LĂNG MỘ TRIỆU VĂN ĐẾ Ở QUẢNG CHÂU
(Nguyễn Duy Chính)
MỘT KHÁM PHÁ BẤT NGỜ
Nếu ai đọc qua Tam Quốc Chí đều biết đến cái tên Tôn Quyền ( 孫權 ), con thứ của Tôn
Kiên, em của Tôn Sách, người được mệnh danh là mắt biếc, râu tía, trong thế tam phân
thiên hạ kế vị anh làm chúa tể đất Giang Đông. Khi làm chủ nước Ngô (bao gồm cả
miền nam Trung Hoa và miền bắc nước ta ngày nay), Tôn Quyền nghe nói trong các
ngôi mộ của họ Triệu – tức Triệu Đà và con cháu – có nhiều bảo vật nên sai tướng là
Lã Du ( 呂瑜 ) đem quân xuống Quảng Đông tìm kiếm, tất cả những nơi nghi là lăng mộ
họ Triệu đều được đào sâu ít nhất 3 thước (Tàu). Công cuộc khai quật để lấy châu báu
đó chỉ thành công một phần và quân Ngô chỉ tìm ra mộ của Anh Tề ( 嬰齊 ), cháu gọi
Triệu Đà bằng ông cố 2, lấy được rất nhiều vật quí. Thế nhưng trong suốt hai ngàn năm
qua, mộ của Triệu Đà và cháu là Triệu Muội ở đâu vẫn không ai tìm được.
DẪN NHẬP
một trong những triều đại trong quốc sử hay chỉ nên coi như thời điểm mở đầu cho một
giai đoạn ngoại thuộc kéo dài hơn 1000 năm? Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời chính
xác và những bộ sử lớn của nước ta như Đại Việt Sử Ký triều Lê, Khâm Định Việt Sử
triều Nguyễn tuy có chép đến nhưng các sử thần không coi là chính thống.1 Thế nhưng
thái độ ngạo nghễ của bản thân Triệu Đà đối với nhà Hán cũng như ý chí bất khuất của
tể tướng Lữ Gia lãnh đạo một cuộc chiến đấu chống xâm lăng sau này, nên không ít
người trong chúng ta vẫn coi nhà Triệu phần nào đại diện cho tính khí quật cường của
dân tộc. Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô Đại Cáo cũng liệt kê họ Triệu như một triều
đại của Việt Nam :
... từ Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc, dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế
nhấr phương . ...(...自趙丁李陳之肇造我國,與漢唐� ��元而各帝一方 )
nghĩa là
... từ các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần xây dựng nước ta, cùng với Hán, Đường, Tống,
Nguyên (của Trung Hoa) mỗi bên một phương làm chúa tể...
...
***
Muội, là cháu gọi Triệu Đà bằng ông. Triệu Đà làm vua rất lâu, sống thọ9 nên khi qua
đời, con ông đã chết rồi nên truyền ngôi cho cháu. Bốn chữ khắc trên ấn cũng đặt ra
nhiều câu hỏi, không phải chỉ cho các sử gia Trung Hoa mà cho cả Việt Nam . Theo sử
cũ, Triệu Đà xưng đế nhưng về sau thần phục nhà Hán được phong là Nam Việt
Vương. Tuy nhiên nếu Triệu Muội vẫn dùng con dấu Văn Đế thì chúng ta có thể tin
rằng Triệu Đà cũng là người mở đầu cho một chính sách ngoại giao kéo dài tới tận
ngày nay. Đó là tuy thần phục và chấp nhận được triều đình Trung Hoa phong vương
(lúc này là Nam Việt Vương, sau này là An Nam quốc vương ...) nhưng chỉ trên hình
thức, trên thực tế các vua nước ta vẫn tự cho mình là hoàng đế, ngang hàng với Trung
Hoa. Chính vì thế nên Triệu Muội đã sử dụng con dấu “Văn Đế hành tỉ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét