23 thg 11, 2015

道 德 經
THỬ DỊCH VÀ LÝ GIẢI LẠI CHƯƠNG I 
LÃO TỬ
ĐẠO ĐỨC KINH

Trước đây, trong báo Cảo Thơm, chúng tôi có viết bài “Góp ý về hai chữ Đạo và Danh trong Lão Tử Đạo Đức Kinh”. Nên có nhiều bạn đọc đề nghị chúng tôi dịch và giải toàn bộ chương I. LTĐĐK chứ không giới hạn trong phạm vi hai câu đầu của chương này. Tiếc rằng hồi đó chúng tôi không có thì giờ để dịch tiếp. Nay nhân viết bài “Ngộ nhận tính bi quan tiêu cực trong LTĐĐK” chúng tôi xin tiếp tục dịch và chú giải lại toàn bộ chương I, LTĐĐK theo cách nhìn riêng của mình.

22 thg 9, 2015

Sự bất tử của linh hồn được khoa học chứng minh bằng cơ học lượng tử (?)

Gần đây, một luận thuật hoàn toàn mới dựa trên cơ học lượng tử đã chứng minh sự bất tử của linh hồn do nhà khoa học Mỹ – Giáo sư Robert Lanza đưa ra đã được các phương tiện truyền thông toàn cầu thông báo rộng rãi, và thu hút được nhiều sự quan tâm, đồng thời cũng gián tiếp chứng thực những nhận thức vốn có về sinh mệnh của giới tu luyện. (Fotolia)
Gần đây, một luận thuật hoàn toàn mới dựa trên cơ học lượng tử đã chứng minh sự bất tử của linh hồn do nhà khoa học Mỹ – Giáo sư Robert Lanza đưa ra đã được các phương tiện truyền thông toàn cầu thông báo rộng rãi, và thu hút được nhiều sự quan tâm, đồng thời cũng gián tiếp chứng thực những nhận thức vốn có về sinh mệnh của giới tu luyện. (Fotolia)
cái chết đối với mọi người có dư vị gì? Một lần là kết thúc hết chăng? Hay là sinh mệnh bắt đầu một cuộc hành trình mới? Mặc dù dân gian và giới tu luyện đều cho rằng linh hồn là bất diệt, con người có luân hồi chuyển thế, nhưng giới khoa học từ trước tới nay vẫn không thể tìm thấy bằng chứng để phủ nhận điều này. Gần đây, một luận thuật hoàn toàn mới dựa trên cơ học lượng tử đã chứng minh sự bất tử của linh hồn do nhà khoa học Mỹ – Giáo sư Robert Lanza đưa ra đã được các phương tiện truyền thông toàn cầu thông báo rộng rãi, và thu hút được nhiều sự quan tâm, đồng thời cũng gián tiếp chứng thực những nhận thức vốn có về sinh mệnh của giới tu luyện.

Trả lời câu hỏi: Vì sao người Việt không bị đồng hóa?

Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số ra ngày 7 tháng 9 đăng bài Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?của ông Nguyễn Hải Hoành. (http://nghiencuuquocte.net/2015/09/07/viet-nam-khong-bi-dong-hoa-1000-nam-bac-thuoc/). Trong bài viết hơn 5000 chữ, tác giả cho rằng: “Có thể kết luận: dân tộc Việt Nam tồn tại được và không bị đồng hóa sau hơn 1.000 năm chịu sự thống trị của một quốc gia liền kề có nền văn hóa lớn mạnh là nhờ đã phát huy bản lĩnh trí tuệ của mình, thể hiện ở chỗ sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng tiếng Việt, qua đó đã vô hiệu hóa chủ trương đồng hóa ngôn ngữ của các triều đại phong kiến Trung Hoa.”

KHÔNG THỂ CHỐI BỎ TRIỆU ĐÀ VÀ NƯỚC NAM VIỆT?

HÀ VĂN THÙY

Tuy là chuyện của quá khứ nhưng lịch sử luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hiện tại. Những nhận thức và quyết định không thỏa đáng về lịch sử đưa tới những di họa khó lường.

19 thg 8, 2015

Bức thư của thiên tài Einstein gửi con gái Lieserl

[Chuyện đẹp] Bức thư của thiên tài Einstein gửi con gái Lieserl
Vào cuối những năm 1980, Lieserl - con gái của vị thiên tài nổi tiếng Einstein đã trao tặng 1.400 bức thư của ông cho trường đại học Hebrew, với yêu cầu duy nhất là không tiết lộ nội dung của những bức thư này trong vòng 2 thập kỷ sau khi ông qua đời. Đây là một trong số những bức thư đó- bức thư dành cho chính Lieserl Einstein.

27 thg 7, 2015

Phụ nữ hay đàn bà

Phụ nữ và đàn bà

女 婦
Tiếng Việt có 2 danh từ "phụ nữ" và "đàn bà" đều chỉ nữ giới. Nhưng ý nghĩa không hẳn giống nhau. Hôm nọ, đọc bài rất hay của Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc (“Tính chính trị của ngôn ngữ”), thấy tác giả nhắc đến đàn bà và phụ nữ làm tôi giật mình:
“Để chỉ những người thuộc phái nữ, tiếng Việt có hai từ: ‘phụ nữ’ và ‘đàn bà’. Trong hai từ ấy, chữ ‘phụ nữ’ có âm hưởng lịch sự và trang trọng hơn hẳn chữ ‘đàn bà’. ‘Phụ nữ’ là từ có tính nghi thức (formal) để chỉ người hoặc những người mình kính trọng; “đàn bà” là từ bình dân, được dùng trong trường hợp hoặc thân mật hoặc khinh thường. Thế nhưng, “phụ nữ”, vốn là từ Hán Việt, trong gốc gác của nó, ở Trung Quốc, lại không sang và không nhã như trong tâm thức người Việt: Về từ nguyên, chữ ‘nữ’ được tượng trưng bằng hình ảnh một người đang quỳ với hai bàn tay chắp lại đầy cung kính (女); chữ ‘phụ’, chỉ đàn bà, được tượng trưng bằng hình ảnh một người nữ với cây chổi (婦), nghĩa là kẻ mà số phận bị buộc chặt vào các công việc nội trợ, chỉ quanh quẩn trong nhà, hoặc tệ hơn, trong bếp.”

22 thg 6, 2015

Hiện tượng từ vựng tiếng Việt âm đầu "d - gi"

 - 1. Hệ thống chữ viết tiếng Việt ngày nay là một hệ thống chữ viết có nhiều ưu điểm, mà ưu điểm lớn nhất là một thứ chữ viết ghi âm vị, ghi các từ theo nguyên tắc ngữ âm học. Đó là một thứ chữ đơn giản, dễ học, dễ nhớ.

Tuy nhiên bên cạnh nhiều ưu điểm vẫn còn một số điểm bất hợp lí, dẫn đến lỗi sai chính tả của học sinh hiện nay. Có lỗi sai chính tả theo vùng miền, ví dụ sai phụ âm đầu “tr/ch” điển hình cho khu vực miền Bắc, sai phụ âm đầu “v/d” đặc biệt ở khu vực miền Nam, sai phần vần (âm cuối) “-n/-ng” tiêu biểu cho khu vực miền Trung. Tuy nhiên có nhiều lỗi sai chính tả diễn ra ở cả 3 miền, đặc biệt là lỗi phụ âm đầu “d/gi”
Vì chữ viết tiếng Việt là thứ chữ ghi âm, nói thế nào viết thế ấy, nên tối ưu vẫn là mỗi con chữ ghi một âm. Nhưng âm vị /z/ thì lại đồng thời ghi âm cả hai hình thức chữ viết là “d” và “gi” nên dẫn đến việc viết sai chính tả các cặp từ có phụ âm đầu là “d” và “gi”.
Ví dụ: hai từ “dâu da” và “giâu gia”, viết thế nào là đúng?

4 thg 3, 2015

Chúa có chơi trò súc sắc?


Bài này đề cập vấn đề tương lai có thể đoán trước được hay không và tương lai có tùy tiện và ngẫu nhiên hay không. Trong thời cổ đại thế giới có vẻ hơi tùy tiện. Tai họa như lũ lụt và bệnh tật có vẻ như là xảy ra mà không có báo trước, hoặc không có lí do rõ ràng. Người nguyên thủy thì cho rằng những hiện tượng tự nhiên như vậy là do các vị thần gây ra, các vị thần này tính khí thất thường và kì quái. Không có cách gì có thể đoán được hành động của các vị, và chỉ có hi vọng duy nhất để có được sự ưu ái của các vị đó là vật tế thần. Rất nhiều người vẫn phần nào đó tin vào điều đó và cố gắng để có được cơ may. Họ cúng tiến vài thứ nhất định để họ có thể đạt được điểm cao trong kì thi hoặc để lấy được bằng lái xe.

18 thg 2, 2015

Sự thật về năm Mùi: Dê hay Cừu?

(st) Cũng như năm mão, thế giới Á Đông ngày nay vẫn chưa thống nhất được linh vật chung nên là dê, cừu hay cừu đực làm biểu trưng cho năm mùi.