6 thg 3, 2013

XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC CHO HỌC THUYẾT KIM ĐỊNH

XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC 
CHO HỌC THUYẾT KIM ĐỊNH
Hà Văn Thuỳ


Không biết có phải do nhân duyên nào đó không mà ngay sau khi đọc Việt lý tố nguyên, tôi hoàn toàn tin vào Việt nho và An vi của Kim Định. Tôi biết mình không phải kẻ dễ tin, càng không phải kẻ mê tín mù quáng. Có lẽ cái cơ sở khoa học thuyết phục tôi nhất lúc đó là những dòng ông trích từ sử Trung Hoa: “Trước khi người Hán vào Trung Nguyên thì người Bách Việt đã tràn khắp 18 tỉnh của Trung Hoa.” Một tư duy logic đơn giản: đã là đất của người Việt thì nền văn hóa nhân chi sơ sinh ra trên mảnh đất đó phải là của người Việt. Đó chính là Việt nho. Còn An vi ư? Chả bàng bạc chứa chan khắp cuộc đời bên ta sao? Trong lối sống, đạo sống thuần lương của người dân quê Việt ở chỗ nào chẳng có An vi?

Tuy nghĩ như vậy, nhưng tôi vẫn cho rằng, để thuyết phục nhiều người hơn, nhất là giới trẻ có học và ngày càng duy lý, cần phải xác lập cơ sở khoa học vững chãi cho học thuyết lớn nhất của dòng giống Việt mà Kim Định có công khai quật.

 Một cơ sở khoa học như vậy ít nhất phải giải quyết được hai vấn đề:

 1. Về nhân chủng học, xác định rõ: người Bách Việt là ai? Người Việt Nam là ai? Người Hán là ai? Quan hệ giữa họ thế nào?

 2. Những chủng người trên có vai trò lịch sử, văn hóa thế nào ở khu vực?

 Trả lời được những câu hỏi trên không dễ dàng gì!

Nhưng may mắn đã tới.

 Giữa năm 2004, khi tôi lên mạng tìm tư liệu cho tiểu thuyết về Triệu Võ đế thì phát hiện ra công trình của Y. Chu, Jin Li, những nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa nghiên cứu trong Dự án Đa dạng di truyền người Hán (Chinese Human Genome Diversity Project) công bố ngày 29 tháng 9 năm 1998 mà những dòng chữ quý giá sau đã gây chấn động giới khoa học tại Mỹ: "Công trình của chúng tôi cho thấy con người hiện đại trước hết đã đến Ðông Nam Á sau đó đi lên Bắc Trung Hoa." "Từ Trung Ðông men theo bờ Ấn Ðộ Dương, ngang qua Ấn Ðộ đến Ðông Nam Á. Sau đó họ đi lên Bắc Trung Hoa, Siberia và cuối cùng là châu Mỹ." Những dòng chữ ngắn ngủi trên do nhà báo Hoài Thanh của báo Đại Chúng bên Mỹ gửi cho khiến tôi vui đến nghẹt thở vì hiểu rằng đó là chìa khóa mở ra tất cả! Từ dấu vết ban đầu này, tôi tìm tiếp và may mắn đọc được nhiều bài viết của Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đức Hiệp, Cung Đình Thanh...

Từ nhiều nguồn tư liệu thu thập được, có thể khẳng định:

 a. Về nhân chủng

 Người Bách Việt:

- Khoảng 70.000 năm trước, hai đại chủng Mongoloid và Australoid từ Trung Đông theo con đường Nam Á tới Việt Nam. Tại đây họ hòa thuyết sinh ra những chủng người Việt cổ. Khoảng 40.000 năm trước, người từ Việt Nam đi lên khai thác Trung Hoa.

Cho tới thiên niên kỷ 4 TCN, người Việt sống ở duyên hải Á Đông có nhân số chiếm 54% nhân loại và xây dựng nền văn minh lúa nước tiên tiến nhất thế giới. Sau này lịch sử gọi là người Bách Việt. Trong gia đình trăm tộc Việt, chủng Lạc Việt có số dân đông nhất, chiếm tới 15-20% và giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Chủng Lạc Việt có quyền và có trách nhiệm đại diện cho Bách Việt về lịch sử và văn hóa.

Người Mông Cổ:

Trong cuộc di cư về phương Đông, có những nhóm Mongoloid riêng rẽ đi tới vùng tây bắc Đông Nam Á. Khi băng hà tan, cũng theo cách đó, họ lên tới vùng tây bắc Trung Quốc, định cư ở đây, chuyển dần từ săn bắt sang du mục. Họ là tổ tiên chủng Mongoloid phương Bắc sau này.

Người Hán

Khoảng 2.600 TCN, người Mongoloid phương Bắc tràn qua Hoàng Hà chiếm đất của người Việt. Do sống chung đụng nên có sự hòa huyết giữa người Mông Cổ và người Bách Việt bản địa, một chủng người mới là Mongoloid phương Nam được sinh ra. Đó là người Hoa Hạ, về sau được gọi là người Hán. Như vậy, người Hán được đời từ khoảng 2.600 năm TCN và là con lai giữa người Mông Cổ phương Bắc và người Bách Việt.

Người Việt hiện đại: Lịch sử hình thành của người Việt như sau:

Người hiện đại đặt chân tới Việt Nam 70.000 năm trước.

Khoảng 40.000 năm trước, người Việt mang theo chiếc “việt”, công cụ đá mới tiên tiến bậc nhất của nhân loại thời đó, lên khai thác đất nước Trung Hoa. Thời kỳ này chữ Việt trong danh xưng Việt tộc được viết với bộ Qua. Sau đó từ Trung Hoa, người Việt đi lên Siberia rồi vượt qua eo Bering sang chiếm lĩnh châu Mỹ.

 Khoảng 15.000 năm trước, nhờ sự tiến bộ của văn hóa Hòa Bình, người Việt đã mang theo giống lúa, giống gà, giống chó… lên tạo dựng nền văn minh nông nghiệp lúa nước trên đất Trung Hoa. Nhờ thành tựu xuất sắc này mà danh xưng của tộc Việt được viết với bộ Mễ.

Khoảng 5.000 năm TCN, bên Hoàng Hà có sự chung đụng, hòa huyết giữa người Mông Cổ và người Bách Việt sinh ra chủng Mongoloid phương Nam. Là con lai Việt, họ sống trong cộng đồng Việt, tiếp thu văn hóa Việt, trở thành chủ nhân của văn hóa Ngưỡng Thiều.

Năm 2.600 TCN, trận Trác Lộc nổ ra, Đế Lai tử trận, một bộ phận quân dân Lạc Việt theo Lạc Long Quân dong thuyền xuôi Hoàng Hà ra biển, xuống phía nam, trở lại quê gốc là vùng Nghệ Tĩnh lập nước Văn Lang. Trong đoàn thuyền nhân tị nạn có người Mongoloid phương Nam. Những người mang dòng máu Mongoloid này trở về Việt Nam làm thay đổi cơ cấu dân cư Việt Nam từ loại hình Australoid chuyển hóa thành Mongoloid phương Nam.

(theo Hành Trình Tìm Lại Cội Nguồn)
Hà Văn Thuỳ
...
 ============================
  đăng bởi: hohyhung:
  http://hohyhung.blogspot.com/
 ============================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét