(Nhân đọc “Cội nguồn văn hóa Trung Hoa”*)
*Nguyên tác: “Sự hình thành và phát triển nền văn hóa Trung Hoa”, Dương Đắc Dương chủ biên. NXB Nhân dân Sơn Đông, 1993. Người dịch Nguyễn Thị Thu Huyền. NXB Hội Nhà văn, 2003.
Do mặc cảm tự kỷ ám thị của chủ nghĩa “dĩ Hoa vi trung” (lấy Trung Hoa làm rốn vũ trụ), các tác giả cuốn sách tự biến mình thành những ông già nhà quê kể chuyện về cái làng Trung Quốc: Người Trung Quốc từ đất Trung Quốc sinh ra. Văn hóa Trung Hoa do người Hán tạo dựng! Cũng do mặc cảm đó, các tác giả đã không biết tới hay giả vờ quên những tri thức khảo cổ cùng lịch sử chỉ ra rằng: Trước khi người Hán xâm nhập thì người Bách Việt từ lâu đã là chủ nhân 18 tỉnh Trung Quốc! Danh không chính nên ngôn không thuận. Vì vậy, các tác giả trình bày về cội nguồn sinh học cũng như cội nguồn văn hóa Trung Hoa quá mù mờ, tối tăm. Ừ thì người Trung Hoa là “Viêm Hoàng tử tôn”. Nhưng Viêm là ai, Hoàng là ai? Họ không biết nên quanh quẩn với truyền thuyết “Viêm đế họ Khương, Hoàng đế họ Cơ”. Thời buổi này, với sinh học phân tử và bản đồ gene người, ta khó lòng chấp nhận cách tư duy… dân dã như vậy!
*Nguyên tác: “Sự hình thành và phát triển nền văn hóa Trung Hoa”, Dương Đắc Dương chủ biên. NXB Nhân dân Sơn Đông, 1993. Người dịch Nguyễn Thị Thu Huyền. NXB Hội Nhà văn, 2003.
Do mặc cảm tự kỷ ám thị của chủ nghĩa “dĩ Hoa vi trung” (lấy Trung Hoa làm rốn vũ trụ), các tác giả cuốn sách tự biến mình thành những ông già nhà quê kể chuyện về cái làng Trung Quốc: Người Trung Quốc từ đất Trung Quốc sinh ra. Văn hóa Trung Hoa do người Hán tạo dựng! Cũng do mặc cảm đó, các tác giả đã không biết tới hay giả vờ quên những tri thức khảo cổ cùng lịch sử chỉ ra rằng: Trước khi người Hán xâm nhập thì người Bách Việt từ lâu đã là chủ nhân 18 tỉnh Trung Quốc! Danh không chính nên ngôn không thuận. Vì vậy, các tác giả trình bày về cội nguồn sinh học cũng như cội nguồn văn hóa Trung Hoa quá mù mờ, tối tăm. Ừ thì người Trung Hoa là “Viêm Hoàng tử tôn”. Nhưng Viêm là ai, Hoàng là ai? Họ không biết nên quanh quẩn với truyền thuyết “Viêm đế họ Khương, Hoàng đế họ Cơ”. Thời buổi này, với sinh học phân tử và bản đồ gene người, ta khó lòng chấp nhận cách tư duy… dân dã như vậy!