8 thg 12, 2011

Gốc tích hai chữ 'SÀI GÒN'

TRỞ LẠI VẤN ĐỀ TÌM HIỂU THÊM VỀ VỊ TRÍ SÀI GÒN


Có cả thảy mấy vị trí mang tên “Sài Gòn”
và tùy thời đại xoay hướng đổi chỗ như thế nào?

1. Prei Nokor,Sài Gòn của Cổ Cao Miên, trước năm 1680.
2. Đề Ngạn,nơi tụ tập của người Tàu, từ năm 1778.
3. Bến Nghé,nơi tụ tập của người Việt, từ năm 1790.

"Gốc tích hai chữ "SÀI GÒN"
(theo "Sài Gòn năm xưa" – Vương Hồng Sển)

Đại Nam Quốc Âm Tự vị của Huỳnh Tịnh Của viết:
__:Sài tức là củi thổi.
__:Gòn tên loại cây có bông nhẹ xốp, nhẹ hơn bông thường, trong Nam hay dùng để dồn gối, dồn nệm, ngoài Bắc gọi là cây bông gạo (kapok, kapokier).

Điều nên nhớ là thuở cựu trào, mỗi lần chạy sớ tấu ra kinh, mỗi moxi lấy Hán tự làm gốc. Các quan trong Nam thuở ấy, để gọi thành “Sài Gòn” đều viết hai chữ nôm như vầy _________. Viết làm vậy, nhưng đến khi đọc thì luôn luôn đọc là “Sài Gòn”. Về sau, có nhiều người, đọc “Sài Côn”, tưởng rằng đúng. Ngờ đâu, đọc như thế là phản ý người xưa, tôi muốn nói những người cố cựu miền Nam của đất Gia Định cũ. Cũng như có một ông tướng tên là Võ Tánh, vốn người Gò Công, nay rất nhiều người đọc tên ông là Vũ Tính . Lại như tên một trái núi trên Biên Hòa, thuở nào đến nay, quen gọi là“núi Châu Thới”. Nay thường nghe nhiều học giả đọc và viết “núi Chu Thái”, chúng tôi không dám nói gì, nhưng thiết tưởng đến ông Trời cũng phải chịu! Còn đến như nguyên do làm sao cổ nhân khi trước ghép chữ Hán“Sài” ____ với một chữ Nôm"Gòn" _____làm vậy thì thú thật tôi xin chịu bí! Nói nhỏ mà nghe, dốt nát như tôi, tôi hiểu rằng khi ông bà ta thiếu chữ“gòn” không biết phải viết làm sao, thì ông bà cứ mượn chữ“côn” thế tạm, có hại gì đâu, hại chăng là ngày nay con cháu không muốn đọc y như ông bà lại dám chê xưa kia ông bà ta quá dốt!
Cũng trong Tự Vị ông Huỳnh Tịnh Của, còn thấy ghi hai chỗ khác nhau về danh từ Sài Gòn:
Sài Gòn:tên riêng đất Chợ Lớn, bây giờ lại hiểu là đất Bến Nghé (trang 280 quyển II).
Sài Gòn:tên xứ ở về tỉnh Gia Định (trang 390 quyển I).
Tôi xin hẹn sau sẽ giải nghĩa việc này. Điều nên chú ý liền đây là bộ Tự vị Huỳnh Tịnh Của in vào năm 1895-1896 cho ta thấy rõ đời ấy đã có sự lẫn lộn về danh từ “Sài Gòn” rồi.
Để tìm hiểu sâu rộng và muốn biết rành rẽ về nguồn gốc tích “SÀI GÒN”, phải dày công phăng từ ngọn ngành, căn cội và chịu khó tra cứu từng các dân tộc một, đã sống qua các thời đại trải không biết mấy ngàn năm và thay nhau khai thác cõi Nam này:
1) người Phù Nam,
2) người Cam Bốt,
3) người Tàu,
4) người Việt.

+++++++++++
1. Trước hết, từ giống người Phù Nam [18]
2. Nối chân Phù Nam trên vùng Thủy Chân Lạp là người Cam Bốt.
Không nói đâu xa, từ đầu thế kỷ thứ XVII, người Cam Bốt đã có mặt tại vùng Sài Gòn lâu rồị Nhưng họ không khai thác chi cả. Họ chỉ ăn hoa lợi tự nhiên: thú rừng, lâm sản; lá lợp nhà, cây làm củi, v.v... Bằng cớ hiển hiện là khi lọt về tay người Việt, Sài Gòn vẫn là một thôn quê rừng, ruộng, vô danh.
Nghiệm ra rằng người Khmer sanh đẻ tại Nam Việt, phát âm không giống y giọng Khmer trên Nam Vang. Tình trạng này có thể so sánh lại với tình trạng người Việt vùng Cà Mau Bạc Liêu giọng nói vẫn khác giọng Sài Gòn hoặc giọng Hà Nộị Đối với tiếng Khmer, trên Nam Vang, dùng nhiều chữ “r” có thể nói mỗi tiếng nói, gần như mỗi có đánh lưỡị Trái lại miền Nam Lục Tỉnh, dân Khmer nuốt gần mất chữ “r”. Tỷ dụ trên kia nói “Préam riet” (là 5 đồng bạc) thì dưới này họ nói “Péam yiel”, v.v... chưa quen tai, không hiểu họ muốn nói gì.
Bởi rứa, về danh từ “Sài Gòn” đối với người Cam Bốt, khi họ gọi:
a) Prei Kor
(nếu họ là người Nam Vang)
b) Prei Nokor
hoặc
c) Pẹi – ừ – Ko
(nếu họ là người Khmer Lục Tỉnh)
d) Pẹi - ằng – ko
Khiến người Việt ta điếc con ráy và... khó phân biệt được.[20]
Vả trong bốn cách phát âm trên, tưởng cần ghi lại hai cách Nam Vang, có phần khoa học, đáng tin cậy hơn, nhưng trong hai cách ấy cũng chưa phân biệt cách nào đúng nghĩa của người xưa.
Prei, prey: rừng, không còn ai chối cãi.
Kor: Kô, Ku: có hai nghĩa khác hẳn nhau:
Khi “kor” làgòn , Prei-kor là “Rừng gòn”.
Khi khác thì“Kor”:“Kũ”: boeuf, Prei-Kor tức là “Rừng bò”?
+++
Do các thuyết Lang sa kể trên, ta có thể kết luận:
Dưới thời đại cam-bốt-diên, Sài Gòn là nước, xứ ở giữa rừng (Prei Mokor). Vịn theo thuyết này danh từ “Sài Gòn”, trước định do “Prei Nokor” là “rừng gòn” không vững[22]. Nay nên dịch “lâm quốc” đúng hơn. Tóm lại. danh từ “Sài Gòn” không ắt do điển “Prei Nokor” mà có.

3. Theo dấu người Tàu, năm 1680 đến miền Nam, năm 1778 lập Đề Ngạn.
Tác giả Grancis Garnier, quả quyết: THỊ TRẤN CHỢ LỚN DO NGƯỜI TÀU TẠO LẬP VÀO NĂM 1778 ĐÂY THÔI. Thị trấn này vừa phát đạt chưa được bốn năm năm đến 1782, thì ngộ nạn lớn: năm ấy, chúa Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc đánh lấy được thành Phan Yên (Gia Định), thừa cơ làm cỏ sạch người Tàu một phen nữa (Sở dĩ Tây Sơn giận dai như thế, theo một giả thuyết tôi được nghe gia nghiêm kể lại, có lẽ một phần do hậu quả những cờ gian bạc lận giữa các tay tổ Tàu và Biện Nhạc năm xưa, một phần khác quan trọng hơn, là lại đã không tiếp tay chống Nguyễn Ánh mà còn tiếp tế lương phạn, v.v...)
+++
Họ lấy đất đắp thêm bờ kinh chỗ mới tạo lập, cẩn đá thêm cao ráo và kiên cố. Và có lẽ để ghi nhớ công trạng này họ đặt tên chỗ mới là “Tai-Ngon”, hoặc “Tin-Gan”, mà phát âm theo giọng Quảng Đông thì nghe ra “Thầy Ngồnn” hay “Thì Ngòn”. Xét theo mặt chữ, thì “Tai-Ngon”, “Tin-Gan”, “Thầy Ngồnn”, “Thì Ngòn” đọc theo giọng Việt là “Đề Ngạn”:
- Đề, Đê: là cái bờ, cái đê ngăn nước.
- Ngạn: bờ sông cao dốc.
Đề Ngạn là vùng Chợ Lớn cũ ngày nay vậy (truy ra là xóm Quảng Đông Nhai chỗ miếu Quan Đế, miếu Tam Hội).
Còn khi khác nữa, họ dùng danh từ “Tây Cống” mà họ phát âm nghe “Xi-cóon” hoặc “Xây-cóon” (theo giọng Quảng). Theo ý tôi đây là cách phát âm giữa người Tàu với nhau để ám chỉ vùng đất mà người Pháp hiểu là “Sài Gòn” ngày nay, vùng ghi theo tiếng "Sài Gòn" do giọng Tàu, vùng của người Việt ăn và ở, vùng ấy tức là vùng chợ cũ Sài Gòn, ngót trăm năm về trước, xưa kia thuở Nam Triều gọi là "Chợ Vải", thuộc khu phố lầu chung quanh Tổng Ngân khố ngày nay: đường Nguyễn Huệ, Ngô Đức Kế, Võ Di Nguy, Phủ Kiệt, ăn lan ra phố Kinh lấp (Hàm Nghi), v.v... và đây là cách nhái giọng nói, nhại tiếng “Sài Gòn” của ta, chớ không đúng theo chữ viết sẵn _________. “Xi-cóon” giọng Quảng viết ra Hán tự thành “Tây Cống” như vậy là chắc chắn rồi! Xin đừng hiểu theo một văn sĩ trẻ, giàu óc tưởng tượng nhưng túng đề, ghi trên tạp chí “Phổ thông” độ nọ cắt nghĩa “Tây Cống” là thành trì của vua Tự Đức ngày xưa cống hiến cho Tây!Tôi không theo phái bảo hoàng nhưng tưởng viết làm vậy, nhơ ngòi bút, nhục quốc thể, người nước ngoài cười; thêm đắc tội với tiền nhân.
Tóm lại: Tây Cống ________, Xi-cóon, là xóm Việt, Sài Gòn của người Nam, không phải xóm Tàu trong Chợ Lớn, tức Thầy-Ngồnn, chữ viết đọc là Đề Ngạn.
Có ý nghe người Tàu khi nói chuyện với nhau, khi rủ đi chơi vùng “Sài Gòn”; họ nói gọn lỏn “hui Cái Xị”, mà “Cái Xị” ở dây là “nhai thị” tức “chợ”, hoặc giả họ nói “xánh cái xị” là “tân nhai thị”, tức là “chợ mới”(chợ Việt mới). Khi nào muốn ám chỉ Chợ Lớn Tàu, họ lại dùng danh từ “Thầy Ngồnn”, là Đề Ngạn vậy.
Việt – ta nói: SÀI GÒN.
Tàu – họ nói: THẦY NGỒỒN, XÌ CỤN.
Ai muốn hiểu thế nào thì hiểu!
Gần đây hơn hết, khi hai đô thị sát nhập làm một “Tây Cống dồn với Đề Ngạn làm một khối duy nhất”, Tàu họ dùng một danh từ hết sức gọn và sáng, ấy là Tây Đề.

4. Trở lại dấu vết tổ tiên Việt.
Cái lộn xộn rắc rối làm cho ngày nay chúng ta điên đầu khó biết địa điểm đâu là Sài Gòn chính thức, truy ra, cũng tại Lang sa mà có!

1.Thành Sài Gòn do Minh Mạng dạy xây năm 1836, vị trí ở gần Ba Son.
2.Chợ Bến Thành (ở gần bến và thành) phân ra hai chợ:
a. Chợ Cũ ở chỗ Tổng Ngân Khố ngày nay, do Chợ Vải ngày xưa Tây cất lại bằng gạch và sườn kèo sắt, phá bỏ năm 1913.
b. Chợ Mới là chợ ngày nay quen gọi Chợ Mới Bến Thành, Tàu gọi "Tân Nhai thị" hay vỏn vẹn "Cái Xị", khởi công năm 1912, đến tháng 3 năm 1941, chợ cất rồi, ăn lễ lạc thành, tiếng đồn rùm beng có cộ đèn, chưng cộ bảy bang, xe bông, hát ngoài trời v.v...; các bài báo viết mừng bài "mừng lễ khai tân thị" xướng họa không dứt.

3. Hai vùng này gộp lại có tên là Bến Nghé.
Trong lúc ấy thì người Tàu dùng danh từ “Thầy Ngồnn” (Đề Ngạn) để gọi vùng buôn bán “Chợ Lớn” và danh từ “Xi-Cóon” (Tây Cống) để ám chỉ xóm Việt tức chợ Bến Thành (từ xưa đến 1919 sự buôn bán vẫn nằm trong tay Hoa kiều, người Việt bắt đầu qua nghề thương mãi chỉ từ 1920 về sau).
Kịp đến buổi Tây qua, đứng trước danh từ “Bến Nghé” và “Sài Gòn” thì hai chữ “Bến Nghé” đối với Tây líu lưỡi khó nói quá, nên chỉ sẵn uy lực kẻ chiến thắng trong tay, Tây bèn ép các sắc dân Nam, Chà, Chệc đều phải bỏ danh từ “Bến Nghé”, và để thay vào đó, Tây ép dùng hai tiếng “Sài Gòn”[23], vừa kêu giòn, vừa dễ đọc (cũng như họ đã đọc và nói “Cholen” thay vì “Chợ Lớn”, rồi đọc và nói “Da Kao” thay vì “Đất Hộ”. Dân ta bắt chứơc theo mà còn ăn nói mạnh dạn hơn nữa, cho đến ngày nay họ đi rồi mà các danh từ ngoại lai này chưa hết hẳn). Một lúc, để chọn tên dặt cho kinh đô Nam Việt, Tây đã nghĩ đến danh từ “Gia Định” nhưng họ lại chê là di tích cựu trào, khêu gợi chuyện xưa nên họ không dùng. Kế đó, họ muốn chọn danh từ “Bà Chiểu”, nhưng họ cũng không thâu nhận vì “Bà Chiểu” như “Gia Định” là tên cũ của trào xưa, họ cố tránh, lại nữa “khi viết lại viết tháu, hoặc dùng gởi điện tín, sợ e có khi đọc hiểu lầm là “Bạc Liêu”thì khốn”.
Tóm lại, danh từ “Sài Gòn” trở nên bất tử vì người Việt, người Tàu trong lúc đàm thoại với Lang sa hoặc viết thơ hay ký giao kèo với họ; một nửa chiều ý người mới, một nửa “nịnh Tây”, bèn dùng luôn danh từ “Sài Gòn” thay thế danh từ “Bến Nghé”, lâu ngày quen tai quen mắt và càng phổ biến rộng thêm mãi, khiến nên “Sài Gòn” đã soán ngôi “Bến Nghé” và “Bến Nghé” thỉnh thoảng chỉ còn nghe nói trong giới người cố cựu đất Gia Định chính cống mà thôi.

1. Sài Gòn dưới trào Nguyễn Ánh (1774-1820)
Sau đó ít lâu, năm 1822, lại có một bác sĩ thú y quý danh là ông Finlayson, tháp tùng phái đoàn Crawfurd, cũng có đến viếng Sài Gòn. Finlayson viết: "Sài Gòn gồm hai thành phố, mỗi cái đều rộng lớn bằng hai nước Xiêm La. Ấy là:
1) - Sài Gòn (xin hiểu đây tác giả muốn nói về Đề Ngạn (Thầy Ngồồn) hay Chợ Lớn);
2) - Và Pingeh (có lẽ đây là Bến Nghé viết theo tác giả phát âm). (Tập san Cổ Học Ấn Hoa nói trên).
Dựa theo Finlayson, chúng ta có thể hiểu được vì sao xưa ông Huỳnh Tịnh Của đã ghi trong bộ Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của người rằng:
"Sài Gòn là tên riêng đất Chợ Lớn, bây giờ lại hiểu là đất Bến Nghé."(Đ. N. Q.A. T. V., trương 280). (Rõ ràng trước kia danh từ "Sài Gòn" dùng để gọi thành phố Chợ Lớn, về sau mới áp dụng qua đất Bến Nghé).
Một đoạn khác, cũng trong tập san Cổ Học Ấn Hoa kể trên, John Crawfurd viết năm 1828: "Sài Gòn gồm có Pingeh là khu vực của chánh phủ, gồm luôn thành trì bao bọc chung quanh khu vực ấy với một xóm buôn bán của người Tàu.[31]
Tóm lại, nếu chiếu theo tài liệu của hai người thấy tận mắt thành phố Sài Gòn - Finlayson và Crawfurd - thì vào cuối thế kỷ 18 bước đầu thế kỷ 19, danh từ "Saigon" đích thị dùng để gọi Chợ Lớn hiện nay. Trong bộ "Gia Định thông chí " của Trịnh Hoài Đức, bản dịch Aubaret năm 1863 vẫn ghi: "Sài Gòn là danh từ để gọi thành phố của người Trung Quốc ăn ở, phát âm giọng Tàu là "Tai ngòn" hoặc "Tingan".

TRỞ LẠI VẤN ĐỀ TÌM HIỂU THÊM VỀ VỊ TRÍ SÀI GÒN

Có cả thảy mấy vị trí mang tên “Sài Gòn”
và tùy thời đại xoay hướng đổi chỗ như thế nào?

1. Prei Nokor,Sài Gòn của Cổ Cao Miên, trước năm 1680.
2. Đề Ngạn,nơi tụ tập của người Tàu, từ năm 1778.
3. Bến Nghé,nơi tụ tập của người Việt, từ năm 1790.
*
Đoạn này, theo tôi rất là quan trọng.
Tôi xin mở một dấu ngoặc, vừa để ôn lại những tài liệu đã biết rồi, vừa để nhơn đó, nhận định và tìm hiểu vị trí Sài Gòn, đã tùy thời, đổi chỗ như thế nào.

Có cả thảy ba vị trí đáng để chú ý nhứt:

1. Chỗ nào là “Cổ Sài Gòn” thành lũy mà người Cam Bốt gọi là “Prei Nokor”?
Đời xưa, trước năm 1680, người Cam Bốt vùng Thủy Chân Lạp có một thành lũy giữa rừng già, gọi “Prei Nokor”. Nhờ những cuộc đào đất tìm cổ vật trước đây, khoảng năm 1940-1944, nghiệm ra Prei Nokor có lẽ ở vùng đồn Cây Mai (Phú Lâm) chạy dài tới vùng Chợ Quán, lối nhà cũ Hội quán Hội Đức Trí Thể Dục (S.A.M.I.P.I.C – Société pour l’Amélioration Morale, Intellectuelle, Physique des Indigènes de Cochinchine) (nay là trụ sở cơ quan cố vấn quân sự Mỹ quốc, đường Trần Hưng Đạo)[38], ăn luồn lên Gò Vấp và Bà Điểm.
+++
Prei Nokor, định chừng ắt giữa khu đất giáp vòng có:
Đông: Gò Vấp qua Thị Nghè.
Tây: Phú Lâm.
Nam: Vàm Bến Nghé[40]
Bắc: Bà Điểm.
+++
Cho đến ngày nay, điển “Prei Nokor” đẻ ra Việt danh “Sài Gòn” chưa lấy làm ổn thỏa. Muốn nói “Prei Nokor” là “rừng gòn” hoặc “rừng bò” hoặc “xứ ở giữa rừng” đều được. Điển đã “lạc Ông Bổn”, mất căn rồi, thì ai muốn nói sao cũng được. Cắt nghĩa “Sài Gòn” do “Thầy Ngồnn” của Tàu cũng thông và nghe lọt tai hơn!

2. Sài Gòn, nơi tụ tập buôn bán của người Tàu
(Tai Ngon hay là Tingan) tạo lập từ năm 1778
(Đề Ngạn)
“Sài Gòn“ do người Tàu lập ra nay biến thành Chợ Lớn.
Vị trí của cái chợ này sở dĩ có là vì:
Ngoài duyên do đã nói ở trang 44 (tài liệu Francis Garnier rút trong Gia Định Thông chí), còn có những nguyên do sau đây:
a. Duyên do chính trị: Khu vực người Tàu lựa may thay lại trúng ngay giữa khu vực Miên (vùng Phú Lâm) và khu vực Việt (Vàm Bến Nghé chợ Bến Thành); bất ngờ đây là vị trí “trái độn” giữa hai khu Miên – Việt. Ngày sau, đức Cao Hoàng xây thành 1790 cũng lựa chỗ cách xa xóm Miên cố ý để xóm Tàu ở giữa làm trung gian.
b. Duyên do kinh tài: Đây là duyên do quan trọng nhất. Chợ Lớn ở đầu những mối đường thủy, một xuống Lục Tỉnh, một lên Nam Vang, một mối là ngả lên Cù lao Phố (Biên Hòa) và một mối theo biển trực chỉ ra Huế. Duyên do kinh tế nhồi thêm duyên do địa lợi. Danh từ “Đề Ngạn” (đọc giọng Tàu là Tai Ngòn, Tin Gan). Thầy Ngồnn rất có thể là đầu mối đẻ ra hai chữ “Sài Gòn”.

3. Sài Gòn của Việt
Thuở “đàng cựu” vùng Sài Gòn chánh danh gọi “Bến Nghé”. Đó mới là xóm Việt Nam. Bến Nghé, tên gọi “Ngưu Chử” tên khác nữa là Tân Bình Giang; xóm Bến Nghé chạy dài từ khu Chợ Quán tới Hiển Trung Tự (Pháp dịch “temple de la Fidélité”) và chạy đến Thủy xưởng (Arsenal).
+++

Cả ba vùng: vùng Miên (Phú Lâm), vùng Tàu (Đề Ngạn) và vùng Việt (Bến Nghé) nối liền nhau nhờ rạch, kinh, sông ngòi nhiều hơn bằng đường lộ đất. Nay dân cư ngày một thêm đông, nhà cửa ngày một thêm nhiều, các đường thủy đạo bị lấp lần hồi, không dễ gì truy tầm ra manh mối. Cách nay một trăm năm xe cộ rất ít, đường sá không nhiều như bây giờ. Muốn xê dịch chỗ này qua chỗ nọ, đường xa dùng võng, cáng, sang nữa thì chạy ngựa thêm mau lẹ, nhưng vẫn tốn kém khổ cực (ngựa phải đúng giờ cho ăn cho nghỉ dưỡng sức) đã phiền phức lại nhiều bất tiện. Đường gần, gọn nhứt và rẻ tiền là đi thuyền, ghe lồng, ghe giàn, tam bản bốn chèo hoặc hai chèo, bình dân hơn nữa là chiếc xuồng ba lá (chỉ ba tấm ván ghép lại).

<hohyhung: Đọc xong mà hậu bối vẫn còn bối rối>

____________________________________________
ý kiến khác:


::
Tên nguyên thủy theo tiếng Khmer

Tên
 nguyên thủy của Sài gòn là “Prey Nokor” và là lãnh thổ của người Khmer (
 Cam bốt). Theo tiếng Phạn (Sankrit nagara), Prey Nokor có nghĩa là 
“thành phố rừng” (Prey = rừng; Nokor = đất, thành phố). Ngày nay nhiều 
người Khmer ở Cam bốt và cả dân sắc tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu 
long nhiều khi vẫn còn gọi Sài gòn là Prey Nokor.

Sài gòn tên nguyên thủy theo tiếng Việt

Ngay
 sau khi người Việt ồ ạt đến mở mang và định cư tại Prey Nokor, thành 
phố này đã được người Việt gọi là “Sài gòn.” Có rất nhiều gỉa thuyết, 
tranh luận về nguồn gốc tên thành phố bằng chữ Việt (Sài gòn). Các tranh
 luận về lịch sử của danh từ “Sài gòn”sẽ được bàn thêm ở phần dười dây.

Trước
 khi thực dân Pháp đến Việt Nam , triều đình Huế dùng tên chính thức của
 Sài gòn là “Gia định.” Năm 1862, người Pháp bỏ chữ “Gia định” và thay 
vào đó bằng chữ “Sài gòn.”

Trên sử liệu (có lưu lại trên qua bản 
viết, in), người Việt đọc và viết chữ “Sài gòn” thành 2 chữ và 2 âm rõ 
rệt; tuy nhiên Pháp (và người tây phương) đã “tây phương hóa” 2 chữ “Sài
 gòn” thành một chữ “Saigon” để cho họ dễ đọc và dễ viết.

Sài gòn theo quan điểm Việt Nam – Trung Hoa

Có
 người cho rằng chữ “Sài” được mượn từ tiếng Trung hoa (Tiếng Quan thọai
 đọc là “Chái”) có nghĩa là “củi, cành cây – firewood, twigs…)” còn chữ 
“Gòn” (tiếng Quan thọai đọc là “Gùn”) có nghĩa là “cọc, cây gậy – stick,
 pole, boles…) Chữ “Gùn” bị chuyển hóa dần thành ra “Gòn” tương tự như 
“bông gòn – cotton stick, cotton plant.”

Có người lại cho rằng 
tên “Sài gòn” phát nguyên từ các cây bông gòn người Khmer trồng chung 
quanh Prey Nokor mà ngày nay chúng ta vẫn còn thấy rất nhiều ở quanh 
vùng Cây mai, Trương Vĩnh Ký…

Có một điểm lạ lùng là người Hoa 
sống ở Việt Nam cũng như ờ Trung quốc không dùng tên gọi “Sài gòn” 
(tiếng Quảng đông đọc là “Chaai-Gwan; tiếng Quan thọai đọc là “CháiGùn”)
 để gọi “Sài gòn” (mặc dù, như đã nói ở trên, nhiều sử liệu có ghi là 
người Việt mượn tiếng Trung hoa để đặt tên cho Sài gòn). Chính người Hoa
 lại gọi “Sài gòn” là “Sai-Gung” (tiếng Quảng đông) và “XĩGòng” (tiếng 
Quan thọai).

Sài gòn theo quan điểm của người Khmer

Có
 một số tài liệu của Cam bốt cho là chữ “Saigon” chuyển hóa từ “Sai 
Con;” Và Chữ “Sai Con” đã chuyển hóa từ tiếng 2 chữ Khmer “Prey Kor” có 
nghĩa là “Rừng cây Kapok” (prey = rừng; kor = cây kapok). Nên để ý và 
đừng lầm lẫn chữ “Prey Nokor” và “Prey Ko” (Ko = rừng cây kapok; Nokor –
 thành phố, đất).

Quan điểm của người Khmer ẩn tàng một ý có mục 
đích thuyết phục là họ đã có mặt ở đó (Sài gòn) trước khi người Việt đến
 định cư; tuy nhiên quan điểm này không gỉai thích được là tại sao chữ 
Khmer “prey” lại đổi thành chữ “Sài.” Bởi vì, hiển nhiên, cách đọc của 
hai chữ này hòan tòan khác biệt với nhau!

Sài gòn theo quan điểm của người Quảng đông

Một
 gỉa thuyết đưa ra bởi học gỉa Vương Hồng Sển, một người Việt gốc Hoa ở 
Sài gòn, là nguồn gốc từ tiếng Quảng đông của danh từ “Sài gòn” lấy từ 
chữ “Chợ lớn” mà người Quảng đông đọc là “Tai-Ngon” có nghĩa là “bến 
tầu, cảng” (?).


Lịch sử đất (lãnh thổ) Sài gòn

Khởi
 đầu Sài gòn chỉ là một làng đánh cá rất nhỏ của người Khmer. Người 
Khmer đã sống ở đó nhiều thế kỷ trước khi có người Việt đặt chân đến mở 
mang và định cư. Người Khmer dùng “Prey Nokor” như một hải cảng thuộc về
 vương quốc Cam bốt.

Năm 1623, vua Chey Chetta II (1618-1628) của
 Cam bốt đã cho phép những người Việt chạy lánh nạn “Trịnh Nguyễn phân 
tranh” đến tạm trú và định cư quanh vùng Prey Nokor. Từ sau khi đó, có 
rất nhiều đợt di cư rất lớn của người Việt đến vùng Prey Nokor mà vương 
quốc Cam bốt không đủ mạnh để ngăn chặn họ. Dần dà, Prey Nokor bị biến 
thành đất đai của người Việt; và sau cùng “Prey Nokor” biến thành “Sài 
gòn!”

Năm 1698, triều đình Huế (Chúa Minh - Nguyễn Phúc Chu) sai 
tướng Nguyễn Hữu Cảnh vào trấn nhậm vùng đất Sài Gòn-Gia Định. Kể từ 
thời điểm đó, miền đất này chính thức trở thành một đơn vị hành chính 
thuộc lãnh thổ Việt Nam . Nguyễn Hữu Cảnh tách vùng đất Sài Gòn-Gia Định
 (và sau đó là vùng đồng bằng song Cử long) ra khỏi vương quốc Cam bốt. 
Cam bốt vì quá yếu nên không có một kháng cự nào. Nguyễn Hữu Cảnh được 
xem như những người đi tiên phong trong giai đọan bành trướng lãnh thổ 
của Việt nam về phía nam và tây nam.

Năm 1859, thành phố Sài gòn 
bị người Pháp chiếm đóng lần đầu tiên. Cũng bắt đầu từ giai đọan thực 
dân, người Pháp đã xây dựng nhiều cơ sở, dinh thự theo cấu trúc của văn 
minh tây phương. Vì vậy Sài gòn còn được gọi là “Hòn Ngọc Viễn Đông,” 
(the Pearl of the Far East ) và “Tiểu Paris” (Little Paris).

Năm 
1954, quân Pháp bị Việt Minh đánh bại ở trận Điện Biên Phủ và họ rút lui
 khỏi Việt Nam . Từ trước đó (năm 1950), thay vì công nhận chính quyền 
CS, người Pháp ngầm ủng hộ Bảo Đại lập chính phủ và chọn Sài gòn là thủ 
đô. Kể từ năm 1950 Sài gòn và vùng Chợ lớn (nơi có số rất đông người Hoa
 tập trung) được gộp chung lại thành một đơn vị hành chánh gọi là “Đô 
thành Sài gòn.”

Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975, thành phố Sài gòn được đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh


Sau
 30 tháng 4 năm 1975, thành phố Sài gòn (và Chợ lớn), tỉnh Gia định và 2
 quận ở ngọai ô Sài gòn (thuộc 2 tỉnh khác nhau nằm sát Sài gòn) đã được
 gộp chung lại thành TP HCM. TP HCM rộng 809 dặm vuông (hay là 2,095 cây
 số vuông) trải dài từ Củ chi (cách biên giới Việt Miên 20 Km) cho đến 
Cần giờ gần biển Nam Hải. Khỏang cách từ điểm cực bắc (Phú Mỹ Hưng, quận
 Củ chi) cho đến điểm cực nam (Long Hoa, quận Cần giờ) là 120 cây số; và
 từ điểm cực đông (Long bình, quận 9) đến điểm cực tây (Bình chánh, Quận
 Bình chánh) là 46 cây số. Mặc dù TP HCM là tên gọi chính thức trên giấy
 tờ hành chánh, nhưng đại đa số người dân sống ở Sài gòn vẫn gọi thành 
phố qua cái tên quen thuộc là Sài gòn. Chữ “Sài gòn” còn thấy trên bảng 
hiệu của các cửa tiệm thương mại, ngay cả tại Hà nội, thí dụ như “Saigon
 thời trang,” “Kiểu Sài gòn…” bởi vì người Việt trong nước hiện nay nghĩ
 về chữ “Sài gòn” như là một cái gì tượng trưng cho “văn minh, thời 
thượng…”
- ...
<st>

3 nhận xét:

Nặc danh nói...

xem thêm:
[B]Giải mã một số địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh[/B]
http://hohyhung.blogspot.com/2010/11/giai-ma-mot-so-ia-danh-o-thanh-pho-ho.html

Nặc danh nói...

sưu tầm một số hình SG xưa:
http://www.phuot.vn/threads/25889-Kh%C3%A1m-ph%C3%A1-S%C3%A0i-G%C3%B2n

hohyhung nói...

hình ảnh Sài Gòn xưa
http://taoxanh.net/forum/showthread.php?207433-Saigon-Hon-Ngoc-Vien-Dong

Đăng nhận xét