12 thg 7, 2023

Bản Đồ, Ảnh Các Cổng Thành Hà Nội Thời Nhà Nguyễn

Bản Đồ, Ảnh Các Cổng Thành Hà Nội Thời Nhà Nguyễn

Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi vua, ấy là vua Gia Long, vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn. Gia Long chọn đóng đô ở Huế. Thăng Long sau đó được đổi thành tổng trấn Bắc Thành với 11 trấn trực thuộc. Nhà Nguyễn bấy giờ đặt quan tổng trấn Bắc Thành và trao quyền hành rất lớn, lại đặt ra các Tào, gần như cơ quan đại diện của các Bộ tại Thăng Long. Quan tổng trấn Bắc Thành được quyền tự quyết cắt đặt quan lại, bãi quan miễn chức, xét xử kiện tụng, sau khi tiến hành xong rồi mới tâu trình. Bởi vậy, quan phủ ở Thăng Long – Bắc thành bấy giờ gần như một triều đình thu nhỏ. Điều đó cho thấy, nhà Nguyễn vẫn đề cao tầm quan trọng của Thăng Long đến mức nào.

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà NguyễnBản đồ Hà Nội 1873

Thành Hà Nội (thành) – vi.wikipedia.org Vua Gia Long cho phá dỡ Cấm thành Thăng Long, cho xây dựng lại một tòa thành mới hình vuông, mô phỏng theo kiểu Vauban của Pháp. Mỗi mặt thành được bố trí 2 pháo đài, mỗi góc đều có pháp đài góc. Thành ngoài được mở 7 cửa, trên mỗi cửa có lầu và cột đồng. Xung quanh thành đều có hệ thống hào được dẫn nước từ sông Tô Lịch. Cầu bắc qua hào để vào thành được xây bằng gạch nung chín. Nền thành rộng chừng 28m, mặt thành rộng khoảng 8m. Trên thành có xây tường nhỏ bằng gạch làm chỗ núp cho quân bắn xuống khi có chiến tranh. Vua Gia Long cho xây thêm tòa điện phía sau điện Kính Thiên làm hành cung, xây các cửa thành Đông Nam, Tây Nam, Đông, Tây và Bắc. Phía trước Hoàng thành Thăng Long cũ, vua Nguyễn cho xây cột cờ, gọi là Điền Đài, cao 100 thước. Tháng 7 năm 1820, vua Minh Mạng lại bổ sung thêm một số công trình ở Thăng Long. Vua Nguyễn cho dựng thêm các điện, đường hành cung và làm các quán dịch để tiếp sứ thần Trung Quốc từ Kinh Bắc lên tới Lạng Sơn. Phía trước điện Kính Thiên, vua Minh Mạng cho dựng điện Thị Triều và điện Cần Chánh. Ở bờ Nam sông Nhĩ đặt nhà tiếp sứ lợp ngói, bờ Bắc sông Nhĩ đặt các trạm sứ quán từ trạm Gia Quất đến Lạng Sơn cả thảy 7 trạm. Ở giữa trạm dựng một nhà ngói, các tòa nhà trước, sau và hai bên đều dùng gỗ tạp và lợp cỏ tranh.

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Vị trí thành Thăng Long-Hà Nội qua các thời kỳ (Khảo sát thực địa -giả định)

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Bản đồ Thành cổ Hà Nội thời Pháp chiếm đóng

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Cảnh tổng quát Thành Hà Nội, thủ phủ của Bắc Kỳ-1880, nhìn từ cửa phía Đông thành.

Tới năm 1931, vua Minh Mạng thực hiện công cuộc cải cách hành chính với quy mô lớn. Cấp tổng trấn Bắc Thành và Gia Định Thành bị bãi bỏ. Vua Minh Mạng chia cả nước làm 30 tỉnh đặt dưới sự cai trị thống nhất của triều đình. Thủ phủ của Tổng trấn Bắc Thành, gồm khu vực Kinh thành Thăng Long các triều đại trước và mở rộng thêm, được cắt thành tỉnh Hà Nội. Bấy giờ, tỉnh Hà Nội được triều Nguyễn cắt đặt cho 4 phủ là Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa và Lý Nhân; 15 huyện là Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm, Thượng Phúc, Thanh Trì, Thanh Oai, Chương Đức, Sơn Minh, Hoài An, Nam Xang, Duy Tiên, Bình Lục, Phú Xuyên, Kim Bảng và Thanh Liêm. Thành tỉnh Hà Nội trước đó được nhà Nguyễn dựng lại với chu vi 1.728m, cao 4,5m, hào bao quanh rộng khoảng 16m. Đến lúc vua Minh Mạng chia lại tỉnh hạt, bèn cho bạt bớt đi 1 thước 8 tấc cho phù hợp với quy chế thành của một tỉnh. Như vậy, đến thời Nguyễn, dù Kinh đô được đặt ở Huế, nhưng Thăng Long – Hà Nội vẫn tồn tại như một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội lớn, rất được triều đình coi trọng.

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Sơ đồ vị trí các cổng thành Hà Nội

 

Cửa Chính Bắc Vị trí và hình dáng Sử chép rằng Cửa Bắc được xây dựng từ thời Nguyễn, trên nền Cửa Bắc của thời Lê và hoàn thành năm 1805. Cửa Bắc được xây dựng theo kiến trúc vọng lâu: phía trên là lầu, phía dưới là thành.[1] Cửa Bắc nay nằm trên đường Phan Đình Phùng thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Cửa Bắc là một khối gần như vuông dạng hình thang, tường hai bên xoải ra. Lòng cửa là vòm cuốn xây gạch. Mép cửa kè đá hình chữ nhật, riềm trên bằng đá trang trí viền cánh sen. Trên nóc cửa có vọng lâu là một phương đình 8 mái. Phía bắc trán cửa có gắn tấm biển, ở giữa khắc nổi ba chữ Hán “Chính Bắc Môn” (正北門). Riềm cửa gắn biển đá trang trí nổi hoa dây. Bên cạnh phía phải gắn một tấm biển đá khắc ngày 25 tháng 4 1882,[2] đánh dấu ngày quân Pháp khai hỏa, bắn vào thành và chiếm lấy thủ phủ xứ Bắc Kỳ. Tường cửa còn nguyên dấu đạn đại bác của quân xâm lăng.[1] Trên lầu hiện là nơi thờ Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu – hai vị Tổng đốc đã có công cùng nhân dân thành Hà Nội chống trả lại kế hoạch xâm chiếm thành của thực dân Pháp. Hai ông đều nhận lấy cái chết dầu [không] giữ được thành. (nguồn: wikipedia.org)

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Đây là cửa Chính Bắc của thành Hà Nội, do Emile Gsell chụp (khoảng năm 1880) trước khi thành bị tàu chiến Pháp khai hỏa bắn vào ngày 25 tháng 4 1882 trong trận chiến thành Hà Nội lần thứ hai, do vậy trong hình này tường của cửa thành còn nguyên vẹn chưa có dấu đạn đại bác như còn lại ngày nay.

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Cũng cửa thành Chính Bắc này, ảnh do BS Hocquard chụp khoảng 1884-85, đã sụp đổ điêu tàn

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Cửa Bắc nhìn từ bên trong, kh. năm 1884-1885, sau khi quân Pháp đã chiếm thành Hà Nội.

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Cửa Bắc phía trước cổng thành đã lấp hào sông chạy quanh, tường thành bị hạ thấp .

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Cổng thành Hà Nội trước năm 1896 càng rõ khi thấy khoảng đất bằng phẳng trước mặt.

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Thành Cửa Bắc phía trên bị biến dạng xây dựng công trình cho mục đích sử dụng khác.

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Vọng lâu bị phá

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Đã được cải tạo, phục hồi lại nguyên trạng

Năm 1999 cũng tại đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện các phần còn lại của một bức tường xây bằng đá và gạch vồ, nền móng dày 1,2m và dấu tích của một kiến trúc khác thời Lê tại độ sâu từ 1,66m – 2,20m

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Vết đại bác trên cổng Bắc thành Hà Nội do pháo thuyền của Pháp bắn vào. Nguyên văn biển đá bằng tiếng Pháp: 25 avril 1882: Bombarde de la citadelle par les canonnières “Surprise” et “Fanfare”; nghĩa là Ngày 25/04/1882: Vết bắn phá thành của các pháo thuyền “Surprise” và “Fanfare”.

Nguồn: Cửa Bắc vi.wikipedia.org

 

Cửa Nam

Phía nam thành Hà nội có hai cửa: cửa Tây Nam và cửa Đông Nam (cửa Đại Hưng), tất cả đã mất theo thời gian. Cửa Nam chỉ còn trong tên một con phố nơi có những tên đất như Đình Ngang (nơi dừng lại để soát xét giấy tờ, thẻ bài trước khi vào Hoàng Thành), Cấm Chỉ (dừng nơi khu cấm) và một góc cái vườn hoa thời Pháp thuộc có dựng tượng “Bà đầm xòe”.

 

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Cửa Đông Nam thành Hà Nội-Bức ảnh này cho thấy hình ảnh Cửa Nam đổ nát, phía trong thấy rõ Kì Đài và Đoan Môn.

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Phục dựng lai bằng 3D Cửa Đông Nam (cửa Đại Hưng), Cửa Nam thời Lý – Trần có tên là cửa Đại Hưng; nơi đây là cửa chính ra vào của các quan lại những ngày thiết triều, của các quan nhậm tại trấn ngoài có việc vào triều, nơi trần thiết lễ nghi mỗi khi Nhà nước có công việc quan trọng như tế lễ Giao, lễ Tịch Điền, nhà vua đi kinh lý các địa phương (thời Lý – Trần các vua năng đi tuần thú ra ngoài, vua Lê thì rất hiếm).

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Họa đồ thành Thăng Long thời Lê với sông Nhị chảy ở phía đông, tháp Báo Thiên ở giữa, vương phủ chúa Trịnh chếch ở phía nam tháp, hồ Tây ở phía bắc và thành Thăng Long gồm hai vòng lũy (và có Đại Hưng Môn, Chính Đông, cửa Tây ) nằm giữa hồ Tây và tháp Báo Thiên.

Vấn đề vị trí các cửa thành trải qua các vương triều có cùng vị trí còn cần khảo cứu và có chứng cứ khảo cổ, tư liệu xác thực.

 

Cửa Đông

Chính Môn Đông (thành Cửa Đông) nằm phía Đông Hoàng Thành, dẫn vào khu cư dân sầm uất nhất kinh thành – khu phố cổ quận Hoàn Kiếm ngày nay. Cũng như Cửa Nam, Cửa Đông ngày nay chỉ còn là tên một con phố. Trước kia có một đường đi cũ trong thành từ cửa Đoan Môn ra đến Chính Môn Đông, qua cổng thành và dương mã thành, qua cầu bắc trên hào, để ra ngoài, tại đây con đường quặt về hướng Đông nam một quãng mới toả đi các phố của khu Cửa Đông. Bức ảnh này cho thấy Chính Môn Đông năm 1885 với phía trong là các khu nhà trại lính Pháp.

Trên bức ảnh vẫn thấy rõ dấu tích cây cầu bắc qua hào. Khi Chính Môn Đông, tường thành và con hào bị phá bỏ, người Pháp cho mở một con đường mới thẳng từ Cổng Tỉnh (chiếc cổng sắt lớn thay cho Chính Môn Đông) ra khu phố cũ, con đường mới đó được đặt tên là Rue Général Bichot, nhân dân ta cứ quen gọi là phố Cửa Đông hoặc con đường Cổng Tỉnh. Bên ngoài Cổng Tỉnh luôn túc trực đông đảo một đội quân xe kéo, đáp ứng nhu cầu đi lại của binh lính Pháp từ trong thành vào khu 36 phố phường của Hà Nội. Quân đội Pháp biến Cấm Thành thành sở chỉ huy pháo binh, còn toàn bộ phía Đông Hoàng Thành (khu vực giữa hai con đường Nguyễn Tri Phương và Lý Nam Đế ngày nay) trở thành một trại lính khổng lồ.

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Bản vẽ phục dựng khu vưc trước vửa Đông Hoàng Thành

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Nhìn vào phía trong thành từ Cửa thành phía Đông

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Cổng Đông Thành Hà Nội năm 1885

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Cửa Đông Thành Hà Nội năm 1890, lúc này đã bị hạ tầng lầu trên trên thành.

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Nhìn theo hướng khác năm 1898

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Cửa Đông-chính Đông Môn

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Phố Cửa Đông, Hà Nội.

 

Cửa Tây thành Hà Nội.

(Cửa Tây – Dương Mã Thành – đời Nguyễn)
Trong bài viết: “Những vết tích của Hoàng Thành Thăng Long trên mặt đất và dưới lòng đất” GS Trần Quốc Vượng tiết lộ: “Tôi cùng với ông Đỗ Văn Ninh và một cán bộ kỹ thuật (đo vẽ khảo cổ) được thu nhận vào theo dõi công việc đào móng xây dựng công trường Lăng Bác. Chúng tôi đã thấy gì? Thấy được Cửa Tây – Dương Mã Thành – đời Nguyễn cùng nhiều đoạn thành, nền là lớp đá ong rất dày, trên xây gạch Nguyễn lẫn lộn gạch vồ Lê. Thấy nhiều di vật (gạch, ngói lưu li xanh vàng, đồ gốm sứ Lý – Trần – Lê – Nguyễn…).

Bản đồ, ảnh các Cổng Thành Hà Nội thời nhà Nguyễn

Cửa thành Hà Nội nhìn từ phía đường Sơn Tây (Ảnh của Hocquard chụp khoảng 1885 -1886)

Thấy những đống xương: Người, thú (trâu bò, lợn, gà…), có xương bả vai trâu có một đinh ba sắt xuyên qua (lễ hiến tế). Thấy một vài cái giếng xây bằng gạch “Giang Tây quân\’” (chữ in trên gạch, niên đại thuộc Đường thế kỷ VII – IX), có gạch in chữ “Lý gia đệ tam đế Long Thụy thái bình tứ niên tạo” (làm năm Long Thụy thái bình thứ tư, đời vua thứ ba nhà Lý – 1057) v.v… (thời ấy phải nghiêm ngặt tuân thủ định chế của công trường: Không được mang vào và mang ra bất cứ hiện vật gì, không được hỏi, được nói bất cứ cái gì mình biết và không biết, không được đi ra khỏi nơi quy định…)”.

Đối chiếu bản đồ cũ với ảnh Google có thể thấy bốn con đường chạy quanh Hoàng Thành xưa hiện giờ là: Phan Đình Phùng (phía Bắc), Trần Phú (phía Nam), Lý Nam Đế (phía Đông) và Hùng Vương (phía Tây). Vẫn theo GS Trẫn Quốc Vượng: Về phía Tây Hoàng Thành Lê, thì còn chứng cứ: Khán Sơn.

Toàn thư chép là ở góc Tây Bắc Hoàng Thành, nơi vua Lê Thánh Tông và các đại quan ngự xem quân sĩ tập trận. Thời Pháp thuộc, chính quyền Pháp sai san phẳng Khán Sơn làm nền, trên đó xây dựng trường trung học mang tên viên toàn quyền Albert Sarraut, nay được cải tạo, sửa thành trụ sở TƯ Đảng CSVN.


... link: https://hinhanhvietnam.com/ban-do-anh-cac-cong-thanh-ha-noi-thoi-nha-nguyen/
 ============================
  đăng bởi: hohyhung: có lưu file
  http://hohyhung.blogspot.com/
 ============================

ảnh sư tầm thêm:

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét