GIẢ THUYẾT 1:
Tìm ngôi mộ Kinh Dương Vương và lý giải trò dân gian"chi chi chành chành"
Tuy là lăng mộ có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam nhưng rất nhiều người con đất Việt không hề biết rằng, nằm ngay trong lòng vùng đất Kinh Bắc có ngôi mộ của Kinh Dương Vương - thủy tổ của dòng máu Lạc Hồng.
Kinh Dương Vương - thủy tổ của người Việt
Theo tư liệu dân gian, cùng với sự nghiên cứu của các học giả, giáo sư như Lê Quang Châu, Hoàng Tuấn, Nguyễn Thế Bình… thì truyền thuyết về Kinh Dương Vương như sau:
Đế Minh là cháu ba đời của Vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam, Trung Quốc), đóng tại đó rồi lấy con gái bà Vụ Tiên và sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên là Lộc Tục. Sau, Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương.
Theo sử sách nước Việt thì Kinh Dương Vương làm vua và cai trị từ khoảng năm 2879 TCN, cách đây 4892 năm. Địa bàn quốc gia dưới thời Kinh Dương Vương rộng lớn, phía Bắc là miền đồng bằng thuộc lưu vực sông Dương Tử giáp hồ Động Đình, phía Nam giáp Lâm Ấp (Chiêm Thành cũ), Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Biển Đông.
Ngay cái tên Kinh Dương Vương đã phản ánh vùng miền nói trên: Kinh là châu Kinh, Dương là châu Dương (nay thuộc Trung Quốc). Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sau này, Sùng Lãm kế vị, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái Vua Đế Lai (con của Đế Nghi) tên là Âu Cơ.
Huyền thoại Âu Cơ sinh trăm con trai, bắt nguồn từ một sự thật là vùng đất sinh ra người con gái xinh đẹp hiền hòa làm vợ Lạc Long Quân thuộc địa phận quận Ích Dương thời xưa có nhánh sông Âu Giang - nơi sinh sản giống chim Âu, có hàng đàn chim Âu bay lượn trên trời. Nhân dân lấy tên chim Âu đặt tên cho nàng.
Chim Âu đẻ trứng. Người đời sau lấy việc đẻ trứng của chim Âu làm hình ảnh triết học để tả vị quốc mẫu Âu Cơ đã sinh ra các thế hệ “trăm họ” về sau mang tên “Bách Việt”. Cứ theo truyền thuyết trên thì Vua Hùng đầu tiên là cháu nội của Kinh Dương Vương.
Mộ tổ Kinh Dương Vương ở thế đất độc nhất vô nhị
Xuôi thuyền trên sông Đuống hoặc đi dọc theo triền đê, đến địa phận thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, sẽ thấy một vùng cây cổ thụ xanh tốt, nhìn xa như một cánh rừng nhỏ, nơi đó chính là khu mộ của Kinh Dương Vương.
Cho
đến ngày nay, mộ của Kinh Dương Vương được lập giản dị, đắp trên một gò
đất nhìn ra bờ sông. Nhân dân không xây thành lăng mà chỉ xây cao lên
bằng gạch cổ, có mái nhỏ che mưa nắng, rêu xanh màu thời gian.
Theo như nhận xét của nhà văn, nhà nghiên cứu Xuân Cang, thì đây là ngôi mộ cổ có địa thế tuyệt đẹp, là nơi long mạch giao nhau, sinh ra linh khí đất trời, từ đó kết phát mãi cho muôn đời sau.
Thế đất Tứ linh với ngôi mộ cổ này, theo quan niệm cổ xưa chi phối trên từng vị trí, cảnh quan của khu lăng mộ. Phía đằng sau lăng, phần hậu điện ứng với vị trí Huyền Vũ (Rùa), là một gò đất chắc chắn, vững vàng. Bao quanh là um tùm cổ thụ, ứng với vị trí Thanh Long (Rồng).
Về phía Tây của lăng, khu vực này thấp và phẳng phiu hơn, hướng về đồng ruộng, từ đó kiềm chế nguồn năng lượng bất định của vị trí Bạch Hổ (Cọp). Mặt trước của lăng ứng với vị trí Chu Tước (chim Phượng) hướng ra sông Đuống.
Chưa hết, theo truyền thuyết kể lại, vùng đất Á Lữ xưa còn có 99 đồi gò, 99 ao sâu - những ao, những gò này cung linh ứng vào địa thế long, ly, quy, phượng chầu vào. Vùng đất có nước có lửa, có khí âm khí dương, giao thoa bồi tụ, ở vào thế Bất Vong (không thể lưu lạc, phù hợp với việc đặt lăng làm mộ).
Cũng vì thế mà trong lăng còn khắc nổi một tấm bia đá bằng chữ Hán, với hai chữ “Bất Vong” (trường tồn mãi mãi). Điều quan trọng là ngôi mộ nằm ở đúng một trung tâm thời dựng nước đã từng là một thánh địa do chính Kinh Dương Vương chọn.
Trên đường đi kinh lý, qua trang Phúc Khang, bộ Vũ Ninh (nay là thôn Á Lữ), nhận ra thế đất quý, có tứ linh long, ly, quy, phượng, có sông núi bao quanh, rồng chầu, hổ phục, ngài đã đem những cư dân Việt cổ quy tụ về lập nên những xóm làng đầu tiên.
Vùng đất Phúc Khang bắt đầu trỗi dậy sức sống Việt và trở thành vùng đất mang tinh hoa Việt, sau là vùng Luy Lâu nổi tiếng cho đến ngày nay. Ngài còn cho xây nhiều hành cung ở chốn này để quy tụ những hiền tài khắp vùng luận bàn việc non sông xã tắc (theo tác giả Nguyễn Thế Bình).
Xung quanh hai chữ Bất Vong, năm 1949-1952, giặc Pháp kéo đến thôn Á Lữ, đóng đồn bốt ở đây, phá hoại toàn bộ đền đình chùa quanh vùng, tuy nhiên, riêng ngôi mộ tổ Kinh Dương Vương thì không bị xâm phạm. Ngày đó, dân làng đã kịp cất giữ một số đồ thờ tự cổ quý như: ngai, kiệu, sắc phong… của đền và đình.
Đến
năm 1971, nhân dân thôn Á Lữ đã tôn tạo khu Lăng mộ Kinh Dương Vương.
Năm 2000, một ngôi đền chung thờ các bậc thủy tổ được phục dựng theo
kiểu truyền thống.
Điều vô cùng quý giá của quần thể di tích là còn bảo lưu được kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như: thần phả, sắc phong, bia đá, hoành phi, câu đối, tín ngưỡng, lễ hội: Tại lăng mộ Kinh Dương Vương còn bảo lưu được tấm bia đá ghi rõ “Kinh Dương Vương lăng”, niên đại “Minh Mệnh nhị thập nhất niên” (1840).
Tại đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, hiện còn bảo lưu được nhiều cổ vật quý giá như: ngai bài vị, thần phả, sắc phong, văn tế, hoành phi, câu đối.
Lăng mộ còn nổi tiếng với sự linh thiêng. Xung quanh có rất nhiều cây gỗ quý, cổ thụ, trị giá đến cả chục tỷ, nhưng chưa một lần có kẻ nào dám vào cưa trộm. Những người thủ nhang ở lăng mộ này cũng chia sẻ, nếu như vào lăng mà không có sự dâng hương xin phép thì không thể nào quay phim, chụp ảnh.
Đã từng có đoàn làm phim, đoàn nhà báo từ Hà Nội về nhưng không xin phép thần linh, tự ý lấy máy ra quay chụp, khi về toàn bộ số băng, phim đều hỏng.
Trò chơi dân gian dạy con cháu người Việt nhớ về tổ tiên
Từ ngàn đời xưa đến nay, một trò chơi dân gian cứ được truyền miệng bao thế hệ, hầu như đứa trẻ nào lớn lên cũng đều đã một vài lần chơi đến “chi chi chành chành”, đặc biệt ở vùng đồng bằng Bắc bộ, trò chơi này rất được phổ biến. Tuy nhiên, để hiểu hết cái nghĩa, cái lý của trò chơi này, thì không phải ai cũng biết.
Có một ngày, Giáo sư Lê Quang Châu có biệt hiệu là Hồng Nguyên Tử, tuổi đã ngoài 90, râu dài tóc bạc, đạo mạo như một tiên ông ngồi chơi bên bờ sông Đuống, dưới chân mộ tổ Kinh Dương Vương. Vị giáo sư già thổi dứt bài tiêu rồi trầm ngâm kể rằng:
Trẻ con nước ta có trò chơi, bắt đầu từ bài đồng dao “Chi chi chành chành. Cái đanh thổi lửa. Con ngựa chết trương. Ba vương ngũ đế. Chấp chế đi tìm. Ú tim bắt được. Ù à ù ập!”.
Xin giải mã bài đồng dao như sau: Chi chi là chi nọ nối chi kia trong một tộc họ. Chành chành là nếu không có chi kế tiếp thì “chành” sang họ trực hệ hoặc đồng tông. “Cái đanh thổi lửa” là biểu hiện thời cổ xưa có ông Toại Nhân dùng dùi đá lấy lửa.
“Con ngựa chết trương” là hình ảnh chuyện nhân vật Hiên Viên phản Vua Thần Nông, giết vua và mười bốn người, cướp ngôi, tự xưng chính mình là hậu duệ, phạm vào lời nguyền “Bắc Nam không xâm phạm nhau”, gây nên cảnh “người và ngựa chết trương đầy đồng nội”.
“Ba vương Ngũ đế”, nói trước về ngũ đế là năm vị tổ của Kinh Dương Vương gồm Đế Thiên (Phục Hy), Đế Thích (Thần Nông), Đế Khôi (Viêm Đế, viêm là lửa), Đế Tiết (Hoàng Đế, vị vua đã phạm lời nguyền), Đế Thức (Thần Đế).
Ba vương là ba vua anh em ruột dòng dõi Đế Thức: Vua Minh, Vua Lai và Vua Long Cảnh. Vua cả tên Minh đã đặt tên nước ta thời ấy là Xích Quỷ, xích là đỏ, màu lửa để chỉ rằng đây là dòng dõi của Viêm Đế, quỷ là một trong 28 ngôi sao, tượng trưng phương Nam (không phải quỷ là ma quái).
“Chấp chế đi tìm” kể từ Ba vương ngũ đế đã chấp nhận đi tìm một thể chế để có thể xây dựng cơ đồ bền vững. “Ú tim bắt được”, bắt được chế độ liên hiệp trăm họ lại, tạo dựng nên Nhà nước Văn Lang. “Ù à ù ập” là tán thán từ tỏ dấu hiệu vui mừng.
Thế đấy, trò con trẻ đã chơi mấy nghìn năm, mà có ai biết đây là cách người Việt ta ghi nhớ lại truyền thuyết cha ông. “Uống nước nhớ nguồn” là như thế, đời nối đời không thể nào quên.
Theo SBĐ
http://www.baomoi.com/Tim-ngoi-mo-Kinh-Duong-Vuong-va-ly-giai-tro-dan-gianchi-chi-chanh-chanh/137/12678410.epiTheo tư liệu dân gian, cùng với sự nghiên cứu của các học giả, giáo sư như Lê Quang Châu, Hoàng Tuấn, Nguyễn Thế Bình… thì truyền thuyết về Kinh Dương Vương như sau:
Đế Minh là cháu ba đời của Vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam, Trung Quốc), đóng tại đó rồi lấy con gái bà Vụ Tiên và sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên là Lộc Tục. Sau, Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương.
Theo sử sách nước Việt thì Kinh Dương Vương làm vua và cai trị từ khoảng năm 2879 TCN, cách đây 4892 năm. Địa bàn quốc gia dưới thời Kinh Dương Vương rộng lớn, phía Bắc là miền đồng bằng thuộc lưu vực sông Dương Tử giáp hồ Động Đình, phía Nam giáp Lâm Ấp (Chiêm Thành cũ), Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Biển Đông.
Ngay cái tên Kinh Dương Vương đã phản ánh vùng miền nói trên: Kinh là châu Kinh, Dương là châu Dương (nay thuộc Trung Quốc). Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sau này, Sùng Lãm kế vị, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái Vua Đế Lai (con của Đế Nghi) tên là Âu Cơ.
Huyền thoại Âu Cơ sinh trăm con trai, bắt nguồn từ một sự thật là vùng đất sinh ra người con gái xinh đẹp hiền hòa làm vợ Lạc Long Quân thuộc địa phận quận Ích Dương thời xưa có nhánh sông Âu Giang - nơi sinh sản giống chim Âu, có hàng đàn chim Âu bay lượn trên trời. Nhân dân lấy tên chim Âu đặt tên cho nàng.
Chim Âu đẻ trứng. Người đời sau lấy việc đẻ trứng của chim Âu làm hình ảnh triết học để tả vị quốc mẫu Âu Cơ đã sinh ra các thế hệ “trăm họ” về sau mang tên “Bách Việt”. Cứ theo truyền thuyết trên thì Vua Hùng đầu tiên là cháu nội của Kinh Dương Vương.
Mộ tổ Kinh Dương Vương ở thế đất độc nhất vô nhị
Xuôi thuyền trên sông Đuống hoặc đi dọc theo triền đê, đến địa phận thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, sẽ thấy một vùng cây cổ thụ xanh tốt, nhìn xa như một cánh rừng nhỏ, nơi đó chính là khu mộ của Kinh Dương Vương.
Lối vào khu lăng mộ Kinh Dương Vương |
Theo như nhận xét của nhà văn, nhà nghiên cứu Xuân Cang, thì đây là ngôi mộ cổ có địa thế tuyệt đẹp, là nơi long mạch giao nhau, sinh ra linh khí đất trời, từ đó kết phát mãi cho muôn đời sau.
Thế đất Tứ linh với ngôi mộ cổ này, theo quan niệm cổ xưa chi phối trên từng vị trí, cảnh quan của khu lăng mộ. Phía đằng sau lăng, phần hậu điện ứng với vị trí Huyền Vũ (Rùa), là một gò đất chắc chắn, vững vàng. Bao quanh là um tùm cổ thụ, ứng với vị trí Thanh Long (Rồng).
Về phía Tây của lăng, khu vực này thấp và phẳng phiu hơn, hướng về đồng ruộng, từ đó kiềm chế nguồn năng lượng bất định của vị trí Bạch Hổ (Cọp). Mặt trước của lăng ứng với vị trí Chu Tước (chim Phượng) hướng ra sông Đuống.
Chưa hết, theo truyền thuyết kể lại, vùng đất Á Lữ xưa còn có 99 đồi gò, 99 ao sâu - những ao, những gò này cung linh ứng vào địa thế long, ly, quy, phượng chầu vào. Vùng đất có nước có lửa, có khí âm khí dương, giao thoa bồi tụ, ở vào thế Bất Vong (không thể lưu lạc, phù hợp với việc đặt lăng làm mộ).
Cũng vì thế mà trong lăng còn khắc nổi một tấm bia đá bằng chữ Hán, với hai chữ “Bất Vong” (trường tồn mãi mãi). Điều quan trọng là ngôi mộ nằm ở đúng một trung tâm thời dựng nước đã từng là một thánh địa do chính Kinh Dương Vương chọn.
Trên đường đi kinh lý, qua trang Phúc Khang, bộ Vũ Ninh (nay là thôn Á Lữ), nhận ra thế đất quý, có tứ linh long, ly, quy, phượng, có sông núi bao quanh, rồng chầu, hổ phục, ngài đã đem những cư dân Việt cổ quy tụ về lập nên những xóm làng đầu tiên.
Vùng đất Phúc Khang bắt đầu trỗi dậy sức sống Việt và trở thành vùng đất mang tinh hoa Việt, sau là vùng Luy Lâu nổi tiếng cho đến ngày nay. Ngài còn cho xây nhiều hành cung ở chốn này để quy tụ những hiền tài khắp vùng luận bàn việc non sông xã tắc (theo tác giả Nguyễn Thế Bình).
Xung quanh hai chữ Bất Vong, năm 1949-1952, giặc Pháp kéo đến thôn Á Lữ, đóng đồn bốt ở đây, phá hoại toàn bộ đền đình chùa quanh vùng, tuy nhiên, riêng ngôi mộ tổ Kinh Dương Vương thì không bị xâm phạm. Ngày đó, dân làng đã kịp cất giữ một số đồ thờ tự cổ quý như: ngai, kiệu, sắc phong… của đền và đình.
Lễ hội đền thờ Kinh Dương Vương tại Bắc Ninh |
Điều vô cùng quý giá của quần thể di tích là còn bảo lưu được kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như: thần phả, sắc phong, bia đá, hoành phi, câu đối, tín ngưỡng, lễ hội: Tại lăng mộ Kinh Dương Vương còn bảo lưu được tấm bia đá ghi rõ “Kinh Dương Vương lăng”, niên đại “Minh Mệnh nhị thập nhất niên” (1840).
Tại đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, hiện còn bảo lưu được nhiều cổ vật quý giá như: ngai bài vị, thần phả, sắc phong, văn tế, hoành phi, câu đối.
Lăng mộ còn nổi tiếng với sự linh thiêng. Xung quanh có rất nhiều cây gỗ quý, cổ thụ, trị giá đến cả chục tỷ, nhưng chưa một lần có kẻ nào dám vào cưa trộm. Những người thủ nhang ở lăng mộ này cũng chia sẻ, nếu như vào lăng mà không có sự dâng hương xin phép thì không thể nào quay phim, chụp ảnh.
Đã từng có đoàn làm phim, đoàn nhà báo từ Hà Nội về nhưng không xin phép thần linh, tự ý lấy máy ra quay chụp, khi về toàn bộ số băng, phim đều hỏng.
Trò chơi dân gian dạy con cháu người Việt nhớ về tổ tiên
Từ ngàn đời xưa đến nay, một trò chơi dân gian cứ được truyền miệng bao thế hệ, hầu như đứa trẻ nào lớn lên cũng đều đã một vài lần chơi đến “chi chi chành chành”, đặc biệt ở vùng đồng bằng Bắc bộ, trò chơi này rất được phổ biến. Tuy nhiên, để hiểu hết cái nghĩa, cái lý của trò chơi này, thì không phải ai cũng biết.
Có một ngày, Giáo sư Lê Quang Châu có biệt hiệu là Hồng Nguyên Tử, tuổi đã ngoài 90, râu dài tóc bạc, đạo mạo như một tiên ông ngồi chơi bên bờ sông Đuống, dưới chân mộ tổ Kinh Dương Vương. Vị giáo sư già thổi dứt bài tiêu rồi trầm ngâm kể rằng:
Trẻ con nước ta có trò chơi, bắt đầu từ bài đồng dao “Chi chi chành chành. Cái đanh thổi lửa. Con ngựa chết trương. Ba vương ngũ đế. Chấp chế đi tìm. Ú tim bắt được. Ù à ù ập!”.
Xin giải mã bài đồng dao như sau: Chi chi là chi nọ nối chi kia trong một tộc họ. Chành chành là nếu không có chi kế tiếp thì “chành” sang họ trực hệ hoặc đồng tông. “Cái đanh thổi lửa” là biểu hiện thời cổ xưa có ông Toại Nhân dùng dùi đá lấy lửa.
“Con ngựa chết trương” là hình ảnh chuyện nhân vật Hiên Viên phản Vua Thần Nông, giết vua và mười bốn người, cướp ngôi, tự xưng chính mình là hậu duệ, phạm vào lời nguyền “Bắc Nam không xâm phạm nhau”, gây nên cảnh “người và ngựa chết trương đầy đồng nội”.
“Ba vương Ngũ đế”, nói trước về ngũ đế là năm vị tổ của Kinh Dương Vương gồm Đế Thiên (Phục Hy), Đế Thích (Thần Nông), Đế Khôi (Viêm Đế, viêm là lửa), Đế Tiết (Hoàng Đế, vị vua đã phạm lời nguyền), Đế Thức (Thần Đế).
Ba vương là ba vua anh em ruột dòng dõi Đế Thức: Vua Minh, Vua Lai và Vua Long Cảnh. Vua cả tên Minh đã đặt tên nước ta thời ấy là Xích Quỷ, xích là đỏ, màu lửa để chỉ rằng đây là dòng dõi của Viêm Đế, quỷ là một trong 28 ngôi sao, tượng trưng phương Nam (không phải quỷ là ma quái).
“Chấp chế đi tìm” kể từ Ba vương ngũ đế đã chấp nhận đi tìm một thể chế để có thể xây dựng cơ đồ bền vững. “Ú tim bắt được”, bắt được chế độ liên hiệp trăm họ lại, tạo dựng nên Nhà nước Văn Lang. “Ù à ù ập” là tán thán từ tỏ dấu hiệu vui mừng.
Thế đấy, trò con trẻ đã chơi mấy nghìn năm, mà có ai biết đây là cách người Việt ta ghi nhớ lại truyền thuyết cha ông. “Uống nước nhớ nguồn” là như thế, đời nối đời không thể nào quên.
Theo SBĐ
GIẢ THUYẾT 2:
Kinh Dịch qua ngôn ngữ và truyền thuyết Việt Nam. III Truyền thuyết. 3. Chi chi chành chành.
Có trò chơi dân gian sau đây có thể gọi là bản Dịch ca được. Bài này đã được anh Thiên Sứ dẫn ra. Theo tôi, những chứng cứ nó dính dáng đến Dịch học rất lớn. Vì không hiểu nhiều về Dịch học (điều chúng tôi biết cũng chỉ gói trọn đến Hậu Thiên Bát Quái là cùng), nên xin không bàn luận. Có câu hát sau:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa chết trương.
Tam vương ngũ đế,
Chấp khế đi tìm.
Con chim làm tổ
Ù à ù ập.
Lại sập xuống đây.
Thế nhưng, chúng tôi có hỏi một số người khác từ Thái Bình, Nam Định, Quảng Nam,…thì biết được một khảo dị sau:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa chết trương.
Ba dương Thượng đế,
Bắt dế đi tìm.
Con chim làm tổ.
Ù à ù ập.
Lại (ngồi) sập xuống đây.
Có các liên hệ sau: chi chi chành chành=chi chi can can. Chi chi: không những là chi mà còn là hai chữ chi. Chi là chỉ sự chưa tỏ tường (cậu này làm việc chi chi đâu à. Hay câu hỏi chi rứa). Còn chành chành =rành rành= việc đã tỏ tường (Rành rành đã định ở sách trời). Và chi chi chành chành hoàn toàn có thể hiểu là chi chi can can nếu qua đối chiếu sau: Thiên Can Địa Chi, Thiên Cơ địa ngẫu. Đanh thổi lửa=Đinh Tốn Ly. Ngựa=một con vật trong 12 cung Tử Vi. Dế là lệch âm của Dê (nhằm mục đích hợp vần của bài ca). Dê là vật sau Ngựa. Nếu tính về Mệnh thì Ngựa và Dê sẽ cùng mệnh. Ba dương=Càn (có vay chữ Dương. Có thể bài ca làm sau khi những khái niệm cơ bản của Dịch học Trung Hoa đã vào Việt Nam. Tuy nhiên, vì nội dung Dịch học đã ăn chặt vào quần chúng nhân dân nên nội dung của Dịch có thể khác nhau. Ta không thể nói vì chữ Dương mà Dịch Việt đang dùng chính là Dịch Trung Hoa) mà Càn chính là Trời=Thượng Đế. Các câu thơ đều dùng nhiều tiếng thuần Việt, ngoài ra không câu nào ăn nhập câu nào. Và ý nghĩa bài thơ tổng quát nói gì cũng không rõ. Chúng tôi thừa nhận nếu không đưa những ý niệm Dịch vào bài thơ này thì chúng tôi hoàn toàn không hiểu bài thơ nói gì. Thế nhưng bài ca này rất phổ biến trong dân gian, bắt buộc nó có ý nghĩa nào đó sâu nặng đối với dân tộc ta. Và có lẽ không có cái gì sâu nặng bằng tư tưởng Dịch. Ngược lại, chỉ có thể dùng ngôn ngữ Dịch mới hiểu được bài ca đầy trúc trắc trục trặc này. Chúng tôi rất mong các nhà Dịch học cất công giải mã bài ca này. Trước đây đã có ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh giải mã nó và sau bài viết của chúng tôi công bố trên diễn đàn Vietlyso được mấy hôm thì có người có nickname là phapvan đã giải mã lại và kết quả cũng cho ra Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc. Chúng tôi sẽ dẫn cả hai lời giải mã ở
Phụ lục:
Phụ lục 2:
Phần giải mã của phapvan:
Kính thưa quí tiền bối Thiên Sứ, anh KhongLaAi và các bạn,
Trước khi triển khai đồ hình Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc (đồng ý với cách gọi của anh KhongLaAi) thì PV xin bổ sung:
1. Căn cứ theo bài đồng-dao (học theo tác giả NVTA)
Chi chi chành chành,
Cái Đanh thổi Lửa
Con Ngựa chết Trương
Giải mã:
- “Cái Đanh” tức là Can Đinh ở vị trí số 4 theo Hà-Đồ hướng Tây-nam.
- “Con Ngựa chết trương”, con ngựa chính là quẻ Ly, Ngựa bị chết trương tức là chết vì nước ý ngầm chỉ chết đuối trên Hồ nước (quái Đoài).
- Như vậy kế quái Ly sẽ là quái Đoài. Còn “Cái Đanh” là cách dụng số (cách ứng dụng).
- Một đoạn đồng dao ngắn cha ông chúng ta đã mật truyền vị trí đúng quái Đoài trong “Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc”.
Ba Vương Ngũ Đế.
Bắt Dế đi tìm.
Ù à ù ập.
Ngồi xập xuống đây.
Giải mã theo thứ tự các Quái phần Âm
- Ba Vương : Quái Khôn tượng chữ Vương
- Ngũ Đế: Chỉ quái Ly
- Bắt Dế đi tìm (theo anh khonglaai thì đọc là Dê hướng Tây-nam quái Đoài)
- Ù à ù ập, ngồi xập xuống đây: là tượng Quái Tốn (Tốn tượng người nữ ngồi).
Kính thưa quí vị, tiền bối Thiên Sứ, anh KhongLaAi và các bạn thân mến tuy việc giải mã bài đồng-dao không phải là căn cứ khoa học, nhưng dựa vào kinh nghiệm và trực giác để đánh giá và hướng dẫn sự tìm kiếm về cội nguồn dân tộc.
Lời bình của Trần Quang Bình: Lời giải này chỉ chỉ ra thứ tự vòng Âm của Bát Quái và kết hợp của Tử Vi. Câu “bắt dế đi tìm” ở trên chúng tôi đã nói đó là cách đọc trại của từ dê theo quy luật bằng trắc để đọc thành thơ. Và bây giờ thấy quả là đúng thế: Con ngựa bị chết ở hồ nước thì vương phải sai con Dê ở ngay tại hồ nước tìm con ngựa chứ còn sai ai được nữa. Điều này củng cố thêm khẳng định: “Kinh dịch do người Việt cổ làm ra
nguồn: http://vietsciences.free.fr/vietnam/vanhoa/kinhdich/ch9III5-pl.htm
PHƯƠNG ÁN 3:
Nguồn gốc Dịch lý trong bài đồng dao “Chi chi chành chành”
Từ sau khi bị phương Bắc dùng sức mạnh tước đoạt mất cái văn hóa âm dương, ngũ hành, dịch học của mình, người Lạc Việt quay quắc tìm mọi cách để lưu lại nguồn gốc văn hóa của mình. Tại sao như vậy? Tại vì khi phương Bắc đã cho rằng cái văn hóa đó là do họ làm ra thì không ai được dạy cái gì khác ngoài những gì mà họ tuyên truyền. Tất nhiên nếu như ai làm trái những gì họ nói thì kết quả sẽ vô cùng thãm khốc, chắc chắn là cái chết. Trong hoàn cảnh như vậy người Việt xưa kia đã vận dụng mọi phương thức ngôn ngữ để nhắc nhở người sau rằng văn hóa âm dương ấy là của người phương Nam làm ra hay nói khác là do người Lạc Việt làm ra. Trong các phương thức ấy có phương thức đồng dao. Bài đồng dao chi chi chành chành là một ví dụ.Do được sáng tác từ rất lâu rồi lưu truyền trong nhân gian nên giờ đây có nhiều dị bản khác nhau, khác nhau không những về số câu mà cả về số từ cũng như í nghĩa của nó.
1-
Theo GS Nguyễn Lân Dũng thì bài ấy như sau :
Chi chi chành chành.
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa đứt cương – chết trương.
Ba vương lập đế -ngụ đế- Ba vông thượng đế.
Chấp chế thượng hạ- Cấp kế Thượng Hải.
Ba chạ đi tìm.
Ú tim bắt ập – Ú tim ù ập.
(7 câu)
Xem lời giải ở đây. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/19377-gs-nguyen-lan-dung-giai-ma-bai-chi-chi-chanh-chanh/
Theo Giáo sư Lê Quang Châu thì bài ấy như sau:
2-
Chi chi chành chành.
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa chết trương.
Ba vương ngũ đế.
Chấp chế đi tìm.
Ú tim bắt được.
Ù à ù ập!.
Xem lời giải ở đây. http://www.baomoi.com/Tim-ngoi-mo-Kinh-Duong-Vuong-va-ly-giai-tro-dan-gianchi-chi-chanh-chanh/137/12678410.epi
Theo Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì bài ấy có sáu câu. Dựa trên sáu câu này ông đã giải mã theo cách mà ông cho rằng nó là í nguyện của người xưa. Xem ở đây. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/32172-minh-triet-viet-chi-chi-chanh-chanh/
3-
Chi chi, chành chành.
Cái đinh (đanh)thổi lửa.
Con ngựa chết trương.
Ba Vương Ngũ Đế.
Bắt dế đi tìm.
Ù à! Ù ập.
4 -
Các dị bản khác có 8 câu.
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa chết trương.
Tam vương, ngũ đế,
Chấp khế đi tìm.
Con chim làm tổ
Ù à ù ập.
Lại sập xuống đây.
5 -
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa chết trương.
Ba dương Thượng đế,
Bắt dế đi tìm.
Con chim làm tổ.
Ù à ù ập.
Lại (ngồi) sập xuống đây.
http://vietsciences.free.fr/vietnam/vanhoa/kinhdich/ch9III5cccc.htm
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương thượng đế
Ngấp nghé đi tìm
Hú tim bắt ập.
Hoặc
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Tam vương ngũ đế
Nhiếp chế thượng hạ
Ba quạ chín chu
Ú tim đi tìm
Tim tim lại chập.
(Theo Tục ngữ Ca dao Dân ca Hà Nội – NXB Hà Nội, 2010)
Như đã nói trên, do bài đồng dao này có từ ngàn xưa, trải qua năm tháng mỗi vùng thay đổi một chút nên các bản không giống nhau. Chính vì vậy ta không biết bản nào đúng bản nào sai, câu nào đúng câu nào sai, từ nào đúng từ nào sai. Trong trường hợp như thế này thì việc lấy một bản nào để giải cũng không thể hoàn hảo được. Chính vì vậy cần phải xem lại ngôn từ câu cú trong tất cả các bài, dựa vào cái thông điệp của bài đồng dao, từ đó đưa ra những câu, từ thích hợp mà bài đồng dao chuyên chở. Với suy nghĩ như vậy, tôi cho rằng thông điệp mà bài đồng dao chuyên chở là nói về Dịch lí, ở đây theo tôi là nguồn gốc Dịch học. Như thế các từ trong các câu nhất định phải liên quan đến dịch lí mà theo tôi bài ấy có thể vốn là như thế này.
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa mất cương.
Tam vương, ngũ đế,
Bát qué đi tìm.
Con chim làm tổ.
Ù à ù ập.
Lại (ngồi) sập xuống đây.
Chi chi chành chành = Nhánh nhánh cành cành.
Theo tôi chữ Chi 支 vốn xưa kia của người Việt đọc là Nhánh, về sau khi người phương Bắc chiếm lấy rồi đọc là Chi, người Việt sợ mất âm cũ nên thêm vào Nhánh để lưu lại âm xưa chứ về mặt ngữ âm nó chẳng có tiêu chí gì để Chi đi với nhánh cả. Chuyện này không phải là hiếm như: Di dời, sư sãi, tùy theo v.v… Còn chữ Can 干 vốn đọc là Cành, do về sau phương Bắc không dùng nghĩa này nữa, có lẽ vì sợ người Việt nhận ra nguồn gốc của nó, nhưng ta có thể tìm thấy nét nghĩa này trong chữCan 竿 = Cây sào. Vì sao chữ Can 竿 với bộ trúc đầu lại có nghĩa là cây sào nếu như không phải vì chữ can 干 vốn có đọc là cành, nghĩa là cành cây, ở đây là cành trúc hay tre 竿 thì dài nên mới có nghĩa cây sào. Cũng chính vì chữ Can là cành nên khi bị gãy thì ngã nên chữ Ngọ 午còn có âm khác là ngũ , theo tôi xưa kia người Việt gọi là Ngã, vì vậy mà có từ Ngã ngũ. (Xem phần Bàn lại tên 12 địa chi)
Cái đanh thổi lửa.
Cái đanh là cái đinh = Can Đinh 丁 . Thổi lửa = Hỏa = Ly = Phương Nam. Thổi là làm cho bùng lên, sáng lên, phát triển lên, ở đây có nghĩa là chuyển động hay biến dịch. Điều này cho thấy rằng người làm ra bài đồng dao này dựa trên Hậu Thiên Bát Quái.
Con ngựa mất cương.
Con ngựa là chi Ngọ 午thuộc chánh Nam. Mất cương nên nó chạy mãi không ngừng, hay gọi là biến, biến ở đây tức là Biến Dịch hay đó chính là cái dụng của Hậu Thiên Bát Quái.
Tam vương, ngũ đế.
Tam vương tức Tam Hoàng : Thiên hoàng – Địa hoàng – Nhân hoàng.
Ngũ Đế tức : Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ = 5 hành.
Bát qué đi tìm.
Bát qué tức Càn – Khảm – Cấn – Chấn – Tốn – Li – Khôn – Đoài. Đi tìm có nghĩa là động, là biến, vì hậu thiên bát quái là động đối lập với tiên thiên bát quái là tịnh, do biến động nên mới sinh sôi nảy nở muôn loài.
Con chim làm tổ.
Con chim này là con chim Diệc về sau Phương Bắc gọi là Dịch, là tên của hệ thống triết lí vô cùng uyên áo của người Lạc Việt mà ngày nay ta gọi là Dịch học.
Ù à ù ập.
Tương đương với xuất xuất nhập nhập. Có nghĩa là Tám qué phối hợp, tương tác với nhau là thành 64 quẻ.
Lại (ngồi) sập xuống đây.
Ngồi sập xuống đây tức là ngồi xuống nơi mà người Việt bắt đầu hoàn thiện hệ thống Dịch lí của mình.“Đây” tức là phương Bắc. Có nghĩa là người Việt đã hoàn thiện lí thuyết ấy khi họ tiến lên phương Bắc.
Theo tôi bài đồng dao này được tạo ra nhằm lưu truyền lại nguồn gốc dịch học phát tích từ phương Nam. Chính vì vậy mà ngay ba câu đầu đã xác nhận điều ấy. Chi chi chành chành là địa chi và thiên can hay nói khác hơn là âm dương, Can Đinh thuộc Hỏa tức phương Nam, chi Ngọ thuộc phương Nam, có nghĩa rằng Dịch học là của người Nam làm ra. Vì nội dung bài đồng dao chủ yếu là khẳng định tác quyền dịch học nên chi các câu còn lại cũng nói về dịch học, mỗi câu đều thể hiện sự liên quan đến hệ thống dịch lí mà người Việt đã làm nên. Đồng thời do bắt đầu bằng phương Nam thì kết thúc bằng phương Bắc, hai đầu của Lạc thư. Phương Bắc đây không có nghĩa cố định, mà nó chỉ ra hướng phát triển của người Việt cổ từ hướng Nam đi lên, vì thế nó có thể là miền bắc Việt Nam mà cũng có thể ở sông Dương Tử hay Hoàng Hà. Việc bắt đầu bằng hướng Nam xảy ra trên nhiều lãnh vực khác như : Hỏa Phong Đỉnh, Hà đồ xếp hướng Nam lên trên. truyền thuyết Đầm xác cáo.
Tóm lại theo tôi bài đồng dao này chủ yếu nói về nguồn gốc của dịch học, cụ thể là Dịch học là do người phương Nam làm ra hay là do người Lạc Việt làm ra.
Viên Như
...
============================
đăng bởi: hohyhung:
http://hohyhung.blogspot.com/
============================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét