關雎一
...
關關雎鳩、
在河之洲。
窈宨淑女、
君子好逑。
Quan thư 1
Quan quan thư cưu
Tại hà chi châu
Yểu điệu thục nữ
Quân tử hảo cầu.
Quan quan cái con thư cưu,
Con sống con mái cùng nhau bãi ngoài.
Dịu dàng thục nữ như ai,
Sánh cùng quân tử tốt đôi vợ chồng.
Chú giải của Chu Hy:
Chương này thuộc thể hứng.
quan quan 關關: tiếng chim trống chim mái ứng họa nhau.
thư cưu 雎鳩: loài chim nước, lại có một tên nữa là vương thư, hình dạng giống như chim phù y, ngay trong khoảng Trường giang và sông Hoài thì có chim ấy. Chim này sống có đôi nhất định mà không hề lẫn lộn. Hai con thường lội chung mà không lả lơi, cho nên sách của Mao công có nói rằng: Đôi chim thư cưu tình ý chí thiết khăn vó đậm đà, nhưng lúc nào cũng giữ gìn cách biệt. Sách "Liệt nữ truyện" cho là người ta chưa từng thấy chim thư cưu sống dư cặp hay sống lẻ loi, là vì tính của nó như thế. Hà, tên thông dụng của những dòng nước chảy ở phương bắc.
châu 洲: cồn đất ở giữa sông có thể ở được.
yểu điệu 窈宨 : là ý u nhàn, u tích yên lặng và nhàn nhã.
thục 淑: hiền lành.
nữ 女: con gái chưa gả chồng, nói nàng Thái Tự, vợ vua Văn vương, lúc còn ở nhà với cha mẹ.
quân tử 君子: chỉ vua Văn vương.
hảo 好: đẹp lành.
cầu 逑: đôi lứa.
Sách của Mao công nói chí là rất, tình ý rất tha thiết đậm đà.
hứng: là trước nói một vật gì để sau dẫn đến lời ca vịnh.
Vua Văn vương nhà Chu sinh có thánh đức, lại được bậc thánh nữ họ Tự để kết hôn. Nhưng người trong cung, lúc nàng Thái Tự mới đến, thấy nàng có đức hạnh u tịch, nhàn nhã và trinh chuyên, bèn làm bài thơ này rằng: Kìa đôi chim thư cưu nghe hót quan quan, đang ứng họa nhau ở trên cồn bên sông. Người thục nữ yểu điệu này há không phải là bạn lứa tốt của bậc quân tử Văn vương hay sao? Có ý nói nàng Thái Tự và vua Văn vương cùng hòa vui mà cung kính lẫn nhau, cũng như tình chí thiết đậm đà mà lúc nào cũng giữ gìn cách biệt của đôi chim thư cưu vậy.
Về sau hễ nói hứng thì ý văn cũng phỏng theo chương này.
Ông Khuông Hành nhà Hán nói rằng: Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu, là nói rằng nàng Thái Tự rất mực trinh thục không thay tiết tháo. Những rung cảm về tình dục không hề lẫn vào nghi dung, những ý vui riêng không hề lộ ra cử chỉ, có được như thế rồi mới có thể phối hợp với bậc chí tôn và làm chủ tế tông miếu. Vì đó là đầu mối của cương thường và của nền vương hóa. Giảng Kinh Thi như thế đáng gọi là người khéo nói vậy.
khác ::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::;;
Chu Nam
Dịch Nghĩa
Đôi chim thư cưu hót họa nghe quan quan,
Ở trên cồn bên sông.
Người thục nữ u nhàn,
Phải là lứa tốt của bực quân tử (vua
Dịch Thơ
Quan thư chương I
Quan quan kìa tiếng thư cưu
Bên cồn hót họa cùng nhau vang dầy
U nhàn thục nữ thế này
Xứng cùng quân tử sánh vầy lứa duyên.
Bản dịch: Tạ Quang Phát
Bài thơ Thư Cưu
关关雎鸠,在河之洲。窈窕淑女,君子好逑。
参差荇菜,左右流之。窈窕淑女,寤寐求之。求之不得,寤寐思服。悠哉悠哉,辗转反侧。
参差荇菜,左右采之。窈窕淑女,琴瑟友之。参差荇菜,左右芼之。窈窕淑女,钟鼓乐之。
Thời Tiên Tần, “Thi Kinh” chỉ gọi bằng một tiếng là Thơ=Thi, có tới hơn 1000 bài sưu tầm trong dân gian, bao gồm Phong (phong dao) là ca dao nói về phong tục tập quán của dân cư thuộc 15 quốc; Nhã là những bài ca của nhã nhạc trong triều đình; Tụng là những bài nhạc ca cúng vua (lướt “Tế Cúng”=Tụng). Tất cả đều viết theo thể thơ 4 chữ (thể 4 chữ kiểu này thì đầy rẫy trong thành ngữ, tục ngữ, đồng dao của Việt Nam, như: Nhất nước nhì phân, Tam cần tứ giống; Tốt giống tốt má, Tốt mạ tốt ló; Chi chi chành chành, Cái đanh thổi lửa, Con ngựa chết chương, Ba vương ngũ đế, Bắt dế đi tìm, Ú tim ù ập v.v.). Sau chỉ còn có hơn ba trăm bài, gọi là “Thi” hoặc “Thi Tam Bách”, Khổng Tử chỉnh lý lại. Sau, Hán Vũ Đế giao cho Đổng Trọng Thư và các học giả, độc tôn Nho thuật, giải nghĩa, tôn “Thi” thành kinh điển, nên gọi là “Thi Kinh”, gồm 305 bài, là của sưu tầm từ thời đầu Tây Chu đến thời giữa Xuân Thu, dài hơn 500 năm.
包括 : 周南、召南、邶、鄘、卫、王、郑、齐、魏、唐、秦、陈、桧、曹、豳(邠)十五国
Theo giải thích trên mạng này (http://www.ccview.net) thì 15 quốc, đều là “chư hầu quốc” của nhà Chu gồm: Bội 邶 (ở Hà Nam), Đường 鄘 (ở Hà Nam), Vệ 卫 (ở Hà Nam), Vương 王(ở Hà Nam), Trịnh 郑 (ở Hà Nam), Tề 齐 ( ở Sơn Đông), Ngụy 魏 (ở Sơn Tây), Đường 唐 (ở Sơn Tây), Tần 秦 ( ở Thiểm Tây), Trần 陈 (ở Hà Nam – An Huy), Cối 桧 (ở Hà Nam), Tào 曹(ở Sơn Tây), Mân 豳(邠) (ở Thiểm Tây - khác với Mân 闽 có về sau là ở Phúc Kiến). Loanh quanh chỉ ở vùng Thiểm Tây - Sơn Tây - Hà Nam - An Huy - Sơn Đông. Trong đó có hai quốc không giải thích là nằm ở đâu, đó là Chiêu Nam 召 南 ( vậy quốc Chiêu Nam 召 南 này chính là Nam Chiếu 南 召 ở Vân Nam), và quốc Chu Nam 周 南(Chu Nam 周 南 này chính là Văn Lang ở Lĩnh Nam). Chu Nam nó không còn là quốc nữa mà là Nước của các quốc còn lại nêu trên, các “chư hầu Quốc”, tức các “thứ hai Của Nước”. “Của Nước”=(lướt)=Quốc. Hứa Thận giải thích “Quốc” nghĩa là “khu vực”. Chữ Chu Nam chỉ là dùng chữ để dịch nghĩa mà thôi. Chu 周 nghĩa là cái Vòng (chu vi), tức cái Vùng, cái Vuông 口, mà về sau viết lệch đi thành chữ Văn 文 (người Triều Châu vẫn đọc chữ Văn 文 này là “Vuông”, còn người Quảng Đông vẫn đọc chữ Văn 文 này là “Mảnh” vì cái Vuông ấy nó Vuông Vắn mà Vành Vạnh như cái Mủng nên đọc nó là Mảnh, cái âm tiết “Văn” ấy cũng do từ dính Vuông- “Vắn” của tiếng Kinh mà ra). Hứa Thận giải thích chữ Văn 文 nghĩa là vuông, viết cách sai nét đi. Chu Nam 周 南 có nghĩa là Vùng đất của người Nam, ở Lĩnh Nam. (Lang=Nang=Nam chỉ là sự biến âm). Chu Nam cũng có nghĩa là Đông Đúc ở phía Nam. Chữ Chu 周(=Châu 周) trong Việt ngữ còn có nghĩa là Trọn Vẹn (chu toàn, châu đáo) là một khái niệm mang nghĩa Âm Dương hài hòa, bản thân chữ Trọn Vẹn nói lên điều đó, bởi nó là hình ảnh của cái bánh Dầy trên chốc bánh Chưng, tức Tròn trên Vuông, Tròn Vuông đã được nâng lên nặng ý (đổi thành hoàn toàn dấu nặng) thành Tròn Vuông = Trọn Vẹn. Đúng như Hứa Thận giải nghĩa chữ Chu 周 nghĩa là: Mật dã 密 也 “Mật ạ”, tức đông đúc, mà đông đúc là kết quả của Âm Dương hài hòa (theo tư duy phồn thực), cách đọc nó là: lướt Chức 職 留 Lưu = Chưu. Chưu=Chu=Châu=Chậu=Chứa=Chửa, là kết quả của sự giao hợp, tức Chung Đậu = Châu, Chung Đụ = Chu. Tượng hình trong cổ văn của chữ Chu là giống hình Âm vật và Dương vật cùng nhau, có Tròn, có Vuông (để sẽ cho ra cái Trọn Vẹn). Về sau Nho viết đẹp hơn, chữ Chu 周 gồm bộ Cung bên ngoài, tượng trưng cho cái tử cung, bên trong gạch chia đôi trên dưới hai phần, bên dưới là Vuông 口 tượng trưng Trứng (cái) Âm, bên trên là hai gạch tượng trưng Tinh Trùng (đực) làm thành dấu cộng + Dương. Trứng và Tinh Trùng cùng chen nhau Chung Đậu = Châu trong tử cung nên mang nghĩa là Mật (khi ở bên trong), để rồi có thể đẻ ra một lúc chục con hay trăm con, là “mẹ tròn con vuông” tức Trọn Vẹn và đương nhiên là đông đúc, tức Mật (khi đã ở bên ngoài).
Các bài thơ trong “Thi Kinh” từ thời Xuân Thu, đã được người nay chú giải, nếu không thì không ai hiểu. Bởi nó là thơ của người Việt.
Để xem thơ trong “Thi” có phải là thơ của người Kinh hay không, ta xem bài đầu tiên là bài “Quan Thư” (“Con Cu”, tức con chim cù cu hay còn gọi là con chim gáy, con nào có lông lốm đốm đẹp thì còn được gọi là con cu cườm). Chim cù cu sống có đôi, rất chung thủy “trống”- “mái”, một “chồng”- một “mợ”.
Quan quan thư cưu, Tại hà chi châu. Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu.
Sâm sai hạnh thái, Tả hữu lưu chi. Ngô muội cầu chi.
Cầu chi bất đắc, Ngô muội tư phục. Du tai Du tai, Triển chuyển phản trắc.
Sâm sai hạnh thái, Tả hữu thái chi. Yểu điệu thục nữ, Cầm sắt hữu chi.
Sâm sai hạnh thái, Tả hữu mao chi. Yểu điệu thục nữ, Chung cổ lạc chi.
Dịch:
Con Con Cù Cu, Ở ổ chỗ cao. Yểu điệu thục nữ, Cu Tí ham nhau.
Ngắn dài bông sen, phải trái lay chen. Ngỏ muồi cầu chứ ,
Cầu mà không được, Ngỏ muồi lại nhớ. Dài dài dài dài, trằn trọc lăn lóc.
Ngắn dài bông sen, Phải trái lay chen. Yểu điệu thục nữ, cầm sắt tình chứ.
Ngắn dài bông sen, Phải trái ngắt lên. Yểu điệu thục nữ, chuông cối vui chứ.
【注释】(chú giải)
01、关关:指雌雄两鸟相对鸣叫
02、雎鸠(JuJiu):一种鱼鹰类的水鸟,传说此鸟雌雄终生相守。
03、洲:水中陆地
04、窈窕(YaoTiao):娴静端正的样子
05、淑女:贤德的女子。淑,善
06、君子:对男子的美称
07、好逑:好的配偶
08、参差:长短不齐的样子
09、荇(Xing)菜:一种根生水中、叶浮水面的可食用植物
10、流之:随着水流而摇摆的样子
11、寤寐(WuMei):指日夜。寤,睡醒;寐,睡着。
12、求:追求
13、悠:长久
14、辗转反侧:躺在床上翻来覆去睡不着
15、芼(Mao):采摘
Xem chú giải:
01.Quan关 quan关: Chỉ trống mái hai chim hót mừng đối đáp nhau.
Chữ Quan 关 này theo nghĩa chữ là “đóng” (bế quan) nhưng cái âm của nó là âm Việt: Cu=Con=Quan=Quân, dù có viết bằng chữ gì thì cái âm tiết “con” vẫn hiển hiện trong từng chữ khác nhau đó, dù Quan 官 là ông quan, hay Quân 君 là ông vua, hay Quân 军 là ông bộ đội thì vẫn là Con. Quan 关 Quan 关 chính là Con Con, đó là hai Con (chim)
02.Thư cưu 雎 鸠(JuJiu): Một loài chim nước giống chim ưng ăn cá (?), truyền thuyết nói rằng giống chim này trống mái chung thủy với nhau đến cuối đời.
Từ điển Hán Việt (nxb KHXH –HN 1997) giải thích Thư Cưu là: chim gáy trong sách cổ (điều này đúng). Có lẽ do người ta đọc chữ Tại Hà Chi Châu nên nghĩ nó là chim nước. Âm tiết Thư, ngoài chữ Thư 雎 bộ chuy 隹 là chim, còn có chữ Thư 狙 mà Từ điển trên giải thích là: chỉ “người” thời Xuân Thu, như Phạm Thư, Đường Thư. Vậy gọi theo kiểu Việt là Thư Phạm, Thư Đường, tức Cu Phạm, Cu Đường (hoặc cả như Cu Tí là Câu Tiễn, vua nước Việt từng đóng đô ở Cối Kê).
Cu = Cụ = Cử = Thư đều là cách người Việt gọi người. Người Vân Kiều hay người Kinh ở nông thôn vẫn gọi người là Cu, nặng kính trọngg thì gọi là Cụ. Cu Trai = Chài (Chài tiếng Tày là Anh, “noọng ơi noọng au Chài mí ?” là “nàng ơi nàng yêu Anh mấy?”, “mấy ?” là dấu hỏi, nghĩa là “không?”), Cu Gái = Cái, Cu Hòn = Con (con trai mới có hòn giống), do đó mà có từ “Con Cái” trong tiếng Việt, Hán ngữ gọi là “Tử Nữ”. Cu = Cụ = Cử = Cưu. Thư Cưu là Cù Cu, con Cù Cu là con chim gáy. Loài chim nữa cùng loại, cũng sống đôi chung thủy, được lấy làm biểu tượng đôi lứa là chim Câu, mà người Việt gọi đôi theo mái trống là Bà Cu = Bồ Câu.
03.Châu 洲: Lục địa trong nước.
Chữ Châu mang nghĩa lục địa là về sau mới có. Thời cổ đại chữ Châu này là Chỗ Đậu = Châu. Châu=Cầu=Cao=Cồn=Hòn (do thời Nghiêu có thiên tai biển dâng, người Việt đò đến những đỉnh núi đã thành chơ vơ giữa biển nước, gọi đó là Cồn Đậu (Cồn Đậu = Côn Đảo). Cồn Đậu = Cầu, nên quần đảo Đài Loan và Nhật Bản xưa gọi là Lưu Cầu.
Hà, xưa là chỉ nơi đựng nước: Ổ = Hố = Hồ = Hà. Ổ = Ao = Áo = Âu = Au = Yêu đều là những cái đựng, dù là đựng người (cái Ổ, cái Áo, “yêu nhau cổi áo cho nhau”), đựng nước (cái Ao, cái Âu, cái bát chiết Yêu), hay đựng tình cảm ( cái Yêu, cái Au “Au chài mí ?”). Bài thơ viết “Tại Hà Chi Châu” là dùng hình tượng đảo giữa nước nhưng là để nói ý cái ổ trên cao, vừa nhắc điển tích trận biển dâng thời Nghiêu, ý nói đôi chim Cù Cu đã phải qua bao gian lao mới có được cái ổ để nên vợ nên chồng
04.Yểu Điệu 窈 窕(YaoTiao): Dáng nhuần tịnh đoan chính
Chữ này phải chú phiên âm, vì chỉ có trong “Hán cổ”. Nhưng tiếng Việt thì dễ hiểu, là “đáng Yêu mà lại Điệu đàng”, tức rất nữ tính mà lại sang trọng, có tri thức.
05.Thục nữ 淑 女: Người con gái hiền đức. Thục,Thiện
Các cặp từ đối Âm/Dương theo phồn thực trong tiếng Việt là Nường/Nõn, Nọc/Nái, Nòi/Nụ , từ đó mà có từ Nữ. Thật Đức =Thục, Thật Hiền = Thiện.
06.Quân Tử 君 子: Mĩ xưng đối với nam tử
Đơn giản Quân 君 Tử 子 là do từ Cu Tí của tiếng Việt cổ
07.Hảo Cầu 好 逑: Phối ngẫu tốt
Việt ngữ không gọi là phối ngẫu mà gọi là “Cùng Nhau” = Cầu. Hám Cùng Nhau thì viết là Hảo Cầu.
08.Sâm Sai 參 差: Dáng ngắn dài không bằng nhau
Đây là chữ mượn âm để ký âm: Sâm=Ngâm=Ngắn, Sai=Dài.
09.Hạnh Thái 荇(Xing)菜: Một loại thực vật ăn được, rễ ở dưới nước, lá nổi trên mặt nước (rau hạnh: nymphides peltalum – Từ điển Hán Việt nxb KHXH 1997)
Chữ của sách cổ nên ngày nay phải phiên âm, chẳng biết nó là rau gì. Đơn giản hiểu là loại rau ao nhà, người con gái tần tảo hái nấu hàng ngày lo cho bữa ăn gia đình. Nhưng lá nó cọng ngắn dài khác nhau, chen nhau chao động theo sóng nước, nên tôi nghĩ nó là cây sen. Bông sen biểu trưng cho đức hạnh của người con gái “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nên con dâu thường hái bông sen ngày một, ngày rằm thắp nhang cúng tổ tiên nhà chồng để tưởng nhớ, tỏ lòng hiếu thảo, xin chứng giám cho tấm lòng trong trắng của mình
10.Lưu Chi 流 之: Dáng dao động theo sóng nước
Lắc lư chớ, viết bằng chữ Lưu 流 Chi 之. Chữ Lưu 流 trong Hán ngữ chỉ có nghĩa là nước chảy. Chẳng qua mượn chữ Lưu 流để phiên âm chữ Lắc Lư
11.Ngô Muội 寤 寐(WuMei): Chỉ Ngày Đêm. Ngô là ngủ tỉnh, Muội là ngủ say
Chữ này phải phiên âm, vì không có trong Hán ngữ. Thực ra nó là âm tiết Ngỏ Muồi của tiếng Việt. Ngỏ là ngủ mà mở mắt thao láo vì không ngủ được, còn có từ ghép Mở Ngỏ. Muồi là ngủ say (“Ru tam, tam thẹc cho muồi. Để mạ đi chợ mua vôi ăn trầu”- Bài ru con xứ Huế, “tam” là gọi tránh, mẹ, cha rồi đến con là thứ ba)
12.Cầu 求: Truy cầu
Kêu xin ơn Sâu=(lướt)=Cầu
13.Du 悠: Trường cửu
Trong thơ viết là Du Tai, đó là phiên thiết của từ Dài (lướt Du Tai = Dài; lướt Dài Lâu = Dâu)
14.Triển Chuyển Phản Trắc 辗 转 反 侧: Nằm trên giường lật qua lật lại, ngủ không được
Hán ngữ chú giải cụm từ “trằn trọc lăn lóc” của tiếng Việt nghe mà thấy khó nhọc cho họ wá xá. Tiếng Việt chỉ có cụm 4 từ đó thôi mà hình dung được hết rồi, biết là ở trên giường luôn và ngủ không được: Trằn là kết quả lướt của Trở Lăn,Trở Lăn = Trằn; Trọc là kết quả lướt của Trở Dọc, Trở Dọc = Trọc; Lóc là kết quả lướt của Lăn đến Góc, Lăn đến Góc = Lóc. Lăn đến góc giường rồi tất nhiên phải lăn trở lại nếu không thì rớt xuống đất, nên từ đôi Lăn Lóc là đã nói lên cái sự lăn đi lăn lại đó mà vẫn là ở trên giường (các nhà ngôn ngữ học VN thì nói: những từ như kiểu từ Lăn Lóc không phải là từ Láy, cũng chưa định nghĩa được là từ gì, trong đó Lăn là rõ nghĩa, còn Lóc chưa rõ nghĩa, gọi nó là từ “chờ chưa sử dụng”).
Hán ngữ đã phiên âm từ Trằn Trọc bằng mượn âm từ Triển Chuyển, Triển 辗 là cán bằng trục xoay, Chuyển 转 là chở bằng xe, còn phiên âm từ Lăn Lóc bằng Phản Trắc. Dịch được ngôn từ của Nhã ngữ đã khó ( Người Việt thì mới có khái niệm “khó nhọc với việc bên ngoài” thì gọi là Vất-Vả, còn “khó nhọc với chính bên trong bản thân” thì gọi là Vật-Vã, đều cùng tơi “V” với Việt. Người Hán hay người Anh chẳng có kiểu đặt tên khái niệm được như vậy), dịch ý thơ của Nhã ngữ còn khó hơn. Trên mạng này chỉ thấy chú giải, không thấy dịch ý thơ.
15.Mao 芼(Mao): Thái Trích
Hái=Thái, Tách=Trích. Chữ Mao phải phiên âm, vì không có trong Hán ngữ. Mắn Vào = Mao, có nghĩa là Ngắt. Mắn=Ngắn=Ngắt. Mắn là sự cắt ngắn, cả đối với cọng rau (Mắn Vào = Mao nghĩa là Ngắt đem về), cả đối với thời gian (ví dụ từ Mắn Đẻ là rút ngắn thời gian giữa hai lần đẻ).
Trong bài thơ này tôi coi cây Rau Hạnh chỉ là do Nhã ngữ muốn ám chỉ cái đức hạnh của người con gái đi làm dâu, mà chồng đang đi xa, ở nhà nhớ nhung, trằn trọc không ngủ được, vẫn cầu mong tốt lành cho chồng và nhà chồng, hiếu thảo thờ phụng gia tiên. Tôi nghĩ Rau Hạnh đó là ám chỉ Bông Sen. Người con gái hiền thục đó khi nhớ chồng đem đờn ra gẩy. Cuối cùng thì họ cũng đến lúc sum vầy “Chuông Cối vui chứ”, Chuông = Chung (tượng trưng người chồng), Cối = Cổ là cái trống đồng hình giống cái cối úp (tượng trưng người vợ). Bài thơ lấy bối cảnh ổ chim Cù Cu để ca ngợi tình nghĩa vợ chồng. Thời Việt Nho còn rất hồn nhiên, tự do yêu đương cũng như tự do tư tưởng, không bị gò ép như thời Hán Nho về sau, phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân” gái bó chân, nhốt trong lầu hồng, như nô lệ của đàn ông. Người phụ nữ Việt của Nhã ngữ đoan trang đức hạnh lại tự do bình đẳng, vui vẻ chủ đọng trong hạnh phúc, tình dục và trách nhiệm gia đình chồng, qua hình ảnh đôi chim Cù Cu. Ca dao Việt còn có câu: “Thương chồng nấu cháo cù cu. Chồng ăn chồng đụ như tru phá ràng”. Hình ảnh ngắt bồng sen đem về cúng cầu gia tiên, đúng là vai trò đảm đang của người con dâu: Con trai có hiếu thường tình. Con dâu có hiếu làm vinh gia đàng.
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/25290-bai-tho-thu-cuu/
...
============================
đăng bởi: hohyhung:
http://hohyhung.blogspot.com/
============================
Dịch Nghĩa
Đôi chim thư cưu hót họa nghe quan quan,
Ở trên cồn bên sông.
Người thục nữ u nhàn,
Phải là lứa tốt của bực quân tử (vua
Dịch Thơ
Quan thư chương I
Quan quan kìa tiếng thư cưu
Bên cồn hót họa cùng nhau vang dầy
U nhàn thục nữ thế này
Xứng cùng quân tử sánh vầy lứa duyên.
Bản dịch: Tạ Quang Phát
Đầu Kinh Thi, ta đọc thấy:
Quan quan thư cưu 關 關 雎 鳩
Tại hà chi châu 在 河 之 州
Yểu điệu thục nữ 窈 窕 淑 女
Đôi thư cưu nó kêu quang quác,
Bãi sông Hà man mác chắt chiu,
Bên người thục nữ yêu kiều,
Bên người quân tử rập rìu duyên tơ.
***Chim thư cưu hót họa
Tại cồn bên sông
Người thục nữ u nhàn
Đẹp đôi cùng quân tử [2]
Kinh Thi mở đầu như thế. Thục nữ u nhàn cho động lòng quân tử. Quân tử ở đây là vua Văn Vương, vua ắt là quân tử vì người trị nước phải có tấm lòng hải hà, thần dân nhờ vậy ấm cúng trong sự rộng lượng. Ngày nay lắm người ngồi trên mà bản chất vốn là kẻ hẹp hòi tham đắm. Nước ông Khổng mấy ngàn năm trước đề cao quan niệm quân tử và thục nữ. Câu mở đầu Kinh Thi không là sơn hà xã tắc, kinh bang tế thế xa vời mà chỉ nói đến cái tư cách của con người. Trên dưới biết ứng xử nên thiên hạ an hòa. Ứng xử như đôi chim thư cưu, loài chim nước khắn vó mà vẫn giữ gìn phong cách riêng biệt. Tri kỷ biểu hiện qua một ánh mắt. Âu yếm đôi mắt thư cưu.
***
Bài thơ Thư Cưu
关关雎鸠,在河之洲。窈窕淑女,君子好逑。
参差荇菜,左右流之。窈窕淑女,寤寐求之。求之不得,寤寐思服。悠哉悠哉,辗转反侧。
参差荇菜,左右采之。窈窕淑女,琴瑟友之。参差荇菜,左右芼之。窈窕淑女,钟鼓乐之。
Thời Tiên Tần, “Thi Kinh” chỉ gọi bằng một tiếng là Thơ=Thi, có tới hơn 1000 bài sưu tầm trong dân gian, bao gồm Phong (phong dao) là ca dao nói về phong tục tập quán của dân cư thuộc 15 quốc; Nhã là những bài ca của nhã nhạc trong triều đình; Tụng là những bài nhạc ca cúng vua (lướt “Tế Cúng”=Tụng). Tất cả đều viết theo thể thơ 4 chữ (thể 4 chữ kiểu này thì đầy rẫy trong thành ngữ, tục ngữ, đồng dao của Việt Nam, như: Nhất nước nhì phân, Tam cần tứ giống; Tốt giống tốt má, Tốt mạ tốt ló; Chi chi chành chành, Cái đanh thổi lửa, Con ngựa chết chương, Ba vương ngũ đế, Bắt dế đi tìm, Ú tim ù ập v.v.). Sau chỉ còn có hơn ba trăm bài, gọi là “Thi” hoặc “Thi Tam Bách”, Khổng Tử chỉnh lý lại. Sau, Hán Vũ Đế giao cho Đổng Trọng Thư và các học giả, độc tôn Nho thuật, giải nghĩa, tôn “Thi” thành kinh điển, nên gọi là “Thi Kinh”, gồm 305 bài, là của sưu tầm từ thời đầu Tây Chu đến thời giữa Xuân Thu, dài hơn 500 năm.
包括 : 周南、召南、邶、鄘、卫、王、郑、齐、魏、唐、秦、陈、桧、曹、豳(邠)十五国
Theo giải thích trên mạng này (http://www.ccview.net) thì 15 quốc, đều là “chư hầu quốc” của nhà Chu gồm: Bội 邶 (ở Hà Nam), Đường 鄘 (ở Hà Nam), Vệ 卫 (ở Hà Nam), Vương 王(ở Hà Nam), Trịnh 郑 (ở Hà Nam), Tề 齐 ( ở Sơn Đông), Ngụy 魏 (ở Sơn Tây), Đường 唐 (ở Sơn Tây), Tần 秦 ( ở Thiểm Tây), Trần 陈 (ở Hà Nam – An Huy), Cối 桧 (ở Hà Nam), Tào 曹(ở Sơn Tây), Mân 豳(邠) (ở Thiểm Tây - khác với Mân 闽 có về sau là ở Phúc Kiến). Loanh quanh chỉ ở vùng Thiểm Tây - Sơn Tây - Hà Nam - An Huy - Sơn Đông. Trong đó có hai quốc không giải thích là nằm ở đâu, đó là Chiêu Nam 召 南 ( vậy quốc Chiêu Nam 召 南 này chính là Nam Chiếu 南 召 ở Vân Nam), và quốc Chu Nam 周 南(Chu Nam 周 南 này chính là Văn Lang ở Lĩnh Nam). Chu Nam nó không còn là quốc nữa mà là Nước của các quốc còn lại nêu trên, các “chư hầu Quốc”, tức các “thứ hai Của Nước”. “Của Nước”=(lướt)=Quốc. Hứa Thận giải thích “Quốc” nghĩa là “khu vực”. Chữ Chu Nam chỉ là dùng chữ để dịch nghĩa mà thôi. Chu 周 nghĩa là cái Vòng (chu vi), tức cái Vùng, cái Vuông 口, mà về sau viết lệch đi thành chữ Văn 文 (người Triều Châu vẫn đọc chữ Văn 文 này là “Vuông”, còn người Quảng Đông vẫn đọc chữ Văn 文 này là “Mảnh” vì cái Vuông ấy nó Vuông Vắn mà Vành Vạnh như cái Mủng nên đọc nó là Mảnh, cái âm tiết “Văn” ấy cũng do từ dính Vuông- “Vắn” của tiếng Kinh mà ra). Hứa Thận giải thích chữ Văn 文 nghĩa là vuông, viết cách sai nét đi. Chu Nam 周 南 có nghĩa là Vùng đất của người Nam, ở Lĩnh Nam. (Lang=Nang=Nam chỉ là sự biến âm). Chu Nam cũng có nghĩa là Đông Đúc ở phía Nam. Chữ Chu 周(=Châu 周) trong Việt ngữ còn có nghĩa là Trọn Vẹn (chu toàn, châu đáo) là một khái niệm mang nghĩa Âm Dương hài hòa, bản thân chữ Trọn Vẹn nói lên điều đó, bởi nó là hình ảnh của cái bánh Dầy trên chốc bánh Chưng, tức Tròn trên Vuông, Tròn Vuông đã được nâng lên nặng ý (đổi thành hoàn toàn dấu nặng) thành Tròn Vuông = Trọn Vẹn. Đúng như Hứa Thận giải nghĩa chữ Chu 周 nghĩa là: Mật dã 密 也 “Mật ạ”, tức đông đúc, mà đông đúc là kết quả của Âm Dương hài hòa (theo tư duy phồn thực), cách đọc nó là: lướt Chức 職 留 Lưu = Chưu. Chưu=Chu=Châu=Chậu=Chứa=Chửa, là kết quả của sự giao hợp, tức Chung Đậu = Châu, Chung Đụ = Chu. Tượng hình trong cổ văn của chữ Chu là giống hình Âm vật và Dương vật cùng nhau, có Tròn, có Vuông (để sẽ cho ra cái Trọn Vẹn). Về sau Nho viết đẹp hơn, chữ Chu 周 gồm bộ Cung bên ngoài, tượng trưng cho cái tử cung, bên trong gạch chia đôi trên dưới hai phần, bên dưới là Vuông 口 tượng trưng Trứng (cái) Âm, bên trên là hai gạch tượng trưng Tinh Trùng (đực) làm thành dấu cộng + Dương. Trứng và Tinh Trùng cùng chen nhau Chung Đậu = Châu trong tử cung nên mang nghĩa là Mật (khi ở bên trong), để rồi có thể đẻ ra một lúc chục con hay trăm con, là “mẹ tròn con vuông” tức Trọn Vẹn và đương nhiên là đông đúc, tức Mật (khi đã ở bên ngoài).
Các bài thơ trong “Thi Kinh” từ thời Xuân Thu, đã được người nay chú giải, nếu không thì không ai hiểu. Bởi nó là thơ của người Việt.
Để xem thơ trong “Thi” có phải là thơ của người Kinh hay không, ta xem bài đầu tiên là bài “Quan Thư” (“Con Cu”, tức con chim cù cu hay còn gọi là con chim gáy, con nào có lông lốm đốm đẹp thì còn được gọi là con cu cườm). Chim cù cu sống có đôi, rất chung thủy “trống”- “mái”, một “chồng”- một “mợ”.
Quan quan thư cưu, Tại hà chi châu. Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu.
Sâm sai hạnh thái, Tả hữu lưu chi. Ngô muội cầu chi.
Cầu chi bất đắc, Ngô muội tư phục. Du tai Du tai, Triển chuyển phản trắc.
Sâm sai hạnh thái, Tả hữu thái chi. Yểu điệu thục nữ, Cầm sắt hữu chi.
Sâm sai hạnh thái, Tả hữu mao chi. Yểu điệu thục nữ, Chung cổ lạc chi.
Dịch:
Con Con Cù Cu, Ở ổ chỗ cao. Yểu điệu thục nữ, Cu Tí ham nhau.
Ngắn dài bông sen, phải trái lay chen. Ngỏ muồi cầu chứ ,
Cầu mà không được, Ngỏ muồi lại nhớ. Dài dài dài dài, trằn trọc lăn lóc.
Ngắn dài bông sen, Phải trái lay chen. Yểu điệu thục nữ, cầm sắt tình chứ.
Ngắn dài bông sen, Phải trái ngắt lên. Yểu điệu thục nữ, chuông cối vui chứ.
【注释】(chú giải)
01、关关:指雌雄两鸟相对鸣叫
02、雎鸠(JuJiu):一种鱼鹰类的水鸟,传说此鸟雌雄终生相守。
03、洲:水中陆地
04、窈窕(YaoTiao):娴静端正的样子
05、淑女:贤德的女子。淑,善
06、君子:对男子的美称
07、好逑:好的配偶
08、参差:长短不齐的样子
09、荇(Xing)菜:一种根生水中、叶浮水面的可食用植物
10、流之:随着水流而摇摆的样子
11、寤寐(WuMei):指日夜。寤,睡醒;寐,睡着。
12、求:追求
13、悠:长久
14、辗转反侧:躺在床上翻来覆去睡不着
15、芼(Mao):采摘
Xem chú giải:
01.Quan关 quan关: Chỉ trống mái hai chim hót mừng đối đáp nhau.
Chữ Quan 关 này theo nghĩa chữ là “đóng” (bế quan) nhưng cái âm của nó là âm Việt: Cu=Con=Quan=Quân, dù có viết bằng chữ gì thì cái âm tiết “con” vẫn hiển hiện trong từng chữ khác nhau đó, dù Quan 官 là ông quan, hay Quân 君 là ông vua, hay Quân 军 là ông bộ đội thì vẫn là Con. Quan 关 Quan 关 chính là Con Con, đó là hai Con (chim)
02.Thư cưu 雎 鸠(JuJiu): Một loài chim nước giống chim ưng ăn cá (?), truyền thuyết nói rằng giống chim này trống mái chung thủy với nhau đến cuối đời.
Từ điển Hán Việt (nxb KHXH –HN 1997) giải thích Thư Cưu là: chim gáy trong sách cổ (điều này đúng). Có lẽ do người ta đọc chữ Tại Hà Chi Châu nên nghĩ nó là chim nước. Âm tiết Thư, ngoài chữ Thư 雎 bộ chuy 隹 là chim, còn có chữ Thư 狙 mà Từ điển trên giải thích là: chỉ “người” thời Xuân Thu, như Phạm Thư, Đường Thư. Vậy gọi theo kiểu Việt là Thư Phạm, Thư Đường, tức Cu Phạm, Cu Đường (hoặc cả như Cu Tí là Câu Tiễn, vua nước Việt từng đóng đô ở Cối Kê).
Cu = Cụ = Cử = Thư đều là cách người Việt gọi người. Người Vân Kiều hay người Kinh ở nông thôn vẫn gọi người là Cu, nặng kính trọngg thì gọi là Cụ. Cu Trai = Chài (Chài tiếng Tày là Anh, “noọng ơi noọng au Chài mí ?” là “nàng ơi nàng yêu Anh mấy?”, “mấy ?” là dấu hỏi, nghĩa là “không?”), Cu Gái = Cái, Cu Hòn = Con (con trai mới có hòn giống), do đó mà có từ “Con Cái” trong tiếng Việt, Hán ngữ gọi là “Tử Nữ”. Cu = Cụ = Cử = Cưu. Thư Cưu là Cù Cu, con Cù Cu là con chim gáy. Loài chim nữa cùng loại, cũng sống đôi chung thủy, được lấy làm biểu tượng đôi lứa là chim Câu, mà người Việt gọi đôi theo mái trống là Bà Cu = Bồ Câu.
03.Châu 洲: Lục địa trong nước.
Chữ Châu mang nghĩa lục địa là về sau mới có. Thời cổ đại chữ Châu này là Chỗ Đậu = Châu. Châu=Cầu=Cao=Cồn=Hòn (do thời Nghiêu có thiên tai biển dâng, người Việt đò đến những đỉnh núi đã thành chơ vơ giữa biển nước, gọi đó là Cồn Đậu (Cồn Đậu = Côn Đảo). Cồn Đậu = Cầu, nên quần đảo Đài Loan và Nhật Bản xưa gọi là Lưu Cầu.
Hà, xưa là chỉ nơi đựng nước: Ổ = Hố = Hồ = Hà. Ổ = Ao = Áo = Âu = Au = Yêu đều là những cái đựng, dù là đựng người (cái Ổ, cái Áo, “yêu nhau cổi áo cho nhau”), đựng nước (cái Ao, cái Âu, cái bát chiết Yêu), hay đựng tình cảm ( cái Yêu, cái Au “Au chài mí ?”). Bài thơ viết “Tại Hà Chi Châu” là dùng hình tượng đảo giữa nước nhưng là để nói ý cái ổ trên cao, vừa nhắc điển tích trận biển dâng thời Nghiêu, ý nói đôi chim Cù Cu đã phải qua bao gian lao mới có được cái ổ để nên vợ nên chồng
04.Yểu Điệu 窈 窕(YaoTiao): Dáng nhuần tịnh đoan chính
Chữ này phải chú phiên âm, vì chỉ có trong “Hán cổ”. Nhưng tiếng Việt thì dễ hiểu, là “đáng Yêu mà lại Điệu đàng”, tức rất nữ tính mà lại sang trọng, có tri thức.
05.Thục nữ 淑 女: Người con gái hiền đức. Thục,Thiện
Các cặp từ đối Âm/Dương theo phồn thực trong tiếng Việt là Nường/Nõn, Nọc/Nái, Nòi/Nụ , từ đó mà có từ Nữ. Thật Đức =Thục, Thật Hiền = Thiện.
06.Quân Tử 君 子: Mĩ xưng đối với nam tử
Đơn giản Quân 君 Tử 子 là do từ Cu Tí của tiếng Việt cổ
07.Hảo Cầu 好 逑: Phối ngẫu tốt
Việt ngữ không gọi là phối ngẫu mà gọi là “Cùng Nhau” = Cầu. Hám Cùng Nhau thì viết là Hảo Cầu.
08.Sâm Sai 參 差: Dáng ngắn dài không bằng nhau
Đây là chữ mượn âm để ký âm: Sâm=Ngâm=Ngắn, Sai=Dài.
09.Hạnh Thái 荇(Xing)菜: Một loại thực vật ăn được, rễ ở dưới nước, lá nổi trên mặt nước (rau hạnh: nymphides peltalum – Từ điển Hán Việt nxb KHXH 1997)
Chữ của sách cổ nên ngày nay phải phiên âm, chẳng biết nó là rau gì. Đơn giản hiểu là loại rau ao nhà, người con gái tần tảo hái nấu hàng ngày lo cho bữa ăn gia đình. Nhưng lá nó cọng ngắn dài khác nhau, chen nhau chao động theo sóng nước, nên tôi nghĩ nó là cây sen. Bông sen biểu trưng cho đức hạnh của người con gái “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nên con dâu thường hái bông sen ngày một, ngày rằm thắp nhang cúng tổ tiên nhà chồng để tưởng nhớ, tỏ lòng hiếu thảo, xin chứng giám cho tấm lòng trong trắng của mình
10.Lưu Chi 流 之: Dáng dao động theo sóng nước
Lắc lư chớ, viết bằng chữ Lưu 流 Chi 之. Chữ Lưu 流 trong Hán ngữ chỉ có nghĩa là nước chảy. Chẳng qua mượn chữ Lưu 流để phiên âm chữ Lắc Lư
11.Ngô Muội 寤 寐(WuMei): Chỉ Ngày Đêm. Ngô là ngủ tỉnh, Muội là ngủ say
Chữ này phải phiên âm, vì không có trong Hán ngữ. Thực ra nó là âm tiết Ngỏ Muồi của tiếng Việt. Ngỏ là ngủ mà mở mắt thao láo vì không ngủ được, còn có từ ghép Mở Ngỏ. Muồi là ngủ say (“Ru tam, tam thẹc cho muồi. Để mạ đi chợ mua vôi ăn trầu”- Bài ru con xứ Huế, “tam” là gọi tránh, mẹ, cha rồi đến con là thứ ba)
12.Cầu 求: Truy cầu
Kêu xin ơn Sâu=(lướt)=Cầu
13.Du 悠: Trường cửu
Trong thơ viết là Du Tai, đó là phiên thiết của từ Dài (lướt Du Tai = Dài; lướt Dài Lâu = Dâu)
14.Triển Chuyển Phản Trắc 辗 转 反 侧: Nằm trên giường lật qua lật lại, ngủ không được
Hán ngữ chú giải cụm từ “trằn trọc lăn lóc” của tiếng Việt nghe mà thấy khó nhọc cho họ wá xá. Tiếng Việt chỉ có cụm 4 từ đó thôi mà hình dung được hết rồi, biết là ở trên giường luôn và ngủ không được: Trằn là kết quả lướt của Trở Lăn,Trở Lăn = Trằn; Trọc là kết quả lướt của Trở Dọc, Trở Dọc = Trọc; Lóc là kết quả lướt của Lăn đến Góc, Lăn đến Góc = Lóc. Lăn đến góc giường rồi tất nhiên phải lăn trở lại nếu không thì rớt xuống đất, nên từ đôi Lăn Lóc là đã nói lên cái sự lăn đi lăn lại đó mà vẫn là ở trên giường (các nhà ngôn ngữ học VN thì nói: những từ như kiểu từ Lăn Lóc không phải là từ Láy, cũng chưa định nghĩa được là từ gì, trong đó Lăn là rõ nghĩa, còn Lóc chưa rõ nghĩa, gọi nó là từ “chờ chưa sử dụng”).
Hán ngữ đã phiên âm từ Trằn Trọc bằng mượn âm từ Triển Chuyển, Triển 辗 là cán bằng trục xoay, Chuyển 转 là chở bằng xe, còn phiên âm từ Lăn Lóc bằng Phản Trắc. Dịch được ngôn từ của Nhã ngữ đã khó ( Người Việt thì mới có khái niệm “khó nhọc với việc bên ngoài” thì gọi là Vất-Vả, còn “khó nhọc với chính bên trong bản thân” thì gọi là Vật-Vã, đều cùng tơi “V” với Việt. Người Hán hay người Anh chẳng có kiểu đặt tên khái niệm được như vậy), dịch ý thơ của Nhã ngữ còn khó hơn. Trên mạng này chỉ thấy chú giải, không thấy dịch ý thơ.
15.Mao 芼(Mao): Thái Trích
Hái=Thái, Tách=Trích. Chữ Mao phải phiên âm, vì không có trong Hán ngữ. Mắn Vào = Mao, có nghĩa là Ngắt. Mắn=Ngắn=Ngắt. Mắn là sự cắt ngắn, cả đối với cọng rau (Mắn Vào = Mao nghĩa là Ngắt đem về), cả đối với thời gian (ví dụ từ Mắn Đẻ là rút ngắn thời gian giữa hai lần đẻ).
Trong bài thơ này tôi coi cây Rau Hạnh chỉ là do Nhã ngữ muốn ám chỉ cái đức hạnh của người con gái đi làm dâu, mà chồng đang đi xa, ở nhà nhớ nhung, trằn trọc không ngủ được, vẫn cầu mong tốt lành cho chồng và nhà chồng, hiếu thảo thờ phụng gia tiên. Tôi nghĩ Rau Hạnh đó là ám chỉ Bông Sen. Người con gái hiền thục đó khi nhớ chồng đem đờn ra gẩy. Cuối cùng thì họ cũng đến lúc sum vầy “Chuông Cối vui chứ”, Chuông = Chung (tượng trưng người chồng), Cối = Cổ là cái trống đồng hình giống cái cối úp (tượng trưng người vợ). Bài thơ lấy bối cảnh ổ chim Cù Cu để ca ngợi tình nghĩa vợ chồng. Thời Việt Nho còn rất hồn nhiên, tự do yêu đương cũng như tự do tư tưởng, không bị gò ép như thời Hán Nho về sau, phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân” gái bó chân, nhốt trong lầu hồng, như nô lệ của đàn ông. Người phụ nữ Việt của Nhã ngữ đoan trang đức hạnh lại tự do bình đẳng, vui vẻ chủ đọng trong hạnh phúc, tình dục và trách nhiệm gia đình chồng, qua hình ảnh đôi chim Cù Cu. Ca dao Việt còn có câu: “Thương chồng nấu cháo cù cu. Chồng ăn chồng đụ như tru phá ràng”. Hình ảnh ngắt bồng sen đem về cúng cầu gia tiên, đúng là vai trò đảm đang của người con dâu: Con trai có hiếu thường tình. Con dâu có hiếu làm vinh gia đàng.
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/25290-bai-tho-thu-cuu/
...
============================
đăng bởi: hohyhung:
http://hohyhung.blogspot.com/
============================
1 nhận xét:
Quan quan thư cưu
Tại hà chi châu
Yểu điệu thục nữ
Quân tử hiếu kiều
Đăng nhận xét