tản mạn về Rồng/Long/Thìn...
Theo thần thoại, rồng có hình dạng rất lạ kỳ: đầu rồng giống như đầu kỳ đà, sừng giống như sừng nai, cổ giống như cổ rắn, bụng giống như bụng con giao (giao long-thuồng luồng), mắt giống mắt thỏ, tai giống tai bò, chân giống chân cọp, móng giống móng chim ưng, vảy rồng giống như vảy cá ly.
*** Giai cấp
rồng được khắc chạm khắp các lăng tẩm, đình chùa, am miếu hoặc những nơi thờ phụng khác. Chỉ khác biệt là rồng tượng trưng cho vua, mỗi chân có 5 móng, rồng của các quan 4 móng, dân chúng chạm khắc trong các đình chùa, miếu đền chỉ được làm hình con rồng 3 móng
rồng được khắc chạm khắp các lăng tẩm, đình chùa, am miếu hoặc những nơi thờ phụng khác. Chỉ khác biệt là rồng tượng trưng cho vua, mỗi chân có 5 móng, rồng của các quan 4 móng, dân chúng chạm khắc trong các đình chùa, miếu đền chỉ được làm hình con rồng 3 móng
Rồng bắt đầu bằng phụ âm rung là "r". Từ "rồng" về mặt cấu trúc ngôn ngữ học là sự đơn âm tiết hóa (tức là làm cho từ gốc đa âm tiết của tiếng Việt cổ thành đơn âm) và được bảo lưu ở vùng Tây Nguyên. Ở đó người ta chỉ con sông là Krông, có 2 phụ âm kép K và R, nguyên âm "ông". Ví dụ Đăk - Krông nghĩa là nước sông; Krông Ana là thủy điện xây trên sông Ana. "Krông" khi đơn âm tiết hóa và bảo lưu lại phần phụ âm rung, cộng nguyên âm "ông" thì chính là "rồng".
"Do đó rồng có nguồn gốc tượng hình của con sông"
con rồng gốc Trung Hoa trên vùng Hoàng Hà, từ Đường, Lục triều, Hán thì chính là sư tử. Về sau, cùng với sự bành trướng xuống phía Nam, gặp Dương Tử giang đã tiếp nhận chữ "giang", âm viết là "công" chính là âm "K" trong từ Việt cổ "Krông" - một kênh tiếp nhận thêm các yếu tố rồng của Việt Nam.
GS sử học Lê Văn Lan
Thìn: Âm gốc Hán đọc là Thần, từ chỉ thời gian mở đầu buổi sáng của một ngày. Từ nghĩa đó, “thần” còn được chỉ mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Trong lịch phương Đông lấy chữ “thần” làm chi thứ năm trong 12 chi, đọc là Thìn (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn…). Trong một ngày thì từ 7 giờ đến 9 giờ là giờ Thìn.. Năm Thìn là năm ứng với con Rồng, còn chữ Thìn không có nghĩa là rồng, mà chữ rồng âm Hán Việt gọi là Long.
Lưu Ba
Lưu Ba
*** hình tượng hoá
Ðúng là người Việt có tục xăm mình nhưng quy công cho vua Hùng có lẽ không thỏa đáng. Tục này là của những người đánh cá, do sự ngẫu nhiên nào đó thấy những người có vết chàm vết bớt trên người ít bị cá sấu hại (?), người ta bắt chước vẽ hình cá sấu lên người. Dần dần cá sấu trở thành vật tổ, tôn giáo thờ "tô tem" ra đời và giao long, con cá sấu trong các sông rạch đầm lầy trở thành vật tổ của người đánh cá rồi được hình tượng hóa thành con rồng.
Tục xăm mình vì vậy không chỉ của người Việt mà là của cộng đồng cư dân Ðông Nam Á cộng cư với nhau trên vùng đất nhiều sông hồ Hainanland, Sundaland sống bằng nghề đánh cá. Khi chia tay nhau để lên Bắc hay xuống Nam, những tộc người Ðông Nam Á này mang theo đến vùng đất mới khiến cho tục xăm mình phổ biến từ lưu vực sông Hoàng Hà tới tận những hòn đảo xa ngoài khơi Thái Bình Dương, Ấn Ðộ Dương.
Hà Văn Thuỳ
xxx
xxx
Từ thời xa xưa, người Việt thường sống quanh các vùng sông nước nên họ đã tôn sùng cá sấu như một con vật linh thiêng (vào thời kỳ này vùng đất người Việt sống còn rất nhiều cá sấu). Cá sấu tượng trưng cho sự trù phú và sức mạnh, người Việt đã thần thánh hóa loài cá sấu lên thành con "Giao Long"
*** Phong Thuỷ
Vậy tuổi phái nam có can Nhâm gặp chi Thìn tốt hay xấu ?
Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành thì : ”Thổ khắc Thủy” cho nên chi Thìn thuộc hành Thổ khắc kỵ can Nhâm thuộc hành Thủy hay nói khác đi can Nhâm thuộc hành Thủy bị chi Thìn thuộc hành Thổ khắc kỵ.
Người có tuổi Can Chi tương khắc nhau, thì xem như tuổi Không Tốt. Do vậy, chúng ta kết luận rằng dù người phái nam có can Nhâm, mà kết hợp với chi không thuận hạp ngũ hành để đưa đến tương sanh, thì vẫn là tuổi Xấu như thường. Nếu người phái nam có can Nhâm hay can dương nào khác được kết hợp với chi được tương sanh ngũ hành, thì xem như tuổi đó sẽ là tuổi Tốt, ví như tuổi Nhâm Dần. Bởi vì, tuổi này có can Nhâm thuộc Thủy và chi Dần thuộc Mộc, căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành thì được tương sanh : “Thủy sanh Mộc”
Từ đó, chúng ta kết luận rằng : “Nam Nhâm, Nữ Quý” chỉ có ảnh hưởng đúng về Dương Âm mà thôi.
xxx
Người sinh năm Thìn rất có lý tưởng, cố chấp nhưng nhiệt tình và khảng khái nên được nhiều người yêu mến. Thông thường họ rất chủ động yêu người khác và hiếm khi thấy họ buồn rầu về chuyện tình yêu. Đa số các trường hợp là người tuổi Thìn bỏ rơi người ta chứ chẳng ai muốn chia lìa họ. Phụ nữ tuổi Thìn dễ mắc vào lưới tình. Khi đã thành vợ thành chồng thì họ sẽ giành nhiều thời gian để chăm chút gia đình, gánh vác trách nhiệm “vợ hiền dâu thảo”. Nam giới tuổi Thìn , do lòng tự trọng cao nên rất sợ làm tổn thương đối phương. Nói chung người tuổi Thìn hợp với người tuổi Tý, tuổi Thân và tuổi Dậu. Nếu kết được mối lương duyên ấy, tuổi già của họ vô cùng hạnh phúc.
Ta bàn chuyện Chuột, Trâu, Hổ , Rồng... cho vui trong ba ngày tết, chứ trong thực tế nó không có ý nghĩa gì cả. Môi trường sống, sự giáo dục của nhà trường, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người tự phấn đấu vươn lên mới là quyết định. Nguyễn Du đã chẳng nói ”Xưa nay nhân định thắng thiên đã nhiều” là gì.
*** Địa danh mang tên Rồng/Long
Những vùng đất mang tên rồng. Vùng đất mang tên rồng cổ nhất nước ta là Long Đỗ. Long Đỗ ở bên tả ngạn sông Hồng. Bên hữu ngạn thì có Long Biên. Khi nước nhà chưa độc lập, trung tâm sinh hoạt của dân tộc cũng chỉ quanh quất ở vùng đất rồng này. Đến khi nước nhà cường thịnh Lý Công Uẩn dời đô về đây và đặt tên thủ đô là Thăng Long, phản ánh khí thế hào hùng của dân tộc.
Mở đất vào Nam, người Việt nhớ đến cội nguồn cũng đem chữ “Long” đặt tên cho chợ, cho phố, cho làng xã của Mình. Thừa Thiên có chợ Kim Long, chợ Long Hổ; Quảng Ngãi có chợ Long Tử; Bình Định có chợ Long Hương. Mạn Tiên Yên (Quảng Ninh) có núi Long Tu, trong núi có nhiều cỏ long tu (cỏ râu rồng) sống lâu năm, làm thuốc. Đồ Sơn (Hải Phòng) có núi Cửu Long hình con rồng chín khúc. Ngoài vịnh Hạ Long có ngọn đèn biển trên đảo Long châu Không đêm nào tắt. Núi mang tên lâu đời nhất của ta có lẽ là Long Đọi ở Duy Tiên (Hà Nam), có tích truyện vua Lê Đại Hành từ kinh đô Hoa Lư ra đây cầy ruộng tịch điền (ruộng của vua), mở đầu cho công việc đồng áng. Nhưng không núi nào nổi danh bằng núi Hàm Rồng ở Thanh Hoá, đứng sừng sững, hùng vĩ trên hai bờ sông Mã, lừng lẫy khắp thế giới với ngót trăm máy bay phản lực đủ kiểu của Mỹ bị hạ. Rồi Hà Tĩnh có núi Long Tường, núi Long Mã Phụ Đồ hình yên ngựa. Miền Tây Quảng Bình có Thanh Long là ngọn núi cao xanh biếc, núi Long Tị bên bờ sông Gianh, núi Phúc Long dọc sông Nhật Lệ. Tại Quảng Ngãi, chỉ một huyện đã có ba ngọn núi tên rồng: Lạc Long, Long Phượng, Long Cốt. Bình Định có núi Hàm Long. Hà Tiên có núi Dương Long. Biên Hoà (Đồng Nai) có núi Long ẩn).
Núi mượn tên rồng là biểu hiện sự uy nghiêm. Nhưng các dòng sông, suối mới là hình tượng con rồng thân thuộc, kỳ vĩ trang nghiêm, gần gũi trong tâm thức con người. sông Hoàng Long (Ninh Bình) là con sông cổ nhất mang tên rồng. Long Môn là một đoạn của sông Đà chẩy qua núi Long Môn có cửa đá chắn ngang, chia nước thành ba dòng đổ xuống thành thác. Đất Nam bộ thì tên sông, tên bãi có chữ “long” khá nhiều và đều là sông lớn, bãi to cả. Chính sông Đồng Nai có tên chữ là Phước Long, tỉnh nó chẩy qua là tỉnh Phước Long. Đồng Tháp có bãi lớn Long Sơn do sông Tiền giang bồi lên địa phận Tân Châu, Hồng Ngự. Xuống một đoạn nữa là Long ẩn có bãi Long ẩn. Xuống tiếp có sôngLong Phương chẩy thông với sông Sa Đéc, đoạn chẩy về Vĩnh Long, quanh co giữa những thôn, bãi trù phú nên gọi là Long Hồ. Và Hậu Giang cũng là một con rồng lớn chẩy qua tỉnh Long Xuyên về Hậu Giang. Nhánh sông Hậu với sông Tiền đổ ra biển Đông bằng chín dòng sông nhánh qua chín cửa, tất cả cộng lại bề ngang rộng 20 km, rộng hơn nhiều eo biển trên thế giới. Trước cảnh sông nước mênh mông bao la hùng vĩ ấy, ông cha ta đã không ngần ngại đặt cho những nhánh hạ lưu sông Mê Kông trên đất nước ta là Cửu Long Giang (sông chín rồng).
...
Một trong những địa danh Việt Nam được nhiều người trên thế giới biết đến là vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long nổi lên gần một nghìn hòn đảo đủ hình đủ dạng, trông như một khúc rồng vừa hạ xuống nước. Phía đông của Hạ Long có vịnh có Bái Tử Long (rồng con lạy mẹ). Phía tây nam có đảo Phù Long (nay là đảo Cát Bà). Ngoài khơi tỉnh Quảng Ninh có quần đảo Bạch Long Vĩ (đuôi rồng trắng).
Lưu Ba
xxx
Từ Hậu giang các cửa : Định An, Ba Thắc, Tranh Đề. Từ Tiền giang các cửa: Tiểu, Đại, Hàm Luông, Cổ Chiêm, Cung Hầu, Ba Lai, nên sông Mê Kông còn được gọi là sông Cửu Long, tức “sông chín rồng”, ngày nay do môi trường thay đổi một cửa sông đã bị cát bồi biến mất một con rồng! nhưng trong lòng của nhân gian vẫn còn 9 con rồng
...
Ngoài ra còn có nơi mang tên long tức rồng: Vĩnh Long, Long Hồ, Bình Long, Long Bình, Hạ long, Phước Long, Long Mỹ, Long Hải, Long Xuyên, Long Khánh, Long An, Long Hồ, Long Đất, Long Thành, Long biên
xxx
*** Thực vật và động vật mang tên rồng
Các loại cây xương rồng tên khoa học: Cactaceae có từ 24 đến 220 chi, tùy theo nguồn (90 chi phổ biến nhất), trong đó có từ 1.500 đến 1.800 loài.
Trái Thanh long (Dragon Fruit) của Việt Nam thơm ngon xuất cảng ra thị trường thế giới….
Long nhị: quả mướp ty qua.
Long can: lúa lép, xấu không có hạt
Long tuyền: củ nghệ vàng (Hoàng khương).
Long toàn lương: một tên gọi củ gừng khô.
Du Long: rau đắng để ăn sống, gia vị
*** Động vật
Nhiều loại cá gọi là cá rồng:
cá rồng Á châu (tên khoa học: Scleropages formosus) Cá rồng được tìm thấy ở một số nước như: Thái Lan , Indonesia (Bocneo, Sumatra), Malaysia . Úc loại cá nầy theo màu sắc và hình dáng chia ra làm 4 loại chính là:
Kim long quá bối Cross Back Goiden Maiaysia (giống này từ Malaysia ):
Huyết long Super Red (giống này từ Indonesia )
Kim long hồng vĩ Red Tail Golden (giống này từ Indonesia )
Thanh long Green Arowana giống này có ở nhiều nơi trên vùng nhiệt đới.
Loài cá Rồng Lá Leafy Seadragon (Phycodurus eques), cá Rồng Tảo The Weedy Seadragon (Phylloptreyx Taeniolatus) là những loại cá đẹp trông giống như một thân cây có những cái lá thật lạ, lộng lẫy là những phiến da, treo khắp đầu, thân, đuôi, rồng lá sống ở độ sâu từ 5-35m, ở vùng nước ôn đới theo duyên hải miền Nam Australia trong khu rừng tảo bẹ dưới biển,
Long y: xác vỏ rắn lột (rơi bên đường).
Long hội: tên một thứ cá.
Long Khách: chim Anh vũ. (Chỉ Nam Ngọc Âm Giaỉ Nghĩa).
Long sắt: con cà cuống (thơm ngon/ Bích sắt: con gián/có mùi hôi).
Thiên long: là con Rết có hiệu là Ngô Công.
Thổ long: là con rắn Nữ Ca.
xxx*** Vị thuốc mang tên rồng:
Thực ra rồng là con vật không có thật nên các phần cơ thể của nó không thể có tác dụng y học như những con vật khác (lợn, chó, trâu, khỉ…). Nhưng do tính linh thiêng, mạnh mẽ của rồng mà người ta dùng nó để đặt tên cho nhiều vị thuốc đặc biệt.
Long nhãn (mắt rồng), là cùi nhãn phơi khô, sấy khô. Long nhãn là vị thuốc bổ chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, tim hay hồi hộp…
Ban long (cao ban long): Sự thật cao ban long là thứ cao nấu từ sừng hươu sao (hươu có đốm sao nên goi là ban long (rồng đốm). Cao ban long là loại thuốc bổ quí rất tốt cho những người gầy yếu, cơ thể suy nhược, ho lao, chẩy máu dạ dầy, đi tiểu nhiều, mồ hôi trộm…
Địa long (rồng trong đất), là vị thuốc chế từ giun đất, đem rửa sạch, mổ bụng, sấy khô, tán bột hoặc sắc lấy nước uống. Địa long chữa sốt rét, cao huyết áp, xo cứng mạch máu, nhức đầu, hoa mắt… Long y (áo của rồng), chính là xác con rắn lột được dùng chữa trẻ con lên cơn co giật, đau họng, làm thuốc sát trùng bôi chữa ghẻ lở…
Ô long vĩ (đuôi rồng đen), thực ra ra bồ hóng đen dính mạng nhện trên gác bếp đun bằng rơm rạ. Ô long vĩ là vị thuốc sát trùng, hay dùng trong những trường hợp đứt cân đứt tay, chầy xước chẩy máu.
Long não (óc rồng), chất mầu trắng, óng ánh, cất từ cây, lá, rễ của cây long não. Là vị thuốc trợ tim, xoa bóp chữa đau nhức, thấp khớp, bôi xoa sát trùng…
Phục long can (gan rồng, là vị thuốc chế từ đất giữa lòng bếp (bếp đun củi đặt trên nền bếp). Phải chăng vì đát ấy mầu vàng như gan nên gọi là phục long can. Thuốc này tác dụng chữa băng huyết, thổ huyết, tiểu tiện ra huyết, nôn oẹ… rất công dụng.
- Long nhãn: tên một trái cây nhỏ có vị ngọt (long yan/longans); một vị thuốc có tên khoa học là Euphoria longana (thuốc Bắc gọi là á-lệ-chi) tính chất bình, ngọt có tác dụng bổ “tâm”, chủ trị các chứng liên quan đến thần kinh suy nhược, hay quên, mất ngủ, hồi hộp; dùng dưới dạng cao lỏng hoặc sắc cùng với một số vị khác; có thể nấu chè với hạt sen (liên tâm nhãn nhục/một món ăn cao cấp vì bổ tim, sáng mắt. Người tì vị yếu, bụng hay đầy hơi và kém ăn thì không nên dùng.
- Sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh viết:
“Long nhãn tục gọi là quả nhãn,
Ngọt, bình, không độc, tính ôn hòa
Trấn áp lên kinh, trùng lao hết,
Bổ tâm, ích tỳ, thêm tuổi già.” (trang 229).
- Long tu: Râu rồng; còn có tên là Lô Hội, Lưỡi lổ, Hổ thiệt, Tương đảm, tên khoa học là Aloe sp (alovera), hiện được các hãng dược thảo khai thác và chế biến thành nhiều thứ thuốc gần như “trị bá chứng”.
- Long đởm (thảo): tên khoa học là Gentiana scabra, vị đắng. Khi vị đắng đi vào gan, mật và bàng quang; có tác dụng giúp tiêu hóa, nhuận trường; chủ trị táo bón do thấp nhiệt trong tỳ vị. – Long đảm có hiệu Lăng du, lá cây ngậm đắng như mật rồng (QAGN).
Sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh viết về Long đởm thảo như sau:
“Long đởm thảo cỏ thanh ngâm,
Vị khổ hàn, có bệnh phải tầm.
Mắt đỏ song đau đều chữa khỏi,
Can kinh thấp, thủng chẳng còn xâm.
Phụ nhân sản hậu kinh nguyệt ứ
Sắc uống, thông ngay thật chẳng nhầm!”(trg 304)
- Long cốt: một vị thuốc Bắc quí, hiếm có công dụng trị di tinh, mộng tinh, phụ nữ bị băng huyết, trừ phong làm thần kinh co giật, trị ho xốc lên. Sách HTYTTL viết một cách “thần bí” xem như là “xương rồng” thật: Long cốt đứng đầu loài trùng có vảy là một vật thần linh. Sinh ở trong khe đá đất Tấn (bên Tàu xưa) và lấy ở trong hang núi Thái sơn chỗ Rồng chết. Lý triều quốc sử nói: Tiết mưa xuân cá chép bay lên cởi xương để lại. (sđd, trg 198-199).
Về nguồn gốc và tính chất của Long cốt, sách HTYTTL viết:
“Sơn tây ngàn cả Thái nguyên rừng,
Sản vật xương rồng lâu đã từng,
Vị cam, nung lửa, tán nhỏ để.
Ngưu hoàng đem bỏ nó gần chưng (nấu).
Băng, đới, mộng di tiếng đã từng.”
Sách chú thích: đây là xương của một số con vật chết bị chôn lâu năm dưới đất (Os Draconis) (sđd.trg 320).
- Long não: cây Rã Hương, tên khoa học là Cinnamomum camphora, có mùi thơm. Long não đặc được dùng ngoài làm thuốc sát trùng, tiêu viêm, kích thích (dùng dưới dạng cồn hay dầu 5-10%). Dùng trong dưới dạng thuốc tiêm để hồi tỉnh cơ tim, chữa trụy tim hay suy nhược, hoặc dùng uống để chữa đau bụng, làm giảm phân lượng (uống mỗi ngày 0,05-0,2g, tiêm da dưới dạng dung dịch dầu 10-20%). Long não còn dùng trong công nghiệp chế ngà voi nhân tạo, phim ảnh, chất cách điện. Tinh dầu long não có thể dùng ngoài xoa bóp thay long não đặc, hoặc dùng trong công nghiệp làm dung môi, hòa tan nhựa, sơn, chiết safrol, xineol, chế thuốc trừ sâu (theo Đỗ Tất Lợi).
- Ô long vĩ: đuôi rồng đen (sợi bồ hóng trên bếp, hoặc trên sườn nhà tranh).
Sách HTYTTL viết:
Ô long vĩ là cái mồ hóng.
Đắng, cay, nóng, ấm, tính lành thường.
Trừ vị phiên, an thai, thổ huyết.
Chữa đau bụng, ế ách, lở sưng.
Còn có tên là “bách thảo sương” và “lương thượng trần”. Có thể dùng để cầm máu khi bị thương. (trg 266).
- Phục long can: đất trong lòng bếp lâu ngày/ một chất làm thuốc trị bịnh (khá tốt).
- Phục long phẩn: tro của vật hun đốt ngoài cửa bếp.
- Du long thái: còn gọi là rau dừa, trị đau bụng lâm râm. Có tác dụng hút mủ khi bị gai nhọn cắm vào da thịt. Nấu lên mà tẩm vào chỗ bị gai xóc, gai sẽ lồi ra khỏi da thịt.
- Trần Thổ long: cứt giun (trùn) khô có tác dụng chữa sưng phù, chữa bệnh sởi.
*** Trong kho tàng ca dao, tục-ngữ, thành ngữ:
Rồng là biểu tượng của sự cao quý, lý tưởng, may mắn, tốt đẹp, đồng thời còn có biểu hiện của sự sang hèn, tốt xấu: “Làm trai lấy được vợ hiền, như cầm đồng tiền mua được của ngon. Phận gái lấy được chồng khôn, xem bằng cá vượt vũ môn hóa rồng.”. Trong cuộc hôn nhân đó, phận gái 12 bến nước, biết bến nào trong, đục chỉ dựa vào may rủi mà thôi. Nhưng nếu lấy được người chồng khôn thì có thể làm thay đổi cuộc đời. Đây là niềm hạnh phúc nhất đối với người con giái đi lấy chồng. "Rồng bay phượng múa" thể hiện sự xuất chúng, tài ba của người có chữ viết đẹp, nét chữ lả lướt, bay lượn, uốn khúc. “Cá chép hóa rồng” để nhắc nhỡ người đời, nếu chăm chỉ học hành, chịu thương chịu khó, không ngừng nổ lực phấn đấu vươn lên thì nhất định một ngày nào đó sẽ thành đạt; tuy nhiên, cũng có nhiều người không cần nổ lực phấn đấu cũng vươn lên tột đỉnh vinh quang. Thật là vinh hạnh khi "Rồng đến nhà tôm" chỉ một kẻ nghèo hèn, chức vụ nhỏ bé, khi vinh dự được người giàu sang, quyền quý thương tình chiếu cố đến tận nhà thăm viếng mình. Nhưng đây thật sự là một nét văn hóa giao tiếp, bày tỏ sự nhún nhường của chủ nhà đối với khách, thể hiện được lòng hiếu khách, cung cách giao tế nho nhã, lịch thiệp của người xưa. Những người nói hay nhưng làm thì dở; nói huyên thuyên, thao thao bất tuyệt, nói đủ chuyện trên trời dưới đất, nhưng lại biếng nhác, làm việc thì không không ra đầu ra đuôi, người ta ví "Nói như rồng leo, làm như mèo mửa". Lúc đầu thì hô hào hoành tráng, càng về sau làm không ra gì “Đầu rồng, đuôi tôm”. "Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình": Rồng vàng là rồng quý, mà phải đi tắm nước đục ở ao tù thì thật là điều bất đắc dĩ, cũng như vậy người khôn ngoan mà phải chung sống, ở chung, làm việc chung với kẻ ngu đần thì thật là hết sức bực mình. “Trong lưng chẳng có một đồng, lời nói như rồng cũng chẳng ai nghe.” Đồng tiền là rất quan trọng, tiền thể hiện địa vị trong xã hội, có tiền mua tiên cũng được, không tiền thì dù có hô hào lớn tiếng thì cũng không ai nghe. "Ăn như rồng cuốn" ví những người ăn nhiều, ăn vội vã, ăn không coi nồi, trái với "ăn như mèo" là ăn ít, ăn từ tốn. Hầu hết các cô gái, những người phụ nữ đều ăn như mèo, không dám "ăn như rồng cuốn", vì để giữ eo thon. “Rồng giao đầu, Phụng giao đuôi, nay tui hỏi thiệt: mình thương tui không mình” ? thể hiện tình cảm ái ân. Phụng giao đuôi thì rõ rồi, còn Rồng giao đầu thì…linh vật, đến sự giao loan cũng khác.
Năm Nhâm Thìn nhắc nhở chúng ta hãy sống xứng đáng với danh hiệu là "con Rồng cháu Tiên". Nói phải đi đôi với làm, làm đến nơi đến chốn, đừng có "Nói như rồng leo, làm như mèo mửa".
Phạm Hương
Năm Nhâm Thìn nhắc nhở chúng ta hãy sống xứng đáng với danh hiệu là "con Rồng cháu Tiên". Nói phải đi đôi với làm, làm đến nơi đến chốn, đừng có "Nói như rồng leo, làm như mèo mửa".
Phạm Hương
xxx
* Đầu rồng, đuôi tôm – Rồng đến nhà tôm – Vẽ rồng nên giun để biểu hiện sự sang hèn, tốt xấu.
* Thêu rồng, vẽ phượng – Chạm rồng, trổ phượng để biểu hiện sự sang trọng.
* Mả táng hàm rồng – Như cá gặp nước, như rồng gặp mây – Rồng mây gặp hội (long vân khánh hội) để biểu hiện sự may mắn.
* Rồng bay, phượng múa – Ăn như rồng cuốn, uống như rồng leo để biểu hiện sự xuất chúng.
** Long bàn hổ cứ – Rồng nằm, hổ ngồi, chỉ thế đất hiểm yếu.
** Long hành hổ bộ hoặc Long tương hổ bộ – Rồng đi, cọp bước, chỉ tướng người uy vũ của vua chúa hoặc võ tướng.
** Long phi phượng vũ – Rồng bay phượng múa, ý nói chữ viết đẹp, tài hoa phóng khoáng
** Long tranh hổ đấu – Rồng tranh nhau, cọp đánh nhau, ý chỉ cuộc đấu tranh hoặc đua tài rất kịch liệt.
** Long đầu xà vĩ – Đầu rồng, đuôi rắn, ý nói lúc đầu dình dang, phát đạt, sau lại teo tóp suy sụp.
** Long ngư thượng tân hay Thừa long thượng giới – cưỡi rồng lên trời.
** Họa long điểm nhãn – Vẽ rồng phải chấm con mắt, ý nói làm văn chương phải nắm chỗ yếu điểm để kích thích người đọc, làm cho người đọc phê
** Ngư chất long văn – Chất cá, vẻ rồng, chỉ ngoại hình thì đẹp, thực chất xấu xa.
** Ngư long hỗn tạp – Cá rồng ở lẫn với nhau, ý nói người tốt ở cùng kẻ xấu.
xxx
1 nhận xét:
Nguồn gốc câu thành ngữ “Vẽ rồng điểm mắt” - Minh Chân Tướng
[MINH HUỆ 5-9-2015]
Thành ngữ
“Vẽ rồng điểm mắt” bắt nguồn từ cuốn “Lịch đại danh hoạ ký” (Ghi chép về những danh hoạ nổi tiếng trong các triều đại) do Trương Ngạn Viễn thời Đường soạn, trong đó viết: “Vũ đế coi trọng việc sửa sang chùa chiền, thường lệnh cho Tăng Dao vẽ trang trí. Trương Tăng Dao vẽ bốn con rồng trên bức tường của Kim Lăng An Lạc Tự, ông không vẽ mắt. Ông thường nói: “Vẽ mắt rồng sẽ bay mất”.
Xem thêm tại: Vẽ rồng điểm mắt
Đăng nhận xét