26 thg 12, 2017

Xem lại đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của Nguyễn Văn Vĩnh

Sau đề xuất chuyển đổi tiếng Việt của PGS Bùi Hiền, những lần đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ trước đây được quan tâm trở lại, như của Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Bạt Tụy...


28 thg 11, 2017

Ai là 'cha đẻ' chữ quốc ngữ?

"Các nhà khoa học đã dành thời lượng lớn để xác định ai là người khai sinh chữ quốc ngữ - đề tài đã được các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bàn thảo, tranh luận hơn 100 năm qua.

Bản kinh Lạy Cha năm 1632, 
do Pina và một thanh niên giáo dân người Việt lần đầu dịch sang tiếng Việt

4 thg 10, 2017

ĐÔI LỜI VỀ BÀI VIẾT CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU HÀ VĂN THÙY

Lê Việt Thường
Tình cờ lên ‘Internet’ ‘đánh’ một vòng khắp các ‘Mạng’ chúng tôi có dịp đọc bài viết của nhà Nghiên Cứu Hà Văn Thùy (1) có đề cập đến bài viết của chúng tôi mà qua đó, chúng tôi có trình bày một vài cảm nghĩ của riêng mình khi được tin có buổi Tưởng Niệm Cố Triết Gia Kim Định tại Văn Miếu Hà Nội vào ngày 14/07/2012.
Xin Cám Ơn ông Hà Văn Thùy đã có một vài nhận xét về bài viết của chúng tôi và luôn tiện cũng xin mạn phép được bàn một chút về nội dung của hai điểm chính trong bài viết của ông Hà Văn Thùy mà chúng tôi thiết nghĩ cần làm sáng tỏ hầu tránh những Ngộ Nhận nếu có.
Thật vậy, ngay ở điểm thứ nhất, hình như đã có sự Hiểu Lầm giữa ông Hà Văn Thùy và chúng tôi về thuật ngữ ‘thuyết Thiên Sơn’. Trong một bài được viết cách đây vài năm đã được đăng trên nhiều ‘Mạng’ mà cách đây vài tháng chúng tôi có cho đăng lại trên mạng ‘minhtrietviet.net’  , có đoạn văn như sau:
“ Trước khi tiếp tục, chúng tôi xin bàn qua về giả thuyết “Thiên Sơn” mà có người đề cập đến. Nếu mới xem qua một cách HỜI HỢT thì chủ trương này của Sử Truyền Viễn Đông có vẻ “mâu thuẫn” với các khám phá gần đây của Di Truyền học với sự hỗ trợ của khoa Khảo Cổ liên quan đến sự thiên di lên phía Bắc của người Đông Nam Á cách đây khoảng 40.000 năm. Nhưng nếu nghiên cứu một cách NGHIÊM TÚC hơn thì có thể KHÔNG CÓ MÂU THUẪN GÌ CẢ!
Lý do thứ nhất là hai Lý Thuyết nói tới HAI LOẠI Dữ Kiện CÁCH NHAU MẤY CHỤC NGÀN NĂM. Lý do thứ hai là các khám phá Khoa Học gần đây có vẻ hỗ trợ cho chủ trương của Sử Truyền”(2)