cổ sơ đã phát triển nghề nông và dần dần học cách làm gốm và đồ đồng. Môn khảo cổ học cũng yểm trợ cho điều tin tường này, một phần vì các nhà khảo cổ đào bới khá nhiều trong vùng thung lung phì nhiêu của vùng Cận Đông.
Tuy nhiên, những khám phá mới đây ở vùng Đông Nam Á bắt buộc chúng ta phải xét lại những quan niệm này. Những vật dụng đã được đào lên và đem phân tích trong vòng 5 năm qua cho ta thấy rằng con người ở đây đã bắt đầu trồng cây, làm đồ gốm và đúc đồ dùng bằng đồng sớm hơn hết thảy mọi nơi trên trái đất…..
Các vật dụng đã tìm được và ước định tuổi bằng carbon 14 là những di tích văn hóa của dân tộc mà tổ tiên họ đã biết phương trồng cây, chế tạo đồ đá mài và đồ gốm sớm hơn các dân tộc Cận Đông, Ấn Độ và Trung Hoa tới cả hằng mấy ngàn năm’….(5)
Ngoài ra, chúng tôi có một vị Bạn Hữu cũng là một nhà Khảo Cổ tài ba và đầy nhiệt thành với Văn Hóa Dân Tộc. Mỗi khi có dịp nói chuyên với nhau, chúng tôi thường đề cập đến các vấn đề liên quan đến Khảo Cổ và Cổ Sử. Vị này giải thích tình trạng nghiên cứu hiện nay về Nguồn Gốc Con Người như sau:
“ Sau cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19,Tây Phương dẫn đầu Nhân Loại về phương diện Văn Minh; do đó nảy sinh khuynh hướng ‘Tự Tôn’ và ‘lấy Âu Châu làm trung tâm’ của người Tây Phương trong nhiều lãnh vực.
Điều trên giải thích sự kiện trong lãnh vực Khảo Cổ, Cổ Sử cũng như trong các lãnh vực khác, công việc Nghiên Cứu của họ thường nhắm vào Âu Châu trước tiên. Nếu họ không tìm thấy điều gì trong Lịch Sử gần cũng như xa của Âu Châu có thể hỗ trợ cho lòng ‘Tự Tôn’ của họ, thì bước kế tiếp trong công việc Nghiên Cứu của họ, là chuyển qua các vùng kế cận Âu Châu như Cận Đông về Nguồn Gốc Văn Minh và Phi Châu về Nguồn Gốc Con Người chẳng hạn. Và trong các thế kỷ vừa qua, không biết bao nhiêu cuộc thám quật về Khảo Cổ đã được thực hiện tại hai vùng Cận Đông và Phi Châu.
Vậy nên chúng ta không lấy làm lạ là trong một thời gian dài, người ta tin rằng Văn Minh Nhân Loại bắt nguồn từ miền Cận Đông hay các vùng lân cận (như đã nói ở trên) cho đến khi với các dữ kiện và những thám quật mới, các nhà nghiên cứu hay học giả như Carl Sauer, Wilhem G. Solheim II, Stephen Oppenheimer….. đặt lại vấn đề về Nguồn Gốc Văn Minh mà theo họ có vẻ nằm ở miền Đông Nam Á hơn là vùng Cận Đông !
Một tình trạng tương tự cũng có thể xảy ra đối với Nguồn Gốc Con Người. Với những cuộc thám quật dẫu còn phôi thai (so với Phi châu) được thực hiện tại Á Châu, người ta đã tìm thấy những dấu vết Tiến Hóa ở đây cũng tương tự như ở Phi Châu. Đặc biệt có một dữ kiện có thể là một Dấu Chỉ giúp đặt lại vấn đề đối với Nguồn Gốc Con Người từ Phi Châu (vẫn còn là chủ trương của phần lớn của các nhà nghiên cứu hiện nay). Câu hỏi được đặt ra ở đây là nếu Kiên Định (consistent) với giả thuyết Con Người hiện đại xuất phát từ Phi Châu thì các di tích về Đá Cuội Ghè Đẽo ở các vùng kế cận Phi Châu là miền Trung Á phải Cổ hơn chứ, trong khi trong thực tế lại Non Trẻ hơn di tích các Đá Cuội Ghè Đẽo ở miền Viễn Đông ?!”
Bài học gì chúng ta có thể rút tỉa ra từ các dữ kiện nêu trên ? Là cái gọi là ‘Chân Lý Khoa Học’ có tính cách rất Tương Đối dẫu là chủ trương của đa số. Nguồn Gốc Văn Minh đã bị đặt lại vấn đề (như đã trình bày ở trên) dẫu một thời đã là chủ trương của đa số các nhà nghiên cứu !. Một ngày nào đó có thể tình trạng tương tự cũng sẽ xảy ra đối với Nguồn Gốc Con Người chăng ?!
c) Sở dĩ chùng tôi ‘kêu gọi’ sự Thận Trọng vì những lý do sau đây:
– Khảo Cổ là một ngành rất Chuyên Môn với những vấn đề liên quan đến một quá khứ rất xa xưa (dẫu rằng ngày nay chúng ta có những phương tiện tìm kiếm tân tiến như Di truyền học chẳng hạn), do đó cần rất nhiều dữ kiện, khám phá Mới không chỉ trong ngành Khảo Cổ mà còn ở nhiều lãnh vực khác nữa: đó là điều thường được gọi bằng thuật ngữ ‘sự công tác liên ngành”, trước khi đạt được một giả thuyết gọi là “tạm vững” và cũng trước khi nó lại bị đặt thành vấn đề với những dữ kiện, khám phá Mới bởi một lý thuyết nào Khác. Và đó là ‘số phận’ của cái gọi là “Chân Lý Khoa Học”. Do đó, những nhà Khoa Học chân chính thường có thái độ Thận Trọng.
– Điều trên đã xảy ra nhiều lần trong Khoa Học, riêng trong Khảo Cổ gần đây(như đã bàn ở trên) đối với Nguồn Gốc Văn Minh, và không biết chừng một ngày nào đó, đối với Nguồn Gốc Con Người ?!
– Cũng vì Khảo Cổ, Cồ Sử là một ngành rất Chuyên Môn do đó những người không ở trong ngành này thường không biết đến các khám phá Mới, nên dễ có Hiểu Lầm đến từ giới không chuyên môn này cũng như cần nhiều thời gian cho họ làm quen với các khám phá và dữ kiện mới.
– Ngay một đồng nghiệp của ông Hà Văn Thủy không ai khác hơn là chính ông Trần Ngọc Thêm đã có những phát biểu sau đây: “Gán ghép sai lệch về tọa độ giữa chủ thể với không gian và thời gian diễn ra sự kiện như vậy sẽ có nguy cơ kéo theo nhiều kết luận sai lầm khác, kiểu như “Không chỉ sách Dịch mà ngay cả ngôn ngữ người Trung Hoa đang dùng cũng là sản phẩm của tộc Việt” (6)(chúng tôi nhấn mạnh). Ông Trần Ngọc Thêm là người đã theo dõi từ lâu các vấn đề liên hệ mà có lời phát biểu như thế. Huống hồ là những người khác!!!
Các lý do vừa được liệt kê ở trên giải thích thái dộ THẬN TRỌNG của chúng tôi.
2) Về đoạn văn sau đây của ông Hà Văn Thùy:
“Nhưng nay khoa học đã cho biết, trong suốt 40.000 năm, người từ Việt Nam đi lên xây dựng Trung Hoa thì tiếng Việt hay chữ Việt là chủ thể của tiếng nói và chữ Viết Trung Hoa cũng là điều đễ hiểu. Ở thời của mình, triết gia Kim Định chì có thể dựa vào kinh Dịch để phỏng đoán rằng người Việt làm ra chữ chân chim, chữ Khoa đẩu, chữ hình ngọn lửa. Tuy nhiên cho tới nay ta chưa có được bản văn nào bằng thứ chữ đó! Từ mấy năm trước, nhờ phát hiện chữ tượng hình cổ ở Bán Pha, Giả Hồ… chúng tôi đã đoán rằng chữ Khoa đẩu hay chữ Hỏa tự là những thể nghiệm của người Việt trên đường sáng tạo nhiều loại ký tự nhưng rồi thành công ở chữ hình vẽ với Giáp cốt văn, Kim văn. Tuy vậy, chỉ tới đầu năm nay, nhờ phát hiện chữ Lạc Việt trên rìu đá Cảm Tang, Quảng Tây, chúng tôi mới đủ chứng lý khẳng định, chữ tượng hình – chữ Nho, tiền thân của chữ Hán là do người Việt sáng tạo!”(7)
Vị Bạn Hữu của chúng tôi cũng là một nhà Khảo Cổ có nhận định như sau: “Nếu kiên định với thuyết Việt Nho, dẫu chấp nhận hay không giả thuyết Nguồn Gốc Con Người từ Phi Châu, thì điểm Xuất Phát của các cuộc Thiên Di đi lên miền Bắc ở thời xa xưa có thể là Bắc Việt Nam và các vùng kế cận. Đó là điểm một.
Do đó, cần phải “xoáy” công việc Nghiên Cứu (nhất là với một lãnh vực Chuyên Môn như Khảo Cổ, Cổ Tự) vào Miền Bắc VN trước tiên, rồi mới lần lần nới rộng địa bàn nghiên cứu lên phía Bắc. Tất cả các điều trên phải được lồng trong một một Dự Án làm việc có quy củ. Chứ không phải ‘lấy’ chỗ này một ‘khám phá’, ‘lấy’ chỗ khác một ‘dữ kiện’ mới rồi kèm theo một số suy luận riêng tư đưa tới một kết luận mà ta mong đợi.
Kế đến muốn có hy vọng thuyết phục được giới Học Giả Quốc Tế thì ít nhất phải có lối tiếp cận như của ông Đỗ Văn Xuyền trong hành trình “Đi Tìm Tiếng Việt Cổ” chẳng hạn. Đó là một hành trình dài hạn, đầy gian nan, đòi hỏi một sự kiên nhẫn rất cao, một số kiên thức chuyên môn rất lớn và nhất là một lòng nhiệt thành đi tìm Sự Thật.
Chúng tôi xin được trích dẫn dưới đây hành trình rất gian nan nhưng cũng đầy hứng thú của ông Đỗ Văn Xuyền đi tìm lại Tiếng Việt Cổ của Tổ Tiên chúng ta (8). Ông Xuyền viết:
“Những dấu tích về ký tự của tổ tiên cũng ngày càng phát lộ nhiều hơn (chúng tôi nhấn mạnh)
-Từ những nét khắc đơn sơ trên các bãi đá cổ ở Xín Mần (Hà Giang) Pá Màng (Sơn La), trên các đồ đồng Đông Sơn đến các hình vẽ tinh xảo đã mang tính khoa học, trên hàng trăm tảng đá ở Sa Pa mà chúng ta chưa giải mã được.
– Tiến lên một bước, ta còn tìm thấy dấu tích chữ khoa đẩu trên vách đá Đài Loan – một loại chữ tượng hình mà nhìn qua ta cũng đoán biết đây là tiền thân của chữ Hán….
Thời điểm ghi lại sự xuất hiện của loại ký tự này đã cách xa tới bốn, năm nghìn năm trước… Ta biết rằng ký tự của một dân tộc bao giờ cũng phát triển từ đơn sơ lên hoàn chỉnh. Sự phát triển này mang tính kế thừa. Vì vậy, muốn nghiên cứu về chữ viết của tổ tiên, ta phải bắt đầu từ loại chữ viết xuất hiện gần ta nhất (song song với ngôn ngữ của giai đoạn đó). Thời điểm này ít nhất cũng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên khi đất nước ta bắt đầu chìm vào đêm dài tăm tối của trên 1000 năm Bắc thuộc…..
Với phương pháp nghiên cứu khoa học, có điều kiện tiếp xúc nhiều tài liệu và với cái nhìn khách quan, một số nhà khoa học thế giới đã giúp ta những tài liệu mới về vấn đề này (như) Giáo sư Noel Barnard ở Đại học Quốc gia Úc…..(hay)….. trong cuốn “Lịch sử chữ viết thế giới” xuất bản trước năm 1945 (của) nhà khoa học Tiệp Khắc Cesmir Loukotca, (hoặc) trước đó, năm 1887, Terrien de Couperie đã viết trong tạp chí Hoàng gia Anh:“… Sĩ Nhiếp đã bắt người Việt học thứ chữ Hán tượng hình và cấm dùng thứ chữ tượng thanh của mình”…..
Tất cả để chứng minh rằng: Ngay từ khi lập quốc, tổ tiên ta đã có chữ viết, từ những hình vẽ đơn sơ đến loại chữ khoa đẩu như hình con nòng nọc và tới khi bị kẻ thù triệt hạ thì cứ văn tự ấy đã đạt đến mức độ cao về mặt khoa học
Thứ ký tự ghi âm có chữ cái ghép vần… có thể đứng ngang hàng với những loại chữ tiến bộ nhất của nhân loại.
…. Vẫn được dân ta bí mật cất dấu bảo vệ thì Chữ Việt cổ nhất định vẫn còn.
Chỉ có điều chúng ta không hy vọng tìm thấy ở các vùng biên giới phía Bắc, đồng bằng và đô thị…..
Chỉ còn vùng Tây Bắc.
Một số nhà khoa học thế giới và trong nước đã khẳng định:
Vùng triền núi ven sông Đà là nơi cư trú của người Lạc Việt từ hàng vạn năm trước, sau đó là người Mường và người Thái. Do địa hình cao và địa thế hiểm trở, dân ở đây không phải chịu những cuộc thiên di do Đại hồng thủy và kẻ thù cũng không dễ dàng vượt qua sông Đà đầy ghềnh thác mà vào cái vùng rừng núi đầy hiểm trở này.
Chúng ta hướng việc tìm tòi về phía đó, chỉ có điều, phải dùng một phương pháp nghiên cứu khác (để không bị rơi vào những cái bẫy kiến thức người ta đã đặt sẵn – làm bao nhiêu người lệch hướng). Chúng ta tin tổ tiên còn lưu giữ lại nhiều. Chí có về với dân và dùng phương pháp nghiên cứu hiện đại nhất, ta mới hy vọng tìm ra sự thật.
Như vậy, ta có thể xác định:
– Đối tượng tìm của ta là Chữ Việt cổ, loại chữ ghi âm đã có chữ cái ghép vần.
– Địa điểm tìm, chủ yếu là vùng Tây bắc.
– Phương pháp của ta là: dựa vào dân tìm tư liệu trong dân. Thu thập, lựa chọn để tìm ra những bộ chữ có nhiều khả năng nhất. Tìm cách giải mã và sau đó dùng phương pháp hiện đại nhất để kiểm nghiệm (chúng tôi nhấn mạnh)
TRÊN ĐƯỜNG TÌM KIẾM
Dấu tích chữ Việt cổ dạng tượng thanh – Loại ký tự đã có chữ cái ghép vần – Tìm thấy ở vùng Giao Chỉ cửu chân
Đây là loại chữ, ta tìm thấy ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng Tây Bắc, trong khoảng thời gian hàng nghìn năm và trên nhiều chất liệu: Đồ đá, đồ gốm, đồ đồng và cả trên mặt giấy.
1.Trên trống đồng
2.Trên đồ gốm
3.Trên chiếc rìu đá do Đỗ Quý Bào tìm thấy ở đồi Giàm Việt Trì.
4Trên tảng đá ở Hầu Thào 1 ở Sa Pa (sau khi cạo sạch lớp rêu phủ)
5. Trên rìu đồng Bắc Ninh
6. Trong hiện vật đồng (tấm che ngực) của Viện bảo tàng Lịch sử
7. Trong bài ca Hỏa tự của Vương Duy Trinh (1903)
8. Trong trang sách Mường Thanh Hóa…..
9. Trong một số vùng ở Tây Bắc (theo giáo sư Lê Trọng Khánh):
– Vùng Mường La:
– Vùng Mường Lay
– Vùng Mộc Châu
– Vùng Phong Thổ:
10. Trong bộ chữ Thái thổ tư do Thượng thư Phạm Thận Duật sưu tầm trên Tây Bắc năm 1855 – 1856
11. Ở rất nhiều văn bản tìm thấy hiện để ở Bảo tàng và Thư viện Sơn La:
12. Đặc biệt, ta còn tìm được nguyên vẹn CẤU TRÚC CỦA CHỮ VIỆT CỔ đã khoác VỎ LA TINH trong các tác phẩm đầu tiên của chữ Quốc ngữ.
13. Trong “Sách sổ sang” của linh mục filip Bỉnh viết ở thủ đô Lisbon – Bồ Đào Nha (từ 1790 – 1820), do viết tay nên ngoài những chữ quốc ngữ có cấu trúc của chữ Việt cổ khoác vỏ La Tinh, ta còn gặp nguyên dạng chữ Việt cổ trong suốt hơn 600 trang sách.
2.Trên đồ gốm
3.Trên chiếc rìu đá do Đỗ Quý Bào tìm thấy ở đồi Giàm Việt Trì.
4Trên tảng đá ở Hầu Thào 1 ở Sa Pa (sau khi cạo sạch lớp rêu phủ)
5. Trên rìu đồng Bắc Ninh
6. Trong hiện vật đồng (tấm che ngực) của Viện bảo tàng Lịch sử
7. Trong bài ca Hỏa tự của Vương Duy Trinh (1903)
8. Trong trang sách Mường Thanh Hóa…..
9. Trong một số vùng ở Tây Bắc (theo giáo sư Lê Trọng Khánh):
– Vùng Mường La:
– Vùng Mường Lay
– Vùng Mộc Châu
– Vùng Phong Thổ:
10. Trong bộ chữ Thái thổ tư do Thượng thư Phạm Thận Duật sưu tầm trên Tây Bắc năm 1855 – 1856
11. Ở rất nhiều văn bản tìm thấy hiện để ở Bảo tàng và Thư viện Sơn La:
12. Đặc biệt, ta còn tìm được nguyên vẹn CẤU TRÚC CỦA CHỮ VIỆT CỔ đã khoác VỎ LA TINH trong các tác phẩm đầu tiên của chữ Quốc ngữ.
13. Trong “Sách sổ sang” của linh mục filip Bỉnh viết ở thủ đô Lisbon – Bồ Đào Nha (từ 1790 – 1820), do viết tay nên ngoài những chữ quốc ngữ có cấu trúc của chữ Việt cổ khoác vỏ La Tinh, ta còn gặp nguyên dạng chữ Việt cổ trong suốt hơn 600 trang sách.
1. Sự thay đổi con chữ đối với các dân tộc anh em:
Do tính chất khoa học và tiện lợi, một số dân tộc anh em đã sử dụng loại ký tự này để ghi ngôn ngữ của dân tộc mình. Nhưng do sự khác nhau đôi chút về ngôn ngữ, bộ ký tự Việt cổ còn thiếu một số chữ cái. Trong quá trình sử dụng họ đã có sự bổ sung, cải tiến cho phù hợp với dân tộc mình.
Ví dụ: Bộ ký tự này thiếu chữ P đứng đầu từ, trong khi người Thái lại cần rất nhiều phụ âm P (Pí noọng, Pa ử…). Họ đã dùng chứ P khóa đuôi của Việt cổ thay cho chữ P đứng đầu còn thiếu:
2. Sự thay đổi hình dạng các chữ một cách tùy tiện:
Do không có điều kiện làm bản khắc gỗ và máy in, việc viết bằng tay đã xày ra sự tự do tùy tiện đối với mỗi cá nhân ở những vùng khác nhau. Vì vậy cũng là chữ Việt cổ nhưng có chữ ta chưa đọc được vì đã biến dạng.
3. Tình trạng phiên âm sai còn xảy ra không phải ít
Gây khó khăn cho giai đoạn đầu khi cần giải mã bộ ký tự này – đặc biệt ngay trong bộ chữ Thái Thổ Tự của Thượng thư Phạm Thận Duật là bộ chữ chúng ta sẽ dựa vào là chính để nghiên cứu. ….
LỰA CHỌN
Cuộc khai quật của bà Colani – một học giả Pháp ở Viễn Đông Bác cổ năm 1923, với việc phát hiện ra nền văn hóa Hòa Bình đã làm chấn động dư luận quốc tế. Năm 1932, Hội nghị bàn về thời tiền sử ở Viễn Đông, họp tại Hà Nội đã khẳng định “Việt Nam là cái nôi văn minh của nhân loại”. Sau này, qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nước ngoài như: Trương Quang Trực (Trung Quốc), Vavilov (Nga), Solheim (Mỹ)… bổ sung thêm, đại ý: “Nền văn minh của Việt Nam, trước Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ tới cả nghìn năm”.
Như vậy, chúng ta đã trải qua một thời kỳ văn minh rực rỡ. Riêng về chữ viết chúng ta đã tìm thấy dấu tích các thầy cô thời trước Hán. Các học giả trong và ngoài nước đã xác nhận: “Trước khi chữ Hán xâm nhập, Việt Nam đã từng có chữ viết riêng”. Các nhà nghiên cứu Anh, Tiệp còn khẳng định: Đó là loại chữ tượng thanh (Ký tự ghi âm, có chữ cái ghép vần).
Mặc dầu hàng nghìn năm bị đô hộ, bị bao cuộc chiến tranh tàn phá, trên vùng đất Lạc Việt cổ xưa vẫn còn lưu lại dấu vết của các loại “Ký tự” Tổ tiên đã để lại như: Hình vẽ trên các bãi đá cổ Sa Pa, Xín Mần, Pá Màng… Dấu vết chữ khoa đẩu trên vách đá Đài Loan (với dạng tượng hình như chữ Hán sơ khai). Và một số nơi trên lục địa Trung Hoa mà các tác phẩm: Thủy Hử (Thi Nại Am), Lộc Đỉnh Ký (Kim Dung)… còn miêu tả lại.
Nhưng tìm lại các ký tự buổi đầu này quả là một điều hết sức khó khăn. Chúng ta chỉ có thể tập trung vào chữ viết cuối cùng: Chữ Việt cổ tượng thanh.
Đây là loại ký tự có số lượng hết sức phong phú và chắc chắn là hình thức cuối cùng của loại chữ này – từ hình vẽ sơ khai, qua loại chữ tượng hình đơn giản.
Do số lượng hết sức phong phú và có nhiều sự khác biệt về hình dạng, ở nhiều vùng khác nhau, nên ta cần chọn lấy một bộ tiêu biểu nhất làm cơ sở để tập trung nghiên cứu.
Bộ “chữ Thái thổ tự” của Thượng thư Phạm Thận Duật sưu tầm được trong thời gian làm Tri châu Điện Biên vào những năm 1855 – 1856 có thể có đủ những điều kiện ấy. Sở dĩ ta chọn bộ này để nghiên cứu vì 3 lý do.
1. Đây là một bộ tư liệu phong phú nhất, tác giả đã bỏ vào nhiều công sức trong quá trình thu thập.
Về hình dạng: Chữ cái của bộ ký tự này giống với hầu hết chữ cái ở các vùng khác.
Nếu lấy năm 1855 làm mốc, ngược thời gian về trước, ta thấy thứ chữ này có trong Sách Sổ Sang của Filip Bỉnh viết năm 1800 ở Bồ Đào Nha, trong cấu trúc của các chữ Quốc ngữ buổi đầu từ những năm 1621. Ngược lên nữa, ta thấy chữ này xuất hiện trên rìu đồng Bắc Ninh, trên trống đồng Lũng Cú, trên các đĩa gốm của nền văn hóa Hòa Bình mà bà Colani đào được ở chân núi Lam Gan năm 1923…
Xuôi thời gian về hiện tại, ta gặp loại chữ này trong Bài ca hỏa tự của Vương Duy Trinh (1903), trong các công trình sưu tầm chữ Việt cổ của giáo sư Lê Trọng Khánh, Giáo sư Hà Văn Tấn trong sách Mường Thanh Hóa của Viện sỹ Trần Ngọc Thêm (1999) và trong hàng trăm cuốn sách của Sơn La sưu tầm được trong hàng chục năm gần đây.
2. Lý do thứ hai ta chọn bộ chữ này là niềm tin vào cuộc đời tác giả.
Phạm Thận Duật quê ở làng Yên Mô – huyện Yên Mô – Ninh Bình, có lòng yêu nước và tinh thần say mê, nghiên cứu. Với kiến thức uyên bác, chỉ trong hai năm ở Tây Bắc ông đã có nhiều công trình có giá trị. Về cuối đời, ông đã từ bỏ những chức vị cao của triều đình (Thượng thư bộ Hình, Tổng tài Quốc Tử Giám, Phó tổng quản Quốc sử quán) để theo vua Hàm Nghi chống Pháp. Bị đầy ra Côn Đảo, sau đó sang Tahiti. Trên đường lưu đầy, ông đã chết vì bị ốm đau và tra tấn. Xác ông bị vứt xuống eo biển Ma – Lắc – Ca. Đến hai năm sau, gia đình mới được tin.
3. Đây là bộ tài liệu phong phú nhưng cũng đầy rẫy những sự vô lý:
Các kiến thức đều sai: A, tác giả chú thích là B, B tác giả lại nói là C. Cho nên, mặc dầu đã tồn tại gần 2 thế kỷ, bộ tài liệu không được ai chú ý.
Kiểu ngụy trang và khóa mã này, ta thường gặp khi Tổ tiên muốn dấu đi những di tích, những di sản cần bảo vệ (Kiểu như Miếu Thiên Cổ, miếu thờ đại tướng Thục Nương và nhiều di tích vùng Hà Đông, Sơn Tây cũ…)”.(9)
Vị Bạn Hữu của chúng tôi như đã nói ở trên cũng là một nhà Khảo Cổ kết luận rằng công trình của ông Đỗ Văn Xuyền có thể là điểm khởi đầu vững chắc cho những khám phá và tiến bộ về sau trên hành trình Đi Tìm Tiếng Việt Cổ của Tổ Tiên chúng ta.
Lê Việt Thường
CHÚ THÍCH
3) Idem
4) Idem
5) W. G.Solheim II, “New Light On A Forgotten Past”, National geographic” (Vol.139, No 3, March 1971 Phương Đông, số 10/1072, tr.256-264
9) Idem
... (st: http://minhtrietviet.net/)
============================
đăng bởi: hohyhung:
http://hohyhung.blogspot.com/
============================
2 nhận xét:
Đệm lò xo Everhome cao cấp 3 sao có chất lượng thực sự tốt và an toàn với sức khỏe người dùng. Vì thế nếu bạn đang tìm được sản phẩm phù hợp với không gian gia đình.
Đệm bông tinh khiết Sông Hồng vỏ gấm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nhất thế giới mà chưa một hãng trong và ngoài nước nào có công nghệ theo kịp.
Đăng nhận xét