Chữ Việt bộ Mễ : Chữ Việt bộ Tẩu :
Mọi con người trên trái đất đều muốn biết nguồn gốc của mình. Những câu hỏi căn bản về vấn đề đó được trả lời bằng những giả thuyết hay thần thoại khác nhau ở khắp địa cầu tùy theo quan niệm duy tâm,duy vật hay vô duy. Nước Babylone (Iraque) phát minh ra chữ viết sớm nhất trên thế giới khoảng 4000 năm TC (Thời Củ = Thời gian trước Công Nguyên) đã ghi chép lại sự tạo thiên lập địa và nguồn gốc loài người. Chúng tôi gọi truyền thuyết haythần thoại (Mythology) là chuyện truyền khẩu vì chưa có chữ viết để ghi chép lại một cách chính xác. Lịch sử là chuyện đang xãy ra và được ghi chép lại bằng chữ viết hiện hành một cách chính xác hơn. Các miếng đất sét của xứ Babylone được khai quật sau khi bị chôn vùi dưới đất 2000 năm kể lại chuyện khai thiên lập địa tiền sử, nghĩa là chuyện thần thoại : Theo đó loài người do Chúa Mẹ (Mère des Dieux) sinh ra các Chúa với một đời sống vĩnh viễn. Chúa Trưởng họp Hội Đồng Các Chúa lại bàn cải về công tác tạo dựng ra con người để phục vụ và thờ phụng các Chúa hằng ngày. Hội Đồng Các Chúa ủy quyền cho Nữ Chúa Enki/Éa lấy đất sét nặng ra con người rồi chuyền máu của Bà cho con người đất sét. Con người đất sét trở thành người thật có một đời sống khoảng 200 năm (Jean Bottéro). Thánh Kinh vào khoảng 1500 TC kể rằng Chúa Trời lấy cát bụi nặng ra con người rồi thở hơi thở của Ngài vào con người cát bụi. Con người cát bụi trở thành con người thật. Đó là Ông Adam. Rồi Chúa lấy xương sườn của Ông Adam tạo ra Bà Eva.
Thần thoại Iran cho là loài người do Ba Anh Em Huyền Bí sinh ra. Thần thoại Trung Hoa cho rằng ông Bàn Cố chết rồi dòi từ thân thể ông cho ra loài người (Jonathan Fenby). Các nhà khoa học cho rằng các sinh vật đơn bào ở dưới nước hợp lại thành đa bào rồi lên đất liền thành con dã nhân và biến thành con người. Chúng tôi không đủ thẩm quyền thảo luận nguồn gốc của loài người. Nhưng nguồn gốc của một dân tộc đã và đang sống trên trái đất có thể định được dựa vào cổ sử và khảo cổ hoc mà ta có thể tìm lại được Lịch sử dân Việt Nam có thể tìm lại được phần nào qua cổ sử Trung quốc không phải vì chúng ta không có sử viết nhưng vì vua Tần Thủy Hoàng đã tận diệt chữ viết Việt và đốt phá sử sách Việt trong mưu đồ đồng hóa dân ta. Nhưng cổ sử Trung quốc dẫy đầy sai lạc về nhân danh, địa danh và thời gian sự việc đã xảy ra trong lịch sử Việt tộc. Tiền Hi Tộ một sử gia Trung Quốc vào thời Đại Hán (206 TC - 220 TM) [TM= Thời Mới= Thời sau Công Nguyên] đã thay đổi nội dung quyển Đại Việt Sử Lược rồi đổi tên là Việt Sử Lược và cho vào Tứ Khố Toàn Thư triều Thanh. Họ kéo lùi lại niên đại thành lập nước Văn Lang vào thế kỷ 7 TC, tức là 700 năm TC. Truyền thuyết cho rằng nước Văn Lang có từ năm 2879 TC. Ngoài ra người Tàu còn dùng chữ viết của họ trong chính sách thâm hiểm kín đáo “Chia Để Trị” dân Bách Việt sau khi họ hoàn toàn yểm nhẹm chữ viết Việt vào đời Tần Thủy Hoàng năm 221 TC. Ngày nay khoa học tiến triển vượt bực giúp cho các nhà nhân chủng học thế giới một vũ khí sắc bén và chính xác để tìm lại nguồn gốc của vài dân tộc trên 10.000 năm tiền sử : Đó là Mitochondrial DNA mà chúng tôi gọi là Mực DNA hay Mực Di Truyền
II- Nguồn gốc Việt tộcCó ba giã thuyết về nguồn gốc Việt tộc :
1- Giả thuyết 1 : Người từ Hi Mã Lạp Sơn theo sông Dương tử xuống lập quốc ở vùng Bắc ViệtNam hiện tại. Nếu ta hỏi họ là ai và từ đâu đến? Không ai thực sự biết cả. Ta đi vào siêu hình học (metaphysique) về nguồn gốc loài người như đã thảo luận ở trên.
2- Giả thuyết 2 : Bình Nguyên Lộc đưa ra giã thuyết rằng thủy tổ của Việt tộc là dân Mã Lai. Ông viết : "Cách đây 5000 năm, chủng Anh-đô-nê-diêng, tức là cổ Mã Lai, từ đâu không biết và không biết vì lẽ gì, di cư đến Triều Tiên, đến Nhật Bản, đến Đài Loan, đến Cổ Việt và đến đảo Célèbes ở Nam Dương". Thuyết này do các nhân chủng học và khảo cổ hoc người Pháp đào xới ở Việt nam đã đề nghị dựa vào các chứng liệu tìm được. Ông Bình Nguyên Lộc căn cứ vào chỉ số sọ của người tiền sử tìm thấy ở Việt Nam mà ông nghĩ rằng nó rất chính xác như toán học. Lý luận này không vững lắm vì không có môn xã hội học nào chính xác như toán học cả.
3- Giả thuyết 3 : Nhà tiến sĩ sử học Nguyễn Phương thì dựa vào cổ sử Trung quốc cho rằng Việt tộc từ Tàu mà ra và không có tiếng nói riêng. Tiếng Việt là do nói trại ra từ tiếng Tàu. Nhưng các nhà ngôn ngữ học cho thấy tiếng Việt có 15.000 âm điệu trong lúc tiếng Tàu chỉ có 1.300 âm điêu thôi (Đổ Thông Minh 2003). Ông Vũ Thế Ngọc trong sách Nghiên Cứu Chữ Hán và Tiếng Hán-Việt viết rằng Hán tự rất nghèo và yếu những danh từ biểu thanh không thể phiên âm hết tất cả tiếng Việt. Do đó chử Tàu phiên âm tiếng Việt một cách lệch lạc. Những nhận xét đó chứng minh rằng dân tộc Việt có tiếng nói riêng của nó và tiếng nói đó rất giàu âm điệu hơn tiếng Tàu rất nhiều. Chính người Tàu đã mượn tiếng Việt và đọc theo giọng Tàu lơ lớ tiếng Việt. Vậy Tàu và Việt là hai dân tộc hoàn toàn khác nhau. Cổ sử cho thấy dân Tàu gốc dân Turk lai Mông cổ từ Tây Bắc ở Tiểu Á sang giao tranh với Việt tộc ở Trác Bộc sông Hoàng Hà trước nhà Hạ trong một cuộc tranh hùng đẩm máu quyết liệt. Theo các nhà khảo cổ (gồm cả Website : Đi tìm về nguồn gốc dân tộc Việt Nam) cho rằng Hiên Viên (Hoàng Đế = Huang Di) đã diệt Ly Vưu (Xi Vưu = Xi Bưu = Đế Lai = Chiyou) ở Trác Lộc (Zhoulu) trong tỉnh Hebei ngày nay bên Tàu. Việt tộc có tên là Bách Việt có nghĩa là nhiều nhóm Việt có thể đến một trăm nhóm khác nhau. Ta có Lạc Việt, Âu Việt, Tây Việt, Mân Việt v...v.. sống rải rác từ phía Bắc sông Hoàng Hà đến miền Bắc Việt nam hiện nay. Nhiều nhà sử gia Trung Quốc như Chu Cốc Thành trong "Trung Quốc Thông Sử" viết : "Viêm tộc (Việt tộc) có mặt khắp Trung Hoa cổ đại trước các dòng tộc khác tràn vào nên Viêm tộc coi như là chủ đầu tiên..." Vậy cái gọi là Trung quốc hiện tại là lảnh thổ của dân Bách Việt thời tiền sử. Nhà nước Văn Lang thành lập năm 2879 TC (TC = BC). Cổ sử Tàu chép rằng nhà Hạ có từ 2202 – 1860 TC, tức là 677 năm sau nước Văn Lang. Tuy nhiên khảo cổ chưa bao giờ chứng minh được sự hiện hửu của nhà Hạ do vua Vũ lập ra sau khi vua Nghiêu Thuấn nhường ngôi cho ông. Họ Hồng Bàng cũng chưa được khảo cổ chứng minh. Tuy nhiên khảo cổ khám phá dân Hòa Bình (Bách Việt) đã sinh sống trong khu vực đó từ 10.000 TC đến 12.000 TC biện minh cho sự hiện diện của Họ Hồng Bàng. Nhà Hạ không có chữ viết. Cuối nhà Thương (1100 TC) Tàu mới có chữ viết thực dụng (Jonathan Fenby). Khổng Tử và Mạnh Tử cho ông Nghiêu là người Đông Di, tức là Việt. Chữ khoa đẩu của Việt tộc được biết trể nhất là vào năm 2353 TC, tức là trước nhà Hạ ít nhất 151 năm. Nếu nhà Hạ không có chữ viết thì làm sao Đế Nghiêu có chữ viết để chép lại Lịch Rùa của Việt tộc được nếu không phải là giữ nguyên chữ khoa đẩu? Vì thế ta có thể suy luận không mấy sai là lịch sử Họ Hồng Bàng có thể được ghi lại bằng chữ khoa đẩu. Nhưng sau khi chữ viết Việt tộc bị tiêu diệt,các sử gia Tàu viết lại lịch sử Việt tộc và thêm cái huyền thoại giả tưởng nhà Hạ, Đế Nghiêu và Đế Thuấn vào lịch sử thật của Họ Hồng Bàng. Quả thật vậy trong sách Việt Triết Nhập Môn trang 36,Kim Định quả quyết rằng ngày nay tất cả phương pháp khoa học minh chứng Hoàng Đế, Đế Nghiêu và Đế Thuấn mới được tạo dựng lên từ cuối đời Chu (1122-255 TC). Vậy trước nhà Thương (1600 TC) không có dân Tàu nào cả ở lưu vực sông Hoàng Hà mà chỉ có dân Bách Việt và các dân tộc bản địa khác thôi. Chúng tôi cố công đào xới cổ sử học, khảo cổ học, nhân chủng học, văn hóa học và những khám phá mới nhất của khoa học hiện đại do các nhà khảo cổ thế giới và trong nước để tìm lại nguồn gốc Việt tôc.
II- Nguồn gốc Việt tộc qua Cổ Sử Trung Quốc
Như đã nhận định cổ sử Trung quốc không viết trung thực lịch sử Việt tộc, nhưng chính nó là chứng nhân của lịch sử Việt. Về tổ tiên của Việt tộc, cổ sử Tàu chép rằng Đế Minh, Đế Nghi và Âu Cơ là Tàu thuần chủng. Lộc Tục và Lạc Long Quân là Tàu lai. Vậy Họ Hồng Bàng không còn là chuyện hoang đường nữa mà là huyền sử của Việt tộc và Tàu đã bóp méo sự thật. Nếu Đế Minh, Đế Nghi và Âu Cơ là Tàu thuần chủng thì làm sao họ có thể quên được lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa Trung quốc như ông Vũ Hữu Táo viết trong Báo Người Dân số 215. Rồi làm sao vào năm 110 TC các quan cai trị Tàu nhận xét rằng phong tục và tập quán Việt và Trung quốc không có gì tương tự. Họ quyết định cần phải giáo huấn dân Việt.
Hai sử gia Trung quốc đời Tống là Chu Hi trong sách Thông Giám Cương Mục và Trịnh Tiếu trong sách Thông Chí viết rằng chữ Việt cổ xuất hiện ít nhất vào năm 2353 TC mà cổ sử Trung quốc gọi là chữ khoa đẩu (chữ con nòng nọc ) khi nước Việt Thường ở phương Nam dâng cho vua Đường Nghiêu một con rùa sống ngàn năm trên mu có chữ khoa đẩu ghi lại sự việc từ ngày khai thiên lập địa về sau.Vua Đường Nghiêu cho chép lại gọi là Lich Rùa (Qui lịch). Chữ viết Việt tộc đã được ghi lại vào một thời điểm nhất định và hoàng cảnh rõ ràng. Dân Bách Viêt đã dùng chữ khoa đẩu để viết sách như Kinh Dịch, Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh mà người Tàu gọi một cách cung kính là Thiên Thư (sách trời). Vậy khó ai có thể nghi vấn sự hiện diện của chữ viết cổ của Việt tộc được.
Trần Trong Kim trong Việt Nam Sử Lược chép rằng “giống Tam Miêu sinh sống vùng đất Hoàng Hà. Người Tàu từ Tây Bắc vùng Trung Á sang đánh đuổi người Tam Miêu đi rồi chiếm giữ lưu vực sông Hoàng Hà mà lập nước Tàu”. Người Tam Miêu chính là dân Bách Việt theo nhà dân tộc học Trung Quốc Vương Đồng Linh ghi lại trong sách Trung Quốc Dân Tộc Học của ông. Từ đó danh từ Bách Việt xuất hiện trong cổ sử Tàu lần đầu tiên do nhà sử gia Trung quốc Tư Mã Thiên trong quyển Sử Ký của ông. Rồi dần dần người Tàu tràn xuống phía Nam. Dân Bách Việt phải trốn vào rừng hoặc di dân xuống vùng Bắc Việt Nam ngày nay. Một nhóm khá lớn ở lại quê hương đất tổ bị đồng hóa thành Tàu gọi là Tàu Hoa Nam hoặc Man Di (Man Di là man rợ mà Tàu Hoa Bắc gọi một cách khinh bỉ dân bị Hoa hóa phía Nam). Một nhóm di thiên lên miền Bắc, vào Hàn quốc và Nhật Bản rồi vượt cầu đất Bering sang lục địa mới goi là Mỹ châu ngày nay. Một nhóm khác di Nam và thành lập các quốc gia như Lào, Cao Miên, Thái Lan, Miến Điện và Việt Nam.Một số trong nhóm di Nam vượt biển chiếm cư các hoang đảo mà ngày nay mang tên Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân, Đài Loan, Đa Đảo, Hawai, Đa Đảo thuộc Pháp, Úc châu và New Zealand. Sau đó họ tiếp tuc vượt Thái bình dương chiếm cư California, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hai đường di dân này của Việt tộc được các nhà nhân chủng học Hertzberg và đồng nghiệp (1989) cùng Schurr và đồng nghiệp (1990) chứng minh bằng Mitochondrial DNA. Người Tàu viết chữ Miêu bằng cách ghép bộ “thảo” nằm trên bộ “điền” . Hai bộ “thảo” và “điền” trong chữ Miêu ám chỉ dân Miêu là dân làm nghề nông. Dân Bách Việt là dân phát minh nghề trồng lúa nước trước nhất trên thế giới và đã sinh sống bằng nghề nông. Người Tàu cố ý dùng chữ “Miêu” viết khác với chữ “Việt” trong thâm ý “Chia Để Trị” và từ chối cái sự hiện diện của người dân Bách Việt cư trú ở lưu vực sông Hoàng Hà trước khi người Tàu đến vùng này. Tàu gọi Việt tộc bằng hai tên khác nhau về âm hưởng nhưng cùng một tư tưởng dân tộc theo dạng chữ viết (“Mễ” cho dân Việt, “Điền” và “Thảo” cho dân Miêu). Dân Tàu chưa biết lúa là gì. Chính dân Việt dạy cho dân Tàu trồng lúa nước và ăn cơm. Trước khi đến lưu vực sông Hoàng Hà họ ăn bánh bao làm bằng lúa mì (mạch kê). Người Tàu khéo léo đưa các nhà trí thức Việt vào các sách như Xuân Thu Chiến Quốc hay Hán Sở Tranh Hùng, vân..vân.. để cố tạo ra bối cảnh nội chiến trong nước Tàu mà quên hẳn đó là đất của Việt tộc trong đó dân Việt đang cố gắng chống trả công khai hoặc bí mật kết hợp với lân bang để giành lại chủ quyền. Trước năm 221 TC, không có cái gì gọi là nước Tàu cả mà chỉ có một hình ảnh đẩm máu “Vạn Quốc” đánh giết nhau liên miên. Nước Tàu chỉ thành hình sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước cuối cùng vào năm 221 TC (Kim Định).. Các sử gia Tàu sau này cố tình bỏ quên cái thời Vạn quốc (một ngàn quốc gia bé tí hon bằng một tỉnh hiện nay) mà chỉ giữ lại cái hình ảnh vĩ đại sau năm 221 TC.
Theo ôn g Jonathan Fenby thì vào năm 1100 TC nhà Thương mới có chữ viết thông dụng. Họ viết chữ “Việt”theo lối chữ tượng hình cái rìu mà người dân Việt ở Chiết Giang phát minh rất sớm. Khi tổ tiên của người Tàu, vốn gốc du mục, coi cái rìu vừa là dụng cụ vừa là vũ khí như là đặc trưng của người phương Nam nên gọi người phương Nam là “bọn rìu”. Trong ngôn ngữ cổ đại Nam Á, rìu có cái tên gọi với âm thanh tương tự như “Yịt”. Truyện thần thoại người Mường gọi vua Việt là “Bua Yịt” (Dịt) hay “Yịt Dàng” (Dịt Dàng). “Yịt” được phiên âm sang tiếng Hán cổ rồi từ tiếng Hán cổ phiên âm qua tiếng Hán-Việt thành “Việt” . Ở thời Khổng Tử chữ Việt viết bằng chữ tượng hình cái rìu bổ sung thêm bộ Mễ gợi ý dân trồng lúa (Kim Định). Nhà Chu thay đổi cách viết chữ Việt hai lần nữa với bộ “Kim” và bộ “Thích”. Chữ Tàu hiện đại viết chữ Việt với bộ “Tẩu” là chạy
Chữ Việt bộ Mễ :
Chữ Việt bộ Tẩu :
Cũng trong chính sách chia để trị đó, người Tàu viết chữ “Lạc” bằng hơn 5 cách khác nhau : Lạc bộ “Điểu” chỉ dân Việt (thờ chim do đó bà Âu Cơ là chim hãi âu). Lạc bộ “Chuy” chỉ dân Khuyển Nhung hay Cao Miên. Lạc bộ “Trãi” chỉ dân Nhật Bản. Lạc bộ “Mã” chỉ dân Nam Dương. Lạc bộ “Mã hay Trãi” chỉ dân Thái Lan. Lạc bộ “Thủy” chỉ dân ở bắc Hồ Nam. Người Tàu vô tình công nhận cái mà chúng tôi sẽ trình bày sau này là tất cả các dân Lạc này có cùng một thủy tổ chung bằng mực DNA. Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Tuấn trong lời giới thiệu cho sách “Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt” có chép rằng “Nhà dân tộc học Trung Quốc Vương Đồng Linh trong cuốn Trung Quốc Dân Tộc Học của ông có ghi “Dân Tam Miêu-Bách Việt xưa gồm Âu Việt có Miên, Thái, Lào; Miêu Việt có Mèo, Mán; Lạc Việt có Việt, Mường. Tất cả dân Miêu này là Bách Việt, còn gọi là Viêm Việt (vì họ biết chế tác nhiều thứ từ lửa nên gọi là “Viêm”). Tất cả họ, nhất là ngành Việt đã cùng Hoa tộc làm nên Nho giáo” Sau đây là bằng chứng người Tàu cố ý làm cho con cháu Việt khó khăn tìm lại nguồn cội mình : Sách Tàu chép dân Việt là Lạc bộ Trãi. Hậu Hán Thư chép dân Việt là Lạc bộ Trãi hay bộ Mã. Thủy Kinh Chú chép dân Việt là Lạc bộ Chuy. Vậy tất cả dân Lạc đều là dân Bách Việt.
Bình Nguyên Lộc chép rằng Tàu biết Việt tại sông Bộc ở Hoa Bắc trước đời Hạ. Nhưng trước đời Hạ thì không có sử viết, còn truyền thuyết thì quá lâu đời thất truyền. Đến đời Chu Thành Vương khi Hùng Dich được phong thì dân Việt được Trung Hoa biết rõ hơn.
II- Nguồn gốc Việt tôc qua Văn Hóa
Mổi một dân tộc có một nền văn hóa đặc trưng riêng biệt. Dân tộc Việt Nam có một nền văn hóa triết lý cao siêu ngay từ khi chưa có chữ viết : Hà đồ mà người Trung Hoa cho là vua Phục Hi đi chơi sông Hà (sông Hoàng Hà), thấy con long mã (con vật tưởng tượng mình ngựa đầu rồng) nổi lên, trên lưng có bức đồ. Phục Hi theo đó mà làm ra Hà Đồ. Thực ra Hà Đồ là một hệ thống gồm các nhóm chấm đen và chấm trắng sắp xếp theo một hình thức nhất định liên hệ với bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung tâm. Những nhóm chấm-vạch ấy là những ký hiệu biểu thị số 1 đến số 10 ở thời kỳ chưa có chữ viết . Những chấm đen đi với số chẳn và đại diện cho cực Âm. Chấm trắng đi với số lẽ và đại diện cho cực Dương. Cực Âm và cực Dương thuộc về lý thuyết Âm Dương của Việt tộc. Hà đồ xuất hiện trước năm 2353 TC, năm mà cổ sử Tàu ghi lại chữ khoa đẩu của dân tộc Việt lần đầu tiên. Chính Khổng An Quốc, cháu 12 đời của Khổng Tử đã ghi lại trong bài tựa cuốn Thượng Thư (Kinh Thư) như sau : “…thời Lổ Công Vương, thích sửa sang cung thất, Vương cho phá nhà củ của Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm thấy Thư, phần Ngu, Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ khoa đẩu cổ văn do ông cha chúng ta cất giấu. Vương lại lên nhà thờ đức Khổng Tử nghe được tiếng vàng, đá, tơ, trúc bèn không cho phá nhà nữa, đem toàn bộ sách trả lại cho họ Khổng. Lối chữ khoa đẩu bỏ từ lâu, người đương thời không ai đọc được nữa, phải lấy sách nghe được ở Phục Sinh khảo luận văn nghĩa, định những chổ đọc được, dùng lối chữ lệ cổ viết sang thẻ tre, nhiều hơn sách của Phục Sinh hai mươi lăm thiên…” (Khổng Tử: Kinh Thư- Bản dịch của Trần Lê Sáng và Phạm Kỳ Nam- tr. 228-229). Lời ghi chú của Khổng An Quốc chứng minh : 1- Khổng Tử là thừa kế cái văn hóa của dân Bách Việt 2- chữ Việt cổ (chữ khoa đẩu) đã được dùng biên soạn trong các sách còn gọi là “Thiên Thư” (sách Trời). Chính các nhà trí thức Tàu gọi sách viết bằng chữ khoa đẩu một cách kính cẩn là “thiên thư”vì các sách đó không do dân tộc Tàu làm ra và là nguồn gốc của văn hóa thời đó. Người Tàu nhận lich sử của họ bắt đầu từ nhà Thương (1600-1122 TC). Hà đồ xuất hiện ít nhất trước năm 2353 TC tức là 753 năm trước khi người Tàu đánh chiếm lưu vực sông Hoàng Hà.. Vậy Hà đồ không thuộc văn hóa Tàu.
Hơn nữa, các nhà khảo cổ quốc tế và sử gia Trung quốc khám phá rằng Phục Hi là nhân vật thần thoại được đưa vào sử Tàu vào đời nhà Hán mãi sau này (206 TC - 220 TM).
Triết lý Âm Dương của Việt tộc đã có trước khi họ có chữ viết cho nên nó được tóm tắt trong ba câu ngắn gọn : Âm Dương (2) sinh Tam Tài (3), Tam Tài sinh Ngũ Hành (5), Ngũ Hành vận chuyển vô lường (2-3-5). Hà Đồ liên hệ chặc chẻ với Ngũ hành vì Ngũ hành gồm có Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung tâm nơi con người đứng. Nó khác với thuyết Âm Dương (Yin Yang) của Tàu là “Lưởng Nghi (2) sinh Tứ Tượng (4), Tứ Tượng sinh Bát Quái (8), Bác Quái vận chuyển vô lường (2-4-8)”. Danh từ “Yin Yang” không phải ngôn ngữ của Tàu. Nó được vay mượn của dân bản địa vùng Nam Á. Trước khi mượn danh từ, lẽ dĩ nhiên họ đã "mượn" tư tưởng của thuyết Âm Dương rồi. “Yang” là “dương” nghĩa là “Trời, Thần”. “Yang” là chữ “giành” trong tiếng Mường và là danh từ thông dụng trong hàng loạt ngôn ngữ Tây Nguyên (ví dụ như “yang Sri” là thần lúa, “yang Dak” là thần nước). Chữ “Yin” (âm) chỉ “Mẹ” của các ngôn ngữ Đông Nam Á (Yana là Mẹ trong tiếng Chàm cổ; ở Huế có đền thờ Thiên lana là Mẹ Trời; Ina là Mẹ trong tiếng Giarai; và Inang là Mẹ trong tiếng Indonesia). Bát quái không có liên hệ gì với Hà đồ và Ngũ hành cả vì Bát quài không có trung tâm cho con người. Người Tàu cũng cho là Phục Hi làm ra Bát Quái. Như ta đã biết Phục Hi là nhân vật thần thoại. Không ai biết Bác Quái Tiên Thiên xuất hiện lúc nào cả. Nhưng ta biết Bác Quái Hậu Thiên do Chu Văn Vương sửa đổi Bác Quái Tiên Thiên vào năm 1144 TC khi bị vua Trụ nhà Ân cầm tù ở ngục Dữa Lý.
Lý thuyết Âm Dương phát sinh từ nhóm dân sinh sống bằng nông nghiệp. Người nông dân có một mơ ước căn bản là tồn tại và phát triển. Vậy tồn tại và phát triển cần sự sinh sãn của con người vàhoa màu. Yếu tố chính của sự sinh sãn của con người là Cha và Mẹ hay Nam và Nữ. Cha hay Nam là Dương. Mẹ hay Nữ là Âm. Sự sinh sãn của hoa màu là do Trời và Đất. Người Việt thường nói “Trời sinh Đất dưởng” là vậy. Trời là Dương, Đất là Âm. Con người là một thành phần trong Tam Tài. Người là âm so với Trời, nhưng dương so với Đất. Sự hợp nhất của hai cặp “Cha Mẹ” và “Trời Đất” chính là quan niệm căn bản đưa đến triết lý Âm Dương. Triết lý âm dương thể hiện cái quân bình năng động giửa hai thái cực khác nhau như nam nữ, sáng tối, nóng lạnh, chẳn lẽ, phải trái, vân…vân… Vậy ta thấy rõ triết lý âm dương phản ảnh sự hòa hợp trong nền văn hóa tư duy tổng hợp và biên chứng trọng tỉnh của nền văn hóa nông nghiệp. Theo một nhà trí thức chưa bị ô nhiểm bởi văn hóa ngoại bang thì thuyết Âm Dương phát xuất từ quan niệm cổ xưa của tổ tiên Việt tộc. Truyền khẩu cho rằng vào thuở nguyên sơ chỉ có một khối mênh mông thủy khí vô hình vô dạng, vô màu vô sắc trong đó hai thành tố Âm và Dương vận chuyển biến khối thủy khí thành nước, lửa, kim loại, gổ và đất. Năm thành tố này không phải là những thành tố bất động như Tây Phương lầm tưởng mà chúng luôn vận chuyển trực tiếp hay gián tiếp cho nhau sinh ra Tam tài (Trời-Người-Đất) và vũ trụ. Đó là quan niệm cấu trúc vũ trụ của dân Bách Việt. Ta nhận thấy quan niệm này không đề cập đến Thần quyền như các xã hội khác trên thế giới. Cái quan niệm này có vẽ thích hợp với những khám phá mới nhất của khoa học hiện đại. Các hành tinh, dảy ngân hà và mặt trời được cấu tạo bởi các khối khủng lồ hydrogen và cát bụi. Ta có thể đưa ra giả thuyết rằng các thiên thể đó trong vũ trụ là kết quả của hai thành tố âm dương tác dụng trên khối thủy khí nhưng chưa đạt tới giai đoạn cuối cùng của sự cấu tạo vũ trụ. Có nhiều người đặt nghi vấn về cái triết lý Âm Dương trong khi đó họ chấp nhận một cách dễ dàng quan niệm Big Bang sinh ra trời đất. Chính tác giả của Big Bang nói về thuyết của ông "Tôi nghĩ nó kỳ cục quá". Chúng tôi xin đề cử vài ví dụ cụ thể để chứng minh thuyết âm dương phản ảnh khoa học thực nghiệm như sau: Tổ tiên nói “Tham thiên lưởng địa nhi ỷ số, nghĩa là 3 trời 2 đất là hai con số căn bản”. Hai nhà bác học Mỹ gốc Trung quốc là Dương Chấn Ninh (Đại học Princeton) và Lý Chính Đạo (Đại học Colombia) đã được giải thưởng Nobel về vật lý năm 1957 chứng minh rằng hạt nguyên tử khi nổ bắn ra những tia dương và âm có độ dài theo tỷ lệ 3-2. Khi đem một nguyên tử khác chặn đầu chúng thì tia dương lóe ra 3 tia nhỏ, còn tia âm chỉ lóe ra 2 tia nhỏ thôi (Báo Time ngày 28-1-1957). Tổ tiên ta đã thấy cái mà họ không thấy hơn 5000 năm rồi, nghĩa là 3 đi với dương còn 2 đi với âm. Hydrogene là một nguyên tử đơn giản nhất và hiện diện trong tất cả mọi tế bào sinh vật. Nó có một electron mang điện âm quay quanh một proton mang điện dương ở trung tâm nguyên tử Proton không cho électron rời khởi quỷ đạo vòng tròn cố định do sức hút điện năng tỉnh lực (attraction électrostatique). Nguyên tử Hydrogene đại diện cho quy luật I của thuyết âm dương : “Không có gì hoàn toàn âm hay hoàn toàn dương, trong âm có dương, trong dương có âm”. Nước ta uống (H2O) là hổn hợp giữa một nguyên tử dưởng khí (Oxygen) và hai nguyên tử Hydrogene trong một thăng bằng tỉnh điện bền vững (equilibre électrostatique). Nếu một năng lượng ngoại lai xâm nhập vào phân tử nước, cái thăng bằng tỉnh điện bền vững giữa Oxygene và Hydrogene có thể bị đảo lộn. Thay vì nước ta uống, phân tử nước có thể phân tán thành nguyên tử Hydrogene và Oxygene bay lên trời xanh. Mọi sinh vật cần nước để sinh trưởng do các phản ứng vi thể giữa Hydrogene, Oxygene và các nguyên tử khác trong các tế bào. Ta có thể nói chính các vi thể âm và dương vận động và chuyển hóa cho nhau giúp cho tế bào tăng trưởng để con người tồn tại và phát triển. Báo Science của American Association for the Advancement of Science (AAAS), 16-10-2009, số 326, tr.326 viết rằng ông Boal và đồng nghiệp cho rằng electron vận chuyễn sửa chửa thể di truyền DNA hư hại. Những ví dụ cụ thể trên cho thấy thuyết âm dương biểu hiện khoa học thực nghiệm hiện tại chứ không phải những lý thuyết trừu tượng không liên hệ với thực tế. Một ví dụ nữa là một thanh nam châm có cực âm và cực dương ở hai đầu. Nếu ta cắt nó ra thành hai đoạn, ta cũng thấy lại cực âm và dương ở hai đầu của hai đoạn nam châm mới. Nếu ta tiếp tục cắt thanh nam châm thành nhiều đoạn nhỏ hơn nữa, ta vẫn thấy hai cực âm và dương trở lại ở hai đầu của mổi đoạn nam châm mới. Vậy cực âm và dương luôn luôn ở bên nhau, vận chuyển cho nhau. nhưng sẵn sàng tách rời nhau và vẫn ở bên nhau trở lại. Chúng ta sẽ chứng kiến rằng ở mọi môi trường gồm cả môi trường xã hội con người, nếu có một thăng bằng năng động bền vững như hiện tượng nam chăm thì môi trường ấy sẽ phát triển thuận lợi. Nếu là xã hội con người thì thịnh vượng và hòa bình sẽ trường tồn. Vì dân Tàu không quan niệm như thế nên họ đi xăm lăng các nước láng giềng. Dân Bách Việt yếu về quân sự nên bị mất nước. Dân Mông cổ vốn dân du mục như dân Tàu với sức mạnh quân sự nên cai tri dân Tàu qua nhiều thế kỷ. Ta cũng có thể tiên đoán rồi dân Tàu sẽ chịu một số phận như dân Mông Cổ vì dân Tàu là một hợp chủng tạo ra do bạo lực.
Không ai rõ khi nào dân Bách Việt bắt đầu có chử viết. Nhưng cổ sử Trung quốc chép lại ít nhất vào năm 2353 TC dân Bách Việt có chữ viết thông dụng mà cổ sử Trung quốc gọi là chử khoa đẩu (chữ con nòng nọc) khi nước Việt Thường dâng cho Đế Nghiêu con rùa sống ngàn năm trên lưng có chữ khoa đẩu ghi lai sự việc từ khi khai thiên lập đia trở về sau. Ông Jonathan Fenby, tác giả sách “China’s Emperial Dynasties 1600 BC – AD 1912”, viết rằng nhà Thương có chữ viết thực dụng vào năm 1100 TC (1253 năm sau chữ Việt cổ) và nguồn gốc chữ viết Tàu là từ một con rùa thần bò ra khỏi sông trên mai có khắc một thứ chữ huyền bí. Không ai biết nguồn gốc của thứ chữ viết đó cả. Hiện tượng chữ viết trên mai rùa nhắc lại câu chuyện người Việt Thường dâng cho Đế Nghiêu con rùa sống ngàn năm trên mai có khắc chữ khoa đẩu. Vậy chữ khoa đẩu (chữ huyền bí) là nguồn gốc của chữ Hán? Sách “Writing. The Story of Alphabets and Scripts” kể rằng Hoàng Đế (Huang Che) khóc suốt đêm khi ông tìm ra được chữ viết bằng cách quan sát cơ thể trên thiên đường và vật thể ở thế gian nhất là vết chân chim và thú vật chạy nhảy. Ai cũng biết chữ viết của một dân tôc không phải một cá nhân qua một đêm hay vài tháng mà tạo ra. Lương Kim Định viết : "Trước nhà Tần có rất nhiều kiểu chữ viết, nhưng nổi hơn cả là chữ con quăng mà người Tàu gọi là chữ khoa đẩu. Trước nữa là chữ chân chim (điểu tich tự). Hai thứ chữ này là của Việt tộc có từ đời Hồng Bàng và liên hệ với hai vật biểu Tiên Rồng". Những chi tiết của Lương Kim Định, Jonathan Fenby và sách Writing The Story of Alphabets and Scripts cho thấy : 1-Việt tộc có chữ viết 1253 năm trước dân Tàu. 2- Chữ viết Tàu có nguồn gốc từ chữ Việt cổ với một số sửa đổi và hổn hợp của chữ khoa đẩu. Chữ Việt cổ tìm thấy ở bửu kiếm của Việt Vương Câu Tiển : Đó là chữ khoa đẩu, viết theo kiểu "Điểu Trùng Văn". Ông Vũ Thế Ngọc trong sách Nghiên Cứu Chữ Hán và Tiếng Hán-Việt có đưa ra chữ Hán đời Thương : Nó tương tự như chữ khoa đẩu khắc trên bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiển. Trong lịch sử thế giới cũng có trường hợp tương tự : Dân La Mã (Latin) cưởng đoạt vần A, B, C ... của dân Etruscan để phiên âm tiếng nói của họ. Vua Etruscan cai trị La Mã vào thế kỷ 4 TC. Cái khác là dân Việt tồn tại trong khi dân Etruscan bị tiêu diệt vỉnh viển (Writing : The Story of Alphabets and Scripts).
Dấu vết văn hóa Việt được tỏ rõ trong phép tả nhậm : vạt áo bên tả biểu lộ lể thói trọng tả của ta tức là trọng Văn, còn Tàu trọng Hữu tức trọng Võ. Số 5 là của Việt, Tàu ưa số 6, về sau Tàu mới đổi sang số 5. Nhà mái cong cũng của Việt ngay từ thời Đông Sơn, còn Tàu mãi đến đời Đường mái mới cong, tức cong sau ít nhất mười thế kỷ. Nét cong nói lên sự hoà hợp giữa tròn và vuông ( trời tròn đất vuông). Rồng là của Việt, Tàu trước nhận Bạch hổ. Đời Thương còn mang cờ hổ trong khi các chi tộc Việt đã mang cờ rồng. Kinh Thi nói long kỳ dương dương (cờ rồng bay phơi phới). Tàu mới nhận rồng vào lối nhà Hán (206 TC - 220 TM ). Từ đời Hùng Vương, Việt tôc đã có phép Công Điền Công Thổ, tức là khi người dân đến tuổi trưởng thành (18 tuổi) thì nhà vua phát cho một số ruộng đất bằng nhau để làm ăn nuôi gia đình. Bên Tàu đời nhà Chu cũng có phép tương tự gọi là phép "tỉnh điền". Khi dân Tàu đến tuổi 50 thì phải trả thửa đất ấy lại cho nhà vua (Trần Trọng Kim). Đó là điều khác biệt quan trọng giữa Tàu và Việt. Người dân Việt không phải trả ruộng đất lại cho nhà vua Việt khi họ tới tuổi 50. Ruộng đất đó sẽ được chia cho con cháu của ông vỉnh viễn.
Nhà dân tộc học Trung quốc là Vương Đồng Linh cho rằng Việt tôc cùng Hoa tộc làm ra Nho giáo. Căn bản văn hóa của Trung quốc được thiết lập do ông tổ Nho giáo Khổng Tử. Ông luôn luôn xưng mình là hiếu cổ, học với cổ, ông xưng rõ ông không phải là người sáng tạo mà chỉ thuật lại lời các tiền hiền đã truyền ra. Vậy Khổng Tử chỉ làm cho văn hóa Di Việt rõ ràng hơn mà người ta gọi là văn minh Tàu. Sự thật này chứng minh một cách hùng hồn là Tàu đã cưởng chiếm văn hóa Việt rồi bổ túc thêm và xưng là văn hóa Tàu. Các nhà khảo cổ Mỹ như các ông Solheim và Gordon đại học Hawaii và Nga như ông Karl Jettmar đang hướng mạnh về trục Nam-Bắc tức là văn hóa phát xuất từ miền Nam (văn hóa Hòa Bình, Non-nok-Tha... Ban chiang) tiến lên miền Bắc là Ngưỡng Thiều tỉnh Thiểm Tây và Lang sơn tỉnh Sơn Đông. Vậy các ông Solheim, Gordon và Karl Jettmar nhìn nhận sự thật nêu trên. Các khoa tân nhân văn như triết, khảo cổ, cổ tục, v...v...đều chứng minh là Việt có văn hóa trước. Tàu mới đến sau và chỉ làm cho văn hóa kia trở nên xác định rõ ràng, người ta gọi là văn minh Tàu (Kim Định).
III- Nguồn gốc Việt tộc qua Khoa Khảo Cổ Học
Nền khảo cổ cho thấy văn hóa tiền sử của Việt Nam qua nhiều giai đoạn như sau :
1- Thời kỳ đồ đá củ (Paleolithic Age) Văn hóa Sơn Vi (20000–12000 TC)
2- Thời kỳ đồ đá trung (Mesolithic Age) Văn hóa Hòa Bình(12000-10000
TC)
3- Thời kỳ đồ đá mới (Neolithic Age) Văn hóa Bắc Sơn (10000–8000 TC)
Văn hóa Quỳnh Văn (8000-6000 TC)
Văn hóa Đa Bút (6000–5000 TC)
4- Thời kỳ đồ đồng (Bronze Age):Văn hóa Phùng Nguyên (5000-4000 TC)
Văn hóa Đồng Đậu (4000–2500 TC)
Văn hóa Gò Mun (2500–2000 TC).
5- Thời kỳ đồ sắt (Iron Age) : Văn hóa Đông Sơn (2000 TC – 200 TM)
Văn hóa Sa Huỳnh (1000 TC – 200 TM)
Văn hóa Óc Eo (1-630 TM)
Khảo cổ cho thấy có một sự chuyển tiếp liên tục giữa nền văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình và Đông Sơn. Năm 1920, bà Madelaine Colani (Pháp) đào nhiều hang động ở Hòa Bình bắc Việt Nam. Thành quả khiến Bà đề nghị một nền Văn hóa Hòa Bình. Cuộc đào quật năm 1973 ở Hemedu (Zhezang) bên Tàu tìm thấy một nền văn minh trồng lúa xưa nhất thế giới và một căn nhà sàn. Đó là nền văn hóa thời đồ đá mới (neolithic) Yang-Shao ở tỉnh Henan (5000 TC) và Longshan tỉnh Shandong (2600 TC). Giáo sư Wilhem G. Solheim II tại Đại học Hawaii quả quyết rằng Văn hóa Hòa Bình là nguồn gốc của nền văn hóa Yang-Shao và Longhan ở Bắc Trung quốc. Thật vậy, niên đại 5000 TC và 2600 TC là thời gian dân Tàu chưa có mặt ở vùng của hai nền văn hóa này trong lúc dân Hòa bình (Bách Việt) đã sinh sống tại đó hơn 10.000 TC. Trống đồng Đông Sơn (Hình 5) đại diện cho một nền văn hóa đồ đồng ở Đông Sơn Bắc Việt Nam với kỷ thuật luyện đồng tinh vi. Người Tàu cho là họ dạy cho dân Việt đúc trống đồng này. Các nhà khảo cổ quốc tế bác bỏ luận điệu nói trên vì kỷ thuật trống đồng và dân Tàu không có hiện diện ở lảnh thổ của Bách Việt vào thời đó. Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật (Museum of Fine Arts) ở thành phố Boston tiểu ban Massachusett Mỹ quốc có một trống đồng của người Tàu đời Đông Chu, thế kỷ II TM (AD). Trống đồng này quá đơn sơ với hình sáu con cóc nổi trên mặt trống không có gì đáng so sánh với trống đồng của Việt tộc cả. Điều này cho thấy Tàu làm trống đồng 2000 năm sau Việt tộc mà kỷ thuật còn quá yếu kém để có thể so sánh với kỷ thuật của trống đồng Việt tộc. Vậy rõ ràng là Tàu không thể nào dạy Việt tộc làm trống đồng được. Điều chắc là Mã Viện đem về Tàu rất nhiều trống đồng Việt tộc.
IV- Nguồn gốc Việt tộc viết lại bằng Mực Mitochondrial DNA hay MựcDi TruyềnỞ mọi quốc gia trên thế giới, sử viết đều có ít nhiều sai lạc. Trong cùng một quốc gia chính sử và ngoại sử cũng không thống nhất. Đặc biệt cổ sử Trung quốc viết về Việt tộc nhiều ngàn năm về trước thì quá nhiều sai lạc có chủ tâm vì nhiều lý do. Lý do chính yếu nhất là người Tàu cưởng đoạt cái văn hóa của Việt tộc rồi bổ túc thêm và tự xưng là nền văn minh của chính mình. Để thực hiện ý đồ trên, người Tàu đã dùng hết mọi thủ đoạn gồm việc thêm bớt chữ khoa đẩu đặt ra chữ Đại triện dưới thời Chu Tuyên Vương (827 TC-782 TC) trong mưu đồ đồng hóa dân Việt. Mọi thủ đoạn đồng hóa dân Việt thất bại. Toàn dân Việt đã một lòng tự giải phóng khỏi ách nô lệ người Tàu sau hơn một ngàn năm bị trị. Lương Kim Định cho rằng người Tàu không đồng hóa được dân ta là vì văn hóa Việt biến đổi dân Tàu chứ không phải văn minh Tàu thay đổi dân Việt . Ngày nay khoa học đã cung cấp cho các nhà nhân chủng học một vũ khí sắc bén và lợi hại để giúp việc định thủy tổ loài người hơn 10.000 năm tiền sử : Đó là Mitochondrial DNA mà chúng tôi gọi là Mực DNA hay Mực Di Truyền. Nguồn gốc của các dân tộc Đông Nam Á, Đa Đảo (Polynesians) và Thổ Dân Mỹ Châu (Native American) được các nhà nhân chủng học Âu châu và Mỹ châu nghiên cứu rất kỷ càng. Giáo sư nhân chủng học Mỹ quốc Douglas C. Wallace ở Đại học Emory ở Atlanta tiểu bang Georgia đã nghiên cứu thủy tổ của thổ dân Mỹ châu và khám phá ra rằng chính dân tộc Đông Nam Á đã chiếm cư Mỹ châu bằng đường biển khoảng 6.000 – 12.000 TC. Giả thuyết của ông khác với giả thuyết từng được chấp nhận là dân Mông cổ vượt cầu đất Bering sang định cư ở Mỹ châu 12.000-20.000 TC. Sau đây là kết quả Mitochondrial DNA :
1- Việt tộc có 4 haplotypes chính là :
a- Haplotypes A, B, C và D
b- Thất thoát căp căn bản số 9 giữa hai thể di truyền COII / tRNALYS
(9bp deletion between COII / tRNALYS genes ) (R. Ivanova và đồng nghiệp)
2- Hoa tộc có haplotypes chính là :
a- Haplotypes A, C, D, G, M8a, Y và Z (không có B)
b- Không có Thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII /
tRNALYS
(Bo Wen và đồng nghiệp, Shanghai, Hàng Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia Trung Quốc)
Chú ý : Tàu Hoa Bắc có 55 % Haplotypes này. Tàu Hoa Nam chỉ có 36 % (Tàu Hoa Nam là dân Bách Việt bị đồng hóa nên tỷ lệ haplotypes đó thấp).
3- Thái lan có :
a- Haplotypes B, F, M7, R
b- Thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII / tRNALYS . Sự thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền này còn gọi là Đột biến đăc biệt Á châu hay Á châu đặc điểm. (Fucharoen và đồng nghiệp, Đại học Khon Kaen, Thailand)
4- Thổ dân Nam Á (Miến Điện, Tibet, Daic, Hmong-Miên) có :
a- Haplotypes B, F, M7 và R
b- Thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII / tRNALYS
(Hui Li và đồng nghiệp)
Các nhà nghiên cứu về mtDNA nhất là Douglas C. Wallace và Theodore Schurr đồng ý là dân tộc ở Đông Nam Á có sự liên hệ di truyền (Haplotype B và Đột biến đặc biệt Á châu) và đưa ra giả thuyết là họ có chung một thủy tổ . Nhận xét này trùng hợp với cổ sử do nhà dân tộc học Trung quốc Vương Đồng Linh trong sách Trung Quốc Dân Tộc Học của ông.
5- Dân Đa Đảo (Polynesians)
Jean Trejaut và đồng nghiệp nghiên cứu nguồn gốc của dân Đa Đảo mà giả thuyết cho là thủy tổ của họ từ Trung quốc lục địa và Đông Nam Á chiếm cứ Đài Loan rồi lan ra khắp các đảo ở Thái bình dương. Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy dân Đa Đảo không có liên hệ gì với Tàu luc địa cả mà thủy tổ của họ là dân Đông Nam Á. Họ có liên hệ trực tiếp với thổ dân ở Đài Loan.
a- Haplotypes B (93 %)
b- Thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII / tRNALYS .
Kết quả Mitochondrial DNA và lịch sử di dân của Bách Việt hổ trợ giả thuyết dân Bách Việt là thủy tổ của dân Đa Đảo.
6- Đường di dân của Bách Việt qua Mitochondrial DNA
Hiện nay sự thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII /tRNALYS (Đột biến đăc biệt Á Châu) được tìm thấy nhiều hơn ở dân tộc ven biển Thái bình dương hay Đa đảo do các nhà nhân chủng học Horai và Matsunaga năm 1986, Cann, Stoneking và Wilson năm 1987, Hertzberg và đồng nghiệp năm 1989 và ở thổ dân Mỹ châu do ông Torrini và đồng nghiệp năm 1992. Họ kết luận là sự phân phối của Đột Biến Đặc Biệt Á Châu chúng tỏ có ít nhất hai cuộc di dân quan trọng : Một cuộc di dân về hướng Nam theo ven biển Á châu rồi hướng về Đông vào Indonesia và trãi ra các đảo Thái bình dương (Hertzberg và đồng nghiệp 1989). Một cuộc di dân khác về hướng Bắc vào Siberia rồi vượt cầu đất Bering vào Mỹ châu trở thành thổ dân Mỹ châu (Schurr và đồng nghiệp 1990).
7- Bách Việt là thủy tổ của dân vùng Thái bình dương
Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ đăng bài nghiên cứu về nguồn gốc dân vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo do hai nhà nhân chủng học Anh quốc ở Đại học Durham và Đại học Oxford dẫn đầu nhóm khoa học gia quốc tế gồm Việt Nam, Trung quốc, Nhật Bản, Hàn quốc, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Hawaii, Mỹ quốc, Ý Đại Lợi, Úc châu, Tân Tây Lan, vân...vân... vào tháng Ba năm 2007. Họ dùng Mitochondrial DNA của heo hiện tại cùng heo cổ và dạng răng heo. Kết quả được đăng trên nhiều báo như Daily Science News, Orlando Sentinel và Los Angeles Times, v...v.... Báo Orlando Sentinel viết : DNA của Heo soi sáng con đường di dân : Cuộc nghiên cứu mới về DNA của heo viết lại lịch sử di dân của con người khắp Thái bình dương. Nó cho thấy hầu hết dân cư trong vùng có thủy tổ ở Việt Nam.
8- Bách Việt là thủy tổ dân Việt Nam và toàn thể dân cư vùng Thái bình dương. Bách Việt là chủ thể của chủng Mongoloids phương Nam.
S.W.Ballinger và đồng nghiệp đã nghiên cứu Mitochondrial DNA của 7 quốc gia Đông Nam Á cho thấy dân Việt Nam hiện tại và dân Đông Nam Á thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Dân Việt Nam có sự biến đổi cao nhất về di truyền trong dân tộc (the Vietnamese have the greatest intrapopulational genetic divergence [0.236 %] ) được coi là dân tộc lâu đời nhất trong vùng. Ông Ballinger viết vì dân Việt Nam bi người Tàu đô hộ nên chủng Nam Mongoloid đó có gốc Hoa tộc khoảng 59.000 đến 118.000 TC. Ông quên rằng người Tàu xăm lăng khu vực sông Hoàng Hà vào đời nhà Thương (1600-1322 TC) trong khi dân Hòa Bình (Bách Việt) đã sống từ lưu vực sông Hoàng Hà đến Việt Nam hiện tại hơn 10.000 TC, tức là trước khi Tàu xăm lăng ít nhất là 7.795 năm. Do đó Bách Việt là chủ thể của chủng Mongoloid phương Nam chứ không phải Tàu.
9- Việt Nam là Trung Tâm Mitochondrial DNA Á Châu
Dân Việt Nam có tỷ lệ lớn nhất về HincII / Hpal morph I Haplotype (32.1 %) được coi là Trung Tâm từ đó Mitochondrial DNA Á châu (Asian Mitochondrial DNA) lan tỏa ra chung quanh vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo đến tận Hawaii, New Guinea và French Polynesia. Haplotytypes A, B, C, D và sự thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII / tRNALYS hay Đột biến đặc biệt Á châu.. Sau cùng nó lan sang Mỹ châu. Thật vậy, người thổ dân Mỹ châu (native Americans) cũng có Haplotypes A, B, C and D với sư thất thoát cặp căn bản số 9 giữa hai thể di truyền COII/tRNALYS hay Đột biến đặc biệt Á Châu.
V- Kết Luận
Mực DNA hay Mực Di Truyền đã bổ túc cổ sử và khảo cổ học trong việc viết lại lịch sử thật của Việt tôc đã bị thất truyền một cách có kế hoạch hơn 5000 năm qua. Ta có thể xác định những điều sau đây một cách khoa học và không thiên lệch :
1- Bách Việt là thủy tổ của dân Việt Nam hiện tại, toàn thể dân cư vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo cùng vùng Thái Bình Dương.
2- Việt tộc là chủ thể của chủng Mongoloid phương Nam tạo ra nền văn minh Hòa bình và Đông Sơn, v...v... Tàu không có ảnh hưởng nào trên chủng Nam Mongoloid cả vì Việt tộc sinh sống từ vùng Hoàng Hà đến Bắc Việt Nam hơn 10.000 TC trước khi dân Tàu đến.
3- Việt tộc là một dân tộc thuần chủng. Tàu là một hợp chủng tạo ra do bạo lực mà ông Bo Wen nhìn nhận trong khảo cứu về sự phát triển văn hóa Hán tộc cũa ông và đồng nghiệp.
4- Việt tộc có một nền văn hóa cao siêu với Hà đồ, Lạc thư, Thuyết Âm Dương và Kinh Dịch, vân...vân.... Những sách này được viết bằng chữ khoa đẩu mà chính người Tàu gọi một cách cung kính là Thiên Thư (sách trời).
5- Chữ Tàu có nguồn gốc từ chữ khoa đẩu với một số thay đổi.
6- Tàu đã cưởng đoạt nền văn hóa Việt để xây dựng văn minh Tàu bằng cách biến chữ viết của Việt tộc thành chữ Hán từ đời Chu Tuyên Vương (827 TC-782 TC), thay đổi lịch sử Họ Hồng Bàng và thêm truyền thuyết giả tưởng nhà Hạ và Nghiêu Thuấn.
7- Việt tộc có kỷ thuật luyện đồng tinh vi và rất sớm trước 2000 TC.
8- Việt Nam là dân tộc lâu đời nhất ở Á châu.
9- Việt nam là trung tâm từ đó Mitochondrial DNA Á châu (Asian Mitochondrial DNA) lan tỏa ra chung quanh vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo đến tận Hawaii, New Guinea, French Polynesia rồi sang lục địa Mỹ châu.
10- Bách Việt là thủy tổ của thổ dân Mỹ châu (Native Americans).
Đã đến lúc hảy trả lại cho Cesar những gì của Cesar. Phương pháp cả vú lấp miệng em nên chấm dứt như Bắc Kinh đã công bố ông Thái Luân bên Trung quốc là người đầu tiên phát minh ra giấy viết vào năm 107 TM (sau Công Nguyên) . Ông Thái Luân là người Tàu gốc Việt. Nói cho đúng hơn là thổ dân Mỹ châu (Maya) đã phát minh ra giấy viết trước nhất thế giới từ lá cây vả vào thế kỷ thứ nặm TC.(khoảng 600 năm trước ông Thái Luân).
TÀI LIỆU THAM KHẢO :1-Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim, nhà xuất bản Sống Mới, PO Box 2744, Forth Smith, AR.72913..2- Hưng Việt, Triết lý An Vi, Lương Kim Định, An Việt Houston, PO Box 55304, Houston, Texas 77255-53043- Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Bình Nguyên Lộc, Xuân Thu xuất bản, PO Box 97, Los Alamitos, California 90720.4- Hà đồ trong văn minh Lạc Việt, Nguyễn Vũ Anh Tuấn, nhà xuất bản tổng hơp, TPHCM, 62 Nguyễn Thị Minh Khai – Q-1.5- Tìm về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, nhà xuất bản TPHCM, 62 Nguyễn Thị Minh Khai –Q-1.6- Mystery of the Maya, Canadian Museum of Civilization Corporation, Internet.7- China’s Imperial Dynasties 1600 BC – AD 1912, Jonathan Fenby, Metrobooks, 122 Fifth Avenue, New York, N.Y. 10011.8- Phyllogeny and ancient DNA of Sus provides insights into Neolithic expansion in Island Southeast Asia and Oceonia, 4834-4839, PNAS, March 20, 2007, vol.194, no.129- Pig DNA sheds light on paths of Migration, Thomas H. Maugh II, Orlando Sentinel, March 18, 2007.10- Pig study forces rethink of Pacific colonization, Daily Science News, Internet.11- Genetic evidence supports demic diffusion of Han culture, Bo Wen, Hui Li, Daru Lu, Xiufeng Song, Feng Zhang, Yungang Ho, Feng Li, Yang Gao, Xianyun Mao, Liang Zhang, Ji Qian , Jingse Tan, Jianzhong Jin, Wei Huang, Ranjan Deka, Bing Su, Ranajit chakraborty & Li Jin, State Key Laboratory of Genetic Engineering and Center for Anthropological Studies School for Life Sciences and Morgan-Tan International Center for Life Sciences, Fudan University, Shanghai 200433, China, Center for Genome Information, Department of Environmental Health, University Cincinati, Cincinati, Ohio 45276, Key Laboratory of Cellular and Molecular Evolution, Kunning Institute of Zoology, the Chinese Academy of Sciences, Kunning 650232, China.12- Southeast Asians Mitochondrial DNA Analysis Revealed Genetic Continuity of Ancient Mongoloid Migrations, S.W. Ballinger, T.G. Schurr, Antonio Torrini, Y.Y. Gan, J.A. Hodge, K. Hassan, K.H. Chen, and Douglas C. Wallace, Emory University School of Medicine, Atlanta, Georgia 30322, Department of Biotechnology, University Pertanian Malaysia, Serdang 434000 Selangor, Malaysia, Institute of Medical Research, Kuala Lumpur, Selangor, Malaysia and Department of Mathematics, University of California, Long Beach, California.13- Mitochondrial DNA diversity in southeastasian population, SCHURR Theodore G., WALLACE Douglas C., Catnit (Internet).14- Mitochondrial DNA of Polynesians, Melton T. ; Redd A.J. ;Stoneking M., University Parks, PA., American Journal of Human Genetics, Vol.57, issue 2, PBD August 1995.15- Mitochondrial DNA provides a link between Polynesians and indigenous Taiwanese, Jean Trejaut et al, PloS Biol. 2005 3(8) : e281.Phụ lục :DNA do chữ Deoxyribonucleic acid. Nó thường được gọi là thể di truyền (genes). Nó phụ trách truyền lại cho thế hệ sau cái tốt cũng như cái xấu của sinh vật. Nó có nhiều cặp căn bản (bases pairs) trong những chuổi tiếp diển DNA (sequence DNA). Trên lý thuyết mỗi con người đều có một mẩu DNA như thủy tổ. Nhưng trên thực tế có những sai lầm bất ngờ trong tiến hành tái tạo các cặp căn bản của chuổi tiếp diễn DNA gọi là Đột Biến xảy ra và những sai lầm ấy được truyền sang thế hệ sau. Nếu các đột biến đó nặng thì cá nhân đó chết (sẩy thai hoặc chết yểu bởi bệnh di truyền). Nếu nhẹ các đột biến đó giúp các nhà nhân chủng học truy tầm lại được thủy tổ của cá nhân đó sau nhiều ngàn năm đã trôi qua. Ví dụ đột biến nhẹ là sự thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thề di truyền COII / tRNALYS ( 9 bp deletion between Cytochrome c Oxidase subunit II / tRNALYS genes).Có hai loại DNA, một ở trong hạt nhân tế bào, một ở trong một cơ quan nhỏ trong tế bào chất gọi là Mitochondrion. DNA của cơ quan này lấy tên là Mitochondrial DNA. Các khoa học gia chọn nó vì số lượng thể di truyền rất ít hơn so với DNA của nhân tế bào. Nó được truyền lại do người mẹ.Haplotype là một nhóm thể di truyền trong các chuổi tiếp diển DNA. Mỗi lục địa có riêng một số haplotypes : ví dụ như Á châu có 4 haplotypes chính A, B, C và D. Người thổ dân Mỹ châu có cùng loại haplotypes với dân Á châu vì thổ dân Mỹ châu do thủy tổ từ Á châu di dân sang Mỹ châu khoảng 6.000 – 20.000 năm tiền sử. Phi châu có haplotypes L, L1, L2 và L3. Âu châu có các haplotypes khác từ H, I, J, K, M, T, U, W, X.Phương pháp định DNA và các Đột biến cần những phòng bào chế trang bị rất tối tân không thuộc lảnh vực bài này. Các nhà khoa học cần máu, tế bào và xương để định DNA
nguồn: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/25848-7-cac-nha-nghien-cuu-trung-hoa-uc-da-nhac-den-bo-chu-khoa-dau-cua-nguoi-viet-tu-tren-4000-nam-truoc/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét