18 thg 4, 2012

CÓ HAI NỀN VĂN HÓA TRÊN ĐẤT TRUNG HOA (câu chuyện đã đổi thay)

(Nhân đọc “Cội nguồn văn hóa Trung Hoa”*)

*Nguyên tác: “Sự hình thành và phát triển nền văn hóa Trung Hoa”, Dương Đắc Dương chủ biên. NXB Nhân dân Sơn Đông, 1993. Người dịch Nguyễn Thị Thu Huyền. NXB Hội Nhà văn, 2003.

Do mặc cảm tự kỷ ám thị của chủ nghĩa “dĩ Hoa vi trung” (lấy Trung Hoa làm rốn vũ trụ), các tác giả cuốn sách tự biến mình thành những ông già nhà quê kể chuyện về cái làng Trung Quốc: Người Trung Quốc từ đất Trung Quốc sinh ra. Văn hóa Trung Hoa do người Hán tạo dựng! Cũng do mặc cảm đó, các tác giả đã không biết tới hay giả vờ quên những tri thức khảo cổ cùng lịch sử chỉ ra rằng: Trước khi người Hán xâm nhập thì người Bách Việt từ lâu đã là chủ nhân 18 tỉnh Trung Quốc! Danh không chính nên ngôn không thuận. Vì vậy, các tác giả trình bày về cội nguồn sinh học cũng như cội nguồn văn hóa Trung Hoa quá mù mờ, tối tăm. Ừ thì người Trung Hoa là “Viêm Hoàng tử tôn”. Nhưng Viêm là ai, Hoàng là ai? Họ không biết nên quanh quẩn với truyền thuyết “Viêm đế họ Khương, Hoàng đế họ Cơ”. Thời buổi này, với sinh học phân tử và bản đồ gene người, ta khó lòng chấp nhận cách tư duy… dân dã như vậy!

Gói nền văn hóa lớn nhất hành tinh trong 1200 trang sách, những tác giả của “Cội nguồn văn hóa Trung Hoa” kể cũng khéo. Khéo ở chỗ chia nền văn hóa ấy thành 6 chương: Hoàn cảnh nhân văn - Chế độ chính trị - Khoa học kỹ thuật - Tư tưởng lý luận - Văn học nghệ thuật - Phong tục tập quán. Sáu chương giống như 6 gian bày hàng của một show room giúp người đọc bình dân qua đó có được hiểu biết khá hệ thống về văn hóa Trung Hoa. Nhược điểm của cách bày hàng này là dàn trải, thiếu điểm nhấn. Không có những phát hiện mới, khiến cuốn sách có vẻ cũ và nguội.
...

Trong chừng mực nào đó, ta thông cảm với các tác giả bởi lẽ, khi cuốn sách ra đời, vào năm 1993, có nhiều tri thức chưa được khám phá.
Cập nhật những phát kiến mới nhất về cội nguồn nhân loại và lịch sử chiếm lĩnh Trái đất của loài người kết hợp với những tư liệu về nhân chủng, khảo cổ, truyền thuyết, lịch sử phương Đông và Trung Quốc, tôi xin trình bày những nét chính về cội nguồn con người và văn hóa Trung Hoa.

Để tránh ngộ nhận, trước hết xin nói rằng, những xương cốt cổ có tuổi hàng trăm ngàn năm nói đến trong sách là thuộc về Người Đứng thẳng (Homo erectus) vốn sinh trưởng tại châu Phi. Muộn nhất là khoảng 1,8 triệu năm trước, họ đã tới châu Á rồi từ đây sang châu Âu. Đợt di dân sau cùng xảy ra vào 250.000 năm trước mà người ta tìm thấy hóa thạch tại Neanderthal nước Đức. Tất cả những người này đã tuyệt chủng, chưa tìm thấy mối liên quan của họ với người châu Á hiện đại.

Người hiện đại (Homo sapiens) xuất hiện ở châu Phi 160.000 năm trước.
Khoảng 70.000 năm trước, họ theo bờ biển Nam Á tới Trung và Bắc Việt Nam. Tại đây, hai đại chủng Mongoloid (da vàng) và Australoid (da đen) hòa huyết, cho ra 4 chủng người Việt là Indonesien, Melanesien, Vedoid và Negritoid. Trong điều kiện địa lý và khí hậu thuận lợi, người Việt tăng nhân số và lan ra khắp Đông Nam Á. Tại Hòa Bình, người Việt sáng tạo đồ Đá mới mà tiêu biểu là cái rìu đá cuội mài bén, công cụ tiến bộ nhất nhân loại đương thời. Rìu lúc đó được gọi là việt. Người Việt lấy tên của rìu đá đặt cho mình.

Khoảng 40.000 năm trước, do băng hà tan, khí hậu ấm hơn nên người Việt mang rìu đá lên khai phá đất Trung Hoa, sau đó lên Siberia rồi vượt eo Bering sang chiếm lĩnh châu Mỹ.

Khoảng 20.000 năm trước, tại Hòa Bình, người Việt sáng tạo ra giống lúa, giống kê, khoai sọ, gà và chó. Từ đây, những vật nuôi và cây trồng theo chân người Việt lên xây dựng nền nông nghiệp Trung Hoa, từ sông Dương Tử tới sông Hoàng Hà. Tại vĩ độ 35, do rào cản khí hậu, cây lúa nước không thích nghi nổi, người Việt đã trồng kê và cây kê trở thành cây lương thực chủ yếu ở miền hoàng thổ trung lưu Hoàng Hà.
Sống trên địa bàn rộng, ít nhiều phân cách trong thời gian dài, 4 chủng người Việt dần dần phân ly thành những nhóm khác nhau, sau này lịch sử gọi là Bách Việt.

Gần như cùng thời gian trên, có những nhóm người Mongoloid riêng rẽ, từ phía tây Đông Dương, theo đường Ba, Thục đi lên định cư ở tây bắc Trung Quốc. Từ hái lượm, họ chuyển dần sang du mục và trở thành tổ tiên của những bộ lạc Mông Cổ thuộc chủng Mongoloid phương Bắc.

Muộn nhất là 5.000 năm TCN, có sự tiếp xúc hòa huyết giữa người Mông Cổ du mục và người Bách Việt nông nghiệp bên sông Hoàng Hà, tạo ra chủng Mongoloid phương Nam. Là thế hệ con lai Việt, người Mogoloid phương Nam sống tập trung trong vùng tiếp giáp Mông-Việt, thâu nhận văn hóa nông nghiệp của tổ tiên: trồng kê, mạch, chăn nuôi gia súc. Cùng người Bách Việt, họ là chủ nhân của các di chỉ Ngưỡng Thiều (Yangshao), Bán Pha (Bonfo)…

Khoảng 2600 năm TCN, những bộ lạc Mông Cổ hùng mạnh dưới sự chỉ huy của dòng họ Hiên Viên, tổng tấn công quân Bách Việt ở Trác Lộc. Đế Lai, thủ lĩnh Bách Việt, là cháu của Thần Nông Viêm Đế, hy sinh, quân Việt thua trận. Đây chắc chắn là những trận đánh khốc liệt. Một bộ phận quân dân Bách Việt, trong đó có người Mongoloid phương Nam, dùng thuyền di tản sang châu Mỹ, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam và các đảo nam Thái Bình Dương. Những dòng người di tản này mang gene Mongoloid phương Nam tới toàn vùng Đông Nam Á và làm chuyển đổi di truyền của dân cư trong vùng.

Đại bộ phận người Bách Việt ở lại hoặc hợp tác với quân xâm lăng hoặc chiến đấu trong trận chiến du kích dai dẳng. Vùng đất phía Nam Hoàng Hà thời gian dài ở trong tình trạng da báo: những bộ lạc Mông Cổ xen với bộ lạc Bách Việt. Trưởng tộc Hiên Viên chiếm phấn đất lớn nhất, được tôn xưng là Hoàng Đế. Biên giới các vùng da báo ngày một sát lại gần nhau. Ở phía bắc, các mảng da báo kết thành dải biên giới vững chắc, ngăn sự xâm nhập của những bộ lạc Mông Cổ đến sau. Bên trong dải biên giới đó có sự thôn tính lẫn nhau và người Bách Việt con cháu Thần Nông Viêm Đế hòa huyết với người Mông Cổ của Hiên Viên Hoàng Đế. Một lần nữa, người Mongoloid phương Nam ra đời. Thời gian sau, trong vùng đất do Hoàng Đế cai trị, chủng Mongoloid phương Nam chiếm ưu thế. Đấy là dân cư Hoa Hạ thời Đường Ngu và là tổ tiên của người Hán sau này. Như vậy, người Hán đúng là “Viêm Hoàng tử tôn” mà Viêm là Bách Việt nông nghiệp thuộc loại hình Australoid còn Hoàng là Mông Cổ du mục thuộc chủng Mongoloid phương Bắc.

Sống trên đất đai và văn hóa của tổ tiên Bách Việt nông nghiệp, người Hoa Hạ tiếp thu những yếu tố tích cực của văn minh du mục và kế thừa toàn bộ văn hóa nông nghiệp của tổ tiên, từ phương thức trồng trọt, chăn nuôi đến tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán để xây dựng nền văn hóa Trung Hoa rực rỡ ở thời điểm 1500 năm TCN.

Theo truyền thống, các tác giả cuốn sách cho rằng: “Hoàng Hà là cái nôi của dân tộc Trung Hoa.” Đấy là sự đánh tráo khái niệm đầy dối trá. Sự thực thì Hoàng Hà chỉ là cái nôi của tộc Hán. Tộc Hán sinh sau đẻ muộn nhất trong các sắc dân Trung Hoa. Từ trung lưu Hoàng Hà, tộc Hán dần dần thôn tính các tộc Việt khác và mở rộng vùng phân bố ra khắp Trung Quốc. Dù đông nhất nhưng tộc Hán không phải là duy nhất trong cộng đồng dân cư Trung Quốc. Vì vậy Hoàng Hà không phải là cái nôi của dân tộc Trung Hoa.

Trên đất Trung Hoa có hai nền văn hóa. Văn hóa của tộc Hán di chuyển từ Bắc xuống Nam. Nhưng ba, bốn vạn năm trước khi tộc Hán ra đời, trên đất Trung Hoa, người Việt xây dựng những trung tâm văn hóa lớn như Ba-Thục, Ngũ Lĩnh, Thái Sơn, Tây An… Tại di chỉ Bonfo 2 (Bán Pha 2), phía nam Tây An, có tuổi 12.000 năm trước, đã phát hiện chiếc bình trà cổ, trên đó có khắc ký tự tượng hình gợi ý tới chữ cổ thời nhà Thương, kể về ngồn gốc tục uống chè. Đó là văn bản sớm nhất của tổ tiên người Việt. Tại di chỉ Giả Hồ có tuổi 9.000 năm thuộc tỉnh Hà Nam, đã phát hiện rượu nấu bằng gạo, ngâm mật ong và táo gai cùng những ký tự khắc trên mai rùa, những ống sáo làm bằng xương chim hạc. Tại di chỉ Sanxingtui (Gò Ba Sao) 4.700 tuổi thuộc tỉnh Tứ Xuyên phát hiện tượng đồng cao 1,72 met… Ngoài những hiện vật đá, hạt lúa, đồng thau… chứng tỏ hành trình văn hóa từ phía Nam lên, ta còn gặp văn hóa Việt sâu thẳm trong kiến trúc thôn làng vùng Đông Nam Trung Quốc:

“Nhìn từ kỹ xảo kiến trúc, nó là không gian phong phú của một thôn làng, có sự hài hòa giữa kiến trúc với tự nhiên. Trong những làng quê yên tĩnh, người ta có thể gặp bất kỳ một tòa tháp, một gác chuông, một rừng cây, một đầm nước. Thứ nữa, nhiều công trình kíên trúc thể hiện mục tiêu truy cầu cuộc sống, bộc lộ nhiều ngụ ý. Thứ ba là một thôn làng có thể cung cấp nơi sinh hoạt công cộng, có ý nghĩa đoàn kết dân làng, tạo thành hồi ức cộng đồng của toàn thể thành viên trong một thôn xóm. Thứ tư là bức bình phong của một thôn làng đáp ứng tâm lý phòng vệ của người dân trong thôn xóm. Ngoài ý nghĩa nghệ thuật kiến trúc, quan niệm mạch nước cũng có tác dụng sâu sắc như tác dụng chi phối tinh thần thịnh suy với an nguy của thôn xóm, có tác dụng củng cố phát triển và bảo tồn nền văn hóa truyền thống Trung Quốc.”(Tr 171)

Hình ảnh như vậy không có ở miền Bắc, nơi người Hán còn mang đậm sắc thái lối sống chinh phục, chiếm đoạt xô bồ của tộc Mông Cổ du mục.

Học thuật Trung Quốc có truyền thống lạ là cố tình mang tấm chăn văn hóa Hán phủ lên toàn bộ Trung Hoa. Chăn quá hẹp, không trùm hết đất nước khổng lồ nên ở nhiều chỗ, văn hóa Việt cứ lòi ra. Người ta lại buộc phải gọt chân xén tóc cái văn hóa bướng bỉnh ấy để nhét vào bị Hán!

Một dân tộc chưa có cái nhìn xác thực về nguồn cội, chưa thể nói là đã trưởng thành về văn hóa.

Viết như trên, hình như tôi đã lạc khỏi phạm vi của bài điểm sách. Nhưng nghĩ cho cùng, dù sao cũng cần thiết. Trước hết, cho các tác giả sách. Nếu hiểu được chiều sâu của cội nguồn dân tộc, cuốn sách của họ sẽ thuyết phục hơn. Cũng cần cho người Việt, nhất là những nhà “Việt học” từng lao tâm khổ tứ theo con đường vô vọng: đi tìm cội nguồn tổ tiên từ cổ thư Tàu!


Tân Phú, cuối năm Đinh Hợi
H.V.T

http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=528&Itemid=99999999

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Trung Cẩu nói gì đây? hắn lúc nào cũng bô bô là lịch sử Hán tặc chính thức từ 5 đến cao lắm là 7 ngàn năm trước???

http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/06/phat-hien-manh-gom-co-nhat-the-gioi/

Đăng nhận xét