5 thg 10, 2011


hôm nay tình cớ nhớ lại câu chuyện "Lòng Mẹ" câu chuyện rất cảm động về con cá Lóc Mẹ, chuyện rất hay về miềng sông nước miền Tây, định kiếm lại cuốn chuyện đó đọc cho đỡ thèm miền Tui Đây mà ;)
"
Rồi ông kể về nỗ lực của Lóc Mẹ trong việc đưa đàn con trở về dòng suối quê hương (Lòng mẹ)... Không dừng lại ở chủ đề thiện, ác, truyện Viễn Phương còn mở rộng ra nhiều nội dung có ý nghĩa khác. Đáng chú ý có vấn đề ý nghĩa quê hương trong cuộc đời mỗi con người. Ở truyện Lòng mẹ, ông nói về những chú tôm cá cạn lòng non dạ đã “theo dòng nước đổ ra đi không luyến tiếc”, để rồi “qua một năm dài đằng đẵng họ đã có đủ thời gian để cảm nhận nỗi buồn xa xứ, để cảm nhận nỗi xót xa của những tháng ngày cách biệt quê hương”. Như một đối ảnh, hình tượng Lóc Mẹ là hiện thân của một tình yêu quê hương sâu nặng. Với Lóc Mẹ, “quê hương là nơi đẹp nhất trên đời (...), là máu của tim ta, là hạnh phúc của đời ta, là niềm vui, là hi vọng, là lẽ sống, là tương lai của chính ta...”.
...
- “Cố Rùa hiền từ chậm chạp, suốt ngày không nói nửa câu, khi đói chỉ gậm vài cọng rau muống, rau trai rồi rúc đầu vào mai lim dim đôi mắt như một triết gia đang nghiền ngẫm sự đời. Bác Tôm càng hay rên rỉ cho tấm thân đơn chiếc và cái chứng đau lưng bất trị, khiến bác phải lom khom như một ông lão gần đất xa trời”
...
(Lòng Mẹ)

tình cờ search ra được là nhà văn viết bài Lòng Mẹ đã ra đi từ năm 2005
Nhà thơ Viễn Phương từ trần
TT - Sau một thời gian nằm bệnh, nhà thơ Viễn Phương đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 15g15 ngày 21-12-2005.  Nhà thơ Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh ngày 1-5-1928 tại làng Long Sơn, Tân Châu, An Giang. Ông tham gia cách mạng từ tháng 8-1945.
Sau 1975 ông giữ các chức vụ: chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP.HCM, phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật VN, nguyên ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn VN.
Ông nổi tiếng với bài thơ Viếng lăng Bác (Hoàng Hiệp phổ nhạc). Các tác phẩm chính của ông gồm các trường ca: Chiến thắng hòa bình (1953), Nhớ lời di chúc(1969); truyện, truyện ký: Anh hùng mìn gạt (1968, đã dịch sang tiếng Anh và Pháp), Lòng mẹ (1982),Sắc lụa Trữ La (1988), Phù sa quê mẹ (1991), Miền sông nước (1999), Đá hoa cương (2000), Ngôi sao xanh (2003). Ông được tặng thưởng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (thơ và văn).

Nhà thơ của tấm lòng trung hiếu này đồng thời cũng là người rất giàu tình yêu thương con trẻ. Trong văn nghiệp của ông, có hai tập truyện ngắn dành cho thiếu nhi: Lòng mẹ (nxb Trẻ, 1982) và Ngôi sao xanh (nxb Trẻ 2003).

Dễ nhận ra, truyện của ông được viết  cho lứa tuổi nhi đồng. Đây là lứa tuổi giàu ước mơ, giàu tưởng tượng, thực sự yêu thích cổ tích và đồng thoại. Đặc điểm này đã quy định sự lựa chọn thể loại của nhà thơ Viễn Phương. Theo đó, hầu hết các tác phẩm của ông được viết theo thể truyện “loài vật nhân cách hoá”. Khai thác thể truyện này, ngòi bút Viễn Phương tỏ ra có hứng thú, phô diễn một lối văn mượt mà và một nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn. Ngoại trừ Ngôi Sao Xanh và Đêm hội múa bờ ao lấy bối cảnh cuộc sống hiện tại, các truyện còn lại đều được nhà thơ đẩy về quá vãng xa xăm. Câu chuyện về các con vật như vậy đã được bao bọc trong một không khí cổ tích, với lối mở đầu quen thuộc “ngày xửa, ngày xưa” đầy sức mê hoặc. Ông kể cho các em nghe về loài dơi tráo trở, về xung đột đẫm máu giữa hai loài chim, chuột (Dáng chuột hình chim), về chim Hoạ Mi được cứu thoát khỏi bàn tay độc ác của Nhện già (Tiếng chim hót Hoạ Mi). Rồi ông kể về nỗ lực của Lóc Mẹ trong việc đưa đàn con trở về dòng suối quê hương (Lòng mẹ)... Không dừng lại ở chủ đề thiện, ác, truyện Viễn Phương còn mở rộng ra nhiều nội dung có ý nghĩa khác. Đáng chú ý có vấn đề ý nghĩa quê hương trong cuộc đời mỗi con người. Ở truyện Lòng mẹ, ông nói về những chú tôm cá cạn lòng non dạ đã “theo dòng nước đổ ra đi không luyến tiếc”, để rồi “qua một năm dài đằng đẵng họ đã có đủ thời gian để cảm nhận nỗi buồn xa xứ, để cảm nhận nỗi xót xa của những tháng ngày cách biệt quê hương”. Như một đối ảnh, hình tượng Lóc Mẹ là hiện thân của một tình yêu quê hương sâu nặng. Với Lóc Mẹ, “quê hương là nơi đẹp nhất trên đời (...), là máu của tim ta, là hạnh phúc của đời ta, là niềm vui, là hi vọng, là lẽ sống, là tương lai của chính ta...”. Góp phần tô đậm cảm hứng này còn phải kể tới truyện Chuyện chú chim trú đông và ông lão làm nên mặt trời. Nhân vật chính của truyện là một chú Én Con nhỏ bé. Trước ngày đi trú đông, Én Con đã có được một phát hiện bất ngờ: con người (cụ thể là ông lão) không như loài chim di trú mỗi khi mùa ông giá rét trở về. Vì sao vậy? Ông lão nói với Én Con rằng, ông “đã làm việc suốt đời để xây dựng mảnh đất cằn cỗi này thành quê hương ấm no, quê hương hạnh phúc”. Thiên truyện được khép lại bằng chi tiết Én Con trải qua một giấc mơ đẹp: “Trong mơ, dưới mặt trời, én thấy mình có một quê hương”...  Đặt Lòng mẹ, Chuyện chú chim trú đông và ông lão làm nên mặt trời vào hoàn cảnh mà chúng ra đời (1981, 1982), người đọc dễ nhận ra hơi hướng thời sự trong các ý văn “nỗi buồn xa xứ”, “quê hương là nơi đẹp nhất trên đời”. Nghệ thuật nhân cách hoá đã đem lại cho hình tượng loài vật trong truyện trở thành một ẩn dụ về cuộc sống con người, mở ra những liên tưởng vô bờ bến.

xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét