3 thg 7, 2012

Việt Sử 5000 Năm & Vấn Đề Biển Đông

Kính thưa quí vị.
Bài viết này tôi đã viết từ tháng 9. 2008. Một số thành viên chủ chốt của diễn đàn thời ấy đã xem bài viết này và nó chỉ lưu hành nội bộ. Đáng nhẽ ra tôi sẽ không công khai nội dung của nó lên đây. Nhưng trước tình hình diễn biến phức tạp ở biển Đông hiên nay và nội dung bài viết lúc đó cho thấy những phán đoán của tôi đã chính xác cho đến lúc này. Những diễn tiến tiếp theo sẽ ra sao trước sự phức tạp của sự tranh chấp biển Đông hiện nay đã cho tôi thấy cần phải phân tích sâu hơn và hoàn chỉnh bài viết với sự phân tích có tính khách quan và như một lời tiên tri,nhằm mục đích chia sẻ cảm nghĩ của mình với quí vị và anh chị em.
Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em.
===================
VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNGBẮT ĐẦU TỪ MỘT BÀI VIẾT
Vào đầu tháng 9 . 2008 trên các phương tiện thông tin đại chúng đểu nói tới một kế hoạc tấn công Việt Nam của Trung Quốc và một số báo mang đăng bài phản đối của Việt Nam. Đây chính là tiền đề cho tôi viết bài này. Nội dung bài viết đó như sau:

Quote
VN phản đối bài viết trên mạng TQ05 Tháng 9 2008 - Cập nhật 00h14 GMT

Posted Image
Theo 'Phương án A' Trung Quốc chỉ cần 31 ngày là thôn tính Việt Nam
Việt Nam đã chính thức gửi phản đối tới phía Trung Quốc về một kế hoạch dùng quân sự để xâm lược Việt Nam hiện đang được đăng tải trên một số trang mạng của Trung Quốc.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng xuất bản tại Hong Kong cho hay Hà Nội đã hai lần triệu tập quan chức ngoại giao cao cấp của Trung Quốc để bày tỏ quan ngại về tài liệu mà, tuy không phải chính thức, cũng đã khiến giới ngoại giao và quân sự Việt Nam cảnh giác vì xuất hiện với tần suất cao trong thời gian vừa qua.
Bài viết có nêu chi tiết quá trình xâm lược kéo dài 31ngày, khởi đầu bằng năm ngày tấn công bằng tên lửa rồi tới cao trào là việc tiến quân bằng đường bộ với 310.000 lính tràn vào Việt Nam từ Vân Nam, Quảng Tây và Nam Hải.

Kế hoạch xâm lược Việt Nam được đăng trên trang mạng Sina.com và một số trang khác dưới tựa đề ‘Quân Đội Trung Quốc hãy dùng Phương án A để tấn công VN!’ viết: “Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc”.
“Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam."
“Từ mọi khía cạnh, Việt Nam là cái xương khó nuốt.”

’Có hại cho quan hệ song phương’
Trong một thông cáo gửi tới tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng xác nhận rằng phía Việt Nam đã yêu cầu quan chức Bắc Kinh “có hành động ngăn chặn các bài viết nội dung xấu như vậy vì chúng có hại cho quan hệ song phương”.

Quote
Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam. Bài trênSina.com


Ông Dũng nói: “Đây là thông tin không thích hợp, đi ngược lại xu thế hòa bình, hữu nghị và hợp tác vì phát triển trong khu vực và trên thế giới cũng như lợi ích của quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam và Trung Quốc.”

Ông nói thêm rằng Trung Quốc đã tiếp nhận yêu cầu của Việt Nam và tuyên bố bài viết này “không phản ánh quan điểm của Chính phủ Trung Quốc”.
Bài viết về 'Phương án A' hiện vẫn nằm trên Sina.com.
Ông Tống Hiểu Quân, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh được trích lời mô tả kế hoạch xâm lược Việt Nam ‘Phương án A’ là một trò đùa.
Ông nói: "Đây chỉ là trò chơi mang tính nghiệp dư và không có giá trị quân sự nào cả”.
Tuy nhiên ông Tống cũng nói ở hai nước vẫn còn nhiều người chưa quên được các hiềm khích cũ.
"Trung Quốc và Việt Nam có hệ thống chính trị tương đồng và cần đoàn kết để chống lại Hoa Kỳ, là kẻ thù chung của cả hai nước. Rõ ràng Mỹ đang chơi kế ly gián Việt Nam và Trung Quốc”.

Đánh Việt Nam?
Chuyên gia quân sự Tống Hiểu Quân nhận định: “Người biết suy nghĩ ở cả hai nước đều hiểu rõ rằng Trung Quốc và Việt Nam là đồng minh. Trung Quốc không có lý do gì để nghĩ tới việc xâm lược Việt Nam vì cần làm bạn với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam và Bắc Triều Tiên”.
Ông nói chính phủ Bắc Kinh cần rút kinh nghiệm từ việc này và phải có trách nhiệm hướng dẫn dư luận đồng thời giải thích quan điểm chính thức một cách rõ ràng.
“Chính quyền không nên để những kẻ gây rối có cơ hội đồn đoán gây hại.”

Quote
Trung Quốc và Việt Nam có hệ thống chính trị tương đồng và cần đoàn kết để chống lại Hoa Kỳ, là kẻ thù chung của cả hai nước. Rõ ràng Mỹ đang chơi kế ly gián Việt Nam và Trung Quốc. 
Chuyên gia quân sự Bắc Kinh Tống Hiểu Quân


Bài ‘Quân Đội Trung Quốc hãy dùng Phương án A để tấn công VN!’ xuất hiện trên mạng từ đầu tháng Tám trên một số trang mạng bàn về chủ đề quân sự tại cả Trung Hoa lục địa và Hong Kong.
Tuy nhiên nó gây sự chú ý nhất từ khi được đăng tải trên trang sina.com có lượng truy cập lớn. Đây là diễn đàn trao đổi không chính thức, tuy về nguyên tắc nhà nước Trung Quốc kiểm duyệt nội dung.
Mới đây có tin chừng 280 nghìn người được Bắc Kinh trả tiền để vào các diễn đàn nhằm đăng các ý kiến có lợi cho đảng Cộng sản.
Ngoài bài viết kể trên, trong thời gian gần đây, cũng có nhiều bài khác mang nội dung khơi gợi chiến tranh với Việt Nam lưu hành trên các trang mạng và blog của Trung Quốc.
Một số bài mang tựa đề khiêu khích như: ‘Chiến tranh với Việt Nam, sự lựa chọn chiến lược’ hay ‘Chúng ta cần gấp chiến tranh’.

QUAN HỆ TRUNG QUỐC & HOA KỲ 

Mục đích cuối cùng của tôi là chứng minh lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm, nhân danh khoa học. Bởi vì, « Hầu hết những nhà khoa học trong nước » và « công đồng khoa học quốc tế », đã tập hợp lại, phủ nhận lịch sử văn hóa Việt. Vũ khí của họ là «Pha học ». Tôi đã bước vào cuộc chơi thì phải chấp nhận luật chơi: Tức là cũng nhân danh khoa học thực sự để chỉ ra những sai lầm rất căn bản trong lập luận của họ. Khoa học thì tất yếu phi chính trị. Bởi vậy, trước sau như một – quân tử thì không trái lý – tôi tiếp tục nhân danh khoa học để bảo vệ luận điểm của mình. Đó là lý do tôi không muốn dây dưa về mặt chính trị. Nhưng điều đó, không có nghĩa rằng tôi không có khả năng tư duy chính trị.Thiên Sứ tôi đã chứng minh rằng: « Thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất vũ trụ ». Tất nhiên nó bao trùm luôn cả chính trị và khả năng tiên tri. Tôi cũng đã thẳng thắn nói rằng: Bản chất của cái trò hề « nhân danh khoa học » phủ nhận giá trị lịch sử văn hiến Việt ấy, chính là một trò chơi chính trị ở tầm mức quốc tế. Những thế lực chính trị quốc tế đã đi đêm với nhau từ 40 năm trước và nạn nhân của nó chính là lịch sử văn hóa Việt trải 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Đến bây giờ, nó nổi lên ở Biển Đông phần ngọn của tảng băng chìm. Đây chính là bài bình luận chính trị đầu tiên và có thể là duy nhất của tôi về vấn đề Biển Đông với mối quan hệ Trung – Mỹ - trong đó có vấn để lịch sử văn hóa Việt 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.
Tất nhiên tôi sẽ phân tích như một nhà quan sát khách quan cho mọi diễn biến đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra.
 

CUỘC ĐỤNG ĐỘ NGÀY 8 – 3 – 2009
Trước khi cuộc đụng độ xảy ra, người Trung Quốc đã có nhã ý chia sẻ gánh năng an ninh với Hoa Kỳ ở phần phân nửa phía Tây Thái Bình Dương. Nhưng vị đô đốc Hải Quân Hoa Kỳ đã từ chối không mấy lịch sự. Và sau đó là cuộc đụng độ đã xảy ra. Vụ việc này khiến có thể một số chính phủ đang đòi quyền lợi ở Biển Đông – vốn là đông minh cũ của Hoa Kỳ - hy vọng Hoa Kỳ đứng ra bảo vệ họ trước sự tranh chấp với một quốc gia hùng mạnh cũng đòi quyền lợi ở đây là Trung Quốc. Thực ra đây chỉ là một trò vụng về của một thủ đoạn chính trị không mấy sắc sảo, hoặc chí ít nó được lợi dụng để thực hiện những âm mưu chính trị.
Nhưng sự kiện tiếp theo liên tiếp xảy ra trong thời gian cực ngắn:
 
Đô đốc tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ - vừa mới đến thăm Việt nam với những phát biểu hùng hồn về những triển vọng hợp tác – sắp sửa chuyển công tác khác hoặc về vườn; Hãng dầu BP rút khỏi Việt Nam vì lý do kỹ thuật ; Tổng thống Hoa Kỳ - Ngài Obama – đã chứng tỏ một nhã ý hòa giải với Trung Hoa, Chủ tịch Trung Quốc – Ngài Hồ Cẩm Đào có nhã ý mời Chủ Tịch nước Việt – Ngài Nguyễn Minh Triết sang thăm Bắc Kinh. Có thể nói trong các quan hệ chính trị quốc tế thì chưa lần nào lại có nhiều hiện tượng liên quan diễn biến nhanh như vậy. Các siêu cường muốn gì ở đây? Tại sao người Trung Quốc lại ngang xương đòi Hoa Kỳ chia đôi Thái Bình Dương. Một chuyện có tầm chiến lược toàn cầu như vậy mà để cho hai người linh với hàm tướng nói chuyên khơi khơi vậy sao ?
 
Để hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề này, Thiên Sứ tôi nhắc lại những sự kiện từ 40 năm trước.
 

RƯỢU MAO ĐÀI NHẬU VỚI LƯỠI CHIM SẺ.
Đấy là tin đồn vỉa hè của các chính trị gia cấp phường ở Việt Nam trong các quán trà 5 xu – tụ điểm của dân chơi Hà Thành thời bấy giờ - mô tả về một tiệc nhậu hoành tráng trong Tử Cấm Thành Pekin do ngài Mao Trạch Đông chiêu đãi Tổng thống Hoa Kỳ - ngài Nixon vào năm 1971. Sau cuộc nhậu này, Đài Loan với quốc hiệu là Trung Hoa Dân quốc, thành viên sáng lập Liên Hiệp Quốc với tư cách là một quốc gia, bị tống cổ khỏi Liên Hiệp Quốc. Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt. Hai mươi năm sau nữa, Liên bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết – gọi tắt là Liên Xô – cũng sụp đổ. Trước khi chấm dứt cuộc chiến ở Việt Nam, có một hiện tượng ngoạn mục là Tổng Thống Nixon bị hạ bệ vì vụ Water gate.
Không lật đổ được tổng thống Nixon thì cuộc chiến Việt Nam sẽ còn dây dưa. Bởi vì, vị tổng thống này đã có quá nhiều cam kết - nhưng chỉ bằng miệng (Xin lưu ý điều này) - nhân danh người đứng đầu đất nước Hoa Kỳ với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo. Nhưng những cam kết này không có văn bản chính thức có tính pháp lý. Việc hạ bệ ông Nixon là thủ pháp chính trị đã quảng cáo cho tinh thần dân chủ và thượng tôn pháp luật tại Hoa Kỳ. Nhưng nguyên nhân sâu xa của nó chính là Hoa Kỳ cần chấm dứt cuộc chiến tốn kém, vô bổ này một cách nhanh chóng , để những chiến lược quốc tế được thực hiện, nhằm xóa sổ đối thủ hàng đầu của Hoa Kỳ - Liên bang Công Hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Việt - mà ngài Nixon lại có quá nhiều ràng buộc bởi những lời hứa công khai cam kết theo đuổi chiến tranh đến cùng với tư cách Tổng thống Hoa Kỳ. Lịch sử sang trang ở Việt Nam. Nước Việt Nam thống nhất với người đồng minh của mình – Liên bang Công Hòa Xã Hội chủ nghĩa Xô Viết – cũng là đối tượng được nhắc nhở đến trong men rượu Mao Đài nhậu với lưỡi chim sẻ. 


SÁCH TRẮNG CỦA TOÀ ĐẠI SỨ LIÊN XÔ TẠI HANOI.
Vài năm trước những sự kiện trên, ở Hanoi ầm ĩ về việc bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc. Đại Sứ quán cả hai nước thi nhau bỏ công quĩ của nhà nước – tức của nhân dân - in sách tố cáo nhau không phải là những người cộng sản chân chính. . Hàng sọt sách, nói theo tiếng Bắc – tiếng miền Nam gọi là « cần xé » - được đặt ở Đại Sứ quán hai nước, bằng tiền của nhân dân. Và nó được phát không cho tất cả những người dân Việt có dịp đi ngang qua đâyNgười Trung Quốc có sáng kiến bọc sách của mình trong một cái bao bìa sách bằng ni lông cứng màu đỏ. Những dân chơi sành điệu ở Hanôi bấy giờ phát hiện ra rằng, chỉ cần bỏ cái ruột thì chính cái vỏ bao nilon đó dùng làm ví đựng tiền rất đẹp. Họ rủ nhau đến tòa Đại Sứ Trung Quốc để lấy ví đựng tiền. Thế là sách của tòa Đại Sứ Trung Quốc được tiêu thụ như tôm. Ít nhất từ cổng tòa đại Sứ ra đến vìa hẻ bên kia vườn hoa Canh Nông (Bây giờ gọi là vường hoa Lê Nin). Tất nhiên những lực lượng an ninh của Việt Nam cũng có những biện pháp ngăn chặn một cách kín đáo việc tiếp nhận những cuốn sách này. Nội dung các cuốn sách đó, bây giờ chắc chẳng ai buồn nhớ.
Nhưng có một chi tiết đáng chú ý trong một cuốn sách của tòa đại Sứ Liên Xô, liên quan đến bài viết này mà tôi được xem vào lúc bấy giờ. Tôi còn nhớ chi tiết đó, vì nó rất ấn tượng.
Lâu quá rồi, hơn 40 năm đã trôi qua. Ngày ấy, tôi còn rất trẻ. Tôi có một thói quen dễ ghét là đến chơi nhà bạn bè, sau vài ba câu xã giao thì tôi lục trong tủ sách của nó, xem có cuốn nào hay thì ngồi xem cả buổi. Nếu có đông bạn bè cùng đến chơi thì việc làm của tôi, chúng nó không quan tâm. Thậm chí nó mời tôi ăn cơm là chuyện của nó, còn tôi vừa ăn vừa xem sách là chuyện của tôi. Nhưng nếu chỉ có mình tôi thì cử chỉ lịch sự nhất mà bạn tôi dành cho tôi là – giật lấy cuốn sách không cho tôi xem – «Mày thích tao cho mày mượn đem về. Còn bây giờ mày nói chuyện với tao đã chứ ». Tôi cũng chỉ cười hề hề và vui vẻ cất cuốn sách vào túi, vì bạn tôi đã hứa cho mượn. Nói thế chứ các bạn tôi quí tôi lắm, vì ngoài cái tính xấu ấy ra thì tôi chơi với bạn tôi khá chân tình. Đến bây giờ sau hơn 40 năm xa cách, chúng tôi vẫn dành tình cảm quí mến cho nhau.
 
Cuốn sách của Tòa Đại Sứ Liên Xô tôi đã xem trong hoàn cảnh này. Cuốn sách có đoạn viết – tôi không thể nhớ chính xác nguyên văn - nhưng có nội dung như sau :
« Các đồng chí Trung Quốc đã đi ngược lại nguyện vọng thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Họ đã ủng hộ chủ trương quốc tế hóa Đông Dương với các thế lực tư bản quốc tế ».
 
Việt Nam đã thống nhất và không phải là bị quốc tế hóa, đồng thời là một đồng minh của Liên Xô với hiệp ước quân sự bảo vệ và hỗ trợ nhau. Lịch sử đã diễn ra như vậy. Bởi vậy, sau cơn say máu của cuộc chiến, những quốc gia đồng minh - đối thủ của Liên Xô cũ - đã coi Việt Nam như một đối tượng cần xử trí. Việc xóa sổ 5000 năm văn hiến Việt là một đòn chí mạng, rất thâm độc đánh vào ý chí gan góc, bền bỉ và quật cường của dân tộc Việt. Đó cũng là lý do để Thiên Sứ tôi cảnh báo rằng:
 
Các thế lực chính trị âm mưu toan tính cái gì thì đừng có lấy nền văn hiến Việt làm phương tiện thực hiện thủ đoạn chính trị. Một dân tộc được xác định chính bởi những giá trị văn hóa và lịch sử lập quốc của họ.
 
Nhưng Liên bang Xô Viết đã sụp đổ. Dân tộc Việt đang phải gồng mình để tồn tại với hoàn cảnh lịch sử hiện nay. Đến hôm nay thì một loạt những sự kiện đã xảy ra. Các siêu cường đang muốn gì ở đây?
 

BÁ CHỦ THẾ GIỚI.
 

Liên Xô đã sụp đổ, chiến tranh lạnh chấm dứt. Trung Quốc – một đồng minh rất quan trọng trong việc đối đầu với Liên Xô, nhưng không có một hiệp định có hiệu lực pháp lý trong chiến lược toàn cầu, so với các đồng minh truyền thống khác của Hoa Kỳ - đã mạnh lên về kinh tế vì được hưởng những ưu đãi trong thương mại và nổi lên như một quốc gia siêu cường gây ảnh hướng với thế giới. Đó là lý do mà Trung Quốc muốn chia phần với Hoa Kỳ ở phía Tây Thái Bình Dương. Làm gì có một người lính – dù mang quân hàm cấp tướng – sương sương đòi chia đôi cả một Đại Dương như vậy. Quên nhanh! Nói theo lối hàng chợ của bà bán cá chợ Bắc Qua. Nhưng sự đòi hỏi này có nguyên nhân sâu xa từ những thỏa thuận không chính thức trong một chiến lược toàn cầu từ gần 50 năm trước - Khi Liên Xô còn là một siêu cường đối đầu với Hoa Kỳ.
Cũng vào thời điểm của gần 50 năm trước - vào những năm đầu của thập niên 60, tình báo Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng: Những lãnh tụ đảng Cộng Sản Trung Quốc mang nặng tinh thần dân tộc chủ nghĩa, họ không có ý thức quốc tế vô sản. Do đó, mặc dù Hoa Kỳ ký vào hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân với Liên Xô, nhưng Trung Quốc vẫn thành công trong việc thử bom hạt nhân vào năm 1967.
 
Thực ra, Trung Quốc có tham vọng hạt nhân từ lâu và muốn Liên Xô chia sẻ. Nhưng Liên Xô chẳng ngọng gì thân tặng một anh bạn ngay sát nách của mình thứ vũ khí mà đôi khi do trục trặc kỹ thuật, nó có thể rơi xuống điện Cẩm Linh. Họ lấy lý do tôn trọng hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã ký với Hoa Kỳ để từ chối. Còn với Hoa Kỳ thì việc Trung Quốc có vũ khí hạt nhân không có vấn đề gì. Bởi Trung Quốc bấy giờ chưa thể đem bom hạt nhận giộng xuống nước Mỹ. Tuy vẫn có thể đánh rơi vào những nước chung quanh như Liên Xô chẳng hạn.
Tất nhiên hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn được tôn trọng, bởi những chính khách rất nghiêm nghị để tỏ ra chín chắn với những quyết định là cứ từ đúng trở lên. Nhưng chắc chắn nó thiếu một điều khoản là : « Không cho phép tình báo các quốc gia khác ăn cắp bí mật hạt nhân ». Và tất nhiên, những quốc gia cần có vũ khí hạt nhân để gọi là « cân bằng sinh thái» trong hoàn cảnh lịch sử nào đó, vẫn lấy được những bí mật này với những trò ma quái, hoặc làm ngơ của các cơ quan an ninh. Một vài tên gián điệp ngớ ngẩn bị bắt – tùy theo quốc gia dân chủ hay độc tài – mà bản án nặng hay nhẹ. Về mặt lý thuyết thì Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn được các chính khách tôn trọng với một vẻ mặt trang nghiêm và tỏ ra đứng đắn, khi khẳng định hiệu lực của nó đến ngày hôm nay. Nhưng trên thực tế, nó vẫn phổ biến đến mức các tổ chức khủng bố loi nhoi cũng có thể làm ra vài quả bom bẩn.
Trung Quốc đã trở thành một siêu cường và tham vọng ảnh hưởng khu vực và thế giới xuất hiện. Nhưng cái siêu cường Đông phương mới nổi này đã quên mất một điều rất quan trong là : Vai trò lịch sử của họ trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ đã hết, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ. Hoa Kỳ cần thời gian dọn dẹp lại thế giới với tư cách siêu cường số một hành tinh. Nếu những nhà lãnh đạo Trung Quốc khôn ngoan và khiêm tốn hơn thì lịch sử có thể diễn biến khác đi một tý. Thiên Sứ có thể đoán sai. Nhưng rất tiếc, họ đã bộc lộ tham vọng quá sớm. Bởi vậy, đối tương tiếp theo cần xử lý của Hoa Kỳ chính là nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa vĩ đại. So với mấy nước đang có tham vọng hạt nhân như Bắc Triều Tiên, Iran thì chính Trung Quốc là nguy cơ hơn nhiều trong việc đe dọa vai trò bá chủ của Hoa Kỳ. Mấy nước kia – với sức mạnh của Hoa Kỳ - cái đá thì thừa, mà cái đấm có thể hơi thiếu. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể biết đến điều này. Nhưng qua cách ứng xử của họ với các quốc gia lân bang, Thiên Sứ tôi có cảm giác họ không quan tâm. Hoặc họ đã mắc những sai lầm có tính chiến lược mà họ cứ tưởng là đúng.
 

SAI LẦM CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC.
Phàm muốn làm bá chủ việc trước tiên phải có một tiềm lực kinh tế và quân sự đủ mạnh. Cái này Trung Quốc có rồi. Nhưng vấn đề tiếp theo là ảnh hưởng đến đâu thì còn tùy theo tiềm lực kinh tế đến đâu. Mấy bá chủ cơm, loi nhoi vài nước lân bang , nhược tiểu thì chỉ cần ảnh hưởng kinh tế là đủ. Nhưng muốn mần ăn lớn thì phải có bảng hiệu. Đất nước Trung Hoa vĩ đại chưa sắm được cái bảng hiệu đúng với tư cách bá chú châu Á. Người Nhật muốn làm bá chủ ít nhất cũng đưa được học thuyết Đại Đông Á. Ngay đám giang hồ, muốn tập hợp đàn em cũng phải có khẩu hiệu « Sống chết có nhau », huống chi là những vấn đề quốc tế wan trọng như vậy. Không có bảng hiệu thì muốn làm bá chủ chỉ có cách đấm đá, hoặc mua chuộc những kẻ phản bội lại dân tộc của chính họ. Nói theo lý học Đông phương thì phải chính danh cái đã. Bởi vì đây là thế kỷ 21 với thông tin toàn cầu và các mối quan hệ quốc tế đều có ảnh hướng lẫn nhau. Đây không phải thế kỷ thứ XV để những đội quân viễn chinh như Trương Phụ muốn làm mưa làm gió gì thì làm.
Cách đây vài tháng (Tức đầu năm 2009), các trang mạng cùa Trung Quốc làm ầm ĩ về một kế hoạch tấn công Việt Nam chớp nhoáng. Nếu họ muốn, cũng có thể được trong điều kiên tương quan sức mạnh hai nước. Bước đầu họ có thể chiếm được phần lớn lãnh thổ Việt Nam, cho là như vậy. Nhưng sau đó sẽ ra sao ? Chắc chắn dân tộc này sẽ không chịu thua một cách dễ dàng. Và cũng giả thiết rất thuận lợi cho Trung Quốc là họ chiếm được đất nước này. Nhưng hành động này sẽ đẩy tất các quốc gia Đông Nam Á và vùng chung quanh Trung Quốc thành đối thủ của họ. Cuộc chiến càng man rợ thì hậu quả sẽ càng khốc liệt với Trung Quốc sau này. Nhưng chỉ với thủ pháp chính trị cơm ấu trĩ đó, cũng đủ để các quốc gia liên quan đến biến Đông cảm thấy cần phải liên kết với Hoa Kỳ. 

Thiên Sứ tôi hy vọng Trung Quốc cần tỉnh táo hơn khi nhìn lại tình trạng của các nước láng giềng quanh họ. Họ không có một đồng minh nào đáng tin cậy. Hoa Kỳ chỉ là một đồng minh tạm thời trong việc đối đầu với Liên Bang Xô Viết. Trung Quốc cần nhớ rằng : Giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa hề có một văn bản chính thức nào liên quan đến việc an ninh của hai nước, ngoại trừ những văn bản chung chung có tính quốc tế. Những hiệp ước an ninh giữa Đài Loan và Hoa Kỳ còn có giá hơn. 

Thiên Sứ tôi không phải là một chính trị gia, chỉ có tài nói dối vợ để cơm hai bữa, không phải ăn phở. Nên cũng chẳng dám cao giọng với những chính trị gia chuyên nghiệp. 

Nhưng vì là người Việt, ông cha tổ tiên ăn cơm đất Việt, sống trong lòng dân tộc Việt, « Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách », nên cũng ráng gõ vài chữ trên blog của mình để thành thật khuyên những nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng: 

Hãy tỏ ra tử tế với Việt Nam và cả các nước láng giếng khác vì quyền lợi lâu dài của chính họ. 

Có thể còn nhiều giải pháp khác cho quyền lợi liên quan giữa các bên ở Biển Đông và biên giới, nhưng vẫn chứng tỏ được sự tử tế của các quốc gia lân bang với nhau. Vấn đề là phải nghĩ ra điều đó.

HOA KỲ TRÊN BIỂN ĐÔNG.
M
ục đích cuối cùng của Hoa Kỳ là bá chủ thế giới với tư cách là siêu cường số 1. Có thể nói rằng ngay từ khi lập quốc – do tính chất đặc thù của một quốc gia đa văn hóa – nên họ đã hình thành một hình thái ý thức xã hội để liên kết các dân tộc đến từ những nền văn hóa khác nhau trên đất Hoa Kỳ là: Tự do, bình đẳng và bác ái. Trên cơ sở này, pháp luật được coi như cơ sở ràng buộc khách quan với những sinh hoạt xã hội của các thói quen và tập tục từ những nền văn hóa khác nhau.
Vị trí địa lý và những sự kiện lịch sử đã đưa Hoa Kỳ thành một siêu cường của thế giới. Nhưng chính hình thái ý thức xã hội, nhằm tập hợp các dân tộc có văn hóa khác nhau trên đất nước Hoa Kỳ lại tạo ra một khuôn mẫu có tính toàn cầu - nếu như các quốc gia muốn chung sống hòa bình với nhau trên hành tinh này. Hoa Kỳ đã có sẵn cái bảng hiệu khá hoàn chỉnh với sức mạnh kinh tế và quân sự, để tạo niềm tin trong việc tập hợp các dân tộc trên thế giới dưới sự lãnh đạo của họ. Vấn đề còn lại là những sách lược chính trị để đạt đến mục đích này. Cho đến lúc này, Hoa Kỳ đã thành công với địa vị siêu cường số một hành tinh và tạm thời chưa có đối thủ.
Trong quá trình loại trừ Liên Xô ra khỏi vị trí siêu cường đối đầu với Hoa Kỳ - trở thành một quốc gia Nga, khiếm tốn về kinh tế với những cây thùy dương thơ mộng bên dòng sông Von ga chảy êm đềm có thể gây cảm hứng cho các hồn thơ – thì một đồng minh bất đắc dĩ của Hoa Kỳ đóng vai trò khá quan trong cho việc này. Đó chính là Trung Quốc.
Nhưng, ngay từ đầu Hoa Kỳ đã cảnh giác với Trung Quốc, một quốc gia đã đối đầu với Hoa Kỳ ngay từ khi chưa trở thành nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa vĩ đại. Đã hai lần đất nước này có cuộc giao tranh không chính thức với Hoa Kỳ. Lần thứ nhất là loại trừ một đồng minh quan trọng của họ - chính phủ Trung Hoa Dân quốc - ra khỏi lục địa Trung Hoa; lần thứ hai chính là cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Bởi vậy, quan hệ đồng minh giữa hai quốc gia Trung Mỹ là mối quan hệ của « Dì ghẻ với con chồng ». Đó là lý do để hai quốc gia này chỉ ràng buộc với nhau trên các mối quan hệ có tính quôc tế chung chung, mọi thỏa thuận đều là không chính thức. Chưa hề có một hiệp ước an ninh nào được ký kết giữa hai quốc gia Trung - Mỹ. Liên Xô đã sụp đổ. Nếu như Trung Quốc tiếp tục ủng hộ Hoa Kỳ trong các đối sách quốc tế khi dọn dẹp lại thế giới và khiêm tốn, hoặc khôn khéo hơn trong khi thể hiện tham vọng
 - như lời khuyên của nhà lãnh đạo vĩ đại Đặng Tiểu Bình - thì lịch sử có thể đổi chiều.
Nhưng tiếc thay, trong khi Hoa Kỳ xua quân đánh nhau ở Irak và Afganixtan với tham vọng bình định Trung Đông thì người Trung Quốc cứ tưởng đây là cơ hội vàng để lên ngôi bá chủ châu Á. Hoa Kỳ đã nhắc khéo Trung Quốc bằng một quả tên lửa gọi là bắn nhầm vào tòa Đại Sứ Bắc Kinh ở Baghda. Giá như Trung Quốc xín xái điều này, coi như chỗ quen biết lâu năm, có lỡ tay, xầy da một chút cũng không sao - Vấn đề là quan hệ tử tế, mần ăn lâu dài thì mọi việc sẽ khác đi. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Trung Quốc đã chứng tỏ vị thế của mình – một siêu cường có tham vọng lãnh đạo ở Châu Á – qua việc phản đối kịch liệt hành vi của chàng cao bồi Texas chơi xấu hảo hán Lương Sơn Bạc đang giương cao lá cờ «Thế Thiên hành đạo».
Một trong những vị trí chiến lược nền tảng của tham vọng bá chủ này của Trung Quốc chính là Biển Đông. Đây là một ý tưởng chiến lược quân sự cực kỳ cổ điển có từ thế kỷ thứ V BC, mà người Trung Quốc tự hào là một trong nhưng giá trị văn hóa của họ - Binh pháp Tôn Tử - Lợi dụng lúc đối phương không để ý, củng cố lực lượng và phát triển thế lực. Nhưng họ đã quên rằng: Đây là thế kỷ 21. Và Hoa Kỳ đã kịp nhận ra điều này.
Không phải ngẫu nhiên mà Hoa Kỳ lập tức đưa ra kế hoạch rút quân khỏi Irak, tạm thời hòa hoãn với Iran và đang tìm cách rút khỏi Afganixtan. Hoa Kỳ rút quân vì lo củng cố nền kinh tế suy thoái chăng? Quên nhanh! Ấy là con mẹ hàng cá chợ Bắc Qua bảo thế - Nền kinh tế Hoa Kỳ hiện nay có thể nói không ngoa rằng: Chỉ cần đem tặng không những cái xe hơi đã cũ – nhưng còn xịn chán, so với mấy cái xe của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - cũng đủ lũng đoạn một nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển. Họ tập trung lực lương để giải quyết một nguy cơ tiềm năng đe dọa ngôi bá chủ thế giới. Ai ở đây nhỉ ? Ai mà ghê thế nhỉ ? Việt Nam à? Hay cả khối Asean? Hay Bắc Triều Tiên? Hỏi điều này thì ngay vợ Chí Phèo cũng lắc đầu bẩu không phải. Một chính trị gia cấp phường, chuyện bình luận tình hình thế giới ở quán cóc bán trà trên vỉa hẻ Hà Nội, cũng nhận ra: Nguy cơ tiềm ẩn chống lại Hoa Kỳ với tham vọng bá chủ trong tương lai chính là Trung Quốc. Biển Đông lúc này là chiến trường chính trị của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hoặc là nó sẽ quyết định một cuộc chiến tranh, hoặc là nó sẽ diễn biến nhân đạo hơn cho sự nhượng bộ của một trong hai bên Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chẳng cần phải có một tư duy chính trị sâu sắc lắm, chỉ cần một người có khả năng nói dối vợ đi chơi với bồ nhí cũng đủ thấy rằng : Chuyện tốt đẹp chỉ xảy ra một chiều duy nhất. Đó là chiều khiêm tốn của Trung Hoa vốn có truyền thống lấy như thắng cương. Hoa Kỳ rút quân khỏi Trung Đông và Afganixtan không phải để đến Biển Đông đánh cá với cái tàu thăm dò Đại Dương bị vướng mấy khúc gỗ do Trung Quốc thả xuống cản đường, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái cho đám cá ở đây.
LẠC VIỆT ĐỘN TOÁN VÀ CUỘC BẦU CỬ Ở HOA KỲ
Khi mà Ngài Obama chưa xuất hiện với vai trò ứng cử viên tổng thống, thì nhóm Lạc Việt độn toán do Thiên Sứ tôi chủ trì đã xác định rằng: Bà Clinton sẽ không thể trở thành Tổng thống ở Hoa Kỳ. Tổng thống Hoa kỳ trong nhiệm kỳ này sẽ là một người đàn ông cao ráo và đẹp người. Nguyên văn lúc đầu còn có thêm hai chữ « da màu », nhưng sau đó vài ngàyThiên Sứ tôi đã xóa hai từ này, vì lúc đó Thiên Sứ tôi chưa hiểu rõ lắm về Hoa Kỳ. Người đàn ông đó chính là Ngài Obama so với vị ứng cử viên đảng Công Hòa là ông Mc. Cain. Nhưng Thiên Sứ tôi đã khăng khăng Ngài Obama không thể làm tổng th
ống. Thiên Sứ tôi đã giải thích rằng : Đấy là ý muốn chủ quan của tôi. Nhưng tại sao Hoa Kỳ không chia cho Trung Quốc những chiến lợi phẩm thu được sau thắng lợi trước Liên Xô, chí ít cũng là cái ao cá ở Biển Đông này chứ? 

CHIA CHÁC CHIẾN LỢI PHẨM.


Cuộc đối đầu giữa hai siêu cường chấm dứt với sự sụp đổ của Liên Bang Công hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Trung Quốc được hai mẩu bánh là Hồng Kông và Ma Cao, nằm ngay trên ….đất Trung Hoa và không có Đài Loan. Thế thôi.
Kể ra thì chàng cao bồi Texas – mặc dù trông rất đàn ông, nhưng lại tỏ ra khá keo kiết trong việc chia chác trong cái nhìn đầy nghĩa khí và hào hiệp với tinh thần "trọng nghĩa khinh tài"của anh hùng Lương Sơn Bạc. Nhưng ngược lại, với anh chàng cao bồi này thì như thế cũng hơi bị nhiều. Trong cuộc tìm vàng, công lớn nhất chính là những kẻ hùn vốn và bỏ xương máu, chứ không phải người thổ dân dẫn đường đã được trả công sòng phẳng theo thỏa thuận. Luật chơi này đã có từ khi những người da trắng đổ xô đi tìm vàng ở châu Mỹ.
Cuộc chiến sinh tử để quyết định sự thắng bại giữa hai siêu cường Liên Xô và Hoa Kỳ không có sự tham gia của nước Công Hòa nhân dân Trung Hoa. Ngay cả Nhật Bản và Cộng Hòa Liên bang Đức là hai đồng minh khá quan trọng cũng không được dự phần.
Cuộc chiến sinh tử quyết định lịch sử chính là cuộc chiến tranh Irak 1991. Mà nếu quí vị để ý thì chỉ những Đồng minh cũ của Hoa Kỳ trong thế chiến thứ II tham gia và không có Đức, Ý, Nhật Bản là những đồng minh sau Thế Chiến. Mặc dù ít nhất Nhật Bản thể hiện lòng tốt muốn đưa quân tham gia.

NỘI DUNG CUỘC HỌP BÍ MẬT VÀ TỐN KÉM NHẤT TRONG LỊCH SỬ VĂN MINH NHÂN LOẠI
Vào những năm 80, tình báo Hoa Kỳ phát hiện ra rằng: Liên Xô đã kiệt quệ về kinh tế và không có khả năng tiếp tục theo đuổi cuộc chạy đua vũ trang. Một trò chơi điện tử cấp quốc tế đã diễn ra: Trò “Chiến tranh giữa các vì sao”.
Chỉ có khác là, những người sáng tạo ra trò chơi này không phải các chuyên gia lập trình vi tính và các game thủ loi choi, đam mê đến mức quên cả ăn và bị các bà mẹ khả kính đét mấy roi vào đít.
Chẳng ai dám đét đít và xúc phạm đến các game thủ này. Bởi vì họ là những nguyên thủ quốc gia hàng đầu thế giới: Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ - Ngài Bush Cha và Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên Bang Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết – Ngài Goorbachop. Người Mỹ đã chiếm ưu thế trong trò chơi này. Cuối cùng, hai game thủ hàng đầu trong trò chơi điện tử quốc tế đã thòa thuận gặp nhau để chấm dứt cuộc chơi.
Một cuộc họp bí mật và tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại đã diễn ra ở Địa Trung Hải với sự bảo vệ của các hạm đội hàng đầu thế giới. Tất cả các cơ quan tình báo quốc tế với những nhân viên tài ba đi vào lịch sử, đều khóc tiếng Urugoay trong việc tìm kiếm thông tin cuộc họp này. Ngoại trừ trông cậy vào ….thày bói. Tất nhiên phải là những thày bói đẳng cấp. Chứ không phải mấy thầy miệt vườn chuyên xem tình duyên, gia đạo, trúng mấy quẻ cứ làm như nắm hết bí ẩn của vũ trụ.
Sau cuộc họp tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại - được tài trợ bằng tiến đóng thuế của người dân khu cu đen Hoa Kỳ và của những người dân đang làm chủ đất nước Liên Xô vĩ đại – là một cuộc chiến đã xảy ra tại Irak giữa Hoa Kỳ và các nước đồng minh chủ chốt với Irak do chính quyền của Tổng thống SD Hussen, có sự hỗ trợ của Liên Xô.
Cuộc chiến này, bắt đầu bằng một câu rất bâng quơ của bà phu nhân Đại Sứ Hoa Kỳ khi say xỉn trong một tiệc chiêu đãi. Bà ta đã phát biểu trong men rượu vang xứ Bordeaux nổi tiếng của nước Pháp, rằng thì là:
Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào một cuộc chiến tranh giữa Irak và Ả Rập 
Cooet. Câu nói này đã được các nhân viên tình báo thượng thặng ghi nhận và đến tai người hùng Sadam Hussen. Ông ta xua quân vào Ả Rập Xeut. Ông Hussen dù có nghe nhầm, hoặc hiểu sai câu nói của bà Đại Sứ phu nhân thì cũng không thể làm khác đi được. Lịch sử được quyết định từ trước đó.
Hoa Kỳ có lý do chính đáng để dẫn đầu quân đồng minh tấn công Irak và đó là cuộc chiến Irak lần thứ nhất, năm 1991. Chính phủ Nhật Bản và Cộng Hòa Liên bang Đức, lúc ấy có nhã ý đem quân tham gia cuộc chiến và câu chuyện đã không xảy ra. Đây là chỗ người lớn nói chuyện. Trung Quốc lúc ấy chỉ tường thuật một cách khách quan cuộc chiến này với vài cuộn băng video, bán chui khá chạy ở Việt Nam cho các chính khách ấp bình luận sôi nổi về vũ khí hiện đại thời bấy giờ.
Ngay sau cuộc chiến, toàn bộ khối Vacsava do Liên Xô đứng đầu đã sụp đổ.
Đây là kết quả của cuộc thỏa thuận trong cuộc họp bí mật và tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại - tất nhiên là theo quẻ Lạc Việt độn toán, do Thiên Sứ thực hiện và giải mật - tạm thời trong Mật thất này.

Trò chơi điện từ “Chiến tranh giữa các vì sao” chấm dứt. Người lớn chơi chán rồi. Bây giờ đến bọn trẻ con đang say sưa bấm, bấm trong các tụ điểm internet. Còn việc chia chác chiến lợi phẩm cuộc chơi vẫn thuộc về người lớn, bởi những chính khách nghiêm túc, uy tín và luôn tỏ ra đứng đắn với phụ nữ. Người Trung Quốc đã muốn biển Đông thuộc phần của mình. Họ đã thể hiện ước mơ bằng cách vẽ ra một đường biên giới trên biển mà dân gian quen gọi là cái lưỡi bò. Nhưng chàng cao bồi quen chăn bò ngày xưa đã thuộc về lịch sử. Theo đà tiến hóa, chàng cao bồi Texas đã biết đến mùi vị của cá thu kho giềng và biết chế biến dầu thô để chay xe hơi thay vì cưỡi ngựa có thể làm thoái hóa cột sống. Bởi vậy, tạm thời anh ta phải rút khỏi Trung Đông để thăm dò luồng cá ở đây.
Biển Đông nước Việt không phải là chiến lợi phẩm được chia phần theo thỏa thuận.
Ngay cả cho rằng ý tưởng quốc tế hóa cách đây 40 năm trước được thực hiện, thì nó cũng không có nghĩa là của riêng Trung Quốc. Trong cái nhìn của chàng cao bồi Texas thì Trung Quốc chỉ là một quốc gia ủng hộ họ khi phải đối đầu với Liên Xô và sẽ không phải đối tượng cần xử lý tiếp theo, nếu không tỏ ra tham vọng gây ảnh hưởng đến những tài sản kiếm được.
Vấn đề cũng không đơn giản chỉ là vài con cá với mấy thùng dầu, mà còn là xác định địa vị bá chủ thế giới với những lợi ích kèm theo.




nguồn: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/26661-viet-su-5000-nam-van-de-bien-dong/page__p__182558__hl__%2Bthi%C3%AAn+%2Bs%E1%BB%A9__fromsearch__1#entry182558

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét