17 thg 10, 2012

LẠC VIỆT NGHĨA LÀ NƯỚC VIỆT VÀ CŨNG NGHĨA LÀ BÁCH VIỆT

Lạc 洛 Việt 越 nghĩa là Bách 百 Việt 越
loạt bài về "Lạc Việt"
Tác giả: Lãn Miên
Nguồn: Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương

Hãy xem từ cái Nôi khái niệm “Sông”:

Krông = Kông = Sông = Tông 宗 = Dòng = Dõng 涌 = Giang 江 = Kang = Kênh = Kinh 泾= Linh 泠 = Lối = Lộ 潞 = Lạc 洛= Lạch = =Rạch = Mạch 脈 = Ngách = Ngòi = Hói = Hà 河 = Hẻm = Hạng 巷 = Cảng 港 =Máng = Mương = Mai 脈 = Phai = Khai 開 = Khơi = =Khe = Khê 溪 = Khoỏng = Khuổi = Suối = Xuôi = Xuyên 川= Quyến 圳 = Tuyền 泉
Chú thích: Kông là Sông, Mê Kông bổn nghĩa là Mẹ Sông.Tông 宗 bổn nghĩa là một nhánh chảy, sau dùng cho từ Tông Tộc là Dòng Họ. Dõng 涌 thường dùng chỉ dòng chảy bao quanh làm bảo vệ, như Dõng quanh thành Phiên Ngung. Kang 江 là tiếng Triều Châu đọc chữ Giang 江. Lộ 潞 là dòng nước, từ Lộ Thủy 潞 水, Lộ Giang 潞 江 sau thành tên riêng của hai con sông ở TQ. Kinh Lạc là những dòng chảy, được dùng thành từ chuyên môn chỉ hệ Kinh Lạc trong cơ thể. Linh 泠 sau được dùng riêng với ý là mát rượi. Mai 脈 là tiếng Hán đọc chữ Mạch 脈. Phai là tiếng Tày chỉ con mương, từ đôi Mương Phai, Mương Máng chỉ hệ thống thủy lợi. Khoỏng là tiếng Lào chỉ con Sông, Mè Khoỏng là Mê Kông, là Mẹ Sông, cũng còn gọi là Mè Nặm Khoỏng. Quyến 圳 bổn nghĩa là dòng nước (giải thích của học giả TQ), Thâm Quyến 深 圳 ở tỉnh Quảng Đông vốn là một làng chài, ở đó có dòng nước sâu nên mang tên Thâm Quyến.Lạc 洛 là dòng sông, nên nội dung của nó là Lắm Nác, QT Lướt thì “Lắm Nác” = Lạc, QT Tơi-Rỡi thì Nác = Lạc, đều đúng cả. Chữ nho biểu ý viết chữ Lạc 洛 bằng chữ Nước (bộ Thủy氵) và chữ Các 各 ghép lại. Thủa xưa chữ nho viết dòng dọc thì thứ tự chữ viết từ trên xuống dưới còn thứ tự dòng xếp từ phải sang trái, nếu viết dòng ngang thì thứ tự chữ cũng xếp từ phải sang trái. Nhìn vào chữ Lạc 洛 xếp bằng chữ Các 各 bên phải, chữ Nước 氵 bên trái, đọc từ phải sang trái thì phải đọc là Các Nước. Còn nếu nhìn từ trái sang phải thì là nhìn lướt “Nước 氵 Các 各” = Nác = Lạc 洛. Như vậy đúng như nội dung của nó là Lạc 洛. Cho nên từ ghép “Lạc” Việt = “Lắm Nác” Việt = “Trăm Nác” Việt = Bách 百 Việt 越. Từ Bách mang nghĩa là nhiều, dùng cho số học thì nó chỉ con số cụ thể 100. Bách mang nghĩa là nhiều vì từ nguyên của nó là do từ Prăm của ngôn ngữ Môn - Khơ Me: Prăm = Năm = Lắm = Trăm = Bẵm = Bẫm = Bách 百 ( Trăm Bẵm = Chăm Bẵm nghĩa là lo vun vén cho nhiều, Vớ Bẫm nghĩa là vơ vét được nhiều). Sở dĩ từ Prăm diễn biến ý thành “nhiều” vì nó là con sô 5, là số lớn nhất trong hệ đếm ngũ phân của tiếng Khơ Me ( 1-2-3-4-5 là “Muôi” – “Tê” – “Pây” – “Buôn” – “Prăm”, sau đó đếm quay lại “Prăm Muôi” là 6 ). Lạc 洛 Việt 越 nghĩa là Bách 百 Việt 越. Riêng chữ Lạc 洛 còn có nghĩa là Sông. Cũng có chữ Lạc 駱 gồm ghép Mã 馬 và Các 各, đọc từ phải sang trái là lướt “Các 各 Mã 馬” = Cả, để chỉ cụ thể dòng sông, dòng sông đó là dòng Sông Cả, nho viết chữ Cả này là chữ Cơ 姬 . Sông Cả = Sông Cái = Sông Cơ. (Chữ Cơ 姬 này hoàn toàn biểu ý, không tá âm nào cả mà lại đọc là Cơ. Chữ Cơ 姬 này ghép bằng chữ Nữ 女 và chữ Thần 臣, mang nghĩa là Nữ Thần, đọc lướt thì “Nữ Thần” = Nôm = Nam. Mê Kông còn gọi là Mê Nam hay Mè Nặm . Thuyết Văn Giải Tự hướng dẫn đọc chữ Cơ là lướt “Cư 居 Chi 之” = Kỳ ; giải nghĩa: Hoàng Đế cư Cơ thủy, dĩ vi tính 黃 帝 居 姬 水,以 爲 姓 nghĩa là Hoàng Đế sống ở sông Cơ nên lấy Cơ làm họ. Đế là Nước, chữ Hoàng Đế tức là Đế Vàng = Nước Vuông = Nước Văn, tức nước Văn Lang). Sông là Mẹ. Mẹ = U. U Cơ = Âu Cơ 歐 姬. Đó là nguồn gốc của từ Mẹ Âu Cơ, là từ nền nông nghiệp lúa nước ven các dòng sông. Thời nguyên sơ là mẫu hệ nên có tục thờ “Mẹ Âu” = Mẫu 母.

=======

Khi tìm được chữ Lạc Việt ...

Khi tìm được chữ Lạc Việt ...

Con cọp được người Trung hoa cổ cho là loài vật biểu tượng của văn minh và gọi là con hổ biến âm của ‘hoả’ nghĩa là lửa , lửa tượng bởi quẻ Ly chỉ sự sáng sủa văn minh đối phản với man dã tối tăm , sở dĩ vậy vì trên bộ da hổ vàng đã có sẵn những ‘vằn’ đen tự nhiên .

vì da có sẵn vằn nên hổ được coi là biểu tượng của văn minh .

vằn ↔ văn chỉ ra : văn là từ Việt không phải từ Hán như xưa nay vẫn tưởng .

Chữ viết thời nhà Châu gọi là chữ Khoa đẩu , lý do ?

Khoa đẩu chỉ là từ dịch của nòng nọc con của cóc .

Nhiều chữ xếp nối tiếp nhau tạo thành câu là hình ảnh đàn nòng nọc quấn quýt vận động .

Không phải tự nhiên dân gian Việt cứ khư khư giữ và truyền mãi bức tranh cổ ‘Lão Oa độc giảng’ xét về mặt nghệ thuật thì hình ảnh thầy giáo Cóc cầm sách giảng bài cho lũ cóc con bò nằm lổn ngổn nào có hay ho chi ? .

Ít ai biết về bức thông điệp ẩn chứa đằng sau cái tầm thường vô duyên ấy :

Con Cóc trong Hoa văn là Oa , Oa là chứa – trữ ; Trữ cũng là Chữ , tại sao lại là Chữ – trữ ?, vì Chữ là vật thể hay hình ảnh chứa thông tin quy ước , chỉ cần nhìn thấy chữ Trời là trong đầu hiện ra cái vòm xanh thăm thẳm bất tận ‘che’ trên đầu , thấy chữ Đất là nghĩ ngay đến cái nền ‘chở’ đỡ muôn vật .

Chữ là cái vỏ vật chất hữu hình chứa thông tin quy ước vô hình ở trong , bản thân chữ là phương tiện truyền thông ..., chính sự liên thông thông tin giữa người với người đã làm tăng vọt khối lượng sự hiểu biết chung của con người ‘xã hội’ , khối lượng này lớn hơn không biết bao nhiêu lần so với kiến thức của mỗi con người đơn lẻ , cả 1 thời gian dài ‘chữ’ là công cụ chính ưu việt hơn hẳn lối truyền khẩu đã giúp con người lưu chuyển sự hiểu biết trong cả Không và thời gian đồng thời nó cũng giúp tích tụ và nhân khối tri thức lên mãi khiến loài người nói chung mỗi ngày một thêm tiến bộ , ngày một đẩy nhanh tốc độ trên con đường đi từ man đã tới văn minh .

Chữ là ‘trữ - chứa’ tự thân đã là sự định nghĩa rõ ràng chính xác cho chính nó , điều này không hề tìm thấy trong từ ‘tự’ của Hán văn .Đàn nòng nọc con của cóc bơi nối với nhau thành ra ‘văn’ mà không có ‘văn ’ thì không thể có văn minh , có thể nói văn – tự là cốt lõi của văn minh vì nó chính là cơ sở vật chất của tư duy , chuỗi phản ứng :cảm nhận – suy tư – khám phá –sáng tạo đẻ ra tiến bộ làm cho con người mổi ngày mỗi thêm văn minh . Người Việt gìn giữ bức tranh ‘vớ vẩn’ Lão Oa độc giảng vì thông điệp ẩn bên trong đơn giản nhưng cũng rất rõ ràng :

Cóc = Oa chứa = Chữ là của TA thì Văn ‘nòng nọc – khoa đẩu’ con của Cóc cũng là của TA, Văn đã là của TA thì đương nhiên ‘văn minh’ cũng là của TA ...

Có thấu đáo vai trò của Chữ và ‘văn – vằn’ trong tiến trình văn minh ta mới thấy việc khám phá chữ Lạc Việt hay văn ‘xẻng đá lớn’ ở Quảng Tây là sự kiện trọng đại cuả Lịch sử và lịch sử văn minh dòng giống Hùng ..., chính khám phá ‘Giáp – cốt’ văn bên bờ Hoàng hà đã đè bẹp và ‘khoá miệng’ những người truyền rao 4000 năm văn hiến Việt , nhục nhã hơn nữa có nhiều ‘nhà’ gọi là ‘khoa học’ (không phải tất cả) sau không biết bao nhiêu hội nghị tổng kết ...đã cho các vua Hùng và Trưng vương chỉ là tộc trưởng của các bộ lạc còn ở trần đóng khố ...(thực ra …ở trần đóng khố chỉ là tập quán sinh hoạt tạo ra từ sinh cảnh tự nhiên chẳng dính dáng gì đến trình độ văn minh , ở mấy bãi biển Âu - Mỹ hiện chẳng đầy những kẻ... còn không cần ‘đóng khố’ đó sao ? , đâu phải cứ quần dài áo thụng mới là văn minh .) , 1 trong những chứng lý có tính quyết định họ trưng dẫn là Việt tộc không có chữ viết ở thời vua Hùng ...mà như đã nói không có ‘văn tự’ thì không thể có ‘văn minh’ , Tàu có Giáp cốt văn nên người cầm đầu họ là hoàng đế còn Ta không ...thì chỉ là tộc trưởng bộ lạc mà thôi .. Khoa học lịch sử Tây dạy thế ...., thực họ đã ‘sai từ đầu’ mắc cái sai của trẻ con chứ không phải của nhà khoa học ... lẫn chữ ‘không’ tìm thấy và chữ ‘chưa’ tìm thấy để vội vã kết luận cẩu thả súc phạm đến uy linh tổ tiên , sự việc trở thành nỗi đau thời đại vì đấy lại là kết kuận khoa học ở cấp quốc gia hệ qủa lớn đến nỗi phải sửa cả câu chữ trong hiến pháp ...từ 4000 năm văn hiến rõ ràng minh bạch thành dòng chữ mơ hồ ...mấy ngàn năm ...hiểu sao cũng được .

Thông tin phát đi từ giới nghiên cứu Trung quốc...: Chữ xẻng đá lớn hay chữ Lạc Việt cách nay 4.000 đến 6.000 năm có liên quan nguồn cội với Giáp cốt văn . Sự khám phá Chữ Lạc Việt có trước Giáp cốt văn hơn 1.000 năm và 2 loại chữ có liên quan nguồn cội tức mối liên hệ ‘tiền nhân và hậu bối’ cộng với thành tựu mới nhất của di truyền học đã khai tử dòng sử Trung quốc đang lưu hành ...cho cái nôi của dân tộc Trung hoa là vùng Sơn tây – Hà bắc bên bờ bắc Hoàng hà , tới đời Thương 1700-1100 trước công nguyên mới vượt Hà truyền bá văn minh Hán tới vùng sông Hoài , thời Xuân thu chiến quốc mới qua bờ Trường giang xuống phía nam đem ánh sáng văn minh tới cho người Bách Việt và phải đến thời đế quốc Tần gần đầu công nguyên mới chạm đến Quảng Tây – Lạc Việt , Thông tin sách sử Trung quốc ghi chép rõ lời tấu của Man di đại trưởng lão (Triệu Đà) ....đất Tây Âu Lạc còn trần truồng ...nay với sự tìm thấy chữ Lạc Việt 4.000 - 6.000 năm tuổi ở Quảng tây đất Âu của Âu – Lạc xưa thì sử Trung quốc hóa thành dòng sử lộn ngược đầu cắm xuống đất mông chổng lên trời , hèn chi mà trong dân gian Việt lưu truyền câu : sinh con rồi mới sinh cha , sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông tưởng là vớ vẩn nào ngờ lại là lời nhắn của người Việt xưa nhằm lột mặt nạ kẻ siêu lừa , bịp cả địa cầu ...bao năm nay .

Chiếu theo Sử thuyết Hùng Việt có thể gọi đích danh văn tự xẻng đá lớn là văn tự thời đế Thuấn cũng là thời Nam bang , Quảng Tây chính là đất Nam – Giao (chỉ) là đất có U đô chép trong Kinh Thư cũng chính nơi mà đế Nghiêu đã gả 2 công chúa Nga Hoàng và Nữ Anh về làm dâu ‘nhà’ đế Thuấn bên bờ sông Vị sau là đất bộ Nam cương của Thục Chế (chúa) bố Thục Phán theo truyền thuyết người Tày , là đất Bá Thục thời nhà Châu Trung hoa khởi nghiệp và cũng là phần đất thuộc nhánh Âu trong Âu – Lạc của An - Dương vương trong sử Việt .

Than ôi công sức mấy ngàn năm đổ ra từ thời Quang vũ – Mã Viện cho tới Khang Hy - Càn long giờ bỗng chốc vì mấy miếng đá có chữ mà ra mây ra khói ...đáng buồn lắm thay ! .

Với người Việt thì giả mà tổ tiên mình có thực nghèo có thực kém cỏi đến đâu cũng vẫn là tổ tiên đáng tôn kính của mình , chỉ cần thân xác ta tồn tại là đã đủ lý do để thờ kính người đã tạo ra cái hình hài ấy , người Việt qúy trọng công ơn sanh dưỡng chứ không phải chỉ tôn kính sự giàu đẹp giỏi giang của cha ông mình ... nhưng người Việt không thể chịu đựng nổi hành vi vừa ăn cướp vừa la làng ,đã chiếm đoạt những thành tựu trí tuệ trong nền văn minh của người khác rồi còn ăn ngược nói ngạo rêu rao mình là kẻ đi khai hoá thiên hạ , lộn xòng giữa thân chùm gửi và cây mẹ , ác ôn hơn là xóa luôn qúa khứ người khác khiến họ mất sự liên thông với tổ tiên bơ vơ không còn rõ mình là ai , con nhà ai ...thậm chí lầm tưởng kính cẩn thờ giặc gọi là cha mới ...đứt ruột .

Biết rằng đất đai đã bị chiếm đoạt hơn 9/10 nhưng thế giới hiện nay thiên hạ đã định hình vì thế không thể đòi nhưng cội nguồn và lịch sử đích thực thì người Việt phải tìm cho bằng được cũng như phần văn minh phi vật thể thì quyết không để mất , vầng sáng trí tuệ và công đức của tiền nhân Việt nhất định phải được tôn vinh xứng đáng

=========

Việt và China


Bản thân người viết bài thuộc hàng abc chữ Nho nhưng thấy được tầm quan trọng của tương quan : tên nước và lịch sử của 1 quốc gia hay 1 dòng tộc nên mạo muội liều lĩnh đưa ra ý kiến như 1 sự gợi ý để các bậc túc Nho quan tâm đến vấn đề .

Cổ sử Trung hoa và truyền thuyết Việt viết trên cái nền Dịch học nên chỉ với ngôn ngữ Dịch học người ta mới có thể biết đích xác thông tin chứa trong những sách cổ đó ; nghĩa là biết được lịch sử thực của Việt nam và Trung hoa .

Tên gọi 1 quốc gia 1 dân tộc nếu viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ thì đương nhiên phải mang 1 nghĩa nào đó , ngược lại nếu quốc danh hay tộc danh mà không có nghĩa thì đấy chắc chắn là tên do ký âm ngôn ngữ khác mà có ví dụ như chữ Hán chẳng hạn , Trong Hán văn ...Hán nghĩa là gì ? đố ai biết ...vì từ Hán chỉ là ký âm của ‘Hãn’ nghĩa là ‘chúa’ trong tiếng Mông cổ ...

Giới nghiên cứu khoa học Việt đã tốn không biết bao nhiêu công sức giấy mực cho chữ Việt nhưng ý nghĩa vẫn chưa thực sáng tỏ ; đạt sự đồng thuận để có thể coi là nghĩa chính thức .

Khi đặt trên cái nền Dịch học thì nghĩa của chữ Việt sẽ hiện ra .

1 / Chữ Việt thứ I là chữ Việt = nhiệt : 粵thường gọi chữ Việt bộ Mễ, riêng nhà nghiên cứu Lãn Miên cho là bộ Thái .

Chữ Việt này dùng phép chiết tự suy ra :

- là ‘tượng hình’ của hình vẽ ý chỉ vùng đất trung tâm thiên hạ thường gọi là Trung thổ hay trung nguyên .
- phần mượn âm để đọc : việt = cái rìu tức cái búa dẹp hay dẹt , Phủ – việt là búa –rìu , thực ra cả 2 đều là từ Việt biến âm .

Búa là cái dùng để bổ (động từ) : Bổ ↔ búa ↔ bủ – phủ .

Búa dẹp là cái dùng để chặt , dẹp ↔ dẹt ↔ diệt - việt .

thực ra chữ Việt bộ Mễ chỉ là chữ mượn âm để tạo danh từ riêng chỉ dân sống ở vùng nóng hướng Xích đạo do biến âm : Việt ↔ diệt ↔ nhiệt mà ra .

Trong văn minh Á đông cổ có Cửu thiên nghĩa là 9 phương trời :






Viêm thiên chỉ vùng viêm nhiệt tức hướng xích đạo nóng bức màu đỏ , Đỏ - Xích - Hồng - Đào cùng 1 nghĩa . Phương trời ngược lại là Huyền thiên , huyền ở đây là màu đen đồng nghĩa với Mun – ô .

Vì đặt trên cái nền Dịch học tiêu biểu là Cửu thiên nên người Trung hoa xưa coi vùng lưu vực Hoàng hà là Trung thổ – trung nguyên , gọi dân sống ở nam Trường giang là Bách Việt , Việt còn phát âm là Diệc – Diệt mà Diệt cũng nghĩa là Nhiệt là nóng bức như thế ‘Bách Việt’ là danh từ riêng chỉ tộc người ở miền nóng tức Viêm thiên đối đẳng với tộc người sống ở Huyền thiên được gọi là Mun tộc , Mun = màu đen biến âm ra Man , Mãn , Mông , Minh .v.v.
Xét như vậy thì chữ Việt bộ Mễ 粵là tộc danh của tộc người sống ở hướng nóng bức ; đó chính là cộng đồng người họ Hùng mà sử sách gọi là Bách Việt vì thế phải dùng trong tên các chi tộc của Bách Việt như : Lạc Việt , Di Việt , Dương Việt , Ngô Việt , Mân Việt ,Điền Việt , Đông Việt .v.v. .


2 / chữ Việt thứ II - chữ Việt = Vượt : 越 là chữ Việt bộ Tẩu .

Cấu thành từ chữ tẩu là chạy và chữ qua là 1 loại binh khí .
Qua là từ mượn âm , mượn âm của cái ‘qua’ là binh khí nhưng hiểu là quá , vượt qua .
Ghép 2 phần thành cho ra ý ...chạy qúa tức là vượt , vượt ↔ việt.

Chữ Việt bộ Tẩu 越có gốc ở từ Vượt của Việt ngữ ; nghĩa hàng ngang là qúa 1 chỉ giới hay qua 1 đối tượng tức ‘vượt qua – vượt qúa’ còn nghĩa hàng dọc thì vượt là trên mức bình quân thường thường tức ‘vượt lên – vượt trên’ , vượt còn dùng chỉ phẩm chất như ‘ưu việt – siêu việt’

Phối hợp 2 chữ mượn chỉ tính chất và chỉ thanh âm cho ta 1 danh từ riêng với ý nghĩa : Việt là tên gọi 1 đất nước , đây đích thị là quốc danh của quốc gia tiền nhân người Việt lập nên khởi đầu ở thời Hùng Việt vương Tuấn lang tức ông Đại Vũ tổ của vương quốc Trung hoả (theo Sử thuyết Hùng Việt ), thời Tản viên sơn thánh tức Việt vương Tuấn lang là thời vượt lũ “....nước cao thêm thì núi cũng vượt cao thêm ..” .đấy chính là nghĩa của chữ Việt ‘quốc danh’ .
Vậy : Chữ Việt bộ Tẩu 越 là Quốc danh của người họ Hùng , được dùng trong tên các nước do người họ Hùng lập ra như : nước Việt thời Hùng Việt vương , nước Việt của Việt vương Câu tiễn , nước Nam Việt của Triệu Đà , nước Đại Việt thời Lý công Uẩn và sau cùng là Việt nam ngày nay .

Ngày nay do quên mất gốc không thấu suốt cách tạo chữ nên sách vở - văn bản vẫn còn tùm lum , lẫn lộn không phân biệt đâu là ‘quốc danh ’ đâu là ‘tộc danh ’ còn phán bừa ...Việt nào cũng là Việt dùng chữ nào cũng được cả .

3 - CHINA .

Tại sao ký âm Latinh lại viết Trung hoa là China ?.

Âm China không dính dáng gì đến âm Trung – hoa hay Hán – hãn mà cũng chẳng thấy hơi hám của Mông – Thát hay Khiết đan gì gì trong đó ...vậy China mọc ở đâu ra vậy ?.

Có người cho là : China là ký âm Latinh của từ Tần ,Tần là tên quốc gia nằm ở phía tây ‘thiên hạ’ đã có công thống nhất Trung quốc cả về lãnh thổ và những nét chính của nền văn hóa như Văn tự và Đo lường .v.v.

Điều này xem ra cũng có lý và rất lý thú ...

Tần còn gọi là Tây Tần đã chỉ ra vị trí nước này ở phía tây trên bản đồ ‘thiên hạ’ thời Xuân thu - chiến quốc , thực ra quốc danh Tần cũng chỉ là từ chỉ phía tây mà thôi ,thực vô cùng lý thú khi khám phá ...nó là từ Việt ngữ .

“Tần, phát âm theo Hán ngữ là “Chín” (Qín), người Ấn Độ phiên cái âm “Chín” ấy thành China, sau người phương Tây theo đó gọi Trung Quốc là China.” (Trích bài Chữ Khoa Đẩu của tác gỉa Lãn Miên trên mạng internet )



Trong đồ hình Hà thư (đồ) 2 số 4 và 9 là số của phương Tây , ngay từ Tây trong phương Tây cũng chỉ là biến âm của Tư số 4 tiếng Việt mà ra .

- 4 Tư ↔ Tây .

- 9 Chín (tiếng Việt) ↔ Tần (Hán Việt) , như đã viết ở trên chính người Hoa phát âm là ‘Chín’ hoàn toàn đúng với cái gốc số 9 chín Việt ngữ chỉ phương Tây của Hà thư .

Dưới ánh sáng Dịch học ...đến cái quốc danh CHINA ký âm La tinh chỉ Trung Hoả cũng lộ rõ gốc là 1 từ Việt thuần ...hỏi còn gì phải bàn nữa ...???

============

Đại 'văn' chấn : tìm được chữ Lạc Việt .
Re: Chữ Khoa Đẩu .

Posted by: Lí Nhĩ Chân , http://www.viethoc.org/phorum/read.php?10,6280,page=4

专家鉴定平果感桑石刻文为古骆越的珍贵文字
Chuyên gia giám định chữ khắc đá ở di chỉ Cảm Tang - huyện Bình Quả là chữ viết quý báu của người Lạc Việt cổ
Thời gian đăng bài: ngày 21 tháng 12 năm 2011

Ngày 21 tháng 12 năm 2011, với chức vụ chủ nhiệm ủy viên Hội giám định văn vật Quảng Tây, nguyên quán trưởng Bác vật quán Quảng Tây là ông Tưởng Đình Du đứng đầu nhóm chuyên gia tiến hành giám định chữ viết khắc trên đá phát hiện tại di chỉ Cảm Tang huyện Bình Quả - Quảng Tây, bước đầu cho rằng loại chữ chữ viết khắc trên đá này là chữ viết cổ của người Lạc Việt thời Tiền Tần, cùng gọi tên là 'chữ khắc trên đá của người Lạc Việt cổ'. Nhóm chuyên gia cho rằng chữ khắc trên đá của người Lạc Việt cổ thời Tiền Tần phát hiện trong một di chỉ rất nhiều lần thứ nhất tại Quảng Tây, rất quý báu.
Nhóm chuyên gia tham dự việc giám định lần này ngoài ông Tưởng Đình Du ra còn có phó hội trưởng Hội y dược học dân tộc Trung Quốc, chuyên gia nghiên cứu cổ tịch y học nổi danh là Hoàng Hán Nho, thành viên tổ chuyên gia Trung Quốc thuộc tổ chức giáo dục của Liên hiệp quốc, chuyên gia nghiên cứu cổ tịch dân tộc là La Tân, hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - Quảng Tây, chuyên gia nghiên cứu văn tự Lạc Việt là Tạ Thọ Cầu. Nhóm chuyên gia tiến hành kiểm tra toàn diện phiến đá có khắc chữ của người Lạc Việt phát hiện ở di chỉ Cảm Tang - huyện Bình Quả, nhất trí cho rằng chữ viết cỏ này có một số chỗ giống với chữ giáp cốt, nhưng lại là thể bói cỏ, lại có đặc điểm tự có. Chữ viết khắc trên đá này có giá trị trọng đại đối với việc nghiên cứu văn hóa lịch sử của người Lạc Việt cổ.



Ông Tưởng Đình Du giám định chữ khắc trên đá phát hiện ở di chỉ Cảm Tang - huyện Bình Quả



Một phiến đá có khắc chữ phát hiện ở di chỉ Cảm Tang - huyện Bình Quả



Một phiến đá có khắc chữ phát hiện ở di chỉ Cảm Tang - huyện Bình Quả



Một phiến đá có khắc chữ phát hiện ở di chỉ Cảm Tang - huyện Bình Quả



Một phiến đá có khắc chữ phát hiện ở di chỉ Cảm Tang - huyện Bình Quả



Ông Tưởng Đình Du giải thích tình huống cho dân thôn
[www.luoyue.net]


Posted by: Lí Nhĩ Chân .

大石铲 Đại thạch sản: xẻng đá lớn

Là một đồ vật bằng đá đơn giản, tạo hình sáng đẹp, góc cạnh đối xứng, là đồ vật rất quan trọng của vùng Đông Nam Á và vùng Lĩnh Nam thời xưa, niên đại khoảng 4000-5000 năm trước, thuộc thời cuối của thời đại đồ đá mới, giới khảo cổ học Trung Quốc gọi là "văn hóa xẻng đá lớn".
Trung tâm phân bố di chỉ xẻng đá lớn tại vùng tam giác của lưu vực sông Tả, sông Hữu, phạm vi phân bố rộng khắp đến các vùng khác của tỉnh Quảng Tây cho đến phía tây nam của tỉnh Quảng Đông, đảo Hải Nam và miền bắc Việt Nam. Ở tỉnh Quảng Tây phát hiện hơn 120 di chỉ xẻng đá lớn, ở tỉnh Quảng Đông là 7 di chỉ, ở đảo Hải Nam là 1 di chỉ, ở Việt Nam là 13 di chỉ.



Xẻng đá lớn phát hiện tại đầm Đại Long - huyện Long An - Quảng Tây



Các loại xẻng đá được phát hiện



Bản đồ phân bố xẻng đá lớn
[www.luoyue.net]

Ý kiến của Văn Nhân .

Không biết vô tình hay cố ý mà thông tin sử địa Trung Hoa cổ đại đã có sự lộn ngược :

Minh ↔ Ninh

Từ Minh nếu dùng đối đẳng với từ U thì nghĩa là ‘sáng’ ngược với u ‘tối’ .

Khi đứng 1 mình thì Minh có nghĩa là ‘văn minh’ , đất Minh là nơi rực sáng tức kinh đô .

Tên Thành phố ‘Nam Minh’ nghĩa là thành phố ấy ở phía nam đất Minh tức vùng Thủ đô hay Trung tâm quốc gia còn đổi thành ‘Nam Ninh’ như hiện nay là coi như xóa trắng thông tin mang trong tên gọi khiến không còn ra nghĩa ngọn gì nữa .

Ngược lại thành Côn Ninh nghĩa là thành vua phía tây mà đổi ra thành Côn Minh thì coi như ‘phi tang’ mốc chuẩn địa lý đất nhà Châu ...khiến người đời sau chẳng còn biết đâu mà ‘mò’...

Núi Quang Minh trong bài trên chính xác phải viết là Quan Minh , nghĩa là núi ớ phía Nam đất Minh hay đất kinh đô của đế Minh .

Người Hán đã tráo chữ đổi nghĩa ...:

Nom = Nam ; phương Nam .

Nom – nhìn dịch sang Hán văn là quan , Xưa Quan phương ngược với Sóc phương hay Xích phương là hướng Xích đạo , Quan tộc là tộc người Nam man ...., đổi như thế rồi nhưng vẫn còn sợ ai đó nhận ra thông tin địa lý này ....phải thêm bước nữa tráo những chữ ‘quan’ trong sử sách thành ‘quang’ xa lắc cho chắc ăn như tên gọi ‘Quan vũ’ vua Đông Hán hay Đông hãn quốc có nghĩa là chúa đất Nam man (Vũ = vua)... tráo đổi thành ‘Quang vũ’ ...tên riêng ... thì chỉ trời mới có thể biết gốc ... ‘man’ của ông ta .
Sau cơn đại văn chấn “chữ Lạc Việt” , mặt nạ kẻ lừa bịp cấp hành tinh rơi xuống ...mèo lại hoàn mèo...; Minh là Minh U là U làm sao tráo đổi được ...

===============

Năm Nhâm Thìn và chữ Lạc Việt .

Đất có tuần dân có vận , người họ Hùng bước vào năm mới Hùng lịch 4891 tức 2012 Tây lịch cũng là năm Nhâm Thìn của Đông lịch với tâm trạng phấn khích cực kỳ , Nhâm Thìn rồng đã hiện ... tháng 12 năm 2011 đã tìm thấy chữ Lạc Việt ở khu tự trị dân tộc Choang – Quảng tây Trung quốc , đấy là đất Âu trong Tây – Âu – Lạc của nước Văn lang dòng Lạc Việt xưa .

Trong nền minh triết Dịch lý của người họ Hùng Thìn là Thần , thần của Thần tính tạo ra sinh vật vượt trên mọi sinh vật , là thần của Thần trí để hiểu thấu quy luật vân động sinh diệt của vạn hữu , có cả thần tính và Thần trí con người xác lập địa vị cao cả là chủ vũ trụ ; tìm được ‘chữ’ tức Rồng hiện vì chữ là cơ sở vật chất của tư duy tức tầng thấp nhất của Thần trí .

Sau thời gian không biết bao lâu sống trong tăm tối của thời kỳ “Tiềm long vật dụng...” rồng còn ẩn chưa tìm thấy văn tự nên con cháu họ Hùng bị hầu như cả thiên hạ coi thường ; nay trời mới đất mới mở ra ...tìm thấy chữ Lạc Việt tức là mở mắt cho thiên hạ rõ ...từ 4000 - 6000 năm trước trên mảnh đất của người họ Hùng đã là thời “ hiện long tại điền ...” , với sự kiện chấn động này con cháu nhà Hùng không còn là những kẻ thấp cổ bé miệng mà đã vươn vai như thánh Dóng để trở thành người khổng lồ trong tiến trình văn minh của nhân loại nói chung và nói riêng khẳng định vị trí “người dẫn đường” của văn minh Á đông , Sự kiện lớn lao này đã phá tan sự hoang đường ngụy tạo về nền văn minh Hãn tộc trùm phủ trên miền đất gọi là Trung quốc hàng ngàn năm nay mà đặc trưng của nó là sự tàn bạo và quỷ quyệt như cô đọng trong tộc danh : Hung – Hãn ; tính khí của tộc người này còn đậm dấu trong ngôn từ Việt : hung ác hung dữ hung bạo hung tàn hung hiểm , câu ...dưới vó ngựa quân Mông cổ thì cỏ không thể mọc... đủ để mô tả tình cảnh người Bách Việt họ Hùng phải chịu đựng ; từng đợt - từng đợt cộng chung từ đời Hán đầu công nguyên đến nay tính ra đã phải sống trong địa ngục trần gian có đến trên cả ngàn năm .

Thành tựu trí tuệ dòng Hùng Việt thời tự chủ bị đánh cắp ...sang tên khi ngoại thuộc , vùng lên thu hồi chủ quyền dày công xây đắp nền văn minh rồi lại bị đánh cắp sang tên ...lần sau cùng công lao tiền nhân qua Triều Bắc Chu và Tùy tức Việt Tủy kết tụ ở thời nhà Đường hay Việt thường bị cướp không bởi bàn tay tàn độc Mông – Mãn , Trung quốc ngày nay vẫn chưa phải là Trung Hoả của tiền nhân Tam hoàng ngũ đế xưa một khi còn hướng vọng về bờ bắc Hoàng hà chưa nhìn nhận nguồn gốc họ Hùng của mình thì đấy vẫn là đất nước của đế chế Mãn thanh khác là không có vua Mãn thanh mà thôi .

Trời cao có mắt phúc cho cả dòng giống là còn chi Lạc Việt với tinh thần bất khuất xả thân bao lần đã thóat khỏi sự thiêu đốt của ngọn lửa tàn độc Hung – Hãn bảo tồn văn minh cho cả dòng giống Hùng Việt đến tận ngày nay .

- phát âm từ Hán Việt (gọi theo thói quen lầm lẫn lâu nay) là phát âm Hoa ngữ vùng kinh đô nhà Đường và được khoa ngữ học gọi là phát âm Trung hoa cổ .

- Cách ăn mặc ở Giao chỉ được người thời Tống mô tả là cách ăn mặc của dân nhà Đường .

Tiếng nói và cách ăn mặc là những khía cạnh biểu hiện quan trọng nhất của 1 nền văn minh , đã xác định được như thế hỏi còn gì phải nghi ngờ việc người Việt nam hiện tại là hậu duệ của ‘Đường nhân hay người Việt Thường’ mà quê hương xưa của họ là cả 1 cõi ‘mênh mông thiên hạ’ gọi là lãnh thổ đế quốc đại Đường chứ không phải chỉ bó hẹp trong đất Việt nam nhỏ bé ngày nay .

Đa số người Việt hiện nay nhìn ... lịch sử chỉ thấy đầy thương đau , bị không biết bao kẻ lớn hết thời này đến thời khác bắt nạt đày đọa ...từ nhập tâm thân phận tiểu nhược quốc đẻ ra tư tưởng cúi đầu nhìn xuống loanh quanh ăn quẩn cối xay ...lượm được vài hột thóc lép là đã hớn hở lắm rồi ..., sống ngay trong toà lâu đài văn minh tráng lệ nguy nga đồ sộ của tổ tiên mình mà không nhận ra vì mình nhìn mọi sự ...bằng con mắt kẻ tôi tớ trong nhà ...cho dẫu đôi khi ngước mắt lên nhìn trộm bất chợt cũng thấy nét gì đấy rất đỗi thân quen ...lạ lùng .
Bước vào năm Nhâm Thìn ....đã tìm được chữ Lạc Việt ...

Nhâm là can số của phương Đông mặt trời mọc chỉ sự xuất hiện và đi lên của nguồn sáng , Thìn là Bố Rồng của con cháu Lạc Long , xưa Lạc long quân căn dặn bố đi vào Biển các con gặp chuyện gì bất trắc thì gọi ...Bố Rồng ơi về cứu chúng con .... “Nhâm Thìn” ý nghĩa xâu xa dưới ánh sáng Dịch học là năm “Rồng hiện lên” ....Nay Bố Rồng đã lên với các con với dấu chỉ cụ thể rõ ràng là việc tìm thấy chữ Lạc Việt , biết bao năm rồi u mê trong tầm nhìn ‘nhược tiểu’, kẻ thù đã cắt đứt sự liên thông với tổ tông , chia lìa anh em ‘nhà ta’ thành những xóm nhỏ rời rạc , xoá ý thức dân tộc để triệt tiêu tinh thần bất khuất ... thực chúng đã thành công trong cả 1 thời gian dài nhưng Thiên bất dung gian ...nay Bố Rồng đã về rồi , từ điểm khởi đầu nhận ra hình bóng tổ tiên chung qua chữ Lạc Việt ; từng bước từng bước cả dòng giống sẽ nhận ra mình là ai , sự bật dậy của cả 1 tỷ người với lực của chiếc lò so bị ép tới đáy ngàn năm nay sẽ là 1 sức mạnh kinh khủng không kẻ thù nào chống nổi , chắc chắn thế giới sẽ được định hình lại , 1 trật tự mới sẽ được thiết lập trên quy mô toàn cầu , người nhìn xa trông rộng phải bắt đầu suy tính ngay từ giờ...Sắp xếp sao đây từ trong nhà mình khi cả nửa số người họ Hùng đã rời nhà cha mẹ lập gia đình riêng cùng “người khác” ?; đứt ruột ở chỗ những ‘người khác’ ấy lại chính là những kẻ đã hãm hại phá nát nhà ta .

Bố Rồng đã về rồi người họ Hùng ơi ..., từ 4000-6000 năm trước chữ Lạc Việt đã xác định đó là thời “hiện long tại điền” , đã biết rõ như thế nay người người phải nỗ lực hết sức làm sao để cả dòng giống nhanh chóng bước vào kỷ nguyên “phi long tại thiên” như tiền nhân đã chỉ dẫn ghi khắc trong quẻ Kiền ;

==================

VIẾT LẠI TÊN BÁCH VIỆT.

Nguyễn Đại Việt - nguồn http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/viet-lai-ten-Bach-Viet.htm

Sau khi hợp lực đánh đổ nhà Tần năm 206 trước Công Nguyên (TCN), Lưu Bang bất thần xé bỏ hòa ước Hồng Câu xua quân bao vây Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ và diệt nước Sở năm 202 TCN. Cùng năm đó, ông lên ngôi hoàng đế sáng lập ra nhà Hán còn gọi là nhà Tiền Hán hay nhà Tây Hán. Về chữ viết, Hán triều tiếp tục chính sách của Tần Thủy Hoàng trong việc sửa đổi và tiêu chuẩn hóa một loại cổ ngữ thành một hệ thống chữ viết gọi là Hán ngữ.

Trong khoảng từ năm 109 đến năm 91 TCN, Tư Mã Thiên, một sử gia nổi tiếng đời Tây Hán, dùng Hán ngữ biên soạn bộ Sử Ký dài 130 tập, theo chú thích trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, ông là người đầu tiên viết hai chữ Bách Việt trong tập Ngô Khởi Truyện của bộ Sử Ký nổi tiếng đó. "Bách Việt" được dịch sang Hán ngữ hiện đại là 百 越.

Hình 1: Chữ "Việt" (bên trái) viết theo lối chữ Triện thời Tây Hán. Chữ "tẩu" (thứ hai từ trái sang phải) dùng để xác định ý nghĩa và chữ "người cầm qua" (bên phải) dùng xác định cách phát âm. Chữ cuối phát âm là "Việt" có hình tượng giống như một người cầm cái qua (戈). Trong Hán ngữ chữ "qua" (戈) có nghĩa là "cái mác" hoặc "chiến tranh".
Một bộ sử khác do Ban Bưu khởi xướng, bộ Hán Thư (漢書) gồm 100 tập, cũng được soạn thảo vào thời Tây Hán chép rằng:
“Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Hội Kế (Cối Kê), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình.”
Bách Việt mà hai bộ Sử Ký và Hán Thư đề cập đến chính là chủ nhân của vùng đất rộng lớn, bao trùm toàn cõi Hoa Nam và miền Bắc Việt Nam ngày nay; ngoại trừ Lạc Việt (Việt Nam) các thị tộc Bách Việt khác đều bị Hán tộc tiêu diệt, đồng hóa và chiếm đoạt hết lãnh thổ.
Theo Hán ngữ hiện đại, tên các thị tộc của Bách Việt được viết là 於 越 (Ư Việt), 揚 越 (Dương Việt), 閩 越 (Mân Việt), 南 越 (Nam Việt), 東 越 (Đông Việt), 山 越 (Sơn Việt), 雒 越 (Lạc Việt), 甌 越 (Âu Việt), v.v…tất cả các tên đều gắn liền với chữ 越, gọi là "chữ Việt bộ Tẩu". "Tẩu" có nghĩa là "chạy" nhưng không hiểu vì sao sử gia Lê Văn Hưu thời nhà Trần khi biên soạn quyển Đại Việt Sử Ký (大越史記) năm 1272 và sử gia Ngô Sĩ Liên, triều vua Lê Thánh Tông, khi viết quyển Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (大越史記全) năm 1479, vẫn sử dụng chữ "Việt bộ Tẩu" của nhà Tiền Hán.
Bài viết này gồm 2 phần. Phần chính giới thiệu chữ "Việt" nguyên thủy của người Việt cổ đồng thời chứng minh "chữ Việt bộ Tẩu" của nhà Tây Hán là một bản dịch sai của chữ "Việt" đó. Phần còn lại, phần phụ, trình bày một cái nhìn, một cảm nhận cá nhân về chữ "Việt" của một vị vua sống trong thế kỷ thứ 5 TCN.

CHỮ "VIỆT" CỦA BÁCH VIỆT Tại sao chủng tộc Bách Việt lại tự nhận diện qua một cái tên không phản ảnh một chút sắc thái nào của mình? Nguyên do nào khiến tên của một chủng tộc từng làm chủ một lãnh thổ rộng lớn lại mang ý nghĩa bi quan như thế?
Ngày nay, khi tìm hiểu ý nghĩa chữ "Việt" giới nghiên cứu không tránh khỏi ngạc nhiên và băn khoăn bởi những câu hỏi tương tự trên đây. Mặc dù có những nổ lực bỏ ra nhằm khám phá những bí ẩn đàng sau chữ "Việt bộ Tẩu", nhưng đến nay tuyệt nhiên vẫn chưa có một giải thích thuyết phục nào được công nhận một cách rộng rãi. Sỡ dĩ có sự bế tắc đó là vì họ đã nghiên cứu một cái tên sai. Quả vậy, chữ 越 hay "Việt bộ tẩu" không phải là do người Việt cổ đặt ra, nó chỉ là một phiên bản được các sử gia và học giả của triều đình Tây Hán dùng Hán ngữ dịch từ chữ "Việt" nguyên thủy vốn đã xuất hiện trước đó ít nhất là 300 năm. Từ văn tự cổ đến trống đồng và những cổ vật khai quật được đặc biệt là thanh gươm của vua Câu Tiễn, chúng ta sẽ tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi Việt là gì, nó sẽ giải tỏa nghi vấn kéo dài suốt hơn 2000 năm kể từ khi Tư Mã Thiên dùng Hán ngữ đặt bút viết chữ " Việt bộ Tẩu" (越) trong bộ Sử Ký của ông đến nay. Trong phần này các chữ "Việt" thuộc thời đại đồ đồng sẽ được trình bày và phân tích. Kế đó, thành phần cấu tạo của chúng sẽ được so sánh với thành phần cấu tạo của chữ "Việt bộ Tẩu" và chữ "Việt bộ Kim".

1. Chữ "Việt" nguyên thủy của người Việt cổ trong thời đại đồ đồng

Giáp Cốt văn là loại văn tự khắc chạm trên mai rùa hay xương động vật. Chữ trên mai rùa gọi là Giáp văn còn chữ trên xương những động vật khác gọi là Cốt văn. Chữ viết khắc chạm trên đồng và kim loại gọi là văn tự thời đồ đồng. Cả hai loại văn tự đều có từ đời nhà Thương và Giáp Cốt văn là loại văn tự cổ xưa nhất. Triều đại nhà Thương xuất hiện trong khoảng từ năm 1600 đến 1046 TCN, kinh đô đóng tại đất Ân thuộc tỉnh Hà Nam, Trung quốc ngày nay. Giặc Ân trong huyền sử Phù Đổng Thiên Vương của người Việt chính là nhà Thương này. Hiện nay có hơn 4.000 văn tự thời đồ đồng được khai quật và trong đó một số chữ "Việt" được ghi nhận. Xin lưu ý là các văn tự đồ đồng và Giáp Cốt văn dùng trong tài liệu này đều được cung cấp từ chineseetomology.org, một website về cổ ngữ rất phong phú và hữu ích của ông Richard Sears.
Sau đây là 5 chữ "Việt" viết bằng loại "chữ chim", có nơi gọi là "chữ sâu bọ và chim", một loại cổ ngữ rất phổ biến và thông dụng ở các nước Sở, Việt, và Chu.
a) Chữ "Việt" mang ký hiệu B01747


Hình 2: Một chữ "Việt" trong thời đại đồ đồng
Nhận xét chữ mang ký hiệu B01747:
- Người đeo lông chim trên đầu và thắt lưng. Từ đây về sau sẽ gọi là "Người Chim".
- Người Chim đứng với hai chân dang rộng, tay cầm một cây gậy dựng đứng trên mặt đất và trên thân gậy có 2 cái móc nhỏ.
- Chữ này chỉ có một thành phần là chính nó.
- Niên đại: không rõ.
b ) Chữ "Việt" mang ký hiệu B01748


Hình 3: Một chữ "Việt" trong thời đại đồ đồng
Nhận xét chữ mang ký hiệu B01748:
- Thành phần bên phải là Người Chim.
- Tay Người Chim cầm một vật giống như cái qua (mác).
- Người Chim trong tư thế của một vũ điệu.
- Thành phần bên trái là ký tự gồm một hình tròn nằm trên chữ mang hình tượng có đầu tròn to với một cái đuôi.
- Niên đại: không rõ.
c) Chữ "Việt" mang ký hiệu B01750



Hình 4: Một chữ "Việt" trong thời đại đồ đồng
Nhận xét chữ mang ký hiệu B01750:
- Thành phần bên phải là Người Chim.
- Thành phần bên trái gồm một hình tròn nằm trên ký tự có hình tượng giống thân rắn với 2 sừng.
- Niên đại: không rõ.
d) Chữ "Việt" mang ký hiệu B01751


Hình 5: Một chữ "Việt" trong thời đại đồ đồng
Nhận xét chữ mang ký hiệu B01751:
- Thành phần bên phải là Người Chim trong tư thế nhảy múa.
- Người Chim không cầm qua hoặc binh khí.
- Thành phần bên trái là một hình tròn nằm trên một cái đầu có đuôi cong.
- Niên đại: không rõ.
e) Chữ "Việt" mang ký hiệu B01749


Hình 6: Một chữ "Việt" trong thời đại đồ đồng
Nhận xét chữ mang ký hiệu B01749:
- Thành phần bên phải là Người Chim.
- Tay phải của của Người Chim cầm một vật có hình dạng của một cái qua.
- Thành phần bên trái gồm một hình tròn có chấm bên trong và nằm ngay trên ký tự có hình tượng uốn lượn như thân rắn với một cái đầu to, miệng (hoặc 2 sừng) và mắt.
- Niên đại: 496 - 465 TCN. Đây là chữ "Việt" được khắc trên thanh gươm của vua Câu Tiễn nước Việt (khác với Việt Nam).

Kết luận: Khảo sát các chữ "Việt" trên đây chúng ta rút ra được 2 điểm quan trọng,
- Thứ nhất, chữ "Việt" nguyên thủy của người Việt cổ có niên đại trong khoảng từ 496 đến 465 TCN, nghĩa là chúng xuất hiện trước chữ "Việt bộ Tẩu" của nhà Tiền Hán ít nhất 3 thế kỷ.
- Thứ hai, yếu tố chủ đạo của các chữ "Việt" là "Người Chim". "Qua" hay binh khí là yếu tố phụ.

2. Chữ "Nước" (Quốc gia) trong thời đại đồ đồng
Theo định nghĩa của chữ 邑 (ấp), một trong các ý nghĩa của nó là "nước" hay "quốc gia". Ví dụ như "nước Chu" (邾: Chu quốc) hay "nước Hàn" (邗: Hàn quốc) thời Xuân Thu và Chiến Quốc.


Hình 7: Chữ "ấp" trong thời đại đồ đồng. Chữ này có nghĩa là "nước", "quốc gia", "kinh đô, "thành thị" hoặc là vùng đất được vua ban cho.


Hình 8: "Chu quốc" nghĩa là "nước Chu" theo cách viết trong thời đại đồ đồng (trái) và thời chữ Triện (phải). Trong chữ "Chu quốc" nghĩa là "nước Chu" (hình , chữ "nước" được đặt sau chữ "Chu", khác với cách viết của người Việt là chữ "nước" được đặt trước như trong các chữ "Việt" của thời kỳ đồ đồng và cách viết hiện nay của người Việt Nam. Tương tự, chữ "nước" được dùng trong chữ "Hàn quốc" (nước Hàn) trong hình 9.


Hình 9: "Hàn quốc" nghĩa là "nước Hàn" theo cách viết trong thời đại đồ đồng (trái) và theo lối chữ Triện (phải).
Hiện nay có tất cả 31 chữ "邑" (ấp) thuộc thời kỳ đồ đồng (hình 7) được ghi nhận.

3. Chữ "Tẩu" trong thời đại đồ đồng Chữ 走 (Tẩu) là thành phần bên trái của chữ 越, chữ "Việt bộ Tẩu", viết theo Hán ngữ hiện đại.



Hình 10: Chữ "Tẩu" (Hán ngữ hiện đại: 走) trong thời kỳ đồ đồng. So sánh chữ "nước" (hình 7) với chữ "tẩu" của thời kỳ đồ đồng (hình 10) thì hai chữ này hoàn toàn khác nhau từ hình thức đến nội dung. Hơn nữa "nước" là một danh từ còn "tẩu" là một động từ. Hiện có 17 chữ "Tẩu" thuộc thời đại đồ đồng được ghi nhận (hình 10).

4. Chữ "Kim" thời đại đồ đồng
Trong hình 11 và phía trên là một số cách viết chữ chữ "Kim" trong thời đại đồ đồng. Ở dưới và bên phải là chữ "Gươm", chữ cuối trong 8 chữ được khắc trên thanh gươm của vua Câu Tiễn. Thành phần bên trái của chữ "Gươm" chính là chữ "Kim".


Hình 11: Các cách viết chữ "Kim" trong thời đại đồ đồng (trên). Chữ "Kim" là phần trái của chữ "Gươm" (hình dưới, bên phải) và chữ "Nước" là phần trái của chữ "Việt" (hình dưới, bên trái) trên thanh gươm của vua Câu Tiễn. Cũng trong hình 11, ở dưới và bên trái, chữ "Việt" là chữ đầu tiên trong 8 chữ cổ trên thanh gươm của vua Câu Tiễn. Phần bên trái của chữ "Việt" không thể là chữ "Kim" vì không bao giờ có 2 chữ "Kim" khác nhau được khắc trên cùng một thanh gươm, nhất là thanh gươm của một ông vua. Hơn nữa về hình thức thì 2 chữ 邑 (Ấp, hinh 7) và 金 (Kim, hình 11) hoàn toàn khác nhau. Hiện nay có tất cả 82 chữ "Kim" thuộc thời đại đồ đồng được ghi nhận.
Kết luận:Thành phần bên trái của chữ "Việt" nguyên thủy chính là chữ "邑" (ấp) và được viết bằng "văn tự chim", một loại chữ cổ có trước Hán ngữ và rất thông dụng ở các nước Sở, Việt, và Chu.

5. Chữ "Người Chim" trong chữ "Việt" nguyên thủy và chữ "người cầm qua" (戉) trong "chữ Việt bộ Tẩu" của nhà Tây Hán
"Chữ Việt bộ Tẩu" của triều đình nhà Tây Hán viết theo Hán ngữ hiện đại gồm 2 thành phần. Phần bên trái là chữ "Tẩu" dùng để xác định ý nghĩa của toàn chữ và phần bên phải là chữ "Việt" dùng để phát âm (hinh 12).



Hình 12: "Việt bộ tẩu" viết theo Hán ngữ hiện đại.
Chữ bên phải của chữ "Việt bộ Tẩu" mang hình tượng một người cầm qua, chữ này có gốc từ chữ 戈 của Hán ngữ và có nghĩa là "Qua", 'Mác" hay "Chiến tranh". Chữ 戉 (người cầm qua) trong chữ "Việt bộ Tẩu" không phải là thành phần cấu tạo của chữ "Việt" nguyên thủy.



Hình 13: Một cách dịch chữ "Người Chim" của người Việt cổ sang Hán ngữ hiện đại. Lưu ý làHán ngữ không có chữ này.
Thật vậy, từ chữ "Việt" trong thời kỳ đồ đồng đến hàng trăm trống đồng được khai quật ở Việt Nam và vùng Hoa Nam, tất cả đều thể hiện một quan niệm đồng nhất của người Việt cổ khi dùng các yếu tố chủ đạo để tự nhận diện và yếu tố đó chính là "Người Chim" tay cầm qua hay binh khí (hình 13).



Hình 14: "Người Chim" trên trống đồng Ngọc Lũ. Nguồn: Wikipedia.
Cho đến nay số lượng chữ "Việt" thuộc thời đại đồ đồng khai quật được tuy không nhiều nhưng quan trọng là tất cả đều thể hiện tính nhất quán cả về nội dung lẫn hinh thức. Vì vậy, có thể tiên đoán rằng đối với bất kỳ chữ "Việt" nào có trước thời Tiền Hán và được viết theo "văn tự chim" thì xác xuất để nó mang cùng nội dung và hình thức với 5 chữ "Việt" trình bày trên đây rất cao.


Hình 15: Một ví dụ của chữ "Việt" được dịch sang Hán ngữ hiện đại từ chữ "Việt" nguyên thủy. Bên trái là chữ ấp (邑: nước), bên phải là chữ "Người Chim" tay cầm qua và phát âm là "Việt". Toàn chữ viết và đọc là "nước Việt". Trong Hán tự không có chữ này. Hán ngữ hiện đại dùng chữ國 (quốc, nước, quốc gia) thay thế cho chữ 邑 (ấp, nước, quốc gia).
Kết luận:Chữ "Việt" nguyên thủy của người Việt cổ viết bằng cổ ngữ "chim", có niên đại từ 496 - 465 TCN, và xuất hiện trước chữ "Việt bộ Tẩu" viết bằng Hán ngữ của nhà Tây Hán ít nhất 300 năm. Chữ "Việt" của Bách Việt được cấu tạo bởi hai thành phần duy nhất là chữ "Nước" (邑: ấp, quốc gia) ở bên trái và chữ "Người Chim" tay cầm qua ở bên phải. "Người Chim" là yếu tố chủ đạo, phát âm là "Việt", "qua" hay binh khí là yếu tố phụ (hình 15).oOo

Từ các chứng cớ lịch sử vững chắc đã được công bố bao gồm văn tự của thời đại đồ đồng, hoa văn trên trống đồng, và cổ ngữ trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, những phân tích trên đây chứng minh rằng dù được viết bằng Hán ngữ thời Tây Hán hoặc hiện đại thì nội dung và hinh thức của chữ 越, chữ Việt bộ tẩu và 2 thành phần của nó 走 và 戉, hoàn toàn không phải là chữ "Việt" của Bách Việt, nó chỉ là một phiên bản được dịch từ chữ "Việt" nguyên thủy vốn đã có trước khi nhà Tây Hán thành lập 3 thế kỷ. Hán sử không trung thực khi ghi chép về Việt tộc, đó là sự thật, và điều đáng tiếc là Tư Mã Thiên, dù với bất kỳ lý do nào, đã xem nhẹ kiến thức và uy tín của tác giả bộ Sử Ký nổi tiếng khi dịch sai tên một chủng tộc. Ông đã bị chính trị ảnh hưởng, hay nói một cách chính xác hơn, đó là một nhầm lẫn được suy tính chu đáo của triều đình nhà Tây Hán trong chính sách tiêu diệt và đồng hóa các thị tộc Bách Việt.

PHỤ LỤC: MỘT CÁCH DỊCH CHỮ "VIỆT" SANG HÁN NGỮ
Chúng ta bắt đầu phần này bằng một câu chuyện về nước Oa (Wa), một quốc gia nằm trong vùng biển phía đông của Hoa lục. " Oa" viết theo Hán ngữ là 倭, là tên do người Hán đặt cho dân tộc này và được họ dùng trong nhiều thế kỷ để tự nhận diện và khi giao tiếp với các triều đình Trung Hoa.
Mãi đến thế kỷ thứ 8, sau khi khám phá ra thâm ý phía sau tên Oa, học giả và trí thức người Oa lập tức dùng một tên khác để thay thế. Chữ Oa (倭) mang ý nghĩa châm biếm và xúc phạm như "phục tùng" hay "thằng lùn", còn tên mới 和 có nghĩa là "hài hòa, hòa bình, và quân bình. "Đại Hòa" (大 和) từng là tên của nước Oa sau thế kỷ thứ 8. Ngày nay người Oa dùng một tên khác mà người Việt thường ưu ái gọi họ là "con cháu Thái Dương Thần Nữ". Đó là đất nước và dân tộc Nhật Bản (日本).
Trong phần chính chữ "Việt" được phân tích theo phương pháp khoa học và căn cứ trên những chứng cớ cụ thể đã được công nhận. Trong phần này ý nghĩa của chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn được suy diễn đơn thuần dựa theo phong tục tập quán của người Việt và vì vậy cách dịch chữ "Việt" ở đây sẽ không hoàn toàn khách quan.

1. Chính sử: Thanh gươm của vua Câu Tiễn
Câu Tiễn là một người Việt cổ, làm vua nước Việt từ năm 496 đến 465 TCN. Vương quốc của ông lúc bấy giờ bao gồm Thượng Hải, Chiết Giang và Giang Tô ngày nay và kinh đô đặt tại Hội Kế (Cối Kê) trong tỉnh Chiết Giang. Tỉnh Chiết Giang là nơi có con sông Tiền Đường, giòng sông nơi Thúy Kiều gieo mình tự vẫn nhưng được sư Giác Duyên cứu sống trong tác phẩm Kim Vân Kiều của Nguyễn Du. Khoảng năm 333 TCN, dưới thời của vua Vô Cương là cháu đời thứ 6 của vua Câu Tiễn, nước Việt bị nước Sở thôn tính và thị tộc U Việt mất nước từ đây.
Tuy vậy, câu chuyện của vị vua người Việt cổ chưa chấm dứt ở đó. Vào năm 1965 người ta khai quật được thanh gươm của ông ở tỉnh Hồ Bắc, Trung quốc và hiện được trưng bày tại viện bảo tàng của tỉnh này (hình 16).



Hình 16: Thanh gươm của vua Câu Tiễn được khai quật năm 1965 hiện được trưng bày tại viện bảo tàng Hồ Bắc, Trung quốc. Nguồn: uncleicko.
2. Chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn: một cái nhìn khác Cảm nhận đầu tiên là sự khác thường của chữ "nước" ( 邑) trong chữ Việt trên thanh gươm so với chữ "nước" ( 邑) của các chữ "Việt" khác trong thời đại đồ đồng. Chính sự khác thường đó là nguồn cảm hứng cho phần này, ngoài "Người Chim", trong chữ "Việt" còn có thêm 2 yếu tố khác.

Hình 17: Tám chữ cổ khắc trên thanh gươm của vua Câu Tiễn. Tám chữ này được viết theo lối điểu ngữ (còn gọi là trùng ngữ). Theo thứ tự chúng được dịch là "Việt Vương Câu Tiễn Tự Tác Dụng Gươm" có nghĩa là "Thanh gươm của Vua Câu Tiễn nước Việt tự làm để dùng". Hán tự không có chữ "Gươm". Nhà nghiên cứu Đỗ Thành có phân tích về chữ "Gươm" và "Kiếm" trong bài "Chữ Kiếm trong thanh Gươm của Việt Vương Câu Tiễn". Nguồn: Wikipedia. Trong hình 18, theo nhận xét thiên về mặt phong tục tập quán và huyền sử hơn là phương diện khoa học và ngữ văn thì chữ "Việt" trên thanh gươm gồm 3 thành phần thay vì 2 như đã trình bày. Ba thành phần đó là các chữ "Mặt Trời", "Rồng", và "Người Chim".


Hình 18: Chữ "Việt" (bên trái) trên thanh gươm của vua Câu Tiễn và 3 thành phần cấu tạo của nó. Trong các phần kế tiếp, các chữ "Mặt Trời" và "Rồng" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn sẽ được so sánh với cách viết các chữ "Mặt Trời" và "Rồng" trong thời kỳ Giáp Cốt Văn và thời đại đồ đồng. Kế tiếp, hoa văn khắc trên trống đồng sẽ được dùng để thiết lập mối tương quan với các chữ "Mặt Trời", "Rồng", và "Nguời Chim" trong chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn. Cuối cùng, huyền sử "Rồng Tiên" phát xuất từ đời sống thực tế hằng ngày của người Việt cổ được dùng để góp phần nêu lên sắc thái chung mà người Việt cổ dùng để tự nhận diện và phân biệt họ với các chủng tộc khác.

3. Chữ "Mặt Trời" trong Giáp Cốt Văn và trong chừ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn Theo Giáp Cốt Văn (hình 19) và cổ ngữ trong thời đại đồ đồng (hình 20), chữ "Mặt Trời" được viết như là một hình tròn hoặc là một hình có 4 cạnh với một cái chấm hay một gạch ngang nằm bên trong. Hình thức hay cách viết của chữ "Mặt Trời" trong các thời kỳ đó thì duy nhất, nghĩa là:
a. Không có bất kỳ chữ nào mang ý nghĩa khác được viết với hình thức đó.
b. Bất kỳ chữ nào được viết với hình thức như vậy đều có nghĩa là "Mặt Trời".
Vì vậy, một thành phần của chữ "Việt", chữ thứ hai tính từ trái sang phải trong hình 18, được xem là chữ "Mặt Trời".


Hình 19: Chữ "Mặt Trời" trong thời đại Giáp Cốt Văn.



Hình 20: Chữ "Mặt Trời" trong thời đại đồ đồng.

4. Chữ "Rồng" trong Giáp Cốt Văn và trong chừ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu TiễnTrong Giáp Cốt Văn (hình 21), chữ "Rồng" là một hình thù cong như thân rắn với một cái đầu to có 2 sừng và đôi khi trên đầu đội vương miện.


Hình 21: Bên phải là một số cách viết chữ "Rồng" trong thời kỳ Giáp Cốt văn. Bên trái là một thành phần cấu tạo nên chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, nó giống chữ "Rồng" của Giáp Cốt văn, có thân uốn lượn như mình rắn với một cái đầu to có mắt và 2 sừng.

5. Chữ "Rồng" trong thời đại đồ đồng và trong chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn
Hình 22 trình bày là các chữ "Rồng" trong thời kỳ đồ đồng. Trong giai đoạn này chữ "rồng" được viết sắc sảo hơn với đầu to, miệng và răng, có hai sừng và đội vương miện.


Hình 22: Bên phải là các cách viết chữ "Rồng" trong thời đại đồ đồng. Bên trái là một thành phần cấu tạo nên chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, nó giống chữ "Rồng" của thời đại đồ đồng, có thân uốn lượn như mình rắn với một cái đầu to có mắt và 2 sừng.
So với chữ "Rồng" của các thời kỳ Giáp Cốt văn và đồ đồng thì một trong các thành phần cấu tạo nên chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, chữ thứ 3 tính từ trái sang phải trong hình 18 được cho là chữ "Rồng".

6. Trống đồng: Chính sử của Bách Việt
Khi toàn bộ Bách Việt ở vùng Hoa Nam bị tiêu diệt và đồng hóa, sử sách của họ cũng cùng chung số phận. Tuy Lạc Việt (Việt Nam) tránh được nạn diệt vong và mất nước nhưng sử sách cũng bị Hán tộc thiêu hủy. Quyển quốc sử cổ xưa nhất của Lạc Việt còn lưu lại là quyển Đại Việt Sử Ký (大越史記) của sử gia Lê Văn Hưu thời nhà Trần, quyển này cũng chỉ mới được biên soạn vào năm1272.
May thay, để bổ sung phần nào vào thiếu sót đó là hàng trăm trống đồng cùng những di tích và cổ vật của người Việt cổ được khai quật ở Việt Nam và vùng Hoa Nam trong các thế kỷ qua. Sau đây là sự thật đã được xác lập:
- Hán tộc không có trống đồng.
- Trống đồng do chính người Việt cổ thiết kế và chế tạo.
- Minh văn trên trống đồng phản ảnh sắc thái chủ đạo trong đời sống thực tế của người Việt cổ.
Vì vậy trống đồng là một quyển chính sử của chủng tộc Bách Việt.

7. "Mặt Trời" trong chính sử trống đồng
Về yếu tố "Mặt Trời" thì hiển nhiên không cần lời giải thích dài dòng vì tất cả những trống đồng khai quật được đều có chạm trổ mặt trời ở chính giữa tang trống. Do đó "Mặt Trời" đương nhiên là một yếu tố chủ đạo trong đời sống của người Việt cổ.

Hình 23:Một ví dụ của chữ "Việt" nguyên thủy được dịch ra Hán ngữ hiện đại. Nó gồm chữ "Nhật" (Hán ngữ: 日 nghĩa là mặt trời - phần bên trái và nằm ở trên), chữ "Long" (Hán ngữ: 龍 nghĩa là "rồng" - phần bên trái, ở dưới), và bên phải là chữ "người đeo lông chim trên đầu và thắt lưng, tay cầm cái qua" ,lưu ý là Hán ngữ không có chữ này.

8. "Rồng" từ đời sống thực tế đến huyền sử
Huyền sử “Con rồng cháu tiên” là câu chuyện thần thoại không có thật nhưng nó phát xuất từ sự việc có thật trong đời sống hằng ngày của người Việt cổ. Chính sử Việt và Trung Hoa ghi nhận rằng dân Bách Việt có tục xâm mình, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép như sau:
Vua nói: "Người man ở núi khác với các loài thủy tộc; các thủy tộc ấy ưa cùng loài mà ghét khác loài, cho nên mới bị chúng làm hại. Rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái ở mình. Từ đấy thuồng luồng trông thấy không cắn hại nữa.
Từ nhận định trên người Việt cổ đã nghĩ ra phương pháp xâm mình để tự bảo vệ khi di chuyển và mưu sinh trên sông hồ. Xâm mình là để thuồng luồng hay giao long "tưởng" họ cùng đồng loại nên sẽ không bị chúng gia hại.
Thoạt tiên mục đích xâm mình đơn thuần chỉ là một biện pháp tự vệ đơn giản, nhưng dần dà, khái niệm tự nhận mình cùng đồng loại hay cho mình là con cháu của rồng được hình thành một cách tự nhiên trong tâm thức của những thế hệ sau. Đồng loại với rồng không phải là câu chuyện thần thoại dựa trên một việc hoang đường, trái lại nó bắt nguồn từ ngay trong đời sống thực tế hằng ngày của người Việt cổ nên "Rồng" được xem là một yếu tố chủ đạo trong đời sống của dân Bách Việt.

9. "Người Chim" trong chính sử trống đồng Tùy theo niên đại và thị tộc khác nhau, các trống đồng được khai quật có kích thước, phẩm chất và những minh văn khác nhau, nhưng đặc biệt hầu hết các trống đồng đều có chạm trổ những Người Chim, tay cầm qua hay binh khí và ở trong tư thế nhảy múa. Tương tự như sự hình thành khái niệm “con Rồng”, khái niệm “cháu Tiên” được bắt nguồn từ phong tục hóa trang thành Người Chim, một trong những tập quán nổi bật nhất của của người Việt cổ.oOo Tóm lại nếu có ai hỏi Việt là gì thì câu trả lời nên là: Việt là "Mặt Trời", là "Rồng", là "Người Chim" (Tiên). Đó là 3 yếu tố chủ đạo để nhận diện chủng tộc Bách Việt. Khái niệm Rồng của Bách Việt phát xuất từ đời sống thực tế qua phong tục xâm mình còn khái niệm Rồng của Hán tộc thì bắt nguồn từ đâu? Thắc mắc này được dùng để kết thúc phần phụ lục.

KẾT LUẬN
Tại sao nhà Tiền Hán không sửa đổi tên các nước Chu, Tề, Hàn, Triệu, v.v... mà họ lại đặc biệt làm điều này đối với Bách Việt? Chắc chắn sẽ có nhiều câu trả lời và chúng có thể không giống nhau. "Việt" là tên gọi chung của các chủ nhân vùng đất phía nam Trường Giang, dùng "Việt" thì có khã năng hiệu triệu và thống nhất toàn thể Việt tộc, tạo nên một sức mạnh có khã năng đối đầu và thách thức quyền lực của Hán triều trên toàn vùng Lĩnh Nam và Giao Chỉ. Chẳng hạn như sự trỗi dậy và hùng cường của các vương quốc Việt tộc như Sở, Ngô, và Việt thời Xuân Thu Chiến Quốc, hoặc chính nhờ sự hậu thuẫn của Bách Việt nên Triệu Đà mới dám xưng Nam Việt Vũ Đế tạo được thanh thế ngang ngửa với nhà Tây Hán, hay sự đồng loạt hưởng ứng của các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đối với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40, v.v... Nói chung nếu không tiêu diệt và đồng hóa được Bách Việt thì Hán tộc sẽ không bao giờ chiếm và bình định được vùng đất phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh. Bắt đầu chính sách ấy với việc cấm dùng chữ "Việt" nguyên thủy và thay bằng một tên khác, chữ "Việt bộ Tẩu", người Hán đã thành công lấy được toàn cõi Hoa Nam; nhưng chưa dừng lại ở đó, họ vẫn đang tiếp tục tràn xuống và mục tiêu lần này là Biển Đông Nam Á và căn cứ cuối cùng của Việt tộc.
Lịch sử Bách Việt chứng tỏ không kém phần phong phú khi được hé lộ qua kỹ thuật đúc gươm, trống đồng, cùng những di tích và cổ vật khác được khai quật trong vài thế kỷ qua, đáng tiếc là nền văn minh và văn hóa ấy đã liên tục bị tiêu diệt trong suốt hơn 1000 năm, lãnh thổ thì mất cả chỉ còn lại một dãi nhỏ hẹp. Bị gián đoạn hơn 10 thế kỷ khiến sử Việt thiếu hẳn phần đầu, có chăng thì cũng mù mờ, đầy bí ẩn; phần sau của lịch sử cũng chỉ mới bắt đầu khi người anh hùng xứ Đường Lâm, Tiền Ngô Vương Ngô Quyền, thành công bảo vệ thành trì cuối cùng của Bách Việt bằng một trận đánh đẫm máu trên sông Bạch Đằng năm 938.
Từ kỷ nguyên Internet đọc lại chính sử trên văn tự cổ, trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, trên trống đồng, và đời sống thực tế của người Việt cổ, hậu duệ của họ không những có trách nhiệm viết đúng lại tên Bách Việt để phản ảnh sự nhất quán của cổ nhân về tên chủng tộc, mà còn có bổn phận đào xới và minh bạch hóa lịch sử của chủng tộc vốn là chủ nhân của một lãnh thổ rộng lớn và trù phú. Vì vậy, viết lại tên Bách Việt là khởi đầu cho công cuộc làm sáng tỏ giai đoạn lịch sử bị gián đoạn, đồng thời cũng là lời mở đầu cho một quyển sử mới với hy vọng trong đó có chép cuộc hành trình về lại vùng Lĩnh Nam của hậu duệ người Việt cổ.

Thung lũng Hoa vàng Mồng Một Tết Nhâm Thìn tức ngày 23 tháng 1 năm 2012
Tác giả là tiến sĩ trong ngành điện toán, chuyên nghiên cứu và phát triển Integrated Circuits và Microprocessor cho kỹ nghệ Semiconductor. Ông là thành viên trong Ban nghiên cứu Á Châu của Nguyễn Thái Học Foundation.


4 nhận xét:

Nặc danh nói...

xem thêm:
http://blog.yahoo.com/donghohung/articles/809928/index

Nặc danh nói...

xem thêm:
http://blog.yahoo.com/donghohung/articles/825044/index

Nặc danh nói...

xem thêm: http://blog.yahoo.com/donghohung/articles/83631/index

Nặc danh nói...

http://blog.yahoo.com/donghohung/articles/83642/index

Đăng nhận xét